Ba điều ước


Еврей в терновнике


Ngày xửa ngày xưa, có một người nhà giàu. Ông ta có một người đầy tớ chăm chỉ, tận tâm với chủ. Ngày nào cũng vậy, anh là người đầu tiên ra khỏi nhà lúc trời sáng và tới đêm khuya là người cuối cùng đi ngủ. Có việc gì nặng nhọc không ai chịu làm, anh sẵn sàng nhận mà không bao giờ ca thán. Anh luôn luôn tỏ thái độ hài lòng và vui vẻ với mọi người.
Một năm đã trôi qua, nhưng chủ vẫn chưa trả cho anh công của năm đó. Chủ nghĩ:
- Tên này là đứa biết điều nhất, ta có thể lỡ đi được, nó cũng chẳng đi ở nơi khác, nó vẫn ở lại làm cho mình.
Người đày tớ kia vẫn lặng thinh, làm việc suốt năm thứ hai cũng chăm chỉ, tận tâm như năm thứ nhất. Cuối năm thứ hai, anh cũng chẳng nhận được tiền công. Anh cũng chẳng đả động gì tới chuyện đó và vẫn ở lại làm cho chủ.
Tới khi hết năm thứ ba, chủ cho tay vào túi làm như lấy tiền trả công, khi rút tay ra tay không, lúc ấy anh đầy tớ mới nói:
- Thưa ông chủ, tôi làm cật lực cho ông đã ba năm nay. Xin ông thương tình trả tiền công xứng đáng với sự tận tụy của tôi. Tôi muốn đi khắp đó đây để cho biết thiên hạ.
Ông chủ keo kiệt nói:
- Anh đã gắng sức làm cho ta, vậy cũng phải nhận tiền thưởng xứng đáng chứ.
Chủ cho tay vào túi và lấy ra đếm từng đồng Heller một và nói:
- Ta trả cho anh mỗi năm một Heller. Ba năm ba đồng là lớn lắm đấy, chẳng có chủ nào trả nhiều và hậu như thế.
Người đầy tớ chẳng mấy khi tiêu tiền, nhận tiền từ tay chủ và nghĩ:
- Giờ thì mình cũng đầy túi tiền, chẳng còn gì phải lo nghĩ, mà cũng chẳng phải kêu ca làm nặng nhọc.
Anh lội suối trèo đèo, vừa đi vừa nhảy, ca hát. Khi anh đi qua một bụi cây, bỗng có người tí hon xuất hiện và gọi anh:
- Đi đâu vậy, anh bạn vui tính? Tôi thấy, hình như anh chẳng có gì để lo lắng cả.
Anh chàng người ở đáp:
- Sao tôi lại phải buồn nhỉ! Đầy túi, kêu rủng riểng toàn tiền là tiền. Tiền công ba năm đi làm đấy.
- Kho báu của anh là bao nhiêu? Người tí hon hỏi.
- Bao nhiêu à? Ba đồng Heller, tôi đếm đúng như vậy.
Người tí hon nói:
- Này anh bạn, tôi già nua khốn khổ, anh cho tôi ba đồng Heller đi.
Tôi chẳng làm được gì để sống, anh còn trẻ khỏe nên làm gì cũng sống được. Anh chàng người ở vốn tốt bụng, hay thương người nên sẵn lòng đưa cho người tí hon ba đồng Heller và nói:
- Nhờ trời, tôi cũng chẳng đến nỗi túng thiếu.
Người tí hon liền nói:
- Anh tốt bụng thương người. Anh cho tôi ba đồng Heller, tôi tặng anh ba điều ước, ước gì được nấy.
Anh người ở vui mừng reo:
- A ha, anh đúng là người với tay tới tận trời xanh. Nếu ước được, tôi ước có ống xì đồng thổi chim, thổi đâu trúng đó. Thứ đến tôi ước có cây vĩ cầm, mỗi khi tôi chơi đàn thì tất cả mọi thứ đều nhảy múa. Điều thứ ba là không ai từ chối tôi, mỗi khi tôi yêu cầu họ.
Người tí hon nói:
- Những điều đó anh sẽ có!
Nói xong, người tí hon sờ tay vào bụi cây. Người ta có cảm tưởng những thứ chàng trai người ở ước muốn đã được sắp đặt từ trước, giờ chúng ở ngay trước mắt chàng, người tí hon cầm đưa chàng và nói:
- Mỗi khi anh có điều gì yêu cầu thì chẳng có ai chối từ cả.
Anh chàng người ở tự nhủ:
- Tuyệt vời, còn mong muốn gì nữa!
Anh lại tiếp tục lên đường. Lát sau anh gặp một người Do Thái có bộ râu dê rất dài. Người này đang đứng lắng nghe tiếng chim hót, con chim đang đậu trên ngọn cây. Người này nói:
- Tạo hóa sinh ra sao mà tuyệt vời, con chim nhỏ xíu mà có giọng hót lanh lảnh vang xa! Không biết có ai có thể giúp mình bắn nó không nhỉ?
Anh chàng người ở nói:
- Nếu chẳng có chuyện gì thì chim rơi ngay bây giờ cho coi.
Chàng dương ống xì đồng thổi trúng, chim rơi xuống bụi cây gai. Chàng bảo người Do Thái:
- Này anh kia, chui vào bụi lấy chim đi.
Người Do Thái nói:
- Để tôi lách vào xem chim bị anh bắn trúng vào đâu.
Người Do Thái kia trườn mình vào giữa bụi cây. Đúng lúc đó, anh chàng người ở hứng chí lấy đàn vĩ cầm ra chơi. Lập tức người Do Thái kia bật đứng dậy và nhảy. Đàn đánh càng du dương, người Do Thái kia nhảy càng sôi động hơn. Gai kéo níu rách hết áo quần, gai làm chòm râu dê tơi tả, gai đâm tê tái khắp người. Lúc bấy giờ, người Do Thái kia kêu la:
- Đánh đàn gì mà kỳ vậy. Xin đừng chơi đàn nữa, tôi có thích nhảy đâu.
Chàng trai người ở cứ chơi đàn tiếp tục, trong bụng nghĩ:
- Ngươi lừa đảo nhiều người rồi. Gai đâm để cho ngươi nhớ đời.
Rồi chàng chơi càng hăng say hơn trước. Người Do Thái kia nhảy càng cao và hăng hơn trước đến nỗi quần áo rách nát từng mảnh và dính treo lơ lửng trong bụi gai. Người đó la:
- Ối trời ơi, đau quá. Xin tha cho tôi, tôi xin nộp túi vàng này.
Chàng trai người ở nói:
- Nếu ngươi hào phóng như vậy thì ta ngưng chơi nhạc. Ta cũng khen ngươi nhảy khá đấy.
Rồi chàng cầm túi vàng và tiếp tục lên đường.
Đợi đến khi chàng trai đi đã xa khuất khỏi tầm mắt nhìn, lúc bấy giờ người Do Thái kia mới la tướng lên:
- Quân nhạc sĩ lang thang khốn kiếp, đồ gảy đàn ăn xin, cứ đợi đấy, ta sẽ tóm được ngươi. Ta sẽ dần cho ngươi biết tay ta, ta đánh ngươi nhừ tử.
Đồ khốn nạn, ngươi sẽ biết thế nào là xu và tiền vàng.
Người Do Thái kia chửi một thôi một hồi. Khi đã lấy lại sức, người Do Thái kia tới thành phố gặp quan tòa. Hắn nói:
- Thưa quan tòa, ngay giữa đường cái quan, ngay giữa ban ngày mà có tên khốn kiếp nó dám cướp của, đánh người. Đá cũng phải thấy xót xa! Nó đánh tôi tơi tả quần áo, khắp người toàn những vết thương, rồi lấy đi túi tiền toàn những đồng Dukaten sáng loáng, đồng nào cũng đẹp ơi là đẹp. Lạy trời, hãy tóm cổ nó cho vào ngục tối!
Quan tòa hỏi:
- Có phải lính không? Nó đã dùng kiếm đâm anh phải không?
Người Do Thái đáp:
- Có trời chứng giám. Hắn chẳng có dao, kiếm gì cả. Hắn đeo một ống xì đồng và một cây đàn vĩ cầm. Tên tội phạm ấy rất dễ nhận mặt.
Quan tòa cho lính đi lùng bắt. Họ tìm ra ngay anh chàng người ở tốt bụng kia. Họ cũng thấy anh ta dắt trong người túi tiền.
Anh chàng người ở bị đưa ra tòa xét xử. Anh thưa:
- Tôi không hề chạm vào thân thể người Do Thái kia. Tôi cũng chẳng cướp túi tiền của hắn. Hắn nói, nếu tôi ngưng kéo vĩ cầm, hắn sẽ cho tôi túi tiền.
Người Do Thái la lớn:
- Có trời chứng giám! Giờ nó lại dối trá như lũ ruồi bẩn thỉu.
Quan tòa không tin lời anh chàng người ở và nói:
- Giữa đường cái quan mà dám ăn cướp. Đem treo cổ! Điều đó không thể tha thứ được!
Khi chàng người ở bị dẫn ra pháp trường, người Do Thái kia còn nói lớn:
- Quân hỗn như gấu! Đồ nhạc sĩ lang thang chó chết, giờ thì mày được thưởng xứng công nhe!
Chàng người ở lặng lẽ theo bước người đao phủ, khi bước lên bục cuối cùng, chàng quay người lại nói với quan tòa:
- Xin cho tôi được nói yêu cầu trước khi chết.
Quan tòa nói:
- Chỉ có xin tha chết là không được!
Chàng người ở nói:
- Tôi không xin tha chết. Tôi xin được chơi đàn vĩ cầm lần cuối.
Người Do Thái kia bỗng thét lên:
- Cầu trời, đừng cho phép nó chơi đàn, đừng cho phép nó chơi đàn!
Quan tòa phán:
- Tại sao lại không cho nó được hưởng giây lát sung sướng. Điều đó ta cho phép!
Nhưng làm sao chối từ được, đấy là một trong ba điều ước mà chàng người ở có.
Người Do Thái kia lại la lớn:
- Hãy trói tôi lại, hãy trói chặt tôi lại!
Chàng người ở tốt bụng lấy đàn vĩ cầm ra chơi. Tiếng đàn du dương vừa mới vang lên thì mọi người đều rục rịch, rồi quan tòa, thơ ký cùng các nhân viên tòa án đều đung đưa chân bắt đầu nhảy, tên đao phủ buông thòng lọng khỏi chàng người ở. Tiếng đàn càng rộn vang mọi người càng nhảy hăng say hơn trước. Quan tòa và người Do Thái kia đứng đầu hàng và nhảy hăng say nhất. Rồi tất cả những người tò mò tới xem hành hình cũng nhộn nhịp nhảy múa, già trẻ, béo gầy đều nhảy, rồi chó đứng quanh cũng chân thấp chân cao như muốn cùng nhảy với mọi người. Chàng chơi càng lâu mọi người càng nhảy tứ tung đến mức họ cụng đầu vào nhau tới mức đau điếng phải ca thán. Cuối cùng quan tòa thấy mình gần hụt hơi vì nhảy, ông nói:
- Ta tha chết cho ngươi. Hãy ngưng chơi đàn!
Chàng người ở tốt bụng ngưng chơi đàn, đeo đàn vào người và bước khỏi bục treo cổ. Chàng bước tới chỗ tên Do Thái và hỏi:
- Quân lừa đảo! Nói ngay, ngươi lấy ở đâu ra tiền! Bằng không ta lại lấy đàn ra chơi.
Tên Do Thái đang nằm lăn dưới đất, ráng lấy sức hít thở, nghe nói vậy, hắn khai:
- Tiền ấy là tiền tôi ăn cắp.
Quan tòa liền cho dẫn tên Do Thái lên bục và hạ lệnh treo cổ tên ăn cắp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Жил однажды на белом свете богач, и у того богача был слуга, который служил ревностно и честно, вставал каждое утро раньше всех и позже всех ложился вечером, и где была тяжелая работа, другим не по силам, там он всегда первый за нее принимался. При этом он ни на что не жаловался, был всегда доволен и всегда весел.
Когда окончился год его службы, господин его не дал ему никакого жалованья, подумав: "Этак-то лучше, и я на этом сохраню кое-что, и он от меня не уйдет, а останется у меня на службе".
Слуга не сказал ему ни слова, и во второй год исполнял ту же работу, что и в первый. И даже тогда, когда и за второй год он не получил никакого жалованья, примирился с этим и остался по-прежнему на службе.
По прошествии и третьего года господин спохватился, стал рыться в кармане, однако ничего из кармана не вынул. Тогда наконец слуга заговорил: "Я, сударь, честно служил вам три года сряду, а потому будьте так добры, дайте мне то, что мне следует получить по праву; мне бы хотелось от вас уйти и повидать свет белый". А скряга и отвечал ему: "Да, милый мой слуга, ты мне служил прекрасно и должен быть за это вознагражден надлежащим образом". Сунул он руку опять в карман и геллер за геллером отсчитал ему три монетки… "Вот тебе за каждый год по геллеру - это большая и щедрая плата, какую ты мог бы получить лишь у очень немногих господ".
Добряк-слуга немного смыслил в деньгах, спрятал свой капитал в карман и подумал: "Ну, теперь у меня полнешенек карман денег - так о чем мне и тужить? Да не к чему и затруднять себя тяжелою работою!"
И пошел путем-дорогою по горам, по долам, весело припевая и припрыгивая на ходу.
Вот и случилось, что в то время, когда проходил он мимо чащи кустов, вышел к нему оттуда маленький человечек и спросил: "Куда путь держишь, веселая голова? Вижу я, что ты ничем особенно не озабочен". - "А о чем же мне и печалиться? - отвечал парень. - Карман у меня полнешенек - в нем бренчит у меня жалованье, полученное за три года службы". - "А велика ли вся твоя казна?" - спросил человечек. "Велика ли? А целых три геллера звонкой монетой!" - "Послушай, - сказал человечек, - я бедный, нуждающийся человек, подари мне свои три геллера: я уж ни на какую работу не пригоден, а ты еще молод и легко можешь заработать свой хлеб".
Парень был добросердечный и притом почувствовал жалость к человечку; подал ему свои три монеты и сказал: "Прими Христову милостыньку, а я без хлеба не останусь". Тогда сказал человечек: "Видя твое доброе сердце, я разрешаю тебе высказать три желания - на каждый геллер по желанию - и все они будут исполнены!" - "Ага! - сказал парень. - Ты, видно, из тех, которые любят пыль в глаза пускать! Ну, да если уж на то пошло, то я прежде всего желаю получить такое ружье, которое бы постоянно попадало в намеченную цель; а во-вторых, желаю получить такую скрипку, на которой, чуть заиграю, так чтобы все кругом заплясало; а в-третьих, если к кому обращусь с просьбою, так чтобы мне в ней отказу не было". - "Все это я тебе даю", - сказал человечек, сунул руку в куст - и поди ж ты! - достал оттуда, словно по заказу, и ружье, и скрипку.
Отдавая и то и другое парню, он сказал: "Если ты кого попросишь о чем, то ни один человек на свете тебе не откажет". "Вот у меня и есть все, чего душа желает!" - сказал сам себе парень.
Вскоре после того повстречался ему на пути еврей с длинной козлиной бородкой; он стоял и прислушивался к пению птички, сидевшей очень высоко, на самой вершине дерева. "Истинное чудо! - воскликнул он наконец. - У такой маленькой твари и такой голосище! Эх, кабы она была моею! Жаль, что ей никто не может на хвост соли насыпать!" - "Коли только за этим дело стало, - сказал парень, - так птицу мы оттуда сейчас спустим!" Приложился он и так ловко попал, что птица упала с дерева в терновник. "Слушай, плутяга, - сказал парень еврею, - вынимай оттуда свою птицу". - "Ну что же, я подберу свою птицу, коли уж вы в нее попали!" - сказал еврей, лег на землю и давай продираться внутрь тернового куста.
Когда он залез в самую середину кустарника, вздумалось парню подшутить - взялся он за скрипку и давай на ней наигрывать. Тотчас же начал и еврей поднимать ноги вверх и подскакивать, и чем более парень пилил на своей скрипке, тем шибче тот приплясывал. Но шипы терновника изодрали его ветхое платьишко, растеребили его козлиную бороденку и перецарапали ему все тело. "Да что же это за музыка! - крикнул, наконец, еврей. - Что за музыка! Пусть господин перестанет играть, я вовсе не хочу плясать!" Но парень не очень его слушал и думал про себя: "Ты довольно людей дурачил - пусть-ка теперь тебя терновник поцарапает!" - и продолжал наигрывать, а еврей все выше и выше подскакивал, и лохмотья его одежды то и дело оставались на иглах терновника.
"Ай, вей! - взмолился он. - Лучше уж я дам господину, что он желает - дам целый кошелек с золотом, лишь бы он играть перестал!" - "О! Если ты такой щедрый, - сказал парень, - то я, пожалуй, и прекращу мою музыку; однако же должен тебя похвалить - ты под мою музыку отлично пляшешь!" Затем получил он от еврея кошелек и пошел своей дорогой.
Еврей же остался на том же месте и все смотрел вслед парню, пока тот совсем у него не скрылся из глаз; а тогда и начал кричать, что есть мочи: "Ах, ты, музыкант грошовый! Ах ты, скрипач из пивной! Погоди ужо: дай мне с тобой глаз на глаз встретиться! Так тебя пугну, что во все лопатки бежать от меня пустишься!" - и кричал, и ругался, сколько мог.
А когда он этою бранью немного пооблегчил себе душу, то побежал в город к судье. "Господин судья, - ай, вей! - извольте посмотреть, как на большой дороге какой-то злодей меня ограбил и что со мною сделал! Камень, и тот должен был бы надо мною сжалиться! Извольте видеть: платье все в клочья изорвано! Тело исколото и исцарапано! И весь достаточек мой, вместе с кошельком, у меня отнят! А в кошельке-то все червонцы, один другого лучше! Ради Бога, прикажите злодея в тюрьму засадить!"
Судья спросил: "Да кто же он был? Солдат, что ли, что тебя так саблей отделал?" - "Ни-ни! - сказал еврей. - Шпаги обнаженной при нем не было, только ружье за спиной да скрипка под бородою; этого злодея не мудрено узнать!"
Выслал судья свою команду, и его посланные легко отыскали парня, который преспокойно шел своею дорогой; да у него же и кошель с золотом нашли.
Призванный в суд, он сказал: "Я к еврею не прикасался и денег у него не брал, он сам по доброй воле мне деньги предложил, лишь бы только я перестал играть на скрипке, потому что он не мог выносить моей музыки". - "Никогда! Как можно! - закричал еврей. - Все-то он лжет, как мух ловит!"
Но судья и без того парню не поверил и сказал: "Плохое ты нашел себе оправдание - не может быть, чтобы еврей тебе по доброй воле деньги дал!" И присудил добродушного парня за грабеж на большой дороге к повешению.
Когда его повели на казнь, еврей не вытерпел, закричал ему: "А, живодер! А, собачий музыкант! Теперь небось получишь заслуженную награду!"
А парень преспокойно поднялся с палачом по лестнице на виселицу, и обернувшись на последней ступеньке ее, сказал судье: "Дозвольте мне обратиться к вам перед смертью с некоторою просьбою!" - "Ладно, - сказал судья, - дозволяю; не проси только о помиловании". - "Нет, прошу не о помиловании, - отвечал парень, - а о том, чтобы мне напоследок дозволено было еще раз сыграть на моей скрипке".
Еврей закричал благим матом: "Ради Бога, не дозволяйте ему!" Но судья сказал: "Почему бы мне ему этого не дозволить? Пусть потешится перед смертью, а затем - ив петлю". Но он и не мог отказать ему вследствие особого дара, который был дан парню человечком… Еврей же стал кричать: "Ай, вей! Ай, вей! Вяжите, вяжите меня покрепче!"
Тогда добродушный парень снял свою скрипку с шеи, настроил ее, и чуть только первый раз провел по ней, все стали шаркать ногами и раскачиваться - и судья, и писцы его, и судейские, и даже веревка выпала из рук того, кто собирался скрутить еврея. При втором ударе смычка все подняли ноги, а палач выпустил добродушного парня из рук и приготовился к пляске… При третьем ударе все подпрыгнули на месте и принялись танцевать - и судья с евреем впереди всех, и выплясывали лучше всех.
Вскоре и все кругом заплясало, все, что сбежалось на базарную площадь из любопытства, - старые и малые, толстяки и худощавые; даже собаки, и те стали на задние лапы и стали прыгать вместе со всеми. И чем долее играл он, тем выше прыгали плясуны, так что даже головами стали друг с другом стукаться, и напоследок все подняли жалобный вой.
Наконец судья, совсем выбившись из сил, закричал парню: "Дарю тебе жизнь, только перестань же играть!"
Добродушный парень внял его голосу, отложил скрипку в сторону, опять повесил ее себе на шею и сошел с лестницы. Тогда подошел он к еврею, который лежал врастяжку на земле, не будучи в силах перевести дыхание, и сказал ему: "Негодяй! Теперь сознайся, откуда у тебя деньги - не то сниму скрипку и опять стану на ней играть". - "Украл я, украл деньги! - закричал еврей в отчаянии. - А ты честно их заработал".
Услышав это, судья приказал вести еврея на виселицу и повесить, как вора.