Den kloge lille skrædder


Người thợ may khôn ngoan


Der var engang en prinsesse, som var så forfærdelig stolt. Når der kom en frier, gav hun ham en gåde at løse, og kunne han ikke, blev han med hån og spot jaget på porten. Hun lod bekendtgøre, at hun ville gifte sig med den, der kunne løse gåden, og hvem der havde lyst måtte prøve på det. Engang kom der tre skræddere. De to ældste tænkte, at nu havde de sat så mange sting lige på en prik, hvor de skulle være, så de måtte vel også kunne træffe det rigtige her. Den tredie var en lille springfyr, som ikke engang kunne sit håndværk, men han tænkte, at her måtte han da endelig engang have lykken med sig. "Bliv du kun hjemme," sagde de to andre til ham, "du kommer alligevel ingen vegne med din smule forstand." Men skrædderen hørte ikke på dem. Han havde nu engang sat sig i hovedet, at han ville derhen, og mente at han nok skulle klare sig. Så begav han sig på vej, så glad som om hele verden var hans.
De meldte sig alle tre hos prinsessen og bad, om hun ville give dem sin gåde. Nu var endelig de rette folk kommet. De havde en forstand så skarp som æggen på en saks. Prinsessen sagde så: "Jeg har to slags hår på hovedet, hvad kulør har de?" - "Er det ikke andet," sagde den første, "de er sorte og hvide som det klæde, man kalder kommen og salt." - "Det er galt," sagde prinsessen, "lad den næste prøve." - "Når det ikke er sort og hvidt, så er det brunt og rødt som min fars stadsfrakke," sagde han. "Det er galt," sagde prinsessen, "lad den tredie så svare, jeg kan se, han ved det." Den lille skrædder trådte nok så kæk frem og sagde: "Prinsessen har et sølv- og et guldhår på hovedet, det er de to farver." Da prinsessen hørte det, blev hun ligbleg og var lige ved at besvime, for den lille skrædder havde gættet det, som hun troede, intet menneske kunne gætte. Da hun igen kom til sig selv, sagde hun: "Du har ikke vundet mig endnu, du må gøre en ting til. Nede i stalden ligger der en bjørn, og hos den skal du blive i nat. Hvis du så endnu er levende i morgen, når jeg står op, vil jeg gifte mig med dig." På denne måde tænkte hun at blive skrædderen kvit. Endnu aldrig var noget menneske sluppet levende af bjørnens klør. Men skrædderen tabte ikke modet. "Dristig vovet, halvt er vundet," sagde han nok så fornøjet.
Om aftenen blev han ført ind i stalden. Bjørnen ville straks gå løs på ham og give ham en ordentlig velkomsthilsen med sin pote. "Tag det med ro," sagde skrædderen, "jeg skal nok få dig til at være stille." Han tog nu ganske sindigt nogle nødder op af lommen, knækkede dem og spiste dem. Da bjørnen så det, fik han også lyst til nødder. Skrædderen stak hånden i lommen og rakte den en håndfuld, ikke nødder men gråsten. Bjørnen puttede dem i munden, men kunne ikke knække dem, hvordan den så bar sig ad. "Sikken en klods, jeg må være, at jeg ikke engang kan knække den smule nødder," tænkte den og sagde til skrædderen: "Knæk de nødder for mig." - "Der kan du se, hvad for en dårlig karl du er," sagde skrædderen, "du har sådan et stort gab og kan ikke engang knække sådan en smule nød." Han tog nu stenene, men puttede i en fart en nød i munden i stedet for og knækkede den en, to, tre. "Jeg vil prøve engang til," sagde bjørnen, "når jeg sådan ser på det, synes jeg, det er så let." Skrædderen gav den igen stenene og bjørnen bed til af alle livsens kræfter. Men det nyttede jo ikke. Skrædderen tog nu sin violin frem og gav sig til at spille. Da bjørnen hørte det, kunne den ikke modstå, men begyndte at danse. Den syntes så godt om det, at den efter en lille tids forløb sagde til skrædderen: "Hør, er det svært at lære at spille." - "Det er den rene barnemad," svarede skrædderen, "nu skal du se, jeg lægger venstre hånd derpå og stryger med højre hånd, faldera, det går lystigt." - "Jeg kunne nok lide at spille violin," sagde bjørnen, "så kunne jeg danse, så tit jeg ville. Har du ikke lyst til at lære mig det?" - "Det vil jeg såmænd gerne, hvis du har anlæg," sagde skrædderen, "men kom engang her med dine poter, det er nogle vældig lange klør du har. Jeg må klippe lidt af dem." Han tog nu en skruestikke, bjørnen lagde poterne der, og skrædderen skruede til. "Vent så der, til jeg kommer med saksen," sagde han, lagde sig hen i en krog, på noget strå, og faldt i søvn og lod bjørnen brumme, så meget den ville.
Da prinsessen om aftenen hørte bjørnen brumme så voldsomt, troede hun, den brummede af glæde, fordi den havde gjort kål på skrædderen. Om morgenen stod hun nok så fornøjet op, men da hun kom ned til stalden, stod skrædderen der, frisk og rask som en fisk. Hun kunne nu ikke gøre flere indvendinger, for hun havde jo offentligt lade bekendtgøre, at hun ville ægte den, der løste gåden. Hun og skrædderen steg ind i en vogn for at køre til kirke og blive viet. Da de havde sat sig derind, gik de to andre skræddere, som var misundelige på ham, ind i stalden og skruede bjørnen løs. Rasende rendte den efter vognen. Prinsessen hørte den snøfte og brumme og råbte rædselsslagen: "Nu kommer bjørnen og tager dig." Men skrædderen var hurtig i vendingen. Han stillede sig på hovedet, stak benene ud af vinduet og råbte: "Kan du se skruestikken? Hvis du ikke går, kommer du i den igen." Da bjørnen hørte det, vendte den om og løb tilbage. Men skrædderen kørte roligt til kirke med prinsessen, blev gift med hende og levede glad og lykkelig som en hedelærke. Og den, der ikke vil tro det, skal betale en daler.
Xưa có một công chúa rất kiêu kỳ: chàng trai nào đến nàng cũng ra câu đố. Hễ chàng trai không giải được là liền bị nàng giễu cợt đuổi đi. Công chúa cho loan báo, nàng sẽ lấy ai giải được câu đố, ai muốn thử sức xin cứ đến.
Một ngày kia có ba người thợ may xin tới. Hai người nhiều tuổi hơn là thợ may lành nghề, mũi khâu của họ rất đẹp, họ tin rằng với sự khéo tay họ sẽ thành công. Người thứ ba bé nhỏ, thích lăng xăng, tay nghề rất thấp, nhưng anh ta lại hy vọng biết đâu lần này gặp may. Thấy vậy hai người kia khuyên:
- Cậu nên ở nhà, tay nghề còn non thì làm được trò trống gì.
Anh ta không nghe và còn nói mình đã có lần thử sức nên biết cách, anh ta cứ đi cùng, làm như phần thắng đã nắm chắc trong tay.
Ba người đến gặp công chúa, xin ra câu đố. Và nói họ là những người tinh khôn, nhanh trí, không có gì qua được mắt họ. Công chúa liền hỏi:
- Trên đầu ta hiện có hai thứ tóc, vậy hai thứ tóc ấy màu gì?
Người thứ nhất đáp:
- Chẳng phải màu gì khác ngoài màu đen, màu trắng.
Công chúa nói:
- Đoán sai. Người thứ hai nói đi.
Bác thứ hai đáp:
- Nếu không phải đen và trắng, chắc là nâu với đỏ giống màu áo mặc tết của bố tôi.
Công chúa nói:
- Cũng sai, người thứ ba nói đi, coi bộ người này chắc biết.
Chú thợ may bé nhỏ bẽn lẽn bước ra và nói:
- Trên đầu công chúa có một sợi tóc bạc và một sợi tóc vàng, đó là hai màu tóc.
Nghe trả lời vậy, công chúa tái mặt, tí nữa thì té xỉu, vì nàng vẫn đinh ninh không ai trên đời này đoán nổi.
Sau khi bình tĩnh lại, công chúa nói:
- Tuy thế, ngươi vẫn chưa được gọi là thắng cuộc. Còn việc này nữa: Đêm nay người xuống ngủ chung với gấu trong chuồng. Sáng mai, khi ta dậy mà thấy ngươi vẫn còn sống thì ta sẽ lấy ngươi.
Nàng tưởng với cách ấy nàng sẽ thoát, vì từ xưa tới nay chưa có ai ở trong nanh vuốt nó mà lại thoát chết. Chú thợ may bé nhỏ không sợ tí nào cả mà còn lấy làm thú vị và nói:
- Liều, coi như đã thắng một nửa.
Tối đến, chú xuống chuồng gấu, gấu định nhảy tới đón chào chú bằng một cái tát, nhưng chú nói ngay:
- Khoan, khoan nào, tao sẽ bảo cho mày biết thế nào là từ tốn.
Chú móc từ trong túi lấy hạt dẻ ra cắn và thản nhiên ăn làm như không có điều gì phải lo lắng. Nhìn thấy thế, gấu đâm ra cũng thèm. Chú móc túi và đưa cho nó một vốc đầy, nhưng không phải hạt dẻ mà toàn sỏi là sỏi. Gấu nghiến răng cố cắn nhưng không tài nào cắn được. Nó nghĩ, mình thật là đồ vô dụng, chỉ có cắn hạt dẻ mà cũng không xong. Nó gọi chú thợ may:
- Này anh bạn của tôi, cắn hạt dẻ hộ cái nào.
- Nhìn đây, đồ vô dụng - chú thợ may nói - mõm to thế mà không cắn nổi hạt dẻ ư?
Chú tráo ngay mấy viên sỏi gấu đưa, bỏ tọt vào mồm hạt dẻ và cắn vỡ đôi. Gấu nói:
- Ta phải cắn thử lần nữa xem sao, chỉ có thế thì ta cũng làm được.
Chú thợ may đưa cho nó mấy viên sỏi. Gấu lấy hết sức mình nghiến răng cắn. Chắc các bạn cũng biết đấy: cắn sao nổi.
Thế rồi chú thợ may lấy vĩ cầm ra chơi một khúc nhạc. Nghe tiếng nhạc, lòng gấu rộn ràng hẳn lên và nó bắt đầu nhảy. Hứng chí lên nó hỏi chú thợ may:
- Chơi vĩ cầm có khó không?
- Dễ thôi, nhìn đây, tay trái bấm lên dây, tay phải cầm cái này kéo lướt lên xuống là nó ra âm hố la la, vi va lơ ra.
Gấu nói:
- Tôi hiểu rồi. Anh bạn dạy tôi nhé, có được không? Tôi học để lúc nào hứng thì chơi đàn cho mọi người nhảy.
Chú thợ may nói:
- Nếu có năng khiếu thì cũng học nhanh lắm. Này, móng vuốt gì mà dài kinh khủng vậy, đưa ta cắt cho ngắn bớt đi.
Chú cho lấy bàn kẹp tới, gấu đưa chân vào bàn và chú kẹp lại thật chặt và bảo:
- Đợi chút, ta đi lấy kéo.
Đau quá, gấu gầm thét, nhưng chú thợ may cứ mặc kệ, lại ổ rơm nằm ngủ.
Tối đến, nghe tiếng gấu, công chúa cứ tưởng là gấu đã xé xác chú thợ may và giờ nó đang gầm lên vì vui thích.
Sáng hôm sau, khi thức giấc công chúa thấy người khoan khoái và đi ngay xuống chuồng gấu xem, nhưng nàng thấy chú thợ may đang tươi cười làm như cá tung tăng bơi dưới nước. Vì đã trót hứa công khai nên không thể từ chối được nữa. Nhà vua cho xe đến đón công chúa cùng chú thợ may sang nhà thờ để làm phép cưới.
Thấy bạn có diễm phúc hai người thợ may kia nổi cơn ghen tức, lẻn vào chuồng, tháo kẹp cho gấu. Xổ chuồng, gấu chạy như điên theo xe. Nghe tiếng gấu rống và thở phì phào, nhìn lại công chúa thấy gấu đang đuổi theo, nàng sợ hãi kêu lên:
- Trời ơi, gấu đang đuổi theo xe và định bắt anh đấy.
Nhanh trí, chú thợ may lộn chổng ngược hai chân thò ra ngoài cửa xe và quát:
- Gấu, mày có thấy bàn kẹp không? Muốn sống chạy mau không thì tao lại kẹp mày bây giờ.
Nhìn thấy vậy, gấu tưởng là kẹp nên quay đầu chạy mất. Chú thợ may ung dung ngồi trong xe tới nhà thờ. Tại đó hai người được làm phép cưới. Chú thợ may lấy công chúa, họ sống rất hạnh phúc bên nhau. Bạn có thể tin không. Nếu không tin phải nộp phạt một quan tiền.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng