Vom klugen Schneiderlein


Người thợ may khôn ngoan


Es war einmal eine Prinzessin gewaltig stolz; kam ein Freier, so gab sie ihm etwas zu raten auf, und wenn er's nicht erraten konnte, so ward er mit Spott fortgeschickt. Sie ließ auch bekanntmachen, wer ihr Rätsel löste, sollte sich mit ihr vermählen, und möchte kommen, wer da wollte. Endlich fanden sich auch drei Schneider zusammen; davon meinten die zwei ältesten, sie hätten so manchen feinen Stich getan und hätten's getroffen, da könnt's ihnen nicht fehlen, sie müßten's auch hier treffen. Der dritte war ein kleiner, unnützer Springinsfeld, der nicht einmal sein Handwerk verstand, aber meinte, er müßte dabei Glück haben; denn woher sollt's ihm sonst kommen. Da sprachen die zwei andern zu ihm: "Bleib nur zu Haus, du wirst mit deinem bißchen Verstande nicht weit kommen!" Das Schneiderlein ließ sich aber nicht irremachen und sagte, es hätten einmal seinen Kopf darauf gesetzt und wollte sich schon helfen, und ging dahin, als wäre die ganze Welt sein.
Da meldeten sich alle drei bei der Prinzessin und sagten, sie sollte ihnen ihre Rätsel vorlegen; es wären die rechten Leute angekommen, die hätten einen feinen Verstand, daß man ihn wohl in eine Nadel fädeln könnte. Da sprach die Prinzessin: "Ich habe zweierlei Haar auf dem Kopf, von was für Farben ist das?" - "Wenn's weiter nichts ist," sagte der erste, "es wird schwarz und weiß sein wie Tuch, das man Kümmel und Salz nennt." Die Prinzessin sprach: "Falsch geraten, antworte der zweite!" Da sagte der zweite: "Ist's nicht schwarz und weiß, so ist's braun und rot, wie meines Herrn Vaters Bratenrock." - "Falsch geraten," sagte die Prinzessin, "antworte der dritte, dem seh ich's an, der weiß es sicherlich." Da trat das Schneiderlein keck hervor und sprach: "Die Prinzessin hat ein silbernes und ein goldenes Haar auf dem Kopf, und das sind die zweierlei Farben." Wie die Prinzessin das hörte, ward sie blaß und wäre vor Schrecken beinah hingefallen, denn das Schneiderlein hatte es getroffen, und sie hatte fest geglaubt, das würde kein Mensch auf der Welt herausbringen. Als ihr das Herz wieder kam, sprach sie: "Damit hast du mich noch nicht gewonnen; du mußt noch eins tun. Unten im Stall liegt ein Bär, bei dem sollst du die Nacht zubringen; wenn ich dann morgen aufstehe und du bist noch lebendig, so sollst du mich heiraten." Sie dachte aber, damit wollte sie das Schneiderlein loswerden, denn der Bär hatte noch keinen Menschen lebendig gelassen, der ihm unter die Tatzen gekommen war. Das Schneiderlein ließ sich nicht abschrecken, war ganz vergnügt und sprach: "Frisch gewagt ist halb gewonnen."
Als nun der Abend kam, ward mein Schneiderlein hinunter zum Bären gebracht. Der Bär wollte auch gleich auf den kleinen Kerl los und ihm mit seiner Tatze einen guten Willkommen geben. "Sachte, sachte," sprach das Schneiderlein, "ich will dich schon zur Ruhe bringen." Da holte es ganz gemächlich, als hätt es keine Sorgen, welsche Nüsse aus der Tasche, biß sie auf und aß die Kerne. Wie der Bär das sah, kriegte er Lust und wollte auch Nüsse haben. Das Schneiderlein griff in die Tasche und reichte ihm eine Handvoll; es waren aber keine Nüsse, sondern Wackersteine. Der Bär steckte sie ins Maul, konnte aber nichts aufbringen, er mochte beißen, wie er wollte. Ei, dachte er, was bist du für ein dummer Klotz! kannst nicht einmal die Nüsse aufbeißen, und sprach zum Schneiderlein: "Mein, beiß mir die Nüsse auf!" - "Da siehst du, was du für ein Kerl bist," sprach das Schneiderlein, "hast so ein großes Maul und kannst die kleine Nuß nicht aufbeißen." Da nahm es die Steine, war hurtig, steckte dafür eine Nuß in den Mund und knack! war sie entzwei. "Ich muß das Ding noch einmal probieren," sprach der Bär, "wenn ich's so ansehe, ich mein, ich müßt's auch können." Da gab ihm das Schneiderlein abermals Wackersteine, und der Bär arbeitete und biß aus allen Leibeskräften hinein. Aber du glaubst auch nicht, daß er sie aufgebracht hat. Wie das vorbei war, holte das Schneiderlein eine Violine unter dem Rock hervor und spielte sich ein Stückchen darauf. Als der Bär die Musik vernahm, konnte er es nicht lassen und fing an zu tanzen, und als er ein Weilchen getanzt hatte, gefiel ihm das Ding so wohl, daß er zum Schneiderlein sprach: "Hör, ist das Geigen schwer?" - "Kinderleicht, siehst du, mit der Linken leg ich die Finger auf, und mit der Rechten streich ich mit dem Bogen drauf los, da geht's lustig, hopsasa, vivallalera!" - "So geigen," sprach der Bär, "das möcht ich auch verstehen, damit ich tanzen könnte, so oft ich Lust hätte. Was meinst du dazu? Willst du mir Unterricht darin geben?" - "Von Herzen gern," sagte das Schneiderlein, "wenn du Geschick dazu hast. Aber weis einmal deine Tatzen her, die sind gewaltig lang, ich muß dir die Nägel ein wenig abschneiden." Da ward ein Schraubstock herbeigeholt, und der Bär legte seine Tatzen darauf; das Schneiderlein aber schraubte sie fest und sprach: "Nun warte, bis ich mit der Schere komme!" ließ den Bären brummen, soviel er wollte, legte sich in die Ecke auf ein Bund Stroh und schlief ein.
Die Prinzessin, als sie am Abend den Bären so gewaltig brummen hörte, glaubte nicht anders, als er brummte vor Freuden und hätte dem Schneider den Garaus gemacht. Am Morgen stand sie ganz unbesorgt und vergnügt auf; wie sie aber nach dem Stall guckt, so steht das Schneiderlein ganz munter davor und ist gesund wie ein Fisch im Wasser. Da konnte sie nun kein Wort mehr dagegen sagen, weil sie's öffentlich versprochen hatte, und der König ließ einen Wagen kommen, darin mußte sie mit dem Schneiderlein zur Kirche fahren, und sollte sie da vermählt werden. Wie sie eingestiegen waren, gingen die beiden anderen Schneider, die ein falsches Herz hatten und ihm sein Glück nicht gönnten, in den Stall und schraubten den Bären los. Der Bär in voller Wut rannte hinter dem Wagen her. Die Prinzessin hörte ihn schnauben und brummen. Es ward ihr angst, und sie rief: "Ach, der Bär ist hinter uns und will dich holen!" Das Schneiderlein war fix, stellte sich auf den Kopf, streckte die Beine zum Fenster hinaus und rief: "Siehst du den Schraubstock? Wann du nicht gehst, so sollst du wieder hinein." Wie der Bär das sah, drehte er um und lief fort. Mein Schneiderlein fuhr da ruhig in die Kirche, und die Prinzessin ward ihm an die Hand getraut, und er lebte mit ihr vergnügt wie eine Heidlerche. Wer's nicht glaubt, bezahlt einen Taler.
Xưa có một công chúa rất kiêu kỳ: chàng trai nào đến nàng cũng ra câu đố. Hễ chàng trai không giải được là liền bị nàng giễu cợt đuổi đi. Công chúa cho loan báo, nàng sẽ lấy ai giải được câu đố, ai muốn thử sức xin cứ đến.
Một ngày kia có ba người thợ may xin tới. Hai người nhiều tuổi hơn là thợ may lành nghề, mũi khâu của họ rất đẹp, họ tin rằng với sự khéo tay họ sẽ thành công. Người thứ ba bé nhỏ, thích lăng xăng, tay nghề rất thấp, nhưng anh ta lại hy vọng biết đâu lần này gặp may. Thấy vậy hai người kia khuyên:
- Cậu nên ở nhà, tay nghề còn non thì làm được trò trống gì.
Anh ta không nghe và còn nói mình đã có lần thử sức nên biết cách, anh ta cứ đi cùng, làm như phần thắng đã nắm chắc trong tay.
Ba người đến gặp công chúa, xin ra câu đố. Và nói họ là những người tinh khôn, nhanh trí, không có gì qua được mắt họ. Công chúa liền hỏi:
- Trên đầu ta hiện có hai thứ tóc, vậy hai thứ tóc ấy màu gì?
Người thứ nhất đáp:
- Chẳng phải màu gì khác ngoài màu đen, màu trắng.
Công chúa nói:
- Đoán sai. Người thứ hai nói đi.
Bác thứ hai đáp:
- Nếu không phải đen và trắng, chắc là nâu với đỏ giống màu áo mặc tết của bố tôi.
Công chúa nói:
- Cũng sai, người thứ ba nói đi, coi bộ người này chắc biết.
Chú thợ may bé nhỏ bẽn lẽn bước ra và nói:
- Trên đầu công chúa có một sợi tóc bạc và một sợi tóc vàng, đó là hai màu tóc.
Nghe trả lời vậy, công chúa tái mặt, tí nữa thì té xỉu, vì nàng vẫn đinh ninh không ai trên đời này đoán nổi.
Sau khi bình tĩnh lại, công chúa nói:
- Tuy thế, ngươi vẫn chưa được gọi là thắng cuộc. Còn việc này nữa: Đêm nay người xuống ngủ chung với gấu trong chuồng. Sáng mai, khi ta dậy mà thấy ngươi vẫn còn sống thì ta sẽ lấy ngươi.
Nàng tưởng với cách ấy nàng sẽ thoát, vì từ xưa tới nay chưa có ai ở trong nanh vuốt nó mà lại thoát chết. Chú thợ may bé nhỏ không sợ tí nào cả mà còn lấy làm thú vị và nói:
- Liều, coi như đã thắng một nửa.
Tối đến, chú xuống chuồng gấu, gấu định nhảy tới đón chào chú bằng một cái tát, nhưng chú nói ngay:
- Khoan, khoan nào, tao sẽ bảo cho mày biết thế nào là từ tốn.
Chú móc từ trong túi lấy hạt dẻ ra cắn và thản nhiên ăn làm như không có điều gì phải lo lắng. Nhìn thấy thế, gấu đâm ra cũng thèm. Chú móc túi và đưa cho nó một vốc đầy, nhưng không phải hạt dẻ mà toàn sỏi là sỏi. Gấu nghiến răng cố cắn nhưng không tài nào cắn được. Nó nghĩ, mình thật là đồ vô dụng, chỉ có cắn hạt dẻ mà cũng không xong. Nó gọi chú thợ may:
- Này anh bạn của tôi, cắn hạt dẻ hộ cái nào.
- Nhìn đây, đồ vô dụng - chú thợ may nói - mõm to thế mà không cắn nổi hạt dẻ ư?
Chú tráo ngay mấy viên sỏi gấu đưa, bỏ tọt vào mồm hạt dẻ và cắn vỡ đôi. Gấu nói:
- Ta phải cắn thử lần nữa xem sao, chỉ có thế thì ta cũng làm được.
Chú thợ may đưa cho nó mấy viên sỏi. Gấu lấy hết sức mình nghiến răng cắn. Chắc các bạn cũng biết đấy: cắn sao nổi.
Thế rồi chú thợ may lấy vĩ cầm ra chơi một khúc nhạc. Nghe tiếng nhạc, lòng gấu rộn ràng hẳn lên và nó bắt đầu nhảy. Hứng chí lên nó hỏi chú thợ may:
- Chơi vĩ cầm có khó không?
- Dễ thôi, nhìn đây, tay trái bấm lên dây, tay phải cầm cái này kéo lướt lên xuống là nó ra âm hố la la, vi va lơ ra.
Gấu nói:
- Tôi hiểu rồi. Anh bạn dạy tôi nhé, có được không? Tôi học để lúc nào hứng thì chơi đàn cho mọi người nhảy.
Chú thợ may nói:
- Nếu có năng khiếu thì cũng học nhanh lắm. Này, móng vuốt gì mà dài kinh khủng vậy, đưa ta cắt cho ngắn bớt đi.
Chú cho lấy bàn kẹp tới, gấu đưa chân vào bàn và chú kẹp lại thật chặt và bảo:
- Đợi chút, ta đi lấy kéo.
Đau quá, gấu gầm thét, nhưng chú thợ may cứ mặc kệ, lại ổ rơm nằm ngủ.
Tối đến, nghe tiếng gấu, công chúa cứ tưởng là gấu đã xé xác chú thợ may và giờ nó đang gầm lên vì vui thích.
Sáng hôm sau, khi thức giấc công chúa thấy người khoan khoái và đi ngay xuống chuồng gấu xem, nhưng nàng thấy chú thợ may đang tươi cười làm như cá tung tăng bơi dưới nước. Vì đã trót hứa công khai nên không thể từ chối được nữa. Nhà vua cho xe đến đón công chúa cùng chú thợ may sang nhà thờ để làm phép cưới.
Thấy bạn có diễm phúc hai người thợ may kia nổi cơn ghen tức, lẻn vào chuồng, tháo kẹp cho gấu. Xổ chuồng, gấu chạy như điên theo xe. Nghe tiếng gấu rống và thở phì phào, nhìn lại công chúa thấy gấu đang đuổi theo, nàng sợ hãi kêu lên:
- Trời ơi, gấu đang đuổi theo xe và định bắt anh đấy.
Nhanh trí, chú thợ may lộn chổng ngược hai chân thò ra ngoài cửa xe và quát:
- Gấu, mày có thấy bàn kẹp không? Muốn sống chạy mau không thì tao lại kẹp mày bây giờ.
Nhìn thấy vậy, gấu tưởng là kẹp nên quay đầu chạy mất. Chú thợ may ung dung ngồi trong xe tới nhà thờ. Tại đó hai người được làm phép cưới. Chú thợ may lấy công chúa, họ sống rất hạnh phúc bên nhau. Bạn có thể tin không. Nếu không tin phải nộp phạt một quan tiền.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng