Có Trời chứng giám


Le clair soleil fera éclater la vérité au grand jour


Một chú thợ học việc đi khắp nơi tìm việc nhưng chẳng có một ai thuê. Đúng lúc trong túi chú không còn đến một đồng trinh thì chú gặp một người Do Thái, chú nghĩ chắc dân Do Thái có nhiều tiền nên đi thẳng tới dọa:
- Đưa tiền đây không toi mạng bây giờ.
Người Do Thái kia đáp:
- Hãy để tôi sống, tôi có đây tám trinh.
- Tiền có mà không chịu đưa cho tao.
Nói thế rồi chú thợ học nghề túm ngay người Do Thái kia nện cho một trận tới lúc người kia mềm nhũn mới thôi. Trước lúc chết người Do Thái kia nói thều thào:
- Chuyện này có Trời chứng giám.
Chú thợ học nghề lần túi người kia, chú lấy được đúng tám trinh, đúng như lời người kia nói. Chú kéo xác người kia giấu vào trong bụi cây rồi lại lên đường.
Tới thành kia chú tìm được một người thợ cả nhận, chú đem lòng yêu ngay con gái người thợ cả. Hai người lấy nhau và sống rất hạnh phúc.
Khi hai vợ chồng có được hai người con thì bố mẹ vợ cũng qua đời.
Một buổi sáng kia, người vợ mang cà phê lên cho chồng, nhìn ánh sáng mặt trời lóng lánh trên mặt cốc nước cà phê, người chồng nói:
- Có Trời chứng giám, Trời nào chứng giám hử?
Nghe thấy nói thế, người vợ hỏi chồng:
- Trời, cái gì thế hở mình? Thế có nghĩa là thế nào?
Người chồng nói:
- Anh không thể nói cho em biết về điều đó được.
- Nếu anh thực lòng thương em thì sao anh lại không thể nói cho em biết được nhỉ.
Rồi người vợ hứa sẽ không kể tiếp cho ai biết câu chuyện giữa hai người, và cứ gặng hỏi mãi. Người chồng đành kể khi xưa lúc túng quẫn mình có đánh chết một người Do Thái, trước lúc chết người ấy có nói:
- Chuyện này có Trời chứng giám.
Nhìn ánh mặt trời lóng lánh người chồng nhớ tới chuyện khi xưa, nghĩ rằng làm gì có Trời nào chứng giám ở đây. Kể xong người chồng còn dặn vợ tuyệt đối không được kể cho một ai biết. Người vợ hứa sẽ giữ kín miệng.
Một hôm tới thăm bà cô, vui miệng người vợ kể cho cô câu chuyện và dặn bà đừng kể cho ai biết câu chuyện ấy. Chưa đầy ba ngày sau, cả thành phố biết chuyện. Người chồng bị giải ra tòa và phải chịu tội xử trảm. Đúng là "Có Trời chứng giám."


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Un ouvrier tailleur voyageait de ville en ville pour se perfectionner dans son état. Les temps devinrent si difficiles, qu'il ne put plus trouver d'ouvrage, et qu'il tomba dans une misère profonde. Dans cette extrémité, il rencontra un juif au milieu d'un bois touffu; et chassant de son cœur la pensée de Dieu, il le saisit au collet et lui dit:
- La bourse, ou la vie!
Le juif répondit:
- De grâce, laissez-moi la vie; je ne suis d'ailleurs qu'un pauvre juif, et je n'ai que deux sous pour toute fortune.
Le tailleur crut que le juif lui en imposait; et il reprit:
- Tu ments; je suis sûr que ta bourse est bien garnie.
En achevant ces mots, il fondit sur le pauvre juif et lui asséna des coups si violents, que le malheureux tomba expirant contre terre. Sur le point de rendre le dernier soupir, le juif recueillit le peu qui lui restait de forces pour prononcer ces paroles:
- Le soleil qui a vu ton crime, saura bien en rendre témoignage!
Et le pauvre juif avait cessé d'exister.
Aussitôt l'ouvrier tailleur se mit à fouiller dans les poches de sa victime, mais il eut beau les retourner en tous sens, il n'y trouva que les deux sous annoncés par le juif.
Alors, il souleva le corps et alla le cacher derrière un buisson; après quoi, il poursuivit sa route, à la recherche d'une place.
Quand il eut voyagé longtemps de la sorte, il finit par trouver à s'employer dans une ville chez un maître tailleur qui avait une très-belle fille. Le jeune apprenti ne tarda pas à en devenir épris, la demanda en mariage, et l'épousa. Et ils vécurent heureux.
Longtemps après, son beau-père et sa belle-mère moururent, et le jeune couple hérita de leur maison. Un matin, tandis que notre tailleur était assis, les deux jambes croisées sur la table, et regardait par la fenêtre, sa femme lui apporta son café. Il en versa une partie dans sa soucoupe, et comme il se disposait à boire, un rayon de soleil vint se jouer à la surface de la liqueur, puis remonta vers les bords en traçant des dessins fantastiques.
Le tailleur, à qui sa conscience rappelait sans cesse les dernières paroles du juif, marmotta entre ses dents:
- Voilà un rayon qui voudrait bien rendre témoignage, mais il lui manque la voix!
- Que murmures-tu là dans ta barbe? lui demanda avec étonnement sa femme.
Le tailleur fort embarrassé par cette question, répondit:
- Ne le demande pas; c'est un secret.
Mais la femme reprit:
- Entre nous il ne doit pas y avoir place pour un secret. Tu me confieras celui-ci, ou je croirai que tu ne m'aimes pas.
Et la femme accompagna cette réponse insidieuse des plus belles promesses de discrétion: elle ensevelirait ce secret dans son sein; elle ne lui en parlerait même jamais plus. Bref, elle fit si bien, que le tailleur lui avoua que jadis, dans ses années de compagnonnage, un jour, égaré par la misère et la faim, il avait fait tomber sous ses coups, pour le dévaliser, un malheureux juif; et qu'au moment de rendre le dernier soupir, ce juif lui avait dit:
- Le soleil qui a vu ton crime saura bien en rendre témoignage!
- Et c'est à quoi je faisais allusion tout à l'heure, poursuivit le tailleur, en voyant le soleil s'évertuer à faire des ronds dans ma tasse; mais je t'en supplie, veille bien sur ta langue; songe qu'un seul mot pourrait me perdre.
La femme jura ses grands dieux qu'elle se montrerait digne de recevoir un secret.
Or, son mari s'était à peine remis au travail, qu'elle courut en toute hâte chez sa marraine, à qui elle raconta ce qu'elle venait d'apprendre, en lui recommandant bien de n'en souffler mot à qui que ce soit. Le lendemain, ce secret était celui de la ville entière; si bien, que le tailleur fut cité à comparaître devant le juge, qui le condamna à la peine qu'il méritait.
Et c'est ainsi que le soleil, qui voit tous les crimes, finit toujours par en rendre témoignage.