Салатный осел


Rau lừa


Жил-был когда-то молодой охотник, вышел он раз в лес поохотиться. На душе у него было весело и радостно, он сорвал листочек, стал на нем насвистывать, но явилась вдруг перед ним старая-престарая уродливая старуха, заговорила с ним и сказала:
- Здравствуй, милый охотничек! Ты вон какой веселый и довольный, а я мучаюсь от голода и жажды, подай мне милостыньку.
Пожалел охотник бедную старушку, сунул руку в карман и подал ей что мог. Собрался он идти дальше, но старуха остановила его и говорит:
- Послушай, милый охотник, что я тебе скажу: хочу я за твое доброе сердце сделать тебе подарок. Ступай дальше своим путем-дорогой, и в скором времени ты подойдешь к дереву, будут сидеть на нем девять птиц, будут они держать в когтях плащ и вырывать его друг у друга. Ты возьми приложи ружье и выстрели как раз в середину: они сбросят тебе плащ на землю, но ты попадешь в одну из птиц, и она упадет мертвая наземь. Плащ ты возьми с собой, это плащ волшебный: если ты накинешь его себе на плечи, он выполнит все, что ты пожелаешь, и куда ты захочешь попасть, там и окажешься. А из мертвой птицы ты вынь сердце, проглоти его целиком, - и будешь каждое утро, когда проснешься, находить у себя под подушкой золотой.
Поблагодарил охотник вещую старуху и подумал про себя: "Чудесные вещи она мне наобещала, если бы только все это исполнилось". Но не прошел он и ста шагов, как услыхал вверху на ветвях птичий крик и щебет. Он глянул наверх и увидел стаю птиц, которые рвали клювами и когтями какое-то покрывало, кричали, клевали одна другую и дрались между собой, будто каждая из них хотела захватить его себе.
- Вот удивительное дело, - сказал охотник, - выходит, как говорила старушка. - Он снял с плеча ружье, приложил его и выстрелил прямо в середину, и посыпались кругом перья. Вмиг все птицы с шумом разлетелись, но одна упала мертвая наземь, и плащ тоже упал на землю. Охотник сделал так, как велела ему старуха: распотрошил птицу, вынул у нее сердце, проглотил его, а плащ взял с собою домой.
На другое утро, только он проснулся, вспомнил про обещание и решил проверить, исполнилось ли оно. Он поднял подушку - и перед ним блеснул золотой. На другое утро он нашел еще золотой, и так было каждое утро, когда он просыпался. Он собрал целую кучу золота и, наконец, подумал:
"На что мне все это золото, если сижу я все дома? Пойду-ка я странствовать, погляжу, что на белом свете делается".
Простился он со своими отцом-матерью, взял охотничью сумку и ружье и отправился странствовать по свету. Случилось ему однажды идти дремучим лесом и когда тот лес кончился, он увидел, что перед ним, на равнине, стоит стройный замок. Стояла у окна замка старуха с девушкой чудесной красоты и смотрела вниз. А была та старуха ведьмой, и молвила она девушке:
- Вон идет из лесу человек, у него внутри находится волшебный клад, надо бы этого человека, милая доченька, ввести в обман: тем кладом нам больше пристало владеть, чем ему. У него находится птичье сердце, и потому у него каждое утро под подушкой оказывается золотой. - Старуха объяснила девушке, как с этим делом справиться, какую надо повести с ним игру, а потом она пригрозила ей и сказала, гневно на нее поглядев:
- А если ты меня не послушаешься, то плохо тебе придется!
Подошел охотник ближе, увидел девушку и молвил про себя: "Я так долго бродил, что хотелось бы мне, наконец, отдохнуть, хорошо бы зайти в этот прекрасный замок, денег-то у меня вдосталь". Но, правду сказать, причиной тому было то, что увидел он издали прекрасную девушку.
Он вошел в замок; его приняли там радушно и любезно угощали. И вот прошло немного времени, и он так влюбился в ведьмину дочь, что ни о ком другом и думать не хотел, и все глядел ей в глаза и исполнял все, что она хотела. И сказала тогда старуха:
- А теперь надо отобрать у него птичье сердце, он и подозревать не будет, если его лишится.
Они приготовили зелье, и когда оно было готово, старуха подлила его в кубок, дала его девушке, и та должна была поднести его охотнику.
- Возьми, мой милый, - сказала девушка, - да выпей за мое здоровье.
Он взял кубок, и только выпил напиток, как тотчас выплюнул из себя птичье сердце. Девушка должна была его тайком унести, потом его проглотить, потому что старухе хотелось обладать тем сердцем. С той поры он перестал находить у себя под подушкой золотые, они оказались теперь под подушкой у девушки, и каждое утро старуха тот золотой забирала. А охотник так безумно влюбился в девушку, что думал только о том, как бы провести ему время вместе с ней.
И сказала старая ведьма:
- Птичье сердце у нас имеется, надо будет отобрать у него и волшебный плащ.
Девушка ответила:
- Давай мы плащ оставим ему, он и так лишился всего богатства.
Рассердилась старуха и сказала:
- Да это ведь плащ волшебный, такой редко на свете сыщется, я должна иметь его во что бы то ни стало.
Дала она девушке совет, что ей надо делать, и объявила, что если она ее не послушается, то плохо ей придется. Сделала девушка так, как велела ей старуха. Стала она однажды у окна и начала смотреть вдаль, будто ей очень взгрустнулось. Спрашивает ее охотник:
- Чего ты стоишь тут пригорюнившись?
- Ах, мой любимый, - ответила девушка, - вон стоит гранатовая гора, и находятся в ней прекрасные драгоценные камни. И у меня такое большое желание их иметь, что когда я об этом думаю, мне становится очень грустно. Но кто может их добыть? На ту гору могут долететь разве одни только птицы, а человеку туда никогда не взобраться.
- Если ты только об этом и грустишь, - сказал охотник, - я твое горе развею.
Он обнял девушку, укрыл ее своим плащом и пожелал попасть на гранатовую гору, - и вмиг они уже сидели на ее вершине. Всюду сверкали благородные камни, и видеть это было так радостно; и вот отобрали они из них самые красивые и самые драгоценные. Но старуха начала колдовать, - и вдруг у охотника отяжелели глаза. Он сказал девушке:
- Давай немного посидим да отдохнем, я так устал, что стоять больше не в силах.
Они уселись на земле, и он положил ей голову на колени и уснул. Только он уснул, отвязала девушка у него с плеч плащ, набросила его на себя, собрала гранаты и разные камни и пожелала вернуться с ними домой.
Когда юноша выспался, он очнулся и увидел, что возлюбленная его обманула и оставила его одного в диких горах.
- О, - сказал он, - как сильна на свете измена! - И сидел он в горе и печали, не зная, как ему теперь быть.
А принадлежала эта гора диким и страшным великанам, они там жили и занимались разбоем. Просидел охотник недолго и вскоре заметил, что к нему приближаются трое из них. Он улегся на землю, будто погруженный в глубокий сон. Вот подошли великаны, первый из них толкнул его ногой и сказал:
- Что это за червяк лежит тут на земле и все поглядывает?
Второй сказал:
- А ты его раздави ногой.
Но третий презрительно заметил:
- Да стоит ли это делать! Бросьте его, пусть себе живет; остаться здесь он все равно не сможет, а если подымется на самую вершину горы, его подхватят облака и утащат за собой.
Поговорили они так и прошли мимо, но охотник эти слова хорошо запомнил; и как только великаны ушли, он поднялся и взобрался на вершину горы. Просидел он там некоторое время, и вот подплыло облако, схватило его и понесло. Облако блуждало некоторое время по небу, потом стало опускаться, и спустилось над большим, обнесенным стеной огородом, и охотник мягко опустился на землю, прямо среди капустных грядок и овощей.
Огляделся охотник и говорит:
- Вот если бы мне теперь чего-нибудь покушать! Я так проголодался, что идти дальше мне будет трудно, а здесь не видно ни яблок, ни груш, ни ягод каких-нибудь, растет одна только зелень. Наконец он подумал: "В крайнем случае я мог бы поесть салата, - правда, он не особенно вкусный, но он все же меня подкрепит". Он выбрал себе хороший пучок и принялся есть; но только проглотил он несколько листьев, как вдруг стало у него на душе так странно, и он почувствовал, что совершенно изменился. У него выросли четыре ноги, большая голова, два длинных уха, - и он в ужасе увидел, что обратился в осла. А так как он все еще чувствовал большой голод и по его теперешней натуре салат пришелся ему как раз по вкусу, он принялся за него с большой жадностью. Наконец он попал на другой сорт салата, и только он немного его поел, как почувствовал снова превращение, и к нему вернулся опять его человеческий образ.
Прилег охотник на землю, выспался как следует, и усталость у него прошла. Проснулся он на другое утро, сорвал пучок злого салата и пучок доброго салата и подумал: "Это поможет мне добиться своего и наказать неверность". Он спрятал оба пучка салата, перелез через стену и направился на поиски замка своей возлюбленной. Он проблуждал несколько дней, но, по счастью, нашел его снова. Он быстро выкрасил себе лицо в смуглый цвет, и его не узнала бы даже родная мать, потом направился в замок и попросил там ночлега.
- Я устал, - сказал он, - и дальше идти не в силах.
Ведьма спросила:
- Земляк, а скажи мне, кто ты такой? Чем ты занимаешься?
Он ответил:
- Я скороход королевский, был послан на поиски самого вкусного салата, который только растет на земле. И мне посчастливилось его найти; теперь я несу его с собой, но солнце печет так сильно, что я опасаюсь, как бы нежный салат не увял, и не знаю, смогу ли его донести.
Как услыхала старуха про вкусный салат, ей захотелось его отведать, и она сказала:
- Милый земляк, дай мне попробовать этого чудесного салата.
- Что ж, можно, - ответил он.- Я захватил с собой два пучка, один из них готов вам отдать, - он развязал свою сумку и подал ей злой салат.
Ведьма не подозревала ничего дурного, и при виде нового кушанья у ней потекли слюнки, и она сама отправилась на кухню и начала его приготовлять. Когда салат был готов, она никак не могла дождаться, пока он будет подан на стол, взяла два листочка и сунула их в рот. Но только она их проглотила, как потеряла тотчас свой человеческий образ, обратилась в ослицу и бросилась во двор. Пришла на кухню служанка, видит - стоит приготовленный салат; хотела было его отнести, но ей так захотелось его отведать, что она, по своей старой привычке, съела несколько листков. Колдовство тотчас подействовало, и она тоже обратилась в ослицу и бросилась к старухе, а блюдо с салатом упало на землю.
Скороход сидел в это время у красивой девушки; салата никто не приносил, а девушке тоже очень хотелось его отведать, и она спросила:
- А где же салат?
Охотник подумал: "А трава, видно, уже подействовала", и ответил:
- Я пойду на кухню, узнаю.
Спустился он вниз, видит - бегают во дворе две ослицы, а салат лежит на полу.
- Хорошо, - сказал он, - две свою долю уже получили, - и он подобрал с пола листья салата, положил их на блюдо и принес красивой девушке.
- Чтоб вам долго не дожидаться, - сказал он, - я сам вам принес эту вкусную еду.
Она съела салат и вмиг, как и те две, потеряла свой человеческий вид, обратилась в ослицу и убежала во двор.
Умыл тогда охотник лицо, чтоб обращенные в ослиц могли его узнать, спустился во двор и сказал:
- Теперь получайте награду за вашу неверность, - и он привязал всех трех на веревку, повел за собой и пришел на мельницу.
Он постучался в окошко, высунул оттуда голову мельник и спросил, что ему надо.
- Да вот есть у меня три строптивых ослицы, - ответил он, - я не хочу их держать больше у себя. Ежели вы согласитесь взять их себе, предоставить им корм и стойло и обращаться с ними так, как я вам скажу, я заплачу вам за это сколько вы потребуете.
Мельник сказал:
- Что ж, я согласен. А как же я должен с ними обращаться?
И охотник объяснил, что старую ослицу, - а была то ведьма, - он должен бить трижды в день, а кормить один раз; ослицу помоложе, - а была то служанка, - он должен бить один раз в день, а кормить трижды; самую молодую, - а была то девушка-красавица, - бить не надо, а кормить следует ее трижды в день, - охотник никак не мог пересилить своего сердца и допустить, чтобы девушку били. Потом он вернулся назад в замок, и там оказалось все, что ему было надо.
Спустя несколько дней явился старый мельник и сказал, что должен, мол, доложить, что старая ослица, получавшая одни только побои, а корм один раз в день, околела.
- А две остальных, - продолжал он, - хотя и не околели еще и свой корм получают три раза на день, но так загрустили, что проживут, пожалуй, недолго.
Сжалился тогда охотник, гнев у него поостыл, и он сказал мельнику, чтобы тот привел их сюда. Как только ослицы явились, дал он им поесть доброго салата, и они опять обратились в людей. Бросилась прекрасная девушка перед ним на колени и сказала:
- Ах, мой любимый, простите мне все, что я причинила вам злого, это меня заставляла делать моя мать; это вышло против моей воли, а я люблю вас от всего сердца. Ваш волшебный плащ висит здесь, в шкафу, а чтоб вернуть вам птичье сердце, я выпью рвотного лекарства.
Но в мыслях у него было теперь совсем другое, и он сказал:
- Пусть оно остается у тебя, теперь мне это все равно, я хочу, чтоб ты стала моей верной женой.
И вот справили они свадьбу и прожили счастливо вместе до самой смерти.
Ngày xửa ngày xưa có một người thợ săn trẻ tuổi. Chang vào rừng đi săn, lòng vui phơi phới, vừa đi vừa thổi kèn bằng lá. Bỗng một bà lão già nua, xấu xí tới gần và nói:
- Chào anh thợ săn thân mến, anh vui vẻ, hồ hởi, trong khi đó tôi vừa đói vừa khát, cho tôi một mẩu bánh đi.
Tình cảnh bà lão tội nghiệp làm anh mủi lòng, anh lấy tiền từ túi ra đưa cho bà lão. Lúc anh định đi tiếp, bà lão giữ lại và nói:
- Anh thợ săn thân mến, hãy nghe tôi nói, anh có lòng tốt, lão muốn thưởng cho anh. Anh cứ đi theo đường này, được một lát sẽ tới chỗ có một cây cổ thụ, có chín con chim đậu trên cây đang dùng móng vuốt tranh giành nhau chiếc áo. Anh nạp đạn và giương súng bắn vào giữa bầy chim. Áo rơi xuống anh hãy nhặt lấy, nó sẽ làm cho anh toại nguyện. Một con chim trúng đạn rơi xuống. Chiếc áo đó chính là chiếc áo thần. Khoác nó trên vai, muốn đi nơi nào chỉ cần cầu chú là trong khoảng khắc đến ngay nơi ấy. Anh hãy moi quả tim của con chim kia và nuốt đi thì mỗi sáng khi thức dậy anh thấy một đồng tiền vàng dưới gối.
Anh thợ săn cảm ơn bà lão, anh nghĩ bụng:
- Nếu những điều bà già hứa sẽ đúng như vậy thì quả là tuyệt vời.
Anh đi chừng ba trăm mét bỗng nghe có tiếng chim, ngẩng đầu lên thấy một đàn chim ở trên cây, chúng dùng mỏ để lôi chiếc áo, để mổ nhau giằng kéo chiếc áo về phía mình. Tiếng chim kêu loạn xạ. Anh thợ săn nói:
- Chà, đúng lạ thật, mọi chuyện xảy ra như lời bà cụ nói.
Anh liền nạp đạn, giương súng bắn vào giữa bầy chim, lông chim bay lả tả. Đàn chim nháo nhác bay đi, nhưng có một con chết rơi xuống, chiếc áo cũng rơi theo. Anh thợ săn làm như lời bà lão dặn, mổ chim lấy quả tim và nuốt. Anh mang áo về nhà.
Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy anh chợt nhớ tới lời tiên tri, cũng muốn xem có đúng không, anh lật gối lên thì thấy một đồng tiền vàng sáng nhoáng. Những ngày kế tiếp cũng vậy, cứ thức dậy, lật gối lên là nhặt được một đồng tiền vàng. Gom số đó lại đã được một đống vàng, anh nghĩ:
- Vàng chẳng giúp ích gì khi mình cứ ru rú ở nhà, mình phải đi chu du thiên hạ cho biết đó biết đây mới được.
Anh chào bố mẹ, súng đeo vai, đạn thắt ở lưng, anh lên đường đi chu du thiên hạ. Một hôm anh đi qua khu rừng, ra khỏi rừng anh thấy ở cánh đồng phía trước có một tòa lâu đài đồ sộ. Một bà già và một thiếu nữ xinh đẹp nhìn từ cửa sổ xuống. Vốn là phù thủy, bà bảo cô gái:
- Kìa, một chàng trai vừa ở trong rừng đi ra, gã ta có bảo bối trong người. Con yêu của mẹ, ta phải tìm cách quyến rũ. Trong người gã có một quả tim con chim nên sáng sáng dưới gối gã có một đồng tiền vàng.
Mụ kể cho cô biết, tại sao chàng trai lại có bảo bối trong người và dặn cô phải hết sức săn đón. Cuối cùng, mụ trợn mắt dọa cô:
- Nếu con không nghe lời ta, thì đó là bất hạnh cho con.
Liếc nhìn người đẹp, anh thợ săn nghĩ:
- Mình đi chu du thiên hạ đã lâu, giờ cũng phải nghỉ ngơi cho thoải mái. Ta ghé nghỉ trong lâu đài đẹp này mà chẳng phải lo gì, tiền vàng ta có nhiều.
Thực ra khi nhìn thấy người đẹp anh đã nảy ra ý nghĩ đó.
Bước vào trong lâu đài, anh được tiếp đón nồng hậu. Chẳng bao lâu anh thợ săn đã yêu say đắm cô gái, chàng mê cô gái tới mức làm tất cả những gì cô muốn. Mụ già bảo con:
- Giờ ta phải lấy cho kỳ được quả tim con chim.
Hai mẹ con nấu một thứ nước uống, nấu xong mụ rót vào ly để con gái đưa cho anh thợ săn. Cô gái nói:
- Anh yêu quý của em, anh uống chúc em đi.
Uống hết ly nước, anh chàng thợ săn nôn ói ra quả tim con chim. Cô gái lén mang đi và nuốt tim chim như lời mẹ dặn. Từ đó anh không còn tìm thấy đồng tiền vàng ở dưới gối nữa. Tiền vàng giờ đây nằm dưới gối cô gái mà sáng sáng mụ già đến lấy đi. Anh chàng thợ săn si tình cứ đắm đuối mê mẩn quấn quanh cô gái chẳng còn nghĩ gì đến việc khác.
Mụ già lại bảo con:
- Tim chim đã lấy được rồi, ta phải lấy nốt chiếc áo vạn dặm của nó.
Cô con gái nói:
- Chiếc áo nên để cho anh ấy. Anh đã mất hết của cải rồi còn gì.
Mụ già tức giận nói:
- Chiếc áo tuyệt diệu ấy là đồ hiếm trong thiên hạ. Ta phải lấy cho kỳ được.
Mụ bày mưu cho con, dọa không nghe lời sẽ bị phạt, cô đành làm theo ý mẹ. Cô ra đứng bên cửa sổ nhìn ra xa với dáng vẻ rầu rĩ. Anh thợ săn hỏi:
- Nom em sao buồn thế?
Cô đáp:
- Chao ôi, anh yêu quý của em. Đằng trước kia là núi Thạch Lựu, ở đó có nhiều ngọc quý. Cứ nghĩ đến nó là em lại buồn. Chỉ có chim mới bay được đến đó, con người chắc chẳng bao giờ tới đó được.
Anh thợ săn nói:
- Nếu chỉ vì việc ấy mà em than thở thì anh có thể làm ngay để em đỡ buồn.
Rồi anh kéo cô vào trong áo khoác, mồm niệm chú ước đến ngay núi Thạch Lựu. Chỉ trong khoảnh khắc cả hai người đã ở trên núi. Ngọc óng ánh khắp ngọn núi, trông thật sướng mắt. Họ nhặt những viên đẹp nhất, quý nhất. Mụ già dùng phép thuật làm cho anh thợ săn mắt díp lại. Anh bảo cô gái:
- Chúng ta hãy ngồi xuống nghỉ một lúc đi, anh mỏi mệt quá, chân đứng không vững nữa.
Hai người ngồi xuống, anh gối đầu vào lòng cô mà ngủ. Lúc anh ngủ thiếp đi, cô gái cởi áo khoác ở vai anh ra và khoác vào người mình, gom nhặt châu ngọc và mồm niệm chú ước về ngay nhà.
Ngủ đẫy giấc, anh thợ săn tỉnh dậy mới biết người yêu lừa dối, bỏ rơi mình ở lại quả núi hoang vu này. Anh nói:
- Than ôi, sao lại có chuyện bội bạc ghê gớm như vậy trên đời này!
Anh thẫn thờ cả người, đau khổ và lo lắng, không biết làm thế nào. Núi này vốn là nơi hoành hành của những tên khổng lồ man rợ, anh mới ngồi được một lúc đã thấy ba tên, anh ngả lưng xuống làm như ngủ rất say. Ba tên khổng lồ bước tới, tên thứ nhất đá vào người anh nói:
- Con sâu đất này sao lại nằm ườn ra, trầm ngâm thế này?
Tên thứ hai nói:
- Lấy chân dẫm cho nó chết đi!
Với giọng khinh bỉ, tên thứ ba nói:
- Chả bõ công, để cho nó sống. Nó không ở đây nổi. Nếu nó leo lên cao trên đỉnh núi sẽ bị mây cuốn đi mất.
Rồi chúng bỏ đi nơi khác. Nằm lắng nghe chúng nói đợi chúng đi khuất, anh đứng dậy và trèo lên đỉnh núi. Anh ngồi nghỉ trên đỉnh núi thì có một đám mây trôi tới, cuốn anh bay lơ lửng trong không trung. Đám mây từ từ xuống thấp và thả anh xuống một vườn rau to, chung quanh có tường. Anh rơi xuống đất một cách nhẹ nhàng giữa đám bắp cải và các loại rau khác. Rồi anh nhìn quanh và nói:
- Mình đói lả không đi được nữa. Giá có cái gì ăn thì hay. Ở đây chẳng có lê, táo hay thứ quả nào khác, chỉ toàn rau là rau.
Cuối cùng anh nghĩ:
- Bí quá ta đành ăn rau sống vậy, tuy không ngon lành gì nhưng cũng mát ruột.
Anh chọn một cây rau ngon, ăn vào anh thấy người hình như có biến chuyển. Bốn chân mọc ra, đầu lớn hơn trước, hai tai dài ra. Anh khiếp sợ rùng người khi thấy mình đã biến thành con lừa. Cơn đói vẫn hoành hành, mà giống lừa vốn thích ăn rau nên anh cảm thấy rau sống giờ đây rất hợp với thể chất mình nên anh càng ăn nghiến ngấu. Mãi sau, khi ăn một loại rau khác, ăn vào anh cảm thấy trong người lại có sự thay đổi và thấy mình trở lại hình người.
Anh nằm xuống ngủ cho hết cơn mệt. Sáng sớm hôm sau, khi tỉnh dậy anh hái một cây rau độc và một cây rau lành, anh nghĩ bụng:
- Những cái này sẽ giúp mình lấy lại các thứ của mình và trừng phạt sự phản bội.
Anh nhét rau vào người, rồi trèo qua tường đi tìm lâu đài người yêu của mình.
Lang thang mấy ngày, may mắn thay anh lại tìm ra được. Anh bôi đen mặt mũi đến mức mẹ đẻ cô gái cũng không nhận ra anh. Anh bước tới lâu đài và xin nghỉ trọ. Anh nói:
- Tôi mệt lắm không đi được nữa.
Mụ phù thủy hỏi:
- Này, người đàn ông kia là ai vậy? Làm nghề gì?
Anh đáp:
- Tôi là sứ giả của nhà vua. Tôi được phái đi tìm loại rau ngon nhất trên đời. May mắn tôi đã tìm được thứ rau quý ấy, hiện mang theo đây. Nhưng trời nắng nóng như thiêu như đốt, rau tươi đã bắt đầu héo, không biết tôi có mang đi tiếp nữa được không.
Nghe nói đến rau quý, mụ già đã thấy thèm, nên nói:
- Chàng trai đáng yêu, cho tôi nếm thử rau quý được không?
Anh đáp:
- Tại sao lại không! Tôi mang về hai cây, tôi để cho bà một cây.
Anh mở túi, đưa cho mụ cây rau độc. Mụ không nghi ngờ gì cả. Nghĩ tới món ăn mới là mụ đã chảy nước miếng. Mụ tự mình xuống bếp làm thức ăn. Nấu chín, mụ chẳng đợi bưng lên bàn, đút luôn mấy lá vào mồm. Vừa nuốt xong, mụ biến ngay thành con lừa cái và chạy ra sân.
Đến lượt con hầu bếp, thấy món rau làm xong để đấy, nó bưng lên, nhưng quen nếp cũ cứ thèm là ăn vụng. Nó vừa mới ăn vài lá phép lạ đã biến cô thành con lừa cái nhỏ và chạy ra sân chỗ con lừa cái lớn. Bát rau rơi xuống đất. Trong lúc ấy, sứ giả ngồi bên người đẹp. Chờ mãi, không có ai mang rau lên, thèm ăn cô nói:
- Em chẳng biết rau để ở đâu.
Anh thợ săn nghĩ bụng, rau đã ngấm thuốc, anh nói:
- Để tôi xuống bếp xem sao.
Khi anh xuống thì thấy hai con lừa cái đang chạy nhảy ở sân, nhưng rau bị đổ ra đất. Anh nói:
- Được lắm! Hai đứa đã lấy phần rồi.
Anh nhặt những lá rau còn lại, bỏ vào thẫu bưng lên cho cô gái và nói:
- Để cô đỡ sốt ruột chờ, tôi tự tay mang lên.
Cô ăn vào, cũng như những người kia, cô biến ngay thành con lừa con chạy ra sân. Để cho những người biến ra lừa nhận được anh. Anh thợ săn lau mặt sạch và ra sân nói:
- Giờ thì các người phải đền tội phản bội của mình!
Anh ấy dây buộc cả ba con lừa lại, dắt tới cối xay gió. Tới nơi, anh gõ cửa sổ, bác thợ xay bột thò đầu ra hỏi anh muốn gì. Anh đáp:
- Tôi có ba con lừa tai quái không muốn nuôi nữa. Nếu bác nuôi hộ, tôi xin chịu tiền thức ăn nuôi chúng.
Bác thợ xay hỏi:
- Tại sao không nhận nhỉ? Nhưng nuôi chúng như thế nào?
Anh thợ săn dặn bác:
- Con lừa già chính là mụ phù thủy, ngày cho ăn một lần, đánh ba lần, con lừa thứ hai chính là con hầu, cho ăn ba lần một ngày và đánh một lần. Con còn lại là cô gái thì tha đánh và cho ăn ba lần một ngày.
Dầu sao anh cũng còn có tình thương với cô gái. Rồi anh trở lại lâu đài, nơi anh muốn gì có nấy. Được mấy hôm bác thợ xay tới báo là con lừa già bị ăn đòn nhiều và được ăn ít đã chết. Bác nói tiếp:
- Hai con kia còn sống, ngày được ăn ba lần. Nhưng nom chúng biếng ăn chắc không sống được bao lâu nữa.
Anh thợ săn cảm thấy thương hại, nên nguôi giận, nói bác thợ xay đưa chúng lại anh. Hai con lừa đến, anh cho ăn rau thuốc, chúng hiện nguyên hình người. Cô gái quỳ trước anh và nói:
- Trời ơi, anh thân yêu, anh hãy tha lỗi cho em! Mẹ bắt em phải làm những điều tội lỗi, em đâu có ý nghĩ đó. Thực tình em yêu anh tha thiết. Áp thần của anh treo trong tủ. Em sẽ uống thuốc để ói tim chim ra.
Giờ anh nghĩ khác nên nói:
- Em cứ giữ lấy, đâu cũng vào đấy. Anh sẽ lấy em, em sẽ là người vợ thủy chung của anh.
Lễ cưới được tổ chức, họ sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng