Ba anh em


Les trois frères


Ngày xưa, có một người cha có ba người con trai, gia tài của ông vỏn vẹn chỉ là căn nhà ông đang ở. Kể ra, sau khi ông chết mỗi người con đều cần một căn nhà. Nhưng ông yêu quí ba con như nhau, không muốn thiên vị một con nào cả, nên ông rất phân vân chưa biết quyết định như thế nào. Bán căn nhà lấy tiền chia đều cho ba con thì ông không muốn, vì căn nhà do ông bà nội để lại. Nghĩ mãi chợt ông nảy ra một ý và nói với các con:
- Các con hãy đi xa để kiếm sống, mỗi con học lấy một nghề, đến khi các con trở về, con nào giỏi nhất thì sẽ được thừa hưởng căn nhà.
Các con đều vui lòng như vậy. Người con cả muốn trở thành thợ đóng móng ngựa, người thứ hai muốn trở thành thợ cắt tóc, người thứ ba lại muốn trở thành người dạy đấu kiếm. Họ hẹn nhau ngày trở về nhà rồi cùng lên đường.
Công thành danh toại, cả ba đều tìm được thầy giỏi truyền nghề cho. Người thợ đóng móng ngựa được cử chuyên đóng móng cho ngựa nhà vua, anh nghĩ:
- Giờ thì tài năng mình còn kém ai nữa, mình sẽ được nhận căn nhà.
Người thợ cắt tóc cũng chuyên cắt tóc cho các quan trong triều nên anh nghĩ căn nhà thế nào chả là của mình. Người đấu kiếm tuy bị những cú đâm chém nhưng vẫn nghiến răng chịu đựng và không hề tỏ ra nản lòng, vì anh luôn luôn tự nhủ mình:
- Nếu mình nhát thì căn nhà kia chẳng bao giờ thuộc về mình.
Rồi ngày hẹn tới, cả ba đều trở về ngồi quanh bên cha. Họ chưa biết lúc nào có dịp tốt để khoe tài. Họ ngồi bên nhau phán đoán. Họ đang ngồi thì có một con thỏ từ phía cánh đồng chạy tới, người thợ cắt tóc nói:
- Chà, nó đến đúng lúc quá!
Anh lấy chổi, xà bông và đánh bọt. Khi thỏ chạy qua, anh quệt chổi xà bông ngang mũi thỏ và cạo một nhát hết luôn bộ râu mà thỏ không hề bị xước mặt hay bị đau. Người cha nói:
- Cha rất hài lòng, nếu những đứa kia không tài bằng thì căn nhà là của con.
Chưa được bao lâu lại có người đánh xe ngựa chạy vụt qua.
- Hãy nhìn con trổ tài, cha của con!
Người thợ đóng móng ngựa nói và nhảy theo chiếc xe, tháo bốn chiếc móng sắt ở gót chân ngựa và đóng luôn bốn cái mới trong lúc ngựa đang chạy.
Người cha nói:
- Con đúng là một đấng nam nhi, con chẳng kém gì em con, giờ thì cha không biết trao ngôi nhà cho con nào.
Lúc đó người con thứ ba nói với cha:
- Cha ạ, hãy cho con trổ tài một lần.
Trời bắt đầu mưa, anh ta rút kiếm ra, đẩy cây kiếm quay quanh ngón tay trỏ. Kiếm quay trên đầu nhanh đến nỗi không có giọt nước mưa nào chảy qua nổi. Trời mỗi lúc một mưa to, rồi mưa như đổ nước xuống, anh đẩy kiếm càng nhanh hơn, kiếm quay nhanh đến nỗi người anh không hề bị ướt.
Người cha nhìn thấy vậy hết sức kinh ngạc, ông nói:
- Con quả là người tài nhất, căn nhà là của con.
Hai người anh rất hài lòng về lời khen và quyết định của cha. Nhưng ba anh em vốn thương yêu nhau nên họ sống chung với nhau trong căn nhà thừa hưởng của cha mẹ. Tuy mỗi người một nghề nhưng họ khéo tay, giỏi nghề nên sống rất sung túc. Cả ba anh em sống hòa thuận tới lúc tóc bạc, răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Un homme avait trois fils et ne possédait d'autre bien que la maison dans laquelle il demeurait. Chacun de ses fils désirait en hériter, et il ne savait comment s'y prendre pour ne faire de tort à aucun d'eux. Le mieux eût été de la vendre et d'en partager le prix entre eux; mais il ne pouvait s'y résoudre, parce que c'était la maison de ses ancêtres. Enfin il dit à ses fils: « Allez dans le monde; faites-y vos preuves; apprenez chacun un métier, et, quand vous reviendrez, celui qui montrera le mieux son savoir-faire héritera de la maison. »
La proposition leur plut; l'aîné résolut d'être maréchal-ferrant, le second barbier et le troisième maître d'armes. Ils se séparèrent après être convenus de se retrouver chez leur père à jour fixe. Chacun d'eux se mit chez un bon maître qui lui apprit son métier à fond. Le maréchal eut à ferrer les chevaux du roi; il croyait bien que la maison serait pour lui. Le barbier rasa de grands seigneurs, et il pensait bien aussi tenir la maison. Quant à l'apprenti maître d'armes, il reçut plus d'un coup de fleuret: mats il serrait les dents et ne, se laissait pas décourager: « Car, pensait-il, si j'ai peur, la maison ne sera pas pour moi. »
Quand le temps fixé fut arrivé, ils revinrent tous les trois chez leur père. Mais ils ne savaient comment faire naître l'occasion de montrer leurs talents. Comme ils causaient entre eux de leur embarras, il vint à passer un lièvre courant dans la plaine. « Parbleu, dit le barbier, celui-ci vient comme marée en carême. » Saisissant son plat à barbe et son savon, il prépara de la mousse jusqu'à ce que l'animal fut tout près, et, courant après lui, il le savonna à la course et lui rasa la moustache sans l'arrêter, sans le couper le moins du monde ni lui déranger un poil sur le reste du corps. « Voilà qui est bien, dit le père; si tes frères ne font pas mieux, la maison t'appartiendra. »
Un instant après passa une voiture de poste lancée à fond de train. « Mon père, dit le maréchal, vous allez voir ce que je sais faire. » Et, courant après la voiture, il enleva à un des chevaux en plein galop les quatre fers de ses pieds et lui en remit quatre autres. « Tu es un vrai gaillard, dit le père, et tu vaux ton frère; je ne sais en vérité comment décider entre vous deux.
Mais le troisième dit: « Mon père, accordez-moi aussi mon tour. » Et, comme il commençait à pleuvoir, il tira son épée et l'agita en tous sens sur sa tête, de manière à ne pas recevoir une seule goutte d'eau. La pluie augmenta et tomba enfin comme si on l'eût versée à seaux; il para toute l'eau avec son épée, et resta jusqu'à la fin aussi peu mouillé que s'il eût été à couvert dans sa chambre. Le père, voyant cela, ne put cacher son étonnement: « Tu l'emportes, dit-il, la maison est à toi. »
Les deux autres, pleins d'une égale admiration, approuvèrent le jugement du père. Et, comme ils s'aimaient beaucoup entre eux, ils restèrent tous trois ensemble dans la maison à exercer leur état et ils y gagnèrent beaucoup d'argent, et vécurent heureux jusqu'à un âge avancé. L'un d'eux étant mort alors, les deux autres en prirent un tel chagrin qu'ils tombèrent malades et moururent aussi. Et, à cause de leur habileté commune et de leur affection réciproque, on les enterra tous trois dans le même tombeau.