Ác giả ác báo


The two travellers


Núi non không giáp mặt nhau được, nhưng con người ta, dù là kẻ xấu hay người tốt, thế nào cũng có lúc gặp nhau. Trên đường đi chu du hành nghề có lần bác thợ giày và bác thợ may lại gặp nhau. Bác thợ may dáng người nhỏ bé đẹp trai, tính hay bông đùa nhưng tốt bụng.
Nhìn hòm đồ người kia mang theo, bác thợ may đoán biết được người kia làm nghề gì, bác cất giọng hát một cách giễu cợt:
Khâu cho tôi một đường,
Rút sợi này cho tôi,
Vuốt chỉ bằng sáp nhé,
Nhớ đóng đanh cho chắc.
Vốn tính không ưa đùa giỡn, bác thợ giày nhăn mặt như đã uống phải dấm, lăm lăm xông tới như muốn vặn ngược cổ bác thợ may. Bác thợ may nhỏ nhắn nhoẻn cười, đưa rượu mời làm lành:
- Có chi mà giận nhau thế? Uống thử chút đỉnh, nuốt giận làm lành người anh em.
Bác thợ giày tu luôn một hơi dài, cơn giận trên mặt cũng biến luôn theo, bác trao trả bác thợ may bình rượu và nói:
- Tôi đã tu một hơi dài cẩn thận. Người ta thường nói uống nhiều, chứ không nói khát nhiều. Nào, giờ chúng ta cùng đi chu du thiên hạ chứ?
Bác thợ may trả lời:
- Tôi thế nào cũng được, miễn là bác cũng có hứng cùng đi tới thành phố lớn, nơi sẵn công ăn việc làm.
Bác thợ giày nói:
- Chính tôi cũng định tới thành phố lớn. Ở những nơi nhỏ bé hẻo lánh khó kiếm ăn lắm, còn ở nhà quê thì toàn người chân đất với nhau.
Hai người lại tiếp tục cuộc hành trình, nối gót nhau như chân chồn chạy trên tuyết.
Thời giờ thì sẵn, đồ ăn gặm cho qua ngày thì thiếu. Đến thành phố nào cũng vậy, cả hai bác đều đi dạo một lượt rồi đến chào phường thợ cùng nghề. Bác phó may lúc nào cũng tươi cười, đôi má ửng hồng, nom nhanh nhẹn nên hễ có việc là phường thợ gọi ngay đến làm. Bác cũng có duyên lắm. Cô con gái thợ cả lén cha mình ôm hôn bác phó may ở sau cửa ra vào. Mỗi khi hai người gặp nhau, ruột tượng của bác phó may lại phồng thêm lên một chút. Bác thợ giày vốn hay cau có, thấy vậy mặt càng nhăn nhó, bác thở dài:
- Càng láu cá ranh mãnh, lại càng hay gặp may!
Bác phó may lúc nào cũng tươi cười, ca hát, kiếm được bao nhiêu là bác chia ngay cho bạn. Hễ có dăm ba đồng xủng xẻng trong túi là bác móc ngay ra gọi món nhậu, khoái chí khoa tay đập bàn, đập ghế làm cho cốc chén nhảy múa trên bàn. Bác luôn nghĩ: Có đồng vào phải có đồng ra chứ. Sau một thời gian đi lang thang hai người tới một khu rừng rộng. Qua khu rừng là tới kinh đô, nhưng ngay cửa rừng lại có hai đường mòn dẫn tới kinh đô, một đường đi mất bảy ngày, con đường kia chỉ mất có hai ngày. Cả hai bác đều không biết đường nào là ngắn hơn. Họ ngồi xuống dưới gốc một cây sồi để bàn tính nên mang bao nhiêu ngày lương khô đi theo thì đủ để ăn dọc đường. Bác thợ giày nói:
- Người ta phải biết lo xa. Cứ tính dư ra một chút. Theo tôi thì nên mang bánh mì cho bảy ngày đi đường.
Bác thợ may nói:
- Lo xa cái gì nào? Còng lưng ra mà tải bánh bảy ngày như một con lừa, không hề được nhìn ngang, nhìn dọc. Tôi không có theo ai hết. Tiền để trong túi thì mùa nào cũng vậy, mùa hè cũng như mùa đông. Nhưng mà bánh mì, trời oi bức có khi vỏ khô, ruột mốc. Tôi không thể tính quẩn như vậy được. Tại sao chúng ta lại không tìm ra được con đường ngắn mà đi? Chỉ phải mang bánh mì ăn hai ngày, thế có phải là tốt không nào?
Thế rồi ai lo phận nấy, chỉ mua phần bánh như mình tính. Xong xuôi, cả hai băng rừng, phó mặc số phận cho trời.
Trong rừng yên tĩnh như trong nhà thờ. Không có gió thổi, không có tiếng suối róc rách, cũng chẳng có tiếng chim hót líu lo, và không một ánh nắng nào chiếu lọt qua được cành lá rậm rạp, bác thợ giày chẳng nói lấy một lời, vì bánh mì nặng trĩu trên lưng làm cho bác mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Mồ hôi chảy từng giọt trên bộ mặt cau có, tối xầm của bác. Trái lại, bác phó may vẫn tươi tỉnh, tay chân vung vẩy lấy lá thổi kèn hay cất giọng ca một bài, bác nghĩ bụng:
- Trời thấy ta vui nhộn thế này ắt trời mừng lắm!
Thoắt đã hai ngày trôi qua. Sang ngày thứ ba, bác thợ may đã ăn hết sạch cả bánh mà vẫn chưa đi hết cánh rừng, bác đã bắt đầu cảm thấy lo lo, nhưng rồi bác vẫn không nản lòng, còn tin mình sẽ gặp may. Tối thứ ba, bác đành nhịn đói nằm ngủ dưới gốc cây, sáng hôm sau đứng dậy đi tiếp với cái dạ dày lép kẹp. Ngày thứ tư cũng trôi qua y như thế. Khi bác thợ giày ngồi lên thân cây đổ ngang đường, lấy bánh ra ăn thì bác thợ may đành ngồi nhìn. Mỗi khi bác xin bánh thì người bạn đồng hành kia lại cười chế giễu và nói:
- Bác lúc nào cũng vui nhộn lắm cơ mà? Giờ thử nếm mùi xem khi người ta chẳng còn gì để vui nhộn nữa thì sẽ như thế nào? Loài chim sớm ra đã hót thì tối đến sẽ bị diều hâu ăn thịt.
Nói tóm lại, bác thợ giày là một con người nhẫn tâm.
Nhưng tới sáng ngày thứ năm thì bác thợ may khốn khó kia không đứng dậy nổi nữa, mệt lả không nói nổi lấy một lời, mắt đỏ ngầu, hai má trắng bệch. Lúc đó bác thợ giày bảo bác thợ may:
- Ngày hôm nay tôi đưa cho bác một miếng bánh, nhưng để đền bù vào đó bác phải để cho tôi chọc lấy mắt bên phải.
Bác thợ may bất hạnh kia chẳng biết cứu mình bằng cách gì nữa, bác muốn sống nên đành đồng ý. Bác khóc, hai mắt giàn giụa nước mắt, đoạn rồi bác dướn người, giơ mắt dể tên thợ giày - con người có trái tim đá - lấy mũi dao sắt khoét mắt phải. Chợt bác thợ may nhớ tới lời mẹ bác thường nói khi bác còn bé bị mẹ bắt quả tang ăn vụng trong bếp. "Ăn thì ăn cho căng bụng, nếu có bị đòn thì cắn răng mà chịu đựng nhé."
Đổi miếng ăn bằng một giá quá đắt, khi ăn xong, bác thợ may lại đứng dậy đi, quên ngay điều bất hạnh của mình, chẳng những thế bác còn tự an ủi:
- Còn một mắt cũng quá đủ để nhìn.
Nhưng sang ngày thứ sáu, cơn đói lại kéo đến, đói cồn cào, tim như muốn ngừng đập. Tối đến bác không còn đủ sức để ngồi xuống, cứ để mặc cho thân mình đổ vật xuống một gốc cây mà ngủ. Sáng ngày thứ bảy, sức đã kiệt, bác thợ may không đứng dậy nổi nữa, cảm thấy lưỡi hái thần chết đã nằm kề bên gáy. Lúc đó tên thợ giày nói:
- Tôi cũng muốn làm ơn làm phúc, cho bác một miếng bánh nữa, nhưng làm gì có chuyện cho không, bác phải để tôi khoét một mắt kia.
Bây giờ bác thợ may mới thấy mình sống không biết lo xa, đành ngồi cầu chúa tha lỗi cho mình và nói:
Được, bác cứ làm,
Những điều bác muốn,
Tôi đành cam lòng
Chịu theo số phận
Nhưng bác nhớ lấy,
Sự đời đổi thay
Ác giả ác báo.
- Tôi có làm gì bác đâu? Tôi đã từng chia ngọt xẻ bùi với bác trong những ngày tôi ăn nên làm ra. Nghề tôi phải khâu từng mũi kim, đường chỉ. Tôi mất đôi mắt sẽ không khâu được nữa, chỉ còn cách đi xin ăn. Khi tôi đã mù cả hai mắt, xin bác đừng bỏ tôi một mình ở lại đây, kẻo tôi chết vì đói khát.
Tên thợ giày lấy dao khoét nốt mắt trái của bác thợ may, đoạn đưa cho bác một miếng bánh để ăn, trao cho cái gậy và dắt đi theo mình.
Lúc mặt trời lặn thì hai người vừa ra khỏi rừng. Trước mặt họ là một cánh đồng, cách đó không xa, là một cái giá treo cổ. Tên thợ giày dẫn bác tới gần giá treo cổ, bỏ mặc bác ở đấy, rồi đi tiếp.
Mệt mỏi, đói khát, đau nhức làm cho bác thợ may khốn khổ kia ngủ thiếp đi một giấc cho tới sáng. Hôm sau, lúc tảng sáng, bác thức dậy, chẳng biết mình đang ở nơi nao.
Thấy đau rát ở mắt, bác thợ may liền lấy khăn tay thấm xuống đám cỏ có sương đọng, rồi đưa lên lau hai hốc mắt. Chỉ một lát sau, xảy ra một điều kỳ lạ: Nằm trong hai hốc mắt bây giờ là hai con ngươi đen lánh - Hai mắt bác thợ may đã sáng lại! Sau khi đã định thần, bác trông thấy mặt trời mọc sau lưng núi, dưới đồng bằng trước mặt là kinh đô to lớn, có thành quách nguy nga, có hàng trăm tháp chuông, trên ngọn tháp là chữ thập mạ vàng óng ánh dưới nắng mặt trời. Giờ bác đã nhìn rõ được từng chiếc lá trên cây, những đàn chim đang bay qua, thấy cả muỗi đang bay vo ve trong không khí. Bác lấy một chiếc kim khâu ở túi ra, xâu chỉ thấy lẹ như khi xưa, lòng bác tràn ngập vui sướng. Rồi bác quẩy gói lên lưng, quên ngay hết nỗi khổ đau vừa mới trải qua. Bác lại tiếp tục lên đường, vừa đi vừa ca hát, huýt sáo vang lừng.
Trước tiên, bác gặp một con ngựa non lông màu nâu đang chạy lăng xăng ngoài cánh đồng. Bác nắm bờm nó, định nhảy lên cưỡi để đi vào thành phố, nhưng ngựa van bác:
- Tôi còn bé bỏng, một người nhỏ nhắn như ông cưỡi lên cũng đủ gãy lưng. Xin ông để cho tôi chạy nhảy cho tới khi tôi tráng kiện. Có lẽ sau này thế nào cũng có lúc tôi có thể đền ơn ông.
Bác thợ may nói:
- Thôi được, thế thì chạy đi! Tao thấy mày cũng còn đang tuổi chạy nhảy nhởn nhơ.
Bác cầm roi đánh nhẹ vào lưng nó, ngựa mừng quá, cất vó chạy nhảy tung tăng qua các bụi thấp và qua các hố, rồi phi thẳng ra cánh đồng.
Từ ngày hôm sau đến giờ bác thợ may chưa có miếng nào vào bụng. Bác nghĩ:
- Ánh mặt trời chiếu vào đầy mắt ta, nhưng ta vẫn bị treo mồm. Giờ hễ gặp cái gì ăn tạm được là ta túm lấy ăn ngay.
Vừa lúc ấy có một con cò đi bệ vệ trên cánh đồng, hướng về phía bác thợ may. Bác nắm ngay chân nó và bảo:
- Đứng lại, đứng lại! Ta chẳng biết thịt ngươi ăn có ngon không nhưng cơn đói không cho phép ta kén cá chọn canh được nữa, ta đành phải cắt tiết ngươi, làm lông rồi đem quay mới được.
Cò đáp:
- Xin đừng có giết tôi, tôi là chim thần, loại chim có ích cho loài người, không ai dám đụng đến đâu. Nếu ông để tôi sống thì rồi thế nào cũng có lúc tôi có thể đền ơn ông.
Bác thợ may nói:
- Thế thì xin mời ông anh họ Cao kều bay đi!
Cò xoè cánh, thong thả bay đi, buông thõng đôi cẳng dài xuống.
Bác thợ may tự nhủ:
- Tình cảnh cứ như vậy, biết làm gì bây giờ? Cơn đói cứ mỗi lúc một tăng, bụng đã lép lại càng lép hơn. Giờ con nào tới gần thì con đó toi mạng.
Ngay lúc đó, bác nhìn thấy hai con vịt con ở ao đang bơi về phía bác. Bác nói:
- Ta vừa nói xong thì các chú bơi tới, thật đúng lúc quá.
Rồi bác túm luôn lấy một con, sắp vặn cổ thì vịt mẹ ở trong đám sậy vội bơi đến, há mỏ van xin bác hãy rủ lòng thương con nó. Vịt mẹ nói:
- Bác thử nghĩ xem, mẹ bác đau đớn biết chừng nào khi thấy người ta bắt bác đem đi giết.
Bác thợ may tốt bụng đáp:
- Thôi bà cứ yên tâm. Tôi trả con cho bà nuôi.
Rồi bác thả vịt con xuống ao.
Bác ngoảnh lại thì thấy mình đang đứng trước một cây cổ thụ, thân cây rỗng, có một đàn ong bay ra bay vào tấp nập. Bác thợ may nói:
- Đúng là mình ở hiền gặp lành! Mật ong sẽ làm cho mình tỉnh người và lại sức.
Nhưng kìa, ong chúa đã ra, giọng hăm dọa:
- Nếu bác chạm đến quân ta và phá tổ ta, lập tức hàng ngàn vạn chiếc ngòi sẽ đâm thẳng vào da bác mà đốt như hàng ngàn vạn mũi kim nóng đỏ. Nhưng nếu bác để tôi yên thân và bác hãy đi đường bác, thế nào cũng có lúc chúng tôi báo đền.
Bác thợ may, thấy không thể kiếm ăn được ở nơi đây. Bác nói:
- Đã ba keo không, keo thứ tư lại chẳng có gì. Đúng là một bữa trưa tồi tệ.
Bụng lép kẹp, bác cố lết đi vào thành phố. Tới được thành phố thì chuông nhà thờ đã điểm mười hai giờ trưa. Giờ này nhà hàng đã có cơm trưa bác có thể ngồi vào bàn gọi món ăn. Khi đã no bụng rồi, bác nói:
- Giờ ta cũng phải kiếm một việc gì làm chứ.
Bác đi quanh các phố, tìm đến một thợ cả của phường may và kiếm ngay được chỗ làm tốt. Vì khi trước học nghề gặp ông thầy giỏi, bác cắt may rất khéo nên chẳng bao lâu sau bác trở nên nổi tiếng. Ai cũng muốn mang vải đến nhờ bác thợ may người bé nhỏ may cho. Tiếng tăm bác một ngày một lan truyền trong vùng. Bác tự nhủ:
- Mình thế là đã đạt tới đỉnh cao của nghề may. Và cuộc sống cứ mỗi ngày một dễ chịu hơn.
Nghe tin đồn, nhà vua tuyển bác vào làm thợ may trong triều.
Nhưng sự đời thật hay éo le. Cũng ngày hôm đó, người bạn đồng hành cũ của bác cũng được phong chức thợ giày của triều đình. Khi hắn chợt nhận ra bác thợ may và thấy bác giờ đây lại có đôi mắt sáng, hắn đâm ra lo sợ, nghĩ bụng:
- Mình phải tìm cách trừ khử nó trước khi nó tính chuyện báo thù mình.
Nhưng thường, thì kẻ nào gieo gió ắt phải gặp bão. Tối hôm đó, ngay sau giờ làm việc - khi ấy trời đã chập choạng tối - tên thợ giày lần mò đến tâu với nhà vua:
- Tâu hoàng thượng, tên thợ may ngông cuồng cả gan nói liều là y cũng có thể tìm được chiếc vương miện vàng của hoàng thượng đã mất từ lâu.
Vua nói:
- Thế thì hay lắm!
Vua cho triệu bác thợ may sớm hôm sau phải vào triều. Vua lệnh cho bác phải tìm cho ra bằng được chiếc vương miện vàng đã mất kia. Bằng không sẽ bị trục xuất khỏi kinh đô.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Chết thật! Chỉ có những kẻ vô lại mới dám hứa làm những việc quá sức mình. Nhưng nếu nhà vua cứ khăng khăng một mực bắt ta làm một việc chẳng ai làm nổi, thì ta cũng chẳng cần chờ đến ngày mai làm gì, tốt nhất là ta lên đường rời khỏi kinh đô ngay ngày hôm nay.
Bác gói hành lý lại và ra đi, bác lưu luyến từ giã kinh đô, nơi mình đang ăn nên làm ra, vừa đi bác vừa ngoái cổ lại nhìn.
Bác tới bờ ao, nơi trước kia bác định bắt vịt con làm thịt thì thấy vịt mẹ đang đứng ở đó rỉa lông. Vịt mẹ nhận ngay ra bác và hỏi sao bác đi cứ cúi dầu xuống thế. Bác nói:
- Nếu bà biết chuyện gì đã xảy đến với tôi thì chắc bà chẳng lấy gì làm lạ.
Rồi bác kể cho vịt mẹ nghe về thân phận long đong của mình. Vịt nói:
- Nếu chỉ có thế thì tôi giúp bác được. Chiếc vương miện đó rơi xuống nước, nằm ngay dưới đáy ao, tôi có thể lấy ngay bây giờ. Bác cứ trải sẵn khăn ở bờ ao nhé.
Vịt mẹ cùng mười hai vịt con lặn xuống, năm phút sau, cả đàn ngoi lên, vịt mẹ bơi ở giữa, trên lưng vịt mẹ là chiếc vương miện. Đàn vịt con bơi chung quanh, thỉnh thoảng lấy mỏ đỡ để mẹ khỏi phải gắng sức nhiều. Đàn vịt bơi vào bờ, đặt vương miện lên khăn. Các bạn có biết chiếc vương miện ấy đẹp tráng lệ như thế nào không?
Dưới ánh nắng, chiếc vương miện lóng lánh như trăm ngàn viên ngọc tuyệt đẹp. Bác thợ may túm bốn góc khăn, bọc vương miện lại, rồi đem dâng vua. Vua mừng rỡ, thưởng cho bác một chiếc dây chuyền bằng vàng.
Tên thợ giày thấy mưu kế thứ nhất của mình thất bại, liền tìm mưu kế thứ hai. Y đến vua, tâu rằng:
- Muôn tâu hoàng thượng, tên thợ may lại huênh hoang nói là có thể làm được mô hình cung điện nhà vua bằng sáp ong, mô hình chính là cung điện nhà vua thu nhỏ lại, giống hệt nhau bên ngoài cũng như bên trong.
Vua lại cho triệu bác thợ may đến, truyền phải làm cung điện bằng sáp ong, bên ngoài cũng như bên trong phải giống hệt như cung điện của nhà vua. Nếu bác không làm xong việc ấy, hay có xong mà hãy còn thiếu dù chỉ một cái đinh đóng trên tường thì cũng bị đem bỏ ngục tối dưới lòng đất cho đến mãn đời.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Toàn là những chuyện bực mình! Thế này ai mà chịu nổi.
Nói xong, bác khăn gói lên đường.
Khi tới bên thân cây rỗng lúc trước, bác ngồi xuống, cúi gầm mặt. Đàn ong ở trong tổ bay ra. Ong chúa hỏi bác bị gió cứng cổ hay sao mà đầu gục xuống thế? Bác thợ may đáp:
- Không phải vậy đâu! Có một chuyện khác làm tôi buồn rầu.
Rồi bác kể cho ong chúa nghe về những việc mà vua truyền cho bác phải làm. Cả đàn ong vo ve rầm rì với nhau. Ong chúa bảo:
- Bác cứ yên tâm về nhà. Sáng mai, cũng giờ này, bác nhớ đem theo một chiếc khăn lớn đến đây, chắc chắn mọi việc sẽ đâu vào đấy.
Bác thợ may quay trở về nhà. Đàn ong bay đến cung điện nhà vua, bay qua các cửa sổ đang mở, bò khắp chốn khắp nơi trong cung điện, đo từng li từng tí thật chính xác. Đo xong, chúng bay về tổ. Cả dàn ong xúm vào làm mô hình bằng sáp, chiều tối hôm đó đã xong. Ong làm nhanh đến nỗi người ta có cảm tưởng lâu đài cứ hiện dần trong nháy mắt. Sáng hôm sau, khi bác thợ may đến thì cung điện nguy nga đã để sẵn đó rồi, một cái đinh ở tường cũng không thiếu, không thiếu cả một hòn ngói trên mái nhà. Mô hình trông mịn màng, trắng như tuyết, thơm phức mùi mật ong. Bác phó may lấy khăn bọc cẩn thận mô hình lại, rồi đem dâng vua. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên, truyền trưng bày mô hình ở giữa phòng khách lớn nhất, rồi thưởng cho bác thợ may một ngôi nhà to xây bằng đá. Nhưng tên thợ giày vẫn chưa từ bỏ ý xấu. Lần thứ ba, y lại đến tâu vua:
- Muôn tâu hoàng thượng! Trước đây hoàng thượng có cho đào giếng giữa sân rồng nhưng nước không phun lên. Nghe chuyện đó, tên thợ may đã cả quyết là mình có thể đào để cho nước phun lên cao bằng đầu người, trong suốt như pha lê.
Vua cho đòi bác thợ may đến, rồi phán rằng:
- Ngay sáng mai, nếu trong sân rồng của trẫm không có tia nước phun lên như lời ngươi hứa hẹn thì đao phủ sẽ chém đầu ngươi ngay tại sân đó.
Chẳng còn phải suy nghĩ lâu la gì nữa, bác thợ may đáng thương vội vã rời khỏi kinh thành. Nghĩ mình chuyến này mất mạng như chơi, nước mắt bác cứ thế trào ra. Trong lúc bác còn đang ủ rũ đi lang thang thì con ngựa non bác thả khi trước lao tới, giờ nó đã là một con ngựa màu nâu tuyệt đẹp. Ngựa nói:
- Giờ đã đến lúc con có thể trả ơn bác. Con biết bác đang cần gì. Bác cứ yên tâm chẳng mấy chốc con sẽ hoàn tất chuyện đó cho bác. Mời bác lên yên lưng con nay đủ sức để hai người như bác ngồi lên rồi.
Bác thợ may lại thấy vững dạ, nhảy phắt lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại vào kinh đô, vào thẳng sân rồng trong cung điện. Ngựa chạy ba vòng quanh sân, rồi nhanh như chớp, ngựa lấy hết sức bình sinh giáng bốn vó xuống nền sân. Tiếng đất nứt kêu răng rắc, một tảng đất ở sân bắn tung lên không trung, văng qua mái cung điện, tiếp theo là một tia nước phun lên, cao bằng người cưỡi ngựa. Nước sạch và trong như pha lê, ánh nắng mặt trời như nhảy múa cùng tia nước. Nhìn cảnh ấy, vua hết sức ngạc nhiên, chạy lại ôm hôn bác thợ may trước mặt mọi người.
Nhưng hạnh phúc nào được lâu dài. Vua có một bầy con gái, cô nào cũng xinh đẹp, nhưng không có con trai. Lần thứ tư, tên thợ giày nham hiểm kia lại đến tâu vua:
- Muôn tâu hoàng thượng, tên thợ may vẫn chưa chừa cái thói huênh hoang của mình. Giờ y lại khoe là nếu y thích, y có thể sai khiến một em bé trai rơi từ không trung xuống để làm con vua.
Vua cho triệu bác thợ may tới và phán:
- Nếu nội trong chín ngày, ngươi dâng trẫm một đứa con trai, thì lúc ấy ngươi có thể kết bạn trăm năm cùng con gái cả của trẫm.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Phải nói phần thưởng ấy lớn thật, ai mà chẳng muốn nhưng quả anh đào lại ở cao quá tầm tay mình, cố vươn lên hái thì cành dưới chân sẽ gãy và mình rơi ngay xuống đất.
Bác đi về nhà, ngồi gác chân lên bàn may, tính xem phải làm gì bây giờ. Bác than thở:
- Làm sao mà sống được bây giờ? Ta đành ra đi, ở đây chắc chắn không thể sống yên thân.
Bác bèn vội vã rời kinh thành. Khi qua cánh đồng, bác gặp lại người bạn cũ của mình - anh bạn cò - đang đi đi lại lại, thỉnh thoảng lại dừng chân, dáng ra vẻ như một nhà hiền triết, đứng ngắm nghía một con ếch rồi nuốt chửng. Cò đi về phía bác và chào. Cò cất giọng:
- Tôi thấy bác khăn gói trên lưng, có việc gì mà bác phải từ giã kinh đô thế?
Bác thợ may kể cho cò nghe chuyện nhà vua đòi hỏi bác phải làm những việc mà mình không tài nào làm được. Bác phàn nàn về số phận long đong của mình.
Cò nói:
- Có gì mà bác phải lo phiền cho bạc tóc ra? Tôi sẽ giúp bác qua cơn hoạn nạn. Tôi vẫn đi đón hài nhi mang về kinh đô. Để tôi đem về cho một hoàng tử từ giếng nước thần. Bác về nhà và cứ yên tâm chờ. Chín ngày nữa bác đến cung vua chờ, tôi sẽ có mặt ở đó.
Bác thợ may về nhà. Đúng ngày hẹn, bác có mặt ở cung điện. Ngay lúc đó, cò bay đến, gõ cửa sổ. Bác thợ may mở cửa sổ cho cò. Ông bạn cao cẳng bước vào, bước đi khoan thai trên nền đá cẩm thạch. Mỏ cò ngậm một đứa bé đẹp như thiên thần đang giơ tay đòi theo hoàng hậu. Cò đặt đứa bé vào lòng hoàng hậu. Hoàng hậu ôm ấp và hôn đứa bé, lòng rất đỗi vui mừng, tim như ngừng đập.
Trước khi từ biệt, cò lấy chiếc túi trên vai xuống, dâng biếu hoàng hậu. Trong túi là kẹo đủ màu để làm quà cho các công chúa. Cô cả thì không được phần kẹo nào cả mà được một người chồng là bác thợ may vui tính. Bác thợ may nói:
- Đối với tôi thật đúng như là trúng số độc đắc!
Tên thợ giày phải đóng giày cho bác thợ may dùng để nhảy hôm cưới. Sau đó có lệnh y phải vĩnh viễn rời khỏi kinh đô. Y chạy vào rừng như người mất hồn và có lẽ đã chết ở trong đó, vì không ai trông thấy hoặc nghe nói gì về y nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Hill and vale do not come together, but the children of men do, good and bad. In this way a shoemaker and a tailor once met with each other in their travels. The tailor was a handsome little fellow who was always merry and full of enjoyment. He saw the shoemaker coming towards him from the other side, and as he observed by his bag what kind of a trade he plied, he sang a little mocking song to him,
"Sew me the seam,
Draw me the thread,
Spread it over with pitch,
Knock the nail on the head."
The shoemaker, however, could not endure a joke; he pulled a face as if he had drunk vinegar, and made a gesture as if he were about to seize the tailor by the throat. But the little fellow began to laugh, reached him his bottle, and said, "No harm was meant, take a drink, and swallow your anger down." The shoemaker took a very hearty drink, and the storm on his face began to clear away. He gave the bottle back to the tailor, and said, "I spoke civilly to you; one speaks well after much drinking, but not after much thirst. Shall we travel together?" - "All right," answered the tailor, "if only it suits you to go into a big town where there is no lack of work." - "That is just where I want to go," answered the shoemaker. "In a small nest there is nothing to earn, and in the country, people like to go barefoot." They travelled therefore onwards together, and always set one foot before the other like a weasel in the snow.
Both of them had time enough, but little to bite and to break. When they reached a town they went about and paid their respects to the tradesmen, and because the tailor looked so lively and merry, and had such pretty red cheeks, every one gave him work willingly, and when luck was good the master's daughters gave him a kiss beneath the porch, as well. When he again fell in with the shoemaker, the tailor had always the most in his bundle. The ill-tempered shoemaker made a wry face, and thought, "The greater the rascal the more the luck," but the tailor began to laugh and to sing, and shared all he got with his comrade. If a couple of pence jingled in his pockets, he ordered good cheer, and thumped the table in his joy till the glasses danced, and it was lightly come, lightly go, with him.
When they had travelled for some time, they came to a great forest through which passed the road to the capital. Two foot-paths, however, led through it, one of which was a seven days' journey, and the other only two, but neither of the travellers knew which way was the short one. They seated themselves beneath an oak-tree, and took counsel together how they should forecast, and for how many days they should provide themselves with bread. The shoemaker said, "One must look before one leaps, I will take with me bread for a week." - "What!" said the tailor, "drag bread for seven days on one's back like a beast of burden, and not be able to look about. I shall trust in God, and not trouble myself about anything! The money I have in my pocket is as good in summer as in winter, but in hot weather bread gets dry, and mouldy into the bargain; even my coat does not go as far as it might. Besides, why should we not find the right way? Bread for two days, and that's enough." Each, therefore, bought his own bread, and then they tried their luck in the forest.
It was as quiet there as in a church. No wind stirred, no brook murmured, no bird sang, and through the thickly-leaved branches no sunbeam forced its way. The shoemaker spoke never a word, the heavy bread weighed down his back until the perspiration streamed down his cross and gloomy face. The tailor, however, was quite merry, he jumped about, whistled on a leaf, or sang a song, and thought to himself, "God in heaven must be pleased to see me so happy."
This lasted two days, but on the third the forest would not come to an end, and the tailor had eaten up all his bread, so after all his heart sank down a yard deeper. In the meantime he did not lose courage, but relied on God and on his luck. On the third day he lay down in the evening hungry under a tree, and rose again next morning hungry still; so also passed the fourth day, and when the shoemaker seated himself on a fallen tree and devoured his dinner, the tailor was only a looker-on. If he begged for a little piece of bread the other laughed mockingly, and said, "Thou hast always been so merry, now thou canst try for once what it is to be sad: the birds which sing too early in the morning are struck by the hawk in the evening," In short he was pitiless. But on the fifth morning the poor tailor could no longer stand up, and was hardly able to utter one word for weakness; his cheeks were white, and his eyes red. Then the shoemaker said to him, "I will give thee a bit of bread to-day, but in return for it, I will put out thy right eye." The unhappy tailor who still wished to save his life, could not do it in any other way; he wept once more with both eyes, and then held them out, and the shoemaker, who had a heart of stone, put out his right eye with a sharp knife. The tailor called to remembrance what his mother had formerly said to him when he had been eating secretly in the pantry. "Eat what one can, and suffer what one must." When he had consumed his dearly-bought bread, he got on his legs again, forgot his misery and comforted himself with the thought that he could always see enough with one eye. But on the sixth day, hunger made itself felt again, and gnawed him almost to the heart. In the evening he fell down by a tree, and on the seventh morning he could not raise himself up for faintness, and death was close at hand. Then said the shoemaker, "I will show mercy and give thee bread once more, but thou shalt not have it for nothing, I shall put out thy other eye for it." And now the tailor felt how thoughtless his life had been, prayed to God for forgiveness, and said, "Do what thou wilt, I will bear what I must, but remember that our Lord God does not always look on passively, and that an hour will come when the evil deed which thou hast done to me, and which I have not deserved of thee, will be requited. When times were good with me, I shared what I had with thee. My trade is of that kind that each stitch must always be exactly like the other. If I no longer have my eyes and can sew no more I must go a-begging. At any rate do not leave me here alone when I am blind, or I shall die of hunger." The shoemaker, however, who had driven God out of his heart, took the knife and put out his left eye. Then he gave him a bit of bread to eat, held out a stick to him, and drew him on behind him.
When the sun went down, they got out of the forest, and before them in the open country stood the gallows. Thither the shoemaker guided the blind tailor, and then left him alone and went his way. Weariness, pain, and hunger made the wretched man fall asleep, and he slept the whole night. When day dawned he awoke, but knew not where he lay. Two poor sinners were hanging on the gallows, and a crow sat on the head of each of them. Then one of the men who had been hanged began to speak, and said, "Brother, art thou awake?" - "Yes, I am awake," answered the second. "Then I will tell thee something," said the first; "the dew which this night has fallen down over us from the gallows, gives every one who washes himself with it his eyes again. If blind people did but know this, how many would regain their sight who do not believe that to be possible."
When the tailor heard that, he took his pocket-handkerchief, pressed it on the grass, and when it was moist with dew, washed the sockets of his eyes with it. Immediately was fulfilled what the man on the gallows had said, and a couple of healthy new eyes filled the sockets. It was not long before the tailor saw the sun rise behind the mountains; in the plain before him lay the great royal city with its magnificent gates and hundred towers, and the golden balls and crosses which were on the spires began to shine. He could distinguish every leaf on the trees, saw the birds which flew past, and the midges which danced in the air. He took a needle out of his pocket, and as he could thread it as well as ever he had done, his heart danced with delight. He threw himself on his knees, thanked God for the mercy he had shown him, and said his morning prayer. He did not forget also to pray for the poor sinners who were hanging there swinging against each other in the wind like the pendulums of clocks. Then he took his bundle on his back and soon forgot the pain of heart he had endured, and went on his way singing and whistling.
The first thing he met was a brown foal running about the fields at large. He caught it by the mane, and wanted to spring on it and ride into the town. The foal, however, begged to be set free. "I am still too young," it said, "even a light tailor such as thou art would break my back in two let me go till I have grown strong. A time may perhaps come when I may reward thee for it." - "Run off," said the tailor, "I see thou art still a giddy thing." He gave it a touch with a switch over its back, whereupon it kicked up its hind legs for joy, leapt over hedges and ditches, and galloped away into the open country.
But the little tailor had eaten nothing since the day before. "The sun to be sure fills my eyes," said he, "but the bread does not fill my mouth. The first thing that comes across me and is even half edible will have to suffer for it." In the meantime a stork stepped solemnly over the meadow towards him. "Halt, halt!" cried the tailor, and seized him by the leg. "I don't know if thou art good to eat or not, but my hunger leaves me no great choice. I must cut thy head off, and roast thee." - "Don't do that," replied the stork; "I am a sacred bird which brings mankind great profit, and no one does me an injury. Leave me my life, and I may do thee good in some other way." - "Well, be off, Cousin Longlegs," said the tailor. The stork rose up, let its long legs hang down, and flew gently away.
"What's to be the end of this?" said the tailor to himself at last, "my hunger grows greater and greater, and my stomach more and more empty. Whatsoever comes in my way now is lost." At this moment he saw a couple of young ducks which were on a pond come swimming towards him. "You come just at the right moment," said he, and laid hold of one of them and was about to wring its neck. On this an old duck which was hidden among the reeds, began to scream loudly, and swam to him with open beak, and begged him urgently to spare her dear children. "Canst thou not imagine," said she, "how thy mother would mourn if any one wanted to carry thee off, and give thee thy finishing stroke?" - "Only be quiet," said the good-tempered tailor, "thou shalt keep thy children," and put the prisoner back into the water.
When he turned round, he was standing in front of an old tree which was partly hollow, and saw some wild bees flying in and out of it. "There I shall at once find the reward of my good deed," said the tailor, "the honey will refresh me." But the Queen-bee came out, threatened him and said, "If thou touchest my people, and destroyest my nest, our stings shall pierce thy skin like ten thousand red-hot needles. But if thou wilt leave us in peace and go thy way, we will do thee a service for it another time."
The little tailor saw that here also nothing was to be done. "Three dishes empty and nothing on the fourth is a bad dinner!" He dragged himself therefore with his starved-out stomach into the town, and as it was just striking twelve, all was ready-cooked for him in the inn, and he was able to sit down at once to dinner. When he was satisfied he said, "Now I will get to work." He went round the town, sought a master, and soon found a good situation. As, however, he had thoroughly learnt his trade, it was not long before he became famous, and every one wanted to have his new coat made by the little tailor, whose importance increased daily. "I can go no further in skill," said he, "and yet things improve every day." At last the King appointed him court-tailor.
But how things do happen in the world! On the very same day his former comrade the shoemaker also became court-shoemaker. When the latter caught sight of the tailor, and saw that he had once more two healthy eyes, his conscience troubled him. "Before he takes revenge on me," thought he to himself, "I must dig a pit for him." He, however, who digs a pit for another, falls into it himself. In the evening when work was over and it had grown dusk, he stole to the King and said, "Lord King, the tailor is an arrogant fellow and has boasted that he will get the gold crown back again which was lost in ancient times." - "That would please me very much," said the King, and he caused the tailor to be brought before him next morning, and ordered him to get the crown back again, or to leave the town for ever. "Oho!" thought the tailor, "a rogue gives more than he has got. If the surly King wants me to do what can be done by no one, I will not wait till morning, but will go out of the town at once, to-day." He packed up his bundle, therefore, but when he was without the gate he could not help being sorry to give up his good fortune, and turn his back on the town in which all had gone so well with him. He came to the pond where he had made the acquaintance of the ducks; at that very moment the old one whose young ones he had spared, was sitting there by the shore, pluming herself with her beak. She knew him again instantly, and asked why he was hanging his head so? "Thou wilt not be surprised when thou hearest what has befallen me," replied the tailor, and told her his fate. "If that be all," said the duck, "we can help thee. The crown fell into the water, and lies down below at the bottom; we will soon bring it up again for thee. In the meantime just spread out thy handkerchief on the bank." She dived down with her twelve young ones, and in five minutes she was up again and sat with the crown resting on her wings, and the twelve young ones were swimming round about and had put their beaks under it, and were helping to carry it. They swam to the shore and put the crown on the handkerchief. No one can imagine how magnificent the crown was; when the sun shone on it, it gleamed like a hundred thousand carbuncles. The tailor tied his handkerchief together by the four corners, and carried it to the King, who was full of joy, and put a gold chain round the tailor's neck.
When the shoemaker saw that one stroke had failed, he contrived a second, and went to the King and said, "Lord King, the tailor has become insolent again; he boasts that he will copy in wax the whole of the royal palace, with everything that pertains to it, loose or fast, inside and out." The King sent for the tailor and ordered him to copy in wax the whole of the royal palace, with everything that pertained to it, movable or immovable, within and without, and if he did not succeed in doing this, or if so much as one nail on the wall were wanting, he should be imprisoned for his whole life under ground.
The tailor thought, "It gets worse and worse! No one can endure that?" and threw his bundle on his back, and went forth. When he came to the hollow tree, he sat down and hung his head. The bees came flying out, and the Queen-bee asked him if he had a stiff neck, since he held his head so awry? "Alas, no," answered the tailor, "something quite different weighs me down," and he told her what the King had demanded of him. The bees began to buzz and hum amongst themselves, and the Queen-bee said, "Just go home again, but come back to-morrow at this time, and bring a large sheet with you, and then all will be well." So he turned back again, but the bees flew to the royal palace and straight into it through the open windows, crept round about into every corner, and inspected everything most carefully. Then they hurried back and modelled the palace in wax with such rapidity that any one looking on would have thought it was growing before his eyes. By the evening all was ready, and when the tailor came next morning, the whole of the splendid building was there, and not one nail in the wall or tile of the roof was wanting, and it was delicate withal, and white as snow, and smelt sweet as honey. The tailor wrapped it carefully in his cloth and took it to the King, who could not admire it enough, placed it in his largest hall, and in return for it presented the tailor with a large stone house.
The shoemaker, however, did not give up, but went for the third time to the King and said, "Lord King, it has come to the tailor's ears that no water will spring up in the court-yard of the castle, and he has boasted that it shall rise up in the midst of the court-yard to a man's height and be clear as crystal." Then the King ordered the tailor to be brought before him and said, "If a stream of water does not rise in my court-yard by to-morrow as thou hast promised, the executioner shall in that very place make thee shorter by the head." The poor tailor did not take long to think about it, but hurried out to the gate, and because this time it was a matter of life and death to him, tears rolled down his face. Whilst he was thus going forth full of sorrow, the foal to which he had formerly given its liberty, and which had now become a beautiful chestnut horse, came leaping towards him. "The time has come," it said to the tailor, "when I can repay thee for thy good deed. I know already what is needful to thee, but thou shalt soon have help; get on me, my back can carry two such as thou." The tailor's courage came back to him; he jumped up in one bound, and the horse went full speed into the town, and right up to the court-yard of the castle. It galloped as quick as lightning thrice round it, and at the third time it fell violently down. At the same instant, however, there was a terrific clap of thunder, a fragment of earth in the middle of the court-yard sprang like a cannon-ball into the air, and over the castle, and directly after it a jet of water rose as high as a man on horseback, and the water was as pure as crystal, and the sunbeams began to dance on it. When the King saw that he arose in amazement, and went and embraced the tailor in the sight of all men.
But good fortune did not last long. The King had daughters in plenty, one still prettier than the other, but he had no son. So the malicious shoemaker betook himself for the fourth time to the King, and said, "Lord King, the tailor has not given up his arrogance. He has now boasted that if he liked, he could cause a son to be brought to the Lord king through the air." The King commanded the tailor to be summoned, and said, "If thou causest a son to be brought to me within nine days, thou shalt have my eldest daughter to wife." - "The reward is indeed great," thought the little tailor; "one would willingly do something for it, but the cherries grow too high for me, if I climb for them, the bough will break beneath me, and I shall fall."
He went home, seated himself cross-legged on his work-table, and thought over what was to be done. "It can't be managed," cried he at last, "I will go away; after all I can't live in peace here." He tied up his bundle and hurried away to the gate. When he got to the meadow, he perceived his old friend the stork, who was walking backwards and forwards like a philosopher. Sometimes he stood still, took a frog into close consideration, and at length swallowed it down. The stork came to him and greeted him. "I see," he began, "that thou hast thy pack on thy back. Why art thou leaving the town?" The tailor told him what the King had required of him, and how he could not perform it, and lamented his misfortune. "Don't let thy hair grow grey about that," said the stork, "I will help thee out of thy difficulty. For a long time now, I have carried the children in swaddling-clothes into the town, so for once in a way I can fetch a little prince out of the well. Go home and be easy. In nine days from this time repair to the royal palace, and there will I come." The little tailor went home, and at the appointed time was at the castle. It was not long before the stork came flying thither and tapped at the window. The tailor opened it, and cousin Longlegs came carefully in, and walked with solemn steps over the smooth marble pavement. He had, moreover, a baby in his beak that was as lovely as an angel, and stretched out its little hands to the Queen. The stork laid it in her lap, and she caressed it and kissed it, and was beside herself with delight. Before the stork flew away, he took his travelling bag off his back and handed it over to the Queen. In it there were little paper parcels with colored sweetmeats, and they were divided amongst the little princesses. The eldest, however, had none of them, but got the merry tailor for a husband. "It seems to me," said he, "just as if I had won the highest prize. My mother was if right after all, she always said that whoever trusts in God and only has good luck, can never fail."
The shoemaker had to make the shoes in which the little tailor danced at the wedding festival, after which he was commanded to quit the town for ever. The road to the forest led him to the gallows. Worn out with anger, rage, and the heat of the day, he threw himself down. When he had closed his eyes and was about to sleep, the two crows flew down from the heads of the men who were hanging there, and pecked his eyes out. In his madness he ran into the forest and must have died there of hunger, for no one has ever either seen him again or heard of him.