Cei trei frati


Ba anh em


Odata, un batran traia intr-o casa tare frumoasa si mare, impreuna cu cei trei fii ai sai. Crescura baietii mari si cum pe batran il cam lasau puterile,se gandi sa lase casa mostenire numai unuia dintre ei,celui mai vrednic. Dar cui? Caci ii iubea la fel pe toti trei si ca sa vanda casa,lasand ca fii sai sa imparta banii,n-ar fi vrut,caci casa o primise si el de la parintii sai.
-Dragii mei,le spuse intr-o zi tatal. Mergeti in lume si invatati cate un mestesug.si acela care va fi mai mester in mestesugul lui,aceluia sa-i ramana casa.
-Asa o sa facem,tata!zisera feciorii.
isi pusera fiecare merinde in desagi si a doua zi in zori,fiecare o lua pe cate un drum,iesind din oras.
Primul,cel mai mare fecior,invata mestesugul potcovitului,ingrijind de caii imparatului.Cel de-al doilea se facu barbier si ajunse priceput in rasul multor barbi simandicoase.Praslea,cel mai mic invata arta armelor,devenind unul dintre cei mai buni luptatori cu spada.
Trecu ceva timp si iata-i intorsi acasa.Parintele lor ii primi cu bucurie,caci le duse dorul.si toti trei credeau ca fiecare din ei este mai indreptatit sa primeasca mostenirea.
A doua zi iesira cu totii in afara orasului..si iata ca tocmai trecea in goana un iepure.Atunci barbierul ii spuse bucuros:
-Ia te uita! Urechila vine tocmai la tanc!
si pana sa se apropie iepurele,pregati intr-un lighenas spuma de sapun.Apoi ,cu pamatuful plin de spuma intr-o mana si cu briciul in alta ,sari in spinarea lui Iepurila si-l rase fara nicio taietura.Pleca bietul iepuras scapat din mana barbierului ras chilug,de spuneai ca-i cine stie ce aratare.
Hei,tata,ce spui de arta mea de a rade?
-Mare minune,mai baiete!raspunse tatal,si de n-or fi ceilalti frati ai tai mai vrednici in meseria lor,sa stii ca a ta este casa!
Nu trecu mult timp si iata ca vad ei venind in goana o caleasca cu un boier in ea.Fugeau caii de le scaparau copitele.
-Iata si norocul meu,spuse potcovarul.
si luand repede ciocanul in mana dreapta si in cealalta mana niste caiele si potcoave,se repezi in fuga spre caii de la caleasca boierului si cat ai numara pana la trei,smulse potcoavele de la picioarele lor si tot in galop batu si altele noi.Apoi,tare multumit de trebusoara facuta,veni si-l intreba pe batran:
-Dar de mine ce ai de spus ,tata?
-Esti un om si jumatate,fiule!Zau,voi ma puneti in mare incurcatura cu iscusinta voastra!
Atunci vorbi si praslea.
-Dar bine,taicutule,pe mine nu vrei sa ma vezi ce pot?
Tocmai incepuse ploaia.Atunci fiul cel mic scoase sabia de la sold si incepu s-o anvarta printre stropii de ploaie asa de repede,incat ea ramanea mereu uscata.Ploaia se intetea;stropi mari cadeau cu nemiluita,dar Praslea se misca asa de repede,incat ramanea mereu uscat,de parca s-ar fi luptat cu un adversar nevazut sub un acoperis.
Cand pipaira lama spadei,vazura, uzi la piele,ca era la fel de uscata ca atunci cand o scosese mezinul din teaca.
-Ei, acum ce mai spuneti?intreba el.
si cu totii recunoscura ca pe drept,casa o merita el.
Dar pentru ca fratii se iubeau foarte mult,traira tustrei in casa parinteasca si castigara multi bani cu mestesugurile lor.
Iar tatal lor putea sa se considere cel mai fericit din lume.si cand ii veni randul sa paraseasca aceasta lume,o parasi multumit de fiii sai ca nimeni altul.
Ngày xưa, có một người cha có ba người con trai, gia tài của ông vỏn vẹn chỉ là căn nhà ông đang ở. Kể ra, sau khi ông chết mỗi người con đều cần một căn nhà. Nhưng ông yêu quí ba con như nhau, không muốn thiên vị một con nào cả, nên ông rất phân vân chưa biết quyết định như thế nào. Bán căn nhà lấy tiền chia đều cho ba con thì ông không muốn, vì căn nhà do ông bà nội để lại. Nghĩ mãi chợt ông nảy ra một ý và nói với các con:
- Các con hãy đi xa để kiếm sống, mỗi con học lấy một nghề, đến khi các con trở về, con nào giỏi nhất thì sẽ được thừa hưởng căn nhà.
Các con đều vui lòng như vậy. Người con cả muốn trở thành thợ đóng móng ngựa, người thứ hai muốn trở thành thợ cắt tóc, người thứ ba lại muốn trở thành người dạy đấu kiếm. Họ hẹn nhau ngày trở về nhà rồi cùng lên đường.
Công thành danh toại, cả ba đều tìm được thầy giỏi truyền nghề cho. Người thợ đóng móng ngựa được cử chuyên đóng móng cho ngựa nhà vua, anh nghĩ:
- Giờ thì tài năng mình còn kém ai nữa, mình sẽ được nhận căn nhà.
Người thợ cắt tóc cũng chuyên cắt tóc cho các quan trong triều nên anh nghĩ căn nhà thế nào chả là của mình. Người đấu kiếm tuy bị những cú đâm chém nhưng vẫn nghiến răng chịu đựng và không hề tỏ ra nản lòng, vì anh luôn luôn tự nhủ mình:
- Nếu mình nhát thì căn nhà kia chẳng bao giờ thuộc về mình.
Rồi ngày hẹn tới, cả ba đều trở về ngồi quanh bên cha. Họ chưa biết lúc nào có dịp tốt để khoe tài. Họ ngồi bên nhau phán đoán. Họ đang ngồi thì có một con thỏ từ phía cánh đồng chạy tới, người thợ cắt tóc nói:
- Chà, nó đến đúng lúc quá!
Anh lấy chổi, xà bông và đánh bọt. Khi thỏ chạy qua, anh quệt chổi xà bông ngang mũi thỏ và cạo một nhát hết luôn bộ râu mà thỏ không hề bị xước mặt hay bị đau. Người cha nói:
- Cha rất hài lòng, nếu những đứa kia không tài bằng thì căn nhà là của con.
Chưa được bao lâu lại có người đánh xe ngựa chạy vụt qua.
- Hãy nhìn con trổ tài, cha của con!
Người thợ đóng móng ngựa nói và nhảy theo chiếc xe, tháo bốn chiếc móng sắt ở gót chân ngựa và đóng luôn bốn cái mới trong lúc ngựa đang chạy.
Người cha nói:
- Con đúng là một đấng nam nhi, con chẳng kém gì em con, giờ thì cha không biết trao ngôi nhà cho con nào.
Lúc đó người con thứ ba nói với cha:
- Cha ạ, hãy cho con trổ tài một lần.
Trời bắt đầu mưa, anh ta rút kiếm ra, đẩy cây kiếm quay quanh ngón tay trỏ. Kiếm quay trên đầu nhanh đến nỗi không có giọt nước mưa nào chảy qua nổi. Trời mỗi lúc một mưa to, rồi mưa như đổ nước xuống, anh đẩy kiếm càng nhanh hơn, kiếm quay nhanh đến nỗi người anh không hề bị ướt.
Người cha nhìn thấy vậy hết sức kinh ngạc, ông nói:
- Con quả là người tài nhất, căn nhà là của con.
Hai người anh rất hài lòng về lời khen và quyết định của cha. Nhưng ba anh em vốn thương yêu nhau nên họ sống chung với nhau trong căn nhà thừa hưởng của cha mẹ. Tuy mỗi người một nghề nhưng họ khéo tay, giỏi nghề nên sống rất sung túc. Cả ba anh em sống hòa thuận tới lúc tóc bạc, răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng