Два странника


Ác giả ác báo


Гора с горой не сходится, а люди, бывает, сходятся, иной раз добрые и злые. Так вот сошлись однажды во время странствий сапожник с портным.
Был портной небольшого роста, парень собою пригожий, всегда добродушный и веселый. Увидал, что подходит к нему навстречу сапожник, - он узнал по сундучку, что тот сапожным ремеслом занимается, - и запел ему навстречу шутливую песенку:
Швы мне делай поживей,
Тяни дратву веселей,
Молоточком - тук, тук, тук!
Посильней прибей каблук.
Но сапожник не мог переносить насмешек, он скривил лицо, словно уксусу напился, и сделал движенье, будто собираясь схватить портняжку за шиворот. А малый наш рассмеялся, протянул ему свою бутылку и говорит:
- Да это не со зла сказано. На, выпей-ка, вот желчь и промоешь.
Хлебнул сапожник порядочный глоток, и гроза на его лице начала проходить. Он подал назад портному бутылку и говорит:
- Да-а, порядочно выпил, но тут дело не в жажде, а что напился, как надо, это да! Что ж, двинемся, пожалуй, вместе!
- Я согласен, - ответил портной, - если у тебя есть охота идти в большой город, где работы много найдется.
- Да я тоже в город собрался, - ответил сапожник, - в маленьком-то местечке ничего не заработаешь, а в деревне люди охотней босиком ходят.
Пошли они странствовать с той поры вместе, шли потихоньку, не так, чтобы очень торопясь.
Времени у обоих у них хватало, а насчет хлеба-то было маловато. Когда они приходили в какой-нибудь город, то бродили по улицам, расхваливая свое ремесло, а так как вид у портняжки был свежий и бодрый да притом были у него красивые румяные щеки, то все давали ему работу охотно, а если выпадет счастье, то, бывало, дочь мастера и поцелует его еще на прощанье. Сойдется он с сапожником, и всегда бывало у него в кошельке больше, чем у того. Угрюмый сапожник перекосит свое лицо и подумает: "Чем больше пройдоха, тем и счастье ему больше". А портной засмеется, запоет себе песенку и поделит весь заработок со своим товарищем поровну. А заведется у него в кармане несколько грошей, велит подать себе поскорей чего-нибудь вкусного, стучит на радостях по столу так, что стаканы пляшут, и это у него называлось: "заработано легко - и прожито легко".
Так странствовали они некоторое время и подошли раз к дремучему лесу, а дорога к королевскому городу проходила через лес. Вели к городу две тропы: по одной надо было идти семь дней, а по другой всего два дня, но никто из них не знал, какой путь выйдет короче. Уселись два странника под дубом, стали совет держать, как им быть и на сколько дней брать с собой хлеба. Сапожник сказал:
- Надо расчет вести наперед, я возьму хлеба с собой на семь дней.
- Что ты? - сказал портной. - Тащить хлеб про запас на семь дней на спине, как вьючный осел, это и оглянуться-то нельзя будет! Я полагаюсь на господа бога и загадывать наперед не собираюсь. Деньги, что у меня в кармане, годны ведь и летом и зимой одинаково, а хлеб во время жары засохнет и заплесневеет; да и куртка-то у меня мала; еле до локтей достает. Почему б нам не поискать верной дороги? Хлеба на два дня - и всё.
И вот купил себе каждый из них хлеба, и пошли они наудачу через лес.
Было в лесу тихо, как в церкви. Не веял ветер, не журчал ни один ручей, птицы не пели, и сквозь густые ветви не проникал ни один луч солнца. Сапожник не проронил ни слова, тяжелый хлеб оттягивал ему плечи, пот градом катился по его сердитому и мрачному лицу. А портной был весел, шел вприпрыжку и, зажав в ладонях листочек, то насвистывал, то напевал песенку и думал: "Господь на небесах, пожалуй, радуется, что я такой веселый".
Так прошло два дня, но на третий день лесу не видать было ни конца ни края, и сердце у портного вдруг упало; но все-таки веселости своей он не потерял, а полагался на господа бога да на свою удачу. На третий день вечером он улегся под деревом голодный. Так случилось и на четвертый, и когда сапожник уселся на дереве, сваленном бурей, и начал закусывать, то портному оставалось только одно - смотреть на это. Когда он попросил дать ему кусочек хлеба, сапожник язвительно засмеялся и сказал:
- Ты всегда был такой веселый, ну, попробуй-ка теперь, как быть грустным: птиц, что поют на заре, вечером ястреб хватает.
Короче говоря, не было у сапожника жалости. На пятый день бедный портной не мог уже от истощенья больше подняться и слова вымолвить; щеки у него побледнели, глаза стали красные. Вот сапожник и говорит:
- Нынче я дам тебе кусок хлеба, но за это выколю тебе правый глаз.
Несчастному портному так хотелось жить, что ему ничего не оставалось, как согласиться; он заплакал в последний раз обоими глазами, а затем сапожник, у которого сердце было каменное, выколол ему острым ножом правый глаз.
Вспомнилось тут портному, что говаривала ему когда-то мать, когда он в кладовой лакомился: "Ешь сколько можно, а терпи сколько должно". Вот съел он дорого стоивший ему хлеб, поднялся на ноги, забыл про свое несчастье и утешился тем, что ведь и одним-то глазом можно достаточно видеть. Но на шестой день он снова почувствовал голод, у него сосало уже под ложечкой. Вечером свалился он под деревом, а на седьмое утро от истощенья не мог и подняться, и смерть была уже близка. Тут сапожник и говорит:
- Хочу я оказать тебе милость и дать тебе еще кусок хлеба. Но ты даром его не получишь, за это я выколю тебе и второй глаз.
Понял портной, что всю свою жизнь был легкомысленным, стал просить у господа бога прощения и говорит сапожнику:
- Делай, что знаешь, я готов вытерпеть все, что положено. Но помни, что господь бог не каждую минуту судит, - наступит час, когда ты получишь возмездие за свое злодеяние, которое ты надо мной совершил и чего я от тебя не заслужил. В счастливые дни я делился с тобой всем, что у меня было. Ведь мое ремесло такое, что стежок за стежком надо следить. Если я потеряю глаза и не смогу шить, то придется мне идти милостыню просить. Ты хоть по крайней мере не бросай меня тут одного, а то мне пропадать придется.
Но сапожник, забывший в сердце своем бога, взял нож и выколол портному и левый глаз. Дал он ему потом поесть кусок хлеба, сунул ему в руку палку и повел его за собой.
Вот зашло солнце, вышли они из лесу, и стояла на поле у лесной опушки виселица. Повел туда сапожник слепого портного, бросил его там лежать, а сам двинулся дальше. От усталости, боли и голода несчастный уснул и проспал целую ночь. Когда стало светать, он проснулся, не зная, где он находится. А висели на виселице два бедных грешника, и сидел у каждого на голове ворон. И заговорил один из воронов:
- Братец, ты что, не спишь?
- Да, не сплю, - ответил второй ворон.
- Я тебе что-то скажу, - заговорил опять первый. - Роса, упавшая нынче ночью с виселицы, может вернуть зрение всякому, кто ею умоется. Эх, если б знали об этом слепые, то каждому из них захотелось бы вернуть себе зрение, даже если б они не поверили, что это возможно.
Услыхал это портной, достал платок, приложил его к траве и, когда он намок от росы, протер им себе глазницы. И вмиг исполнилось то, что сказал ворон: оказались у него два новых и здоровых глаза. Увидел вскоре портной солнце, которое подымалось над горами. Раскинулся перед ним на равнине большой королевский город с роскошными воротами и целою сотней башен, и начали пылать золотые макушки и кресты на шпилях. Он мог различить каждый листок на деревьях, видеть пролетающих птиц и комаров, ведущих в воздухе пляску. Достал портной из кармана иглу, и когда смог так же легко, как прежде, вдеть в нее нитку, сердце забилось у него от радости. Он бросился на колени, стал благодарить господа бога за оказанную ему милость и прочитал утреннюю молитву, не забыв помолиться и о бедных грешниках, что висели, как язык колокола, и бились под ветром один об другого. Взял он на плечи свою котомку и, вскоре позабыв о перенесенных страданьях, отправился дальше, насвистывая и напевая песенку.
Первым, кого он встретил, был гнедой жеребенок, весело скакавший по полю. Портной ухватил его за гриву, собираясь сесть на него верхом и ехать в город. Но жеребенок стал его упрашивать, чтоб он оставил его на свободе.
- Я еще совсем молод, - сказал он, - и даже такой легонький портной, как ты, и тот может переломать мне хребет. Отпусти меня бегать на воле, пока я не окрепну. Подойдет время, и я смогу тебя отблагодарить.
- Ну, беги себе, - сказал портной, - вижу, что ты тоже такой попрыгун, как и я. - Он хлестнул его по спине прутиком, и жеребенок на радостях, взмахнув задними копытами, перескочил через кусты и канаву и помчался по полю.
Но портняжка со вчерашнего дня ничего не ел.
- Хотя солнце и наполняет мне светом глаза, - сказал он, - а хлеб в рот, однако, не попадает. Первое, что встретится мне на пути, если оно окажется хоть немного съедобным, надо будет поймать.
В это время навстречу ему важно шествовал по лугу аист.
- Постой, постой! - крикнул портной и схватил его за ногу. - Не знаю, можно ли тебя есть, но с голоду долго разбираться не станешь, я отрежу тебе голову и тебя зажарю.
- Не убивай меня, - ответил аист, - я священная птица, никто меня не обижает, я приношу людям большую пользу. Оставь меня в живых, я когда-нибудь службу тебе сослужу.
- Ну, лети себе, долговязый, - сказал портной. И поднялся аист на воздух, свесив свои длинные ноги, и спокойно улетел.
- Что ж из этого получится? - молвил про себя портной. - Мне все голодней, а в животе все пустей. Ну, что попадется мне теперь на пути, то уже будет мое.
Увидел он, что подплывают к берегу озера две молодых утки.
- Вы явились как раз кстати, - сказал он, схватив одну из них, и собрался было скрутить ей голову. Но начала старая утка, что спряталась в камыше, громко крякать, подплыла с разинутым клювом и стала его просить-умолять, чтоб сжалился он над ее милыми детками.
- Ты только подумай, - сказала она, - как бы плакала твоя мать, если б кто собрался тебя утащить и убить.
- Ну, успокойся, - сказал добродушный портной, - я не стану детей твоих трогать, - и он бросил пойманную утку в воду.
Повернулся, вдруг видит - стоит он перед старым дуплистым деревом, и летают там взад и вперед дикие пчелы.
- Вот уж теперь будет мне награда за мои добрые дела, - сказал портной, - медок меня подкрепит!
Но вылетела пчелиная матка, начала ему грозить и сказала:
- Если ты моих пчел тронешь и разрушишь гнездо, то наши жала тысячами раскаленных иголок вопьются тебе в тело. А если ты оставишь нас в покое и пойдешь своею дорогой, то мы тебе когда-нибудь службу сослужим.
Увидел портной, что и тут ничего не выходит, и говорит:
- Три блюда порожних да на четвертом ничего - вот так обед!
И он потащился с голодным желудком в город; и как раз в то время звонили к обеду, и был в харчевне для него уже обед приготовлен, и можно было ему тотчас садиться за стол. Наелся он и говорит:
- А теперь хотелось бы мне и за работу приняться.
Он обошел город в поисках мастера и вскоре нашел хорошее место. А так как ремесло свое он изучил основательно, то в скором времени он стал знаменит, и каждому хотелось, чтобы камзол шил ему только этот маленький портной. И что ни день - уважение к нему все увеличивалось.
- Дальше мне при моем мастерстве и двигаться-то нечего, - сказал он, - дело с каждым днем идет все лучше и лучше.
Наконец король назначил его своим придворным портным.
Но вот как бывает на свете: в тот же день его прежний товарищ, сапожник, стал тоже придворным мастером. Только он увидал портного и заметил, что у того опять два здоровых глаза, стала его мучить совесть. "Прежде чем он мне отомстит, - подумал сапожник, - надо будет ему яму вырыть". Но тот, кто другому яму копает, сам в нее попадает. Вечером, когда сапожник пошабашил и уже наступили сумерки, пробрался он к королю и говорит:
- Господин мой король, а портной человек самонадеянный: он осмелился заявить, что сможет добыть золотую корону, которая пропала в стародавние времена.
- Это мне было бы приятно, - сказал король и велел позвать к себе на другое утро портного и приказал ему разыскать корону или навсегда покинуть город.
"Ого, - подумал портной, - мошенник предлагает больше того, что имеет. Если этот король-брюзга требует от меня то, чего ни один человек выполнить не может, то нечего мне тут дожидаться до завтра, а надо поскорей из города выбираться".
Связал он свой узелок, но только вышел за городские ворота, стало ему жаль расставаться со своим счастьем и уходить из города, где ему так повезло. Подошел он к озеру, где когда-то завел знакомство с утками; и как раз в это время сидела на берегу старая утка, которой он отдал утят, и чистила себя клювом. Она сразу его узнала и спросила, отчего он так запечалился.
- Если б ты знала, что со мною случилось, то удивляться не стала б, - ответил портной и рассказал ей про свою судьбу.
- Если это и всё, - ответила утка, - то мы выход найдем. Корона в воду упала, лежит на самом дне, мы ее живо оттуда достанем. Ты только расстели на берегу свой платок.
Нырнула утка со своими двенадцатью утятами и минут через пять выплыла наверх, сидя в середине короны, что держалась у ней на крыльях, а двенадцать утят плыли с ней рядом, подложив под нее свои клювы, и помогали ее держать. Подплыли они к берегу и положили корону на платок.
Ты не поверишь, пожалуй, какая красивая была корона! Когда на ней засияло солнце, она блестела, как сто тысяч карбункулов! Завязал портной свой платок четырьмя узлами и отнес корону королю. Обрадовался король и повесил за это портному на шею цепь золотую.
Увидал сапожник, что проделка его не удалась, придумал тогда вторую, явился к королю и говорит:
- Господин мой король, а портной-то ведь так зазнался, что осмеливается заявлять, будто он сможет весь королевский замок, со всем, что находится в нем внутри, вылепить из воску и точь-в-точь сделать его таким, как ваш.
Велел король, чтоб портной явился к нему, и приказал ему вылепить из воску королевский замок, со всем, что находится в нем, точь-в-точь как снаружи, так и внутри, и если он этого не выполнит как следует или будет в замке недоставать на стене хотя бы одного гвоздика, то он будет посажен на всю жизнь в подземелье.
Подумал портной: "Дело становится все хуже и хуже, этого ни один человек не выдержит", - положил он на плечи свой узелок и ушел из города. Вот подошел он к дуплистому дереву, сел на землю и запечалился. Вылетели пчелы, и спросила у него пчелиная матка:
- Что голову набок свесил, уж не одеревенела ли она у тебя?
- Ах, нет, - ответил портной, - меня угнетает другое, - и рассказал о том, что потребовал от него король.
Загудели тут, зажужжали между собой пчелы, и говорит пчелиная матка:
- Ступай ты сейчас домой, а завтра в это самое время приходи сюда да захвати с собою большой платок - все будет ладно!
Воротился портной назад, а пчелы полетели прямо в королевский замок, влетели туда в открытое окно, заползли во все углы и закоулки и всё доподлинно разглядели. Полетели они потом назад и вылепили из воску замок, точь-в-точь такой же самый, да так быстро, что можно было подумать, что замок растет прямо на глазах. К вечеру все было уже готово, и когда портной явился на другое утро, то стояло все великолепное здание, такое, как надо, и было в нем все до самого последнего гвоздика на стене и черепицы на крыше; был он притом такой стройный и белоснежный, и пахло от него медом.
Завязал его портной осторожно в платок и принес королю; и тот не мог никак надивиться, глядючи на замок, поставил его у себя в главном зале и подарил за это портному большой каменный дом.
Но сапожник дела не оставил, пришел в третий раз к королю и говорит:
- Господин мой король, а портной ведь дознался, отчего вода во дворе замка фонтаном не бьет, и осмеливается заявить, что будет она бить в середине двора высоко, в рост человека, и будет вода чистая, как хрусталь.
Велел король привести к себе портного и сказал:
- Если завтра к утру вода у меня во дворе не забьет фонтаном, как ты это сам обещал, то палач на том же самом дворе сделает тебя на одну голову короче.
Бедный портной, не долго раздумывая, поспешил скорей к городским воротам, а так как на этот раз дело шло о жизни, то слезы катились у него по щекам. Вот шел он, совсем пригорюнившись, вдруг подскочил к нему жеребенок, которого он когда-то отпустил на свободу; за это время он стал красивым гнедым конем.
- Теперь настал срок, - сказал ему конь, - когда я смогу тебя отблагодарить за твое доброе дело. Я уже знаю, что тебе надо; ты вскочи на меня, теперь у меня на спине могут и двое таких, как ты, поместиться.
Отлегло у портного на сердце; вскочил он одним махом на коня, помчался конь во весь опор в город, и прямо в королевский двор. Пробежал конь трижды быстро, как молния, вокруг двора и после третьего круга упал наземь. И в тот же миг что-то страшно загромыхало: взлетел на воздух, точно ядро, кусок земли в самой середине двора и пролетел над замком, и тотчас забила вода фонтаном в рост человека и коня, и была вода прозрачная, как хрусталь, и заиграли на ней солнечные лучи. Как увидел это король, так и застыл от изумленья. Он подошел и обнял портняжку в присутствии всех придворных.
Но счастье длилось недолго.
Было у короля много дочерей, одна красивей другой, но сына у него не было. Вот явился злой сапожник к королю в четвертый раз и говорит:
- Господин мой король, а портной ведь своего зазнайства не оставил. Он теперь осмелился заявить, что ежели б он пожелал, то мог бы велеть принести королю сына по воздуху.
Велел король кликнуть портного и сказал:
- Если ты за девять дней устроишь так, что мне принесут сына, то получишь мою старшую дочь в жены.
"Награда, правда, большая, - подумал портняжка, - но королевна мне, пожалуй, ни к чему, да и вишни-то висят слишком высоко: если на них взобраться, то ветки подо мной поломаются, и, чего доброго, еще свалишься вниз".
Пошел он домой, уселся на свой портняжный стол и, поджав под себя ноги, начал думать-раздумывать, как тут ему быть.
- Дело не выйдет! - воскликнул он наконец. - Надо отсюда уходить; здесь, как видно, жить спокойно нельзя.
Завязал он свой узелок и поспешил к городским воротам. Вышел он на луг и увидал старого своего приятеля - аиста, что расхаживал взад и вперед, точно какой знаменитый мудрец; он иногда останавливался, приглядывался к лягушке, а потом ее проглатывал. Аист подошел к нему и с ним поздоровался.
- Я вижу, - начал он, - у тебя за плечами котомка. Почему ты из города уходишь?
Рассказал портной аисту, что потребовал от него король, а выполнить он этого не в силах, и стал на несчастную свою участь жаловаться.
- Брось из-за этого горевать да голову себе морочить, - сказал ему аист, - я выручу тебя из беды. С давних пор приношу я в город спеленутых деток, могу и для тебя вытащить из колодца маленького принца. Ступай домой и будь спокоен. Через девять дней отправляйся в королевский замок, я туда прилечу.
Воротился портняжка домой и в назначенный срок был уже в замке. А вскоре прилетел туда аист и постучался в окно. Портной открыл ему, и долговязый дядюшка вошел осторожно в комнату; важно шагая, он шел по мраморному полу, и был у него в клюве младенец; и протягивал тот, словно ангел, свои ручонки королеве. Положил аист младенца к ней на колени, и начала королева младенца ласкать, целовать, и была такая счастливая и радостная. Снял аист с плеча, перед тем как улететь из замка, свою дорожную сумку и подал ее королеве. А лежали там свертки с пестрыми леденцами, их поделили между маленькими принцессами. Но старшей ничего не досталось, зато получила она в мужья веселого портного.
- Я чувствую, будто мне выпало великое счастье, - сказал портной. - Моя мать была права, она всегда говаривала: "Кто на бога надеется да счастье имеет, у того всего будет вдосталь".
И пришлось сапожнику шить башмаки, в которых портняжка плясал на свадебном пиру, а потом было сапожнику велено навсегда покинуть город. А дорога проходила через тот лес, мимо виселицы. От ярости, гнева и полуденной жары бросился сапожник в изнеможении на землю. Только закрыл он глаза, собираясь уснуть, как кинулись, громко крича, вороны, сидевшие на головах у повешенных, и выклевали ему глаза. Обезумев, он бросился бежать в лес, - там он, должно быть, и погиб, так как с той поры никто его больше не видел и ничего о нем больше не слышал.
Núi non không giáp mặt nhau được, nhưng con người ta, dù là kẻ xấu hay người tốt, thế nào cũng có lúc gặp nhau. Trên đường đi chu du hành nghề có lần bác thợ giày và bác thợ may lại gặp nhau. Bác thợ may dáng người nhỏ bé đẹp trai, tính hay bông đùa nhưng tốt bụng.
Nhìn hòm đồ người kia mang theo, bác thợ may đoán biết được người kia làm nghề gì, bác cất giọng hát một cách giễu cợt:
Khâu cho tôi một đường,
Rút sợi này cho tôi,
Vuốt chỉ bằng sáp nhé,
Nhớ đóng đanh cho chắc.
Vốn tính không ưa đùa giỡn, bác thợ giày nhăn mặt như đã uống phải dấm, lăm lăm xông tới như muốn vặn ngược cổ bác thợ may. Bác thợ may nhỏ nhắn nhoẻn cười, đưa rượu mời làm lành:
- Có chi mà giận nhau thế? Uống thử chút đỉnh, nuốt giận làm lành người anh em.
Bác thợ giày tu luôn một hơi dài, cơn giận trên mặt cũng biến luôn theo, bác trao trả bác thợ may bình rượu và nói:
- Tôi đã tu một hơi dài cẩn thận. Người ta thường nói uống nhiều, chứ không nói khát nhiều. Nào, giờ chúng ta cùng đi chu du thiên hạ chứ?
Bác thợ may trả lời:
- Tôi thế nào cũng được, miễn là bác cũng có hứng cùng đi tới thành phố lớn, nơi sẵn công ăn việc làm.
Bác thợ giày nói:
- Chính tôi cũng định tới thành phố lớn. Ở những nơi nhỏ bé hẻo lánh khó kiếm ăn lắm, còn ở nhà quê thì toàn người chân đất với nhau.
Hai người lại tiếp tục cuộc hành trình, nối gót nhau như chân chồn chạy trên tuyết.
Thời giờ thì sẵn, đồ ăn gặm cho qua ngày thì thiếu. Đến thành phố nào cũng vậy, cả hai bác đều đi dạo một lượt rồi đến chào phường thợ cùng nghề. Bác phó may lúc nào cũng tươi cười, đôi má ửng hồng, nom nhanh nhẹn nên hễ có việc là phường thợ gọi ngay đến làm. Bác cũng có duyên lắm. Cô con gái thợ cả lén cha mình ôm hôn bác phó may ở sau cửa ra vào. Mỗi khi hai người gặp nhau, ruột tượng của bác phó may lại phồng thêm lên một chút. Bác thợ giày vốn hay cau có, thấy vậy mặt càng nhăn nhó, bác thở dài:
- Càng láu cá ranh mãnh, lại càng hay gặp may!
Bác phó may lúc nào cũng tươi cười, ca hát, kiếm được bao nhiêu là bác chia ngay cho bạn. Hễ có dăm ba đồng xủng xẻng trong túi là bác móc ngay ra gọi món nhậu, khoái chí khoa tay đập bàn, đập ghế làm cho cốc chén nhảy múa trên bàn. Bác luôn nghĩ: Có đồng vào phải có đồng ra chứ. Sau một thời gian đi lang thang hai người tới một khu rừng rộng. Qua khu rừng là tới kinh đô, nhưng ngay cửa rừng lại có hai đường mòn dẫn tới kinh đô, một đường đi mất bảy ngày, con đường kia chỉ mất có hai ngày. Cả hai bác đều không biết đường nào là ngắn hơn. Họ ngồi xuống dưới gốc một cây sồi để bàn tính nên mang bao nhiêu ngày lương khô đi theo thì đủ để ăn dọc đường. Bác thợ giày nói:
- Người ta phải biết lo xa. Cứ tính dư ra một chút. Theo tôi thì nên mang bánh mì cho bảy ngày đi đường.
Bác thợ may nói:
- Lo xa cái gì nào? Còng lưng ra mà tải bánh bảy ngày như một con lừa, không hề được nhìn ngang, nhìn dọc. Tôi không có theo ai hết. Tiền để trong túi thì mùa nào cũng vậy, mùa hè cũng như mùa đông. Nhưng mà bánh mì, trời oi bức có khi vỏ khô, ruột mốc. Tôi không thể tính quẩn như vậy được. Tại sao chúng ta lại không tìm ra được con đường ngắn mà đi? Chỉ phải mang bánh mì ăn hai ngày, thế có phải là tốt không nào?
Thế rồi ai lo phận nấy, chỉ mua phần bánh như mình tính. Xong xuôi, cả hai băng rừng, phó mặc số phận cho trời.
Trong rừng yên tĩnh như trong nhà thờ. Không có gió thổi, không có tiếng suối róc rách, cũng chẳng có tiếng chim hót líu lo, và không một ánh nắng nào chiếu lọt qua được cành lá rậm rạp, bác thợ giày chẳng nói lấy một lời, vì bánh mì nặng trĩu trên lưng làm cho bác mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Mồ hôi chảy từng giọt trên bộ mặt cau có, tối xầm của bác. Trái lại, bác phó may vẫn tươi tỉnh, tay chân vung vẩy lấy lá thổi kèn hay cất giọng ca một bài, bác nghĩ bụng:
- Trời thấy ta vui nhộn thế này ắt trời mừng lắm!
Thoắt đã hai ngày trôi qua. Sang ngày thứ ba, bác thợ may đã ăn hết sạch cả bánh mà vẫn chưa đi hết cánh rừng, bác đã bắt đầu cảm thấy lo lo, nhưng rồi bác vẫn không nản lòng, còn tin mình sẽ gặp may. Tối thứ ba, bác đành nhịn đói nằm ngủ dưới gốc cây, sáng hôm sau đứng dậy đi tiếp với cái dạ dày lép kẹp. Ngày thứ tư cũng trôi qua y như thế. Khi bác thợ giày ngồi lên thân cây đổ ngang đường, lấy bánh ra ăn thì bác thợ may đành ngồi nhìn. Mỗi khi bác xin bánh thì người bạn đồng hành kia lại cười chế giễu và nói:
- Bác lúc nào cũng vui nhộn lắm cơ mà? Giờ thử nếm mùi xem khi người ta chẳng còn gì để vui nhộn nữa thì sẽ như thế nào? Loài chim sớm ra đã hót thì tối đến sẽ bị diều hâu ăn thịt.
Nói tóm lại, bác thợ giày là một con người nhẫn tâm.
Nhưng tới sáng ngày thứ năm thì bác thợ may khốn khó kia không đứng dậy nổi nữa, mệt lả không nói nổi lấy một lời, mắt đỏ ngầu, hai má trắng bệch. Lúc đó bác thợ giày bảo bác thợ may:
- Ngày hôm nay tôi đưa cho bác một miếng bánh, nhưng để đền bù vào đó bác phải để cho tôi chọc lấy mắt bên phải.
Bác thợ may bất hạnh kia chẳng biết cứu mình bằng cách gì nữa, bác muốn sống nên đành đồng ý. Bác khóc, hai mắt giàn giụa nước mắt, đoạn rồi bác dướn người, giơ mắt dể tên thợ giày - con người có trái tim đá - lấy mũi dao sắt khoét mắt phải. Chợt bác thợ may nhớ tới lời mẹ bác thường nói khi bác còn bé bị mẹ bắt quả tang ăn vụng trong bếp. "Ăn thì ăn cho căng bụng, nếu có bị đòn thì cắn răng mà chịu đựng nhé."
Đổi miếng ăn bằng một giá quá đắt, khi ăn xong, bác thợ may lại đứng dậy đi, quên ngay điều bất hạnh của mình, chẳng những thế bác còn tự an ủi:
- Còn một mắt cũng quá đủ để nhìn.
Nhưng sang ngày thứ sáu, cơn đói lại kéo đến, đói cồn cào, tim như muốn ngừng đập. Tối đến bác không còn đủ sức để ngồi xuống, cứ để mặc cho thân mình đổ vật xuống một gốc cây mà ngủ. Sáng ngày thứ bảy, sức đã kiệt, bác thợ may không đứng dậy nổi nữa, cảm thấy lưỡi hái thần chết đã nằm kề bên gáy. Lúc đó tên thợ giày nói:
- Tôi cũng muốn làm ơn làm phúc, cho bác một miếng bánh nữa, nhưng làm gì có chuyện cho không, bác phải để tôi khoét một mắt kia.
Bây giờ bác thợ may mới thấy mình sống không biết lo xa, đành ngồi cầu chúa tha lỗi cho mình và nói:
Được, bác cứ làm,
Những điều bác muốn,
Tôi đành cam lòng
Chịu theo số phận
Nhưng bác nhớ lấy,
Sự đời đổi thay
Ác giả ác báo.
- Tôi có làm gì bác đâu? Tôi đã từng chia ngọt xẻ bùi với bác trong những ngày tôi ăn nên làm ra. Nghề tôi phải khâu từng mũi kim, đường chỉ. Tôi mất đôi mắt sẽ không khâu được nữa, chỉ còn cách đi xin ăn. Khi tôi đã mù cả hai mắt, xin bác đừng bỏ tôi một mình ở lại đây, kẻo tôi chết vì đói khát.
Tên thợ giày lấy dao khoét nốt mắt trái của bác thợ may, đoạn đưa cho bác một miếng bánh để ăn, trao cho cái gậy và dắt đi theo mình.
Lúc mặt trời lặn thì hai người vừa ra khỏi rừng. Trước mặt họ là một cánh đồng, cách đó không xa, là một cái giá treo cổ. Tên thợ giày dẫn bác tới gần giá treo cổ, bỏ mặc bác ở đấy, rồi đi tiếp.
Mệt mỏi, đói khát, đau nhức làm cho bác thợ may khốn khổ kia ngủ thiếp đi một giấc cho tới sáng. Hôm sau, lúc tảng sáng, bác thức dậy, chẳng biết mình đang ở nơi nao.
Thấy đau rát ở mắt, bác thợ may liền lấy khăn tay thấm xuống đám cỏ có sương đọng, rồi đưa lên lau hai hốc mắt. Chỉ một lát sau, xảy ra một điều kỳ lạ: Nằm trong hai hốc mắt bây giờ là hai con ngươi đen lánh - Hai mắt bác thợ may đã sáng lại! Sau khi đã định thần, bác trông thấy mặt trời mọc sau lưng núi, dưới đồng bằng trước mặt là kinh đô to lớn, có thành quách nguy nga, có hàng trăm tháp chuông, trên ngọn tháp là chữ thập mạ vàng óng ánh dưới nắng mặt trời. Giờ bác đã nhìn rõ được từng chiếc lá trên cây, những đàn chim đang bay qua, thấy cả muỗi đang bay vo ve trong không khí. Bác lấy một chiếc kim khâu ở túi ra, xâu chỉ thấy lẹ như khi xưa, lòng bác tràn ngập vui sướng. Rồi bác quẩy gói lên lưng, quên ngay hết nỗi khổ đau vừa mới trải qua. Bác lại tiếp tục lên đường, vừa đi vừa ca hát, huýt sáo vang lừng.
Trước tiên, bác gặp một con ngựa non lông màu nâu đang chạy lăng xăng ngoài cánh đồng. Bác nắm bờm nó, định nhảy lên cưỡi để đi vào thành phố, nhưng ngựa van bác:
- Tôi còn bé bỏng, một người nhỏ nhắn như ông cưỡi lên cũng đủ gãy lưng. Xin ông để cho tôi chạy nhảy cho tới khi tôi tráng kiện. Có lẽ sau này thế nào cũng có lúc tôi có thể đền ơn ông.
Bác thợ may nói:
- Thôi được, thế thì chạy đi! Tao thấy mày cũng còn đang tuổi chạy nhảy nhởn nhơ.
Bác cầm roi đánh nhẹ vào lưng nó, ngựa mừng quá, cất vó chạy nhảy tung tăng qua các bụi thấp và qua các hố, rồi phi thẳng ra cánh đồng.
Từ ngày hôm sau đến giờ bác thợ may chưa có miếng nào vào bụng. Bác nghĩ:
- Ánh mặt trời chiếu vào đầy mắt ta, nhưng ta vẫn bị treo mồm. Giờ hễ gặp cái gì ăn tạm được là ta túm lấy ăn ngay.
Vừa lúc ấy có một con cò đi bệ vệ trên cánh đồng, hướng về phía bác thợ may. Bác nắm ngay chân nó và bảo:
- Đứng lại, đứng lại! Ta chẳng biết thịt ngươi ăn có ngon không nhưng cơn đói không cho phép ta kén cá chọn canh được nữa, ta đành phải cắt tiết ngươi, làm lông rồi đem quay mới được.
Cò đáp:
- Xin đừng có giết tôi, tôi là chim thần, loại chim có ích cho loài người, không ai dám đụng đến đâu. Nếu ông để tôi sống thì rồi thế nào cũng có lúc tôi có thể đền ơn ông.
Bác thợ may nói:
- Thế thì xin mời ông anh họ Cao kều bay đi!
Cò xoè cánh, thong thả bay đi, buông thõng đôi cẳng dài xuống.
Bác thợ may tự nhủ:
- Tình cảnh cứ như vậy, biết làm gì bây giờ? Cơn đói cứ mỗi lúc một tăng, bụng đã lép lại càng lép hơn. Giờ con nào tới gần thì con đó toi mạng.
Ngay lúc đó, bác nhìn thấy hai con vịt con ở ao đang bơi về phía bác. Bác nói:
- Ta vừa nói xong thì các chú bơi tới, thật đúng lúc quá.
Rồi bác túm luôn lấy một con, sắp vặn cổ thì vịt mẹ ở trong đám sậy vội bơi đến, há mỏ van xin bác hãy rủ lòng thương con nó. Vịt mẹ nói:
- Bác thử nghĩ xem, mẹ bác đau đớn biết chừng nào khi thấy người ta bắt bác đem đi giết.
Bác thợ may tốt bụng đáp:
- Thôi bà cứ yên tâm. Tôi trả con cho bà nuôi.
Rồi bác thả vịt con xuống ao.
Bác ngoảnh lại thì thấy mình đang đứng trước một cây cổ thụ, thân cây rỗng, có một đàn ong bay ra bay vào tấp nập. Bác thợ may nói:
- Đúng là mình ở hiền gặp lành! Mật ong sẽ làm cho mình tỉnh người và lại sức.
Nhưng kìa, ong chúa đã ra, giọng hăm dọa:
- Nếu bác chạm đến quân ta và phá tổ ta, lập tức hàng ngàn vạn chiếc ngòi sẽ đâm thẳng vào da bác mà đốt như hàng ngàn vạn mũi kim nóng đỏ. Nhưng nếu bác để tôi yên thân và bác hãy đi đường bác, thế nào cũng có lúc chúng tôi báo đền.
Bác thợ may, thấy không thể kiếm ăn được ở nơi đây. Bác nói:
- Đã ba keo không, keo thứ tư lại chẳng có gì. Đúng là một bữa trưa tồi tệ.
Bụng lép kẹp, bác cố lết đi vào thành phố. Tới được thành phố thì chuông nhà thờ đã điểm mười hai giờ trưa. Giờ này nhà hàng đã có cơm trưa bác có thể ngồi vào bàn gọi món ăn. Khi đã no bụng rồi, bác nói:
- Giờ ta cũng phải kiếm một việc gì làm chứ.
Bác đi quanh các phố, tìm đến một thợ cả của phường may và kiếm ngay được chỗ làm tốt. Vì khi trước học nghề gặp ông thầy giỏi, bác cắt may rất khéo nên chẳng bao lâu sau bác trở nên nổi tiếng. Ai cũng muốn mang vải đến nhờ bác thợ may người bé nhỏ may cho. Tiếng tăm bác một ngày một lan truyền trong vùng. Bác tự nhủ:
- Mình thế là đã đạt tới đỉnh cao của nghề may. Và cuộc sống cứ mỗi ngày một dễ chịu hơn.
Nghe tin đồn, nhà vua tuyển bác vào làm thợ may trong triều.
Nhưng sự đời thật hay éo le. Cũng ngày hôm đó, người bạn đồng hành cũ của bác cũng được phong chức thợ giày của triều đình. Khi hắn chợt nhận ra bác thợ may và thấy bác giờ đây lại có đôi mắt sáng, hắn đâm ra lo sợ, nghĩ bụng:
- Mình phải tìm cách trừ khử nó trước khi nó tính chuyện báo thù mình.
Nhưng thường, thì kẻ nào gieo gió ắt phải gặp bão. Tối hôm đó, ngay sau giờ làm việc - khi ấy trời đã chập choạng tối - tên thợ giày lần mò đến tâu với nhà vua:
- Tâu hoàng thượng, tên thợ may ngông cuồng cả gan nói liều là y cũng có thể tìm được chiếc vương miện vàng của hoàng thượng đã mất từ lâu.
Vua nói:
- Thế thì hay lắm!
Vua cho triệu bác thợ may sớm hôm sau phải vào triều. Vua lệnh cho bác phải tìm cho ra bằng được chiếc vương miện vàng đã mất kia. Bằng không sẽ bị trục xuất khỏi kinh đô.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Chết thật! Chỉ có những kẻ vô lại mới dám hứa làm những việc quá sức mình. Nhưng nếu nhà vua cứ khăng khăng một mực bắt ta làm một việc chẳng ai làm nổi, thì ta cũng chẳng cần chờ đến ngày mai làm gì, tốt nhất là ta lên đường rời khỏi kinh đô ngay ngày hôm nay.
Bác gói hành lý lại và ra đi, bác lưu luyến từ giã kinh đô, nơi mình đang ăn nên làm ra, vừa đi bác vừa ngoái cổ lại nhìn.
Bác tới bờ ao, nơi trước kia bác định bắt vịt con làm thịt thì thấy vịt mẹ đang đứng ở đó rỉa lông. Vịt mẹ nhận ngay ra bác và hỏi sao bác đi cứ cúi dầu xuống thế. Bác nói:
- Nếu bà biết chuyện gì đã xảy đến với tôi thì chắc bà chẳng lấy gì làm lạ.
Rồi bác kể cho vịt mẹ nghe về thân phận long đong của mình. Vịt nói:
- Nếu chỉ có thế thì tôi giúp bác được. Chiếc vương miện đó rơi xuống nước, nằm ngay dưới đáy ao, tôi có thể lấy ngay bây giờ. Bác cứ trải sẵn khăn ở bờ ao nhé.
Vịt mẹ cùng mười hai vịt con lặn xuống, năm phút sau, cả đàn ngoi lên, vịt mẹ bơi ở giữa, trên lưng vịt mẹ là chiếc vương miện. Đàn vịt con bơi chung quanh, thỉnh thoảng lấy mỏ đỡ để mẹ khỏi phải gắng sức nhiều. Đàn vịt bơi vào bờ, đặt vương miện lên khăn. Các bạn có biết chiếc vương miện ấy đẹp tráng lệ như thế nào không?
Dưới ánh nắng, chiếc vương miện lóng lánh như trăm ngàn viên ngọc tuyệt đẹp. Bác thợ may túm bốn góc khăn, bọc vương miện lại, rồi đem dâng vua. Vua mừng rỡ, thưởng cho bác một chiếc dây chuyền bằng vàng.
Tên thợ giày thấy mưu kế thứ nhất của mình thất bại, liền tìm mưu kế thứ hai. Y đến vua, tâu rằng:
- Muôn tâu hoàng thượng, tên thợ may lại huênh hoang nói là có thể làm được mô hình cung điện nhà vua bằng sáp ong, mô hình chính là cung điện nhà vua thu nhỏ lại, giống hệt nhau bên ngoài cũng như bên trong.
Vua lại cho triệu bác thợ may đến, truyền phải làm cung điện bằng sáp ong, bên ngoài cũng như bên trong phải giống hệt như cung điện của nhà vua. Nếu bác không làm xong việc ấy, hay có xong mà hãy còn thiếu dù chỉ một cái đinh đóng trên tường thì cũng bị đem bỏ ngục tối dưới lòng đất cho đến mãn đời.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Toàn là những chuyện bực mình! Thế này ai mà chịu nổi.
Nói xong, bác khăn gói lên đường.
Khi tới bên thân cây rỗng lúc trước, bác ngồi xuống, cúi gầm mặt. Đàn ong ở trong tổ bay ra. Ong chúa hỏi bác bị gió cứng cổ hay sao mà đầu gục xuống thế? Bác thợ may đáp:
- Không phải vậy đâu! Có một chuyện khác làm tôi buồn rầu.
Rồi bác kể cho ong chúa nghe về những việc mà vua truyền cho bác phải làm. Cả đàn ong vo ve rầm rì với nhau. Ong chúa bảo:
- Bác cứ yên tâm về nhà. Sáng mai, cũng giờ này, bác nhớ đem theo một chiếc khăn lớn đến đây, chắc chắn mọi việc sẽ đâu vào đấy.
Bác thợ may quay trở về nhà. Đàn ong bay đến cung điện nhà vua, bay qua các cửa sổ đang mở, bò khắp chốn khắp nơi trong cung điện, đo từng li từng tí thật chính xác. Đo xong, chúng bay về tổ. Cả dàn ong xúm vào làm mô hình bằng sáp, chiều tối hôm đó đã xong. Ong làm nhanh đến nỗi người ta có cảm tưởng lâu đài cứ hiện dần trong nháy mắt. Sáng hôm sau, khi bác thợ may đến thì cung điện nguy nga đã để sẵn đó rồi, một cái đinh ở tường cũng không thiếu, không thiếu cả một hòn ngói trên mái nhà. Mô hình trông mịn màng, trắng như tuyết, thơm phức mùi mật ong. Bác phó may lấy khăn bọc cẩn thận mô hình lại, rồi đem dâng vua. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên, truyền trưng bày mô hình ở giữa phòng khách lớn nhất, rồi thưởng cho bác thợ may một ngôi nhà to xây bằng đá. Nhưng tên thợ giày vẫn chưa từ bỏ ý xấu. Lần thứ ba, y lại đến tâu vua:
- Muôn tâu hoàng thượng! Trước đây hoàng thượng có cho đào giếng giữa sân rồng nhưng nước không phun lên. Nghe chuyện đó, tên thợ may đã cả quyết là mình có thể đào để cho nước phun lên cao bằng đầu người, trong suốt như pha lê.
Vua cho đòi bác thợ may đến, rồi phán rằng:
- Ngay sáng mai, nếu trong sân rồng của trẫm không có tia nước phun lên như lời ngươi hứa hẹn thì đao phủ sẽ chém đầu ngươi ngay tại sân đó.
Chẳng còn phải suy nghĩ lâu la gì nữa, bác thợ may đáng thương vội vã rời khỏi kinh thành. Nghĩ mình chuyến này mất mạng như chơi, nước mắt bác cứ thế trào ra. Trong lúc bác còn đang ủ rũ đi lang thang thì con ngựa non bác thả khi trước lao tới, giờ nó đã là một con ngựa màu nâu tuyệt đẹp. Ngựa nói:
- Giờ đã đến lúc con có thể trả ơn bác. Con biết bác đang cần gì. Bác cứ yên tâm chẳng mấy chốc con sẽ hoàn tất chuyện đó cho bác. Mời bác lên yên lưng con nay đủ sức để hai người như bác ngồi lên rồi.
Bác thợ may lại thấy vững dạ, nhảy phắt lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại vào kinh đô, vào thẳng sân rồng trong cung điện. Ngựa chạy ba vòng quanh sân, rồi nhanh như chớp, ngựa lấy hết sức bình sinh giáng bốn vó xuống nền sân. Tiếng đất nứt kêu răng rắc, một tảng đất ở sân bắn tung lên không trung, văng qua mái cung điện, tiếp theo là một tia nước phun lên, cao bằng người cưỡi ngựa. Nước sạch và trong như pha lê, ánh nắng mặt trời như nhảy múa cùng tia nước. Nhìn cảnh ấy, vua hết sức ngạc nhiên, chạy lại ôm hôn bác thợ may trước mặt mọi người.
Nhưng hạnh phúc nào được lâu dài. Vua có một bầy con gái, cô nào cũng xinh đẹp, nhưng không có con trai. Lần thứ tư, tên thợ giày nham hiểm kia lại đến tâu vua:
- Muôn tâu hoàng thượng, tên thợ may vẫn chưa chừa cái thói huênh hoang của mình. Giờ y lại khoe là nếu y thích, y có thể sai khiến một em bé trai rơi từ không trung xuống để làm con vua.
Vua cho triệu bác thợ may tới và phán:
- Nếu nội trong chín ngày, ngươi dâng trẫm một đứa con trai, thì lúc ấy ngươi có thể kết bạn trăm năm cùng con gái cả của trẫm.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Phải nói phần thưởng ấy lớn thật, ai mà chẳng muốn nhưng quả anh đào lại ở cao quá tầm tay mình, cố vươn lên hái thì cành dưới chân sẽ gãy và mình rơi ngay xuống đất.
Bác đi về nhà, ngồi gác chân lên bàn may, tính xem phải làm gì bây giờ. Bác than thở:
- Làm sao mà sống được bây giờ? Ta đành ra đi, ở đây chắc chắn không thể sống yên thân.
Bác bèn vội vã rời kinh thành. Khi qua cánh đồng, bác gặp lại người bạn cũ của mình - anh bạn cò - đang đi đi lại lại, thỉnh thoảng lại dừng chân, dáng ra vẻ như một nhà hiền triết, đứng ngắm nghía một con ếch rồi nuốt chửng. Cò đi về phía bác và chào. Cò cất giọng:
- Tôi thấy bác khăn gói trên lưng, có việc gì mà bác phải từ giã kinh đô thế?
Bác thợ may kể cho cò nghe chuyện nhà vua đòi hỏi bác phải làm những việc mà mình không tài nào làm được. Bác phàn nàn về số phận long đong của mình.
Cò nói:
- Có gì mà bác phải lo phiền cho bạc tóc ra? Tôi sẽ giúp bác qua cơn hoạn nạn. Tôi vẫn đi đón hài nhi mang về kinh đô. Để tôi đem về cho một hoàng tử từ giếng nước thần. Bác về nhà và cứ yên tâm chờ. Chín ngày nữa bác đến cung vua chờ, tôi sẽ có mặt ở đó.
Bác thợ may về nhà. Đúng ngày hẹn, bác có mặt ở cung điện. Ngay lúc đó, cò bay đến, gõ cửa sổ. Bác thợ may mở cửa sổ cho cò. Ông bạn cao cẳng bước vào, bước đi khoan thai trên nền đá cẩm thạch. Mỏ cò ngậm một đứa bé đẹp như thiên thần đang giơ tay đòi theo hoàng hậu. Cò đặt đứa bé vào lòng hoàng hậu. Hoàng hậu ôm ấp và hôn đứa bé, lòng rất đỗi vui mừng, tim như ngừng đập.
Trước khi từ biệt, cò lấy chiếc túi trên vai xuống, dâng biếu hoàng hậu. Trong túi là kẹo đủ màu để làm quà cho các công chúa. Cô cả thì không được phần kẹo nào cả mà được một người chồng là bác thợ may vui tính. Bác thợ may nói:
- Đối với tôi thật đúng như là trúng số độc đắc!
Tên thợ giày phải đóng giày cho bác thợ may dùng để nhảy hôm cưới. Sau đó có lệnh y phải vĩnh viễn rời khỏi kinh đô. Y chạy vào rừng như người mất hồn và có lẽ đã chết ở trong đó, vì không ai trông thấy hoặc nghe nói gì về y nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng