Bảy người xứ Schwaben


Les sept Souabes


Ngày xửa ngày xưa có bảy người Schwaben sống chung với nhau. Người thứ nhất tên là Schulz, người thứ hai là Jackli, người thứ ba là Marli, người thứ tư là Jergli, người thứ năm là Michal, người thứ sáu là Hans, người thứ bảy là Veitli. Bảy người dự định đi chu du thiên hạ, tìm thú vui trong phiêu lưu mạo hiểm, lập những kỳ tích to lớn. Để cho vững tâm, họ cũng muốn có khí giới nắm trong tay, nên họ thuê thợ rèn làm cho mây giáo thật dài, chắc chắn, nhưng chỉ làm một cây duy nhất ấy thôi.
Cả bảy người cùng nắm giữ cây giáo. Đi đầu là người táo tợn nhất, cường tráng, dáng nam nhi nhất đoàn, tất nhiên là anh Schulz rồi. Và họ đứng nối đuôi nhau theo thứ tự ấy, người đứng cuối hàng là Veitli.
Chuyện xảy ra như sau: Một hôm, giữa mùa cỏ khô, khi cả bọn đã đi được một thôi đường dài, chỉ còn một quãng ngắn nữa là tới làng - nơi họ định trú đêm, thì trên đồng cỏ bỗng có một con gì đó (có thể là một con bọ hung lớn hoặc một con ong bầu) bay phía sau đám lau sậy, tiếng đập cánh nghe rất đáng nghi ngại. Schulz giật bắn mình, sợ đến nỗi mồ hôi mồ kê túa ra như tắm, tí nữa thì đánh rơi cả giáo xuống đất.
Anh ta gọi đồng đội:
- Lắng nghe! Lắng nghe coi! Trời ơi, rõ ràng tôi nghe có tiếng trống trận!
Jackli đứng ngay cạnh, chẳng hiểu ngửi thấy mùi gì, cũng la tướng lên.
- Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, nhất định có chuyện, tôi ngửi thấy mùi thuốc súng và ngòi nổ.
Nghe tiếng hô hoán ấy, Schulz bỏ giáo bổ nhào đâm đầu chạy, thoắt một cái chàng ta đã nhảy được qua hàng rào, chân giẫm phải răng chiếc cào mà người làm cỏ để nằm sát bờ rào, cán cào bật lên, giáng cho chàng ta một cái nên thân vào giữa mặt. Schulz kêu la ầm ĩ:
- Ối đau quá! Ối đau quá! Cứ việc bắt tôi làm tù binh, tôi xin hàng rồi!
Sáu người kia, mạnh ai nấy chạy, xô chồng lên cả nhau, rồi la hét:
- Cậu đã hàng thì tớ cũng hàng! Cậu đã hàng thì tớ cũng hàng!
Đợi mãi chẳng thấy kẻ thù nào tới trói dẫn đi. Lúc bấy giờ cả bọn mới biết là do mình quá hoảng hốt, thần hồn nát thần tính đó thôi. Để mọi người không biết chuyện này, khỏi phải bị mỉa mai, chế giễu, bảy người thề với nhau quyết giữ mồm giữ miệng, không nhắc tới chuyện ấy nữa, trừ khi có người nào nhỡ mồm nói ra.
Sau đó họ lại tiếp tục đi. Cơn nguy hiểm thứ hai mà họ trải qua không thể đem so sánh với nỗi nguy hiểm lần thứ nhất được. Sau mấy ngày đi, giờ họ đang qua một cánh đồng hoang. Họ thấy một con thỏ ngủ ngồi dưới nắng, hai tai vểnh cao, đôi mắt to và trong suốt mở trừng trừng như nhìn ai. Cả bọn nghĩ, có lẽ đó là một giống thú rừng dữ tợn, liền bàn với nhau làm thế nào tránh được hiểm họa này. Họ muốn co cẳng chạy nhưng lại sợ con quái kia đuổi theo, nuốt chửng cả bọn. Họ nói với nhau:
- Chúng ta đành phải giao chiến với con quái vật này một trận thật ác liệt. Dám liều đánh là đã thắng một nửa rồi đấy.
Bảy người cùng nắm chắc cây giáo. Schulz đứng đầu, đứng cuối hàng là Veitli. Trong lúc Schulz ở hàng đầu còn muốn nắm chắc ngọn giáo thủ thế thì Veitli ở cuối hàng đã tỏ ra dũng cảm, tính đánh luôn, gã thét.
Xông tới, đâm đi, hãy vì danh dự người Schwaben,
Không tôi chúc các anh què liệt bây giờ.
Nhưng Hans hiểu rất rõ tâm địa Veitli và nói:
Trong đám đông thì anh tán,
Lúc đánh rồng anh chỉ dám đứng cuối thôi.
Michal cũng hét:
Một sợi tóc cũng chẳng còn,
Đúng con quỷ đó, chứ còn ai!
Rồi đến lượt Jackli nói:
Không phải, chính nó hay sao.
Hay là mẹ nó, hay người anh em?
Marli chợt nảy ra một ý hay. Gã nói với Veitli:
Lên đi, Veitli, lên đi
Tôi xin ủng hộ, đứng sau anh mà!
Nhưng Veitli không nghe. Jackli nói:
Đi đầu phải là anh Schulz,
Vinh quang phú quý, anh hùng, chính anh!
Lúc đó Schulz cố trấn tĩnh, trịnh trọng tuyên bố:
Nào ta can đảm xông lên,
Trên tài hảo hán, xứng tên anh hùng!
Bảy người xông thẳng vào con quái. Schulz run lẩy bẩy tay làm dấu, mồm cầu trời phù hộ, nhưng thấy cũng chẳng ích lợi gì mà mình thì mỗi lúc lại gần kẻ thù hơn trước. Sợ quá, chàng thét lớn:
- Chạy! Chạy mau thôi! Trời ơi, chạy mau thôi!
Tiếng la hét làm thỏ giật mình tỉnh giấc, vụt chạy băng đồng. Sun nhìn thấy kẻ thù chạy trốn, mừng rỡ kêu lên:
Thật nhanh như chớp, Veitli
Có biết con đó tên gì hay không?
Co giò rút chạy băng đồng
Chính danh thỏ đế, mình không thể ngờ!
Tuy vậy, bảy người Schwaben vẫn thích phiêu lưu mạo hiểm. Họ tới bên bờ sông Moden , nước lặng và sâu, đầy rong rêu, có một vài cái cầu bắc qua sông, nhiều chỗ người ta còn dùng thuyền để qua. Vì cả bảy người đều không biết chuyện đó, họ gọi với sang bên kia sông hỏi một người đang cắm cúi làm đồng, cách sang sông. Người này, phần vì không biết tiếng Schwaben, phần vì cách xa quá nên không hiểu bảy người kia muốn nói gì.
Nên hỏi lại bằng tiếng Trier:
- Hỏi c…ái gì? H…ỏi c…ái gì?
Nghe không rõ, Schulz cứ tưởng người ta nói:
- L…ội đi. L…ội mà sang!
Schulz là người đi đầu, nghe vậy, cứ xăm xăm xuống sông Moden. Chỉ được một vài bước đã bị thụt xuống bùn, chìm nghỉm dưới làn nước xoáy sâu, mũ của chàng bị gió thổi tạt sang bờ bên kia. Có một con ếch nhảy lên chóp mũ ngồi, rồi kêu:
- L…ội, l…ội, l…ội đi.
Sáu người còn lại nghe tiếng kêu từ phía bên kia vọng lại, họ bảo nhau:
- Anh bạn đường của chúng ta, anh Schulz đấy, anh ta gọi chúng ta đấy. Anh ta lội sang được, tại sao chúng ta lại không lội được nhỉ?
Cả sáu người nhảy ùa xuống sông và bị chết đuối. Thành thử chỉ vì một con ếch mà chết sáu mạng người. Cả đoàn Schwaben ấy không có một ai sống sót trở về.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Il était une fois sept habitants de la Souabe. Le premier s'appelait Monsieur Schulz, le second Jackli, le troisième Marli, le quatrième Jergli, le cinquième Michel, le sixième Jeannot et le septième Veitli. Ils s'étaient fixé pour but de voyager à travers le monde pour y chercher aventure et y accomplir de hauts faits. Comme ils voulaient être armés afin d'être en sécurité, ils avaient jugé bon de se fabriquer une pique, une seule, mais vraiment longue et solide. Ils la tenaient tous les sept à la fois. Le plus hardi, le plus viril se tenait devant: c'était Monsieur Schulz. Puis venaient les autres, dans l'ordre, le dernier étant Veitli.
Il arriva un jour qu'au mois des foins, comme ils avaient fait un long chemin et qu'il leur restait encore un peu de route à parcourir jusqu'au village où ils comptaient passer la nuit, un scarabée, un frelon peut-être, passa non loin d'eux, derrière un buisson, dans le pré, vrombissant pacifiquement. Monsieur Schulz s'effraya tant qu'il en laissa presque tomber la pique et que la sueur lui coula par tous les pores.
- Écoutez, écoutez! dit-il à ses compagnons. Seigneur, j'entends un tambour.
Jackli, qui tenait la pique derrière lui et dont je ne sais quelle odeur avait chatouillé les narines, dit:
- Il se passe indiscutablement quelque chose: je sens la poudre et la mèche à canon.
À ces mots, Monsieur Schulz prit la fuite et d'un bond franchit une clôture.
Comme il était retombé sur les dents d'un râteau que des faneurs avaient laissé là, le manche lui revint dans la figure, lui assénant un violent coup.
- Ouïe, ouïe, ouïe, s'écria Monsieur Schulz, faites-moi prisonnier, faites-moi prisonnier! Je me rends!
Les six autres, qui l'avaient suivi, s'écrièrent à leur tour:
- Si tu te rends, je me rends aussi! Finalement, comme il n'y avait aucun ennemi qui voulût les ligoter et les emmener, ils se rendirent compte qu'ils s'étaient trompés. Et pour que personne n'apprît cette histoire et ne se moquât d'eux, ils jurèrent de n'en point parler aussi longtemps que l'un d'eux n'ouvrirait par hasard la bouche à ce sujet.
Sur quoi, ils continuèrent leur voyage. Le deuxième péril qui les menaça était encore bien plus grand que le premier. Quelques jours plus tard, leur chemin les conduisit à travers des terres en friche. Un lièvre y dormait au soleil, oreilles pointées et ses yeux vitreux grands ouverts. À la vue de cette bête effrayante et sauvage, ils prirent peur et tinrent conseil pour savoir ce qu'ils allaient faire et quelle était la conduite la moins dangereuse à suivre. Car s'ils se mettaient à fuir, il était à craindre que le monstre les suivît et les avalât avec la peau et les os. Ils dirent donc:
- Nous allons devoir affronter un dangereux combat. Bien le concevoir, c'est déjà l'avoir gagné à moitié.
Ils saisirent leur pique, Monsieur Schulz était devant, Veitli derrière. Monsieur Schulz tenait l'engin. Mais Veitli, qui, dans sa position protégée, se sentait plein de courage, brûlait d'attaquer et criait:
- Au nom de la Souabe, en avant, les enfants!
Sinon que le diable nous laisse en plan!
Mais Jeannot savait où le bât le blessait. Il dit:
- Par tous les diables, tu parles bien!
Mais quand on voit l'ombre du dragon
de ta personne on ne voit que les talons!
Michel cria:
- Il s'en faut d'un cheveu
Que du diable lui-même je voie les yeux!
Ce fut au tour de Jergli. Il dit:
- Si ce n'est lui, c'est donc sa mère
Ou pour le moins, du diable le beau-frère!
Il vint à Marli une charitable pensée. Il dit à Veitli:
- Va, va, Veitli, va de l'avant!
De là derrière, je t'aiderai à serrer les dents!
Mais Veitli ne l'écoutait pas. Jackli dit:
- C'est à Schulz d'être le premier!
À lui seul l'honneur d'attaquer!
Monsieur Schulz prit son courage à deux mains et dit:
- À voir votre énervement
On voit bien que vous êtes vaillants.
Et tous ensemble, ils avancèrent contre le dragon. Monsieur Schulz se signa et appela Dieu à son secours. Mais comme rien ne se passait et que l'ennemi approchait, il cria, tant grande était sa peur:
- Ouah! Ouah! Ouahaha!
Le lièvre se réveilla, s'effraya et s'en fut à toute vitesse. Quand Monsieur Schulz le vit si couard, il s'écria plein de joie:
- Peuh! Veitli, regarde-moi ça
Ce n'était qu'un lièvre, va!
Les sept Souabes alliés partirent à la poursuite d'autres aventures. Ils arrivèrent sur les bords de la Moselle, un fleuve tranquille et profond que traversent peu de ponts et qu'il faut, en maints endroits, franchir en bateau. Nos Souabes n'en savaient rien. Ils appelèrent un homme qui, de l'autre côté, vaquait à ses occupations et lui demandèrent comment on pouvait passer. À cause de l'éloignement et de l'accent de ses interlocuteurs, l'homme ne comprit pas ce qu'ils voulaient et cria:
- Eh? Eh?
Monsieur Schultz comprit qu'il disait « À pied! À pied! » et, comme il était le premier, il se mit en demeure de pénétrer dans la Moselle. Bientôt, il s'enlisa dans la vase et l'eau, en vagues profondes, monta autour de lui. Le vent chassa son chapeau de l'autre côté du fleuve. Une grenouille le regarda et coassa:
- Ouais, ouais!
Les six autres, entendant cela, dirent:
- Notre compagnon, Monsieur Schulz, nous appelle. S'il a pu traverser, pourquoi pas nous?
Ils sautèrent tous ensemble dans l'eau et se noyèrent. Si bien qu'aucun des membres de l'alliance souabe ne rentra jamais à la maison.