I tre fratelli


Ba anh em


C'era una volta un uomo che aveva tre figli e non possedeva altri beni che la casa in cui abitava. Ognuno dei figli avrebbe voluto avere la casa alla sua morte, ma egli li amava tutti allo stesso modo e non sapeva come fare per non fare torto a nessuno; venderla non voleva perché‚ era la casa dei suoi padri: altrimenti avrebbe diviso il denaro fra di loro. Finalmente gli venne un'idea e disse ai figli: -Andate in giro per il mondo e mettetevi alla prova; ognuno di voi impari un mestiere e, quando tornerete, chi farà il miglior capolavoro avrà la casa-. I figli furono d'accordo; e il maggiore volle fare il maniscalco, il secondo il barbiere e il terzo il maestro di scherma. Stabilirono quando sarebbero tornati tutti a casa e se ne andarono. Il caso volle che tutti e tre trovassero ottimi maestri, presso i quali impararono proprio bene. Il maniscalco doveva ferrare i cavalli del re e pensava: "Sicuramente avrai la casa." Il barbiere radeva solamente dei gran signori e pensava anche lui che la casa sarebbe stata sua. Il maestro di scherma si buscò parecchi colpi, ma stringeva i denti senza perdersi d'animo, perché‚ pensava: "Se hai paura di un fendente, non avrai mai la casa." Quando fu trascorso il tempo stabilito, ritornarono tutti e tre a casa; ma, non sapendo trovare l'occasione più propizia per dare prova della loro arte, si riunirono e tennero consiglio. Mentre se ne stavano là seduti, arrivò all'improvviso una lepre di corsa attraverso il campo. -Ehi!- disse il barbiere -viene giusto a proposito!- Prese la catinella e il sapone, agitò la schiuma finché‚ la lepre fu ben vicina, poi di corsa l'insaponò e le fece una barbetta a punta, senza tagliarla per nulla n‚ torcere un pelo. -Mi piace!- disse il padre -se gli altri non fanno qualcosa di speciale, la casa è tua.- Poco dopo, arrivò un signore in carrozza, e il cavallo andava di gran carriera. -Adesso state a vedere, babbo, che cosa sono capace di fare- disse il maniscalco; corse dietro alla carrozza, tolse i quattro ferri al cavallo, mentre continuava a galoppare, e gliene mise quattro nuovi. -Sei in gamba- disse il padre -sai fare bene il tuo mestiere come tuo fratello; non so a chi devo dare la casa.- Allora il terzo figlio disse: -Babbo, lasciate che provi anch'io- e, siccome incominciava a piovere, sguainò la spada e la brandì menando colpi di traverso sopra la sua testa, in modo da non prendersi nemmeno una goccia; e quando la pioggia si fece più fitta e finì con lo scrosciare come se la rovesciassero a secchiate dal cielo, egli brandì la spada sempre più in fretta e rimase asciutto come se fosse al coperto. Al vederlo, il padre rimase di stucco e disse: -Tu hai fatto il miglior capolavoro, la casa è tua-. Gli altri due fratelli si accontentarono, come avevano promesso; e poiché‚ si volevano molto bene, rimasero tutti e tre insieme nella casa, esercitando il loro mestiere; e lo conoscevano così a fondo, abili com'erano, che guadagnarono molto denaro. Così vissero felici insieme fino a tarda età e, quando uno di loro si ammalò e morì, gli altri due ne furono tanto addolorati che si ammalarono e morirono anch'essi. Allora, poiché‚ erano stati così abili e si erano voluti tanto bene, furono sepolti insieme nella stessa tomba.
Ngày xưa, có một người cha có ba người con trai, gia tài của ông vỏn vẹn chỉ là căn nhà ông đang ở. Kể ra, sau khi ông chết mỗi người con đều cần một căn nhà. Nhưng ông yêu quí ba con như nhau, không muốn thiên vị một con nào cả, nên ông rất phân vân chưa biết quyết định như thế nào. Bán căn nhà lấy tiền chia đều cho ba con thì ông không muốn, vì căn nhà do ông bà nội để lại. Nghĩ mãi chợt ông nảy ra một ý và nói với các con:
- Các con hãy đi xa để kiếm sống, mỗi con học lấy một nghề, đến khi các con trở về, con nào giỏi nhất thì sẽ được thừa hưởng căn nhà.
Các con đều vui lòng như vậy. Người con cả muốn trở thành thợ đóng móng ngựa, người thứ hai muốn trở thành thợ cắt tóc, người thứ ba lại muốn trở thành người dạy đấu kiếm. Họ hẹn nhau ngày trở về nhà rồi cùng lên đường.
Công thành danh toại, cả ba đều tìm được thầy giỏi truyền nghề cho. Người thợ đóng móng ngựa được cử chuyên đóng móng cho ngựa nhà vua, anh nghĩ:
- Giờ thì tài năng mình còn kém ai nữa, mình sẽ được nhận căn nhà.
Người thợ cắt tóc cũng chuyên cắt tóc cho các quan trong triều nên anh nghĩ căn nhà thế nào chả là của mình. Người đấu kiếm tuy bị những cú đâm chém nhưng vẫn nghiến răng chịu đựng và không hề tỏ ra nản lòng, vì anh luôn luôn tự nhủ mình:
- Nếu mình nhát thì căn nhà kia chẳng bao giờ thuộc về mình.
Rồi ngày hẹn tới, cả ba đều trở về ngồi quanh bên cha. Họ chưa biết lúc nào có dịp tốt để khoe tài. Họ ngồi bên nhau phán đoán. Họ đang ngồi thì có một con thỏ từ phía cánh đồng chạy tới, người thợ cắt tóc nói:
- Chà, nó đến đúng lúc quá!
Anh lấy chổi, xà bông và đánh bọt. Khi thỏ chạy qua, anh quệt chổi xà bông ngang mũi thỏ và cạo một nhát hết luôn bộ râu mà thỏ không hề bị xước mặt hay bị đau. Người cha nói:
- Cha rất hài lòng, nếu những đứa kia không tài bằng thì căn nhà là của con.
Chưa được bao lâu lại có người đánh xe ngựa chạy vụt qua.
- Hãy nhìn con trổ tài, cha của con!
Người thợ đóng móng ngựa nói và nhảy theo chiếc xe, tháo bốn chiếc móng sắt ở gót chân ngựa và đóng luôn bốn cái mới trong lúc ngựa đang chạy.
Người cha nói:
- Con đúng là một đấng nam nhi, con chẳng kém gì em con, giờ thì cha không biết trao ngôi nhà cho con nào.
Lúc đó người con thứ ba nói với cha:
- Cha ạ, hãy cho con trổ tài một lần.
Trời bắt đầu mưa, anh ta rút kiếm ra, đẩy cây kiếm quay quanh ngón tay trỏ. Kiếm quay trên đầu nhanh đến nỗi không có giọt nước mưa nào chảy qua nổi. Trời mỗi lúc một mưa to, rồi mưa như đổ nước xuống, anh đẩy kiếm càng nhanh hơn, kiếm quay nhanh đến nỗi người anh không hề bị ướt.
Người cha nhìn thấy vậy hết sức kinh ngạc, ông nói:
- Con quả là người tài nhất, căn nhà là của con.
Hai người anh rất hài lòng về lời khen và quyết định của cha. Nhưng ba anh em vốn thương yêu nhau nên họ sống chung với nhau trong căn nhà thừa hưởng của cha mẹ. Tuy mỗi người một nghề nhưng họ khéo tay, giỏi nghề nên sống rất sung túc. Cả ba anh em sống hòa thuận tới lúc tóc bạc, răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng