Ференанд Верный и Ференанд Неверный


Ferdinand trung thực và Ferdinand không trung thực


Жили себе когда-то муж да жена, и пока были они богаты, детей у них не было. Но вот они обеднели, и родился у них сыночек. Но они никак не могли найти ему крестного, и решил тогда муж отправиться в ближнее местечко и посмотреть, не найдется ли там какого-нибудь человека. Повстречался ему на дороге бедняк и спрашивает его, куда он идет; тот ответил ему, что идет, мол, искать себе кого-нибудь в кумовья, что он беден, и никто поэтому не соглашается идти к нему в крестные.
- Что ж, - сказал бедняк, - ты беден, и я беден, пойду к тебе в кумовья. Но я так нищ, что дать ребенку ничего не могу. Ступай и скажи роженице, чтоб она несла ребенка сейчас же в церковь.
Пришли муж с женой в церковь, а нищий уж там их дожидается, и назвал он ребенка Верным Ференандом.
Вот вышли они из церкви, а нищий и говорит:
- Что ж, разойдемся теперь по домам, подарить я вам ничего не могу, и вам дарить мне не полагается.
Но дал он матери ключ и сказал ей, чтоб, придя домой, она отдала бы его мужу: пусть хранит его, пока ребенку не исполнится четырнадцать лет, а тогда пусть он отправится в лес и разыщет там замок, к которому подойдет этот ключ, - и все, что в таком замке окажется, то за ним и останется.
Исполнилось мальчику всего лишь семь лет, а вырос он большой да сильный. И вот пошел он однажды играть с другими мальчиками, и те стали хвалиться, сколько кто от крестного своего получил; а он ничем похвалиться не мог, воротился домой опечаленный и говорит отцу:
- Разве я вовсе ничего не получил от своего крестного?
- О, нет, - сказал отец, - ты получил ключ к тому замку, что будто стоит в лесу, ступай туда и отопри его этим ключом.
Вот пошел мальчик в лес, но ни о каком замке не было ни слуху ни духу.
Прошло еще семь лет, и когда мальчику исполнилось четырнадцать лет, он вышел опять на розыски замка, вдруг видит - стоит замок. Он отпер его ключом, но ничего в нем не нашел, кроме сивого коня. Сильно обрадовался юноша, что у него есть теперь конь, мигом вскочил на него и помчался к своему отцу.
- Что ж, есть теперь у меня сивый конь, - сказал он, - поеду я по белу свету странствовать.
Выехал он из дому, едет по дороге, видит - лежит на пути перо для писанья, он хотел было его поднять, но подумал про себя: "Э, пускай оно себе лежит! Ведь куда ни приедешь, везде найдется перо для писанья, если потребуется". Только он отъехал от пера, вдруг слышит - кто-то его зовет: "Верный Ференанд, возьми меня с собой!" Он оглянулся, кругом никого нету, вернулся к перу и подобрал его. Поехал он дальше, и спустя некоторое время пришлось ему проезжать мимо реки, видит - лежит на берегу рыбка, широко разевает рот - дышать ей нечем; а он ей и говорит:
- Слушай, милая моя рыбка, я тебе помогу в воду выбраться, - взял ее за хвост и бросил в воду.
Высунула рыбка из воды голову и сказала:
- За то, что ты мне помог выбраться из грязи в воду, дам я тебе флейту. Если попадешь в беду, заиграй на той флейте, и я тебе помогу, а если ты в воду что упустишь, то я тебе вмиг из воды достану.
Поехал он дальше, попадается ему навстречу человек и спрашивает его, куда он едет.
- Да вот в ближайшее местечко.
- А как тебя звать?
- Верный Ференанд.
- Э, да у нас с тобой имена почти одинаковые, меня зовут Ференанд Неверный.
И они направились вместе в ближнее местечко, в харчевню.
Но плохо было то, что Ференанд Неверный умел с помощью разного колдовства выведывать все, о чем думает другой и что собирается делать. А в харчевне той была бойкая служанка, девушка лицом очень пригожая и держала себя любезно. Она влюбилась в Верного Ференанда - юноша был он красивый - и спрашивает его, далече ли он собирается ехать.
- Да вот хотелось бы мне по белу свету поездить.
Но она посоветовала ему остаться здесь и сказала, что живет в их стране король, который охотно бы взял его к себе на службу в слуги или в форейторы, - пускай, мол, поступает к королю на службу. Ференанд ответил, что ему не хотелось бы идти и самому предлагать свои услуги. Тогда девушка сказала:
- О, я тебе все это сама устрою.
Она тотчас пошла к королю и спросила, не хочет ли он взять к себе на службу красивого слугу? Король очень этому обрадовался и велел Ференанду явиться к себе и решил взять его к себе в слуги. А Ференанду больше хотелось быть форейтором, чтобы не разлучаться со своим конем; и взял его король в форейторы. Как узнал о том Ференанд Неверный, говорит девушке:
- Скажи, не поможешь ли ты и мне поступить на службу?
- Отчего ж, я и тебе помогу, - сказала девушка. А сама подумала: "С таким человеком ссориться не следует, ему доверяться нельзя". Пошла к королю и устроила его слугой; и король остался этим доволен.
Когда однажды утром Ференанд Неверный одевал своего короля, тот все вздыхал и причитал: "Ох, если б моя невеста была наконец со мной!"
А Ференанд Неверный недолюбливал Верного Ференанда, и вот когда король стал однажды опять горевать и жаловаться, он и говорит ему:
- Да ведь у вас есть форейтор, вы и пошлите его за вашей возлюбленной, пускай он ее привезет, а если он этого не выполнит, то велите его казнить.
Тогда велел король позвать к себе Верного Ференанда и сказал ему, что там-то и там-то живет его возлюбленная и что он должен ее привезти к нему, а не привезет, то придется его казнить.
Пошел Верный Ференанд на конюшню к своему сивому коню и стал на свое горе жаловаться и причитать: "Ох, какой я несчастный!" И вдруг говорит ему кто-то сзади: "Верный Ференанд, чего плачешь?" Осмотрелся он кругом, никого не увидел и продолжал по-прежнему жаловаться: "Ах, мой милый сивый конек, видно, придется мне с тобой расставаться, скоро мне умирать!" И окликает его кто-то опять: "Верный Ференанд, чего плачешь?" Тут-то он и заметил, что это его сивый конек говорит, и спрашивает он его: "Так это ты, мой конек? Неужто ты говорить умеешь?" И говорит: "Должен я ехать туда-то и туда-то, чтоб раздобыть королю невесту, так не знаешь ли ты, как мне с этим делом управиться?"
Говорит ему сивый конек:
- Ступай к королю да скажи, пускай даст тебе то, что ты попросишь, тогда ты достанешь ему невесту; если даст он тебе полный корабль мяса и полный корабль хлеба, то все дело устроится: живут там, за морем, огромные великаны, и если ты не привезешь им мяса, они тебя растерзают; а еще водятся там громадные птицы, они выклюют тебе глаза, если ты не привезешь им хлеба.
Тогда велел король всем мясникам страны резать скот, а всем хлебопекам печь хлебы, чтоб нагрузить ими полные корабли. Когда корабли нагрузили, говорит сивый конек Верному Ференанду:
- Ну, а теперь садись на меня и веди меня на корабль, а как явятся великаны, ты скажи им:
Тише, тише, великанчики мои,
Я заботился о вас,
Кое-что я вам припас.
А когда подлетят птицы, ты им опять-таки скажи:
Тише, тише, пташки милые мои,
Я подумал и о вас,
Вам подарочки припас.
Великаны тогда тебе ничего не сделают, а ты подъедешь потом к замку, где лежит принцесса и спит.
Возьми с собой двух великанов, они тебе помогут; но смотри, не разбуди принцессу, пускай великаны перенесут ее на кровати прямо на корабль.
И случилось все так, как сказал сивый конек. Верный Ференанд отдал и великанам и птицам все, что для них привез; великаны были этим довольны и согласились перенести принцессу на кровати прямо на корабль. Когда она прибыла к королю, то сказала, что жить с ним вместе не может - до тех пор, пока ей не будут доставлены из замка ее письмена, которые она там позабыла. Тогда, по наущению Ференанда Неверного, позвали Верного Ференанда, и велел ему король доставить из замка эти письмена, - а не доставит, то будет казнен. Пошел он опять в конюшню, начал жаловаться и говорит: "Ах, мой милый сивый конек, опять меня в путь посылают, что мне делать?" И сказал сивый конек, что надо опять нагрузить полный корабль грузом. И отплыл Верный Ференанд на нем, как и в прошлый раз, накормил великанов и птиц мясом и хлебом и этим их задобрил. Вот подошли они к замку, и сказал ему сивый конь, что должен Ференанд пройти в опочивальню принцессы, где на столе и лежат письмена. Когда они плыли на корабле обратно по морю, уронил Верный Ференанд перо в воду, и молвил сивый конь: "Уж тут я тебе ничем помочь не могу". Тогда вспомнил Ференанд о своей флейте, начал на ней играть, и выплыла рыба, держа перо во рту, и подала его Ференанду. Наконец он привез письмена в замок, где и была отпразднована свадьба.
Но королева не могла полюбить короля, потому что у него не было носа, а полюбился ей очень Верный Ференанд. Однажды, когда все придворные были в сборе, королева им объявила, что она, мол, умеет показывать разные фокусы, что может, например, отрубить человеку голову и назад ее приставить; не желает ли кто испробовать? Но никто не хотел испытать на себе этот фокус первым, и пришлось тогда, по наущению Ференанда Неверного, согласиться на это Верному Ференанду. Отрубила ему королева голову и снова приставила ее на место, заживила ее, и остался вокруг шеи только шрам вроде красной нитки.
И вот спрашивает ее король:
- Скажи мне, дитя мое, где же ты такому искусству научилась?
- Да, я в этих делах искусница. Не хочешь ли и ты на себе испытать мое искусство?
- Да, хочу, - сказал он.
И она отрубила ему голову, а на место ее не приставила, то ли потому, что не сумела ее приставить, то ли сама голова на плечах у него не держалась. Так короля и схоронили, а королева вышла замуж за Верного Ференанда.
А он продолжал все разъезжать на своем сивом коне по белу свету; и когда ехал он раз на коне, тот сказал ему, чтоб отправился он на ближнее поле и трижды объехал бы его вокруг. Так Верный Ференанд и сделал, и поднялся конь тогда на дыбы и обернулся королевичем.
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia, khi họ còn giàu có thì lại chẳng có mụn con nào cả. Đến khi họ tán gia bại sản, nghèo khó thì lại sinh được một mụn con trai, nhưng vì họ nghèo quá nên chẳng ai nhận làm cha đỡ đầu đứa bé. Người chồng bảo vợ, mình sẽ đi nơi khác xem có ai nhận đỡ đầu không. Trên đường đi bác ta gặp một người, người này hỏi bác đi đâu. Bác nói, bác đi tìm xem có ai nhận làm cha đỡ đầu không. Người kia nói:
- Các bác nghèo, tôi cũng nghèo. Tôi xin nhận làm cha đỡ đầu cho cháu, nhưng tôi chẳng có gì cho cháu cả. Bác về nhà đi, bảo bà mụ mang cháu tới nhà thờ.
Khi mọi người có mặt ở nhà thờ, thì người đàn ông kia đã đứng chờ ở đó. Cha đỡ đầu đặt tên cho đứa bé là Ferdinand getreu. Khi mọi người ra khỏi nhà thờ cha đỡ đầu nói:
- Thôi cứ về nhà đi. Tôi chẳng có gì cho cháu. Các bác cũng chẳng cần biếu tôi cái gì.
Cha đỡ đầu đưa cho bà mụ một chiếc chìa khóa và dặn đưa lại chiếc chìa khóa ấy cho cha đứa bé. Khi nào đứa con trai được mười bốn tuổi thì trao cho nó chiếc chìa khóa. Nó cầm chiếc chìa khóa ra thảo nguyên, ở đó có một lâu đài. Nó có thể lấy chìa khóa để mở cửa lâu đài. Lâu đài đó chính là của đứa con trai.
Bảy năm đã trôi qua, một hôm đứa bé ngồi chơi với chúng bạn, nghe chúng bạn kể những đồ được cha đỡ đầu cho, tủi thân đứa bé khóc và đi về nhà. Nó hỏi cha:
- Sao cha đỡ đầu lại chẳng cho con một cái gì cả?
Người cha nói:
- Có đấy chứ, con có chiếc chìa khóa đây, con cầm lấy và đi ra thảo nguyên, ở đó có một lâu đài, con hãy lấy chìa khóa mở lâu đài.
Đứa bé ra thảo nguyên, nhưng chẳng thấy lâu đài nào cả. Lại bảy năm nữa trôi qua, giờ đây đứa bé đã mười bốn tuổi, nó lại đi ra thảo nguyên. Đúng là ở thảo nguyên có một lâu đài. Cậu bé mở cổng, ở trong lâu đài chẳng có gì cả ngoài con bạch mã. Cậu bé mừng rỡ vì giờ đây cậu đã có ngựa. Cậu nhảy lên ngựa và phi về với cha mình. Cậu tự nhủ:
- Giờ thì mình cũng có một con bạch mã, mình có thể cưỡi ngựa đi chu du thiên hạ.
Dọc đường cậu nhìn thấy một cái bút lông, cậu định nhặt, nhưng rồi lại thôi, vì cậu nghĩ thế nào cũng còn nhìn thấy bút lông. Bỗng cậu nghe có tiếng người nói:
- Ferdinand trung thực, hãy nhặt lấy chiếc bút lông!
Cậu nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Cậu cúi xuống nhặt chiếc bút lông. Đi được một quãng đường thì cậu tới một bờ sông, cậu nhìn thấy một con cá nằm ở trên bờ đang ngáp, cậu bảo:
- Đợi nhé, cá thân yêu, ta sẽ thả ngươi xuống nước.
Cậu cầm cá thả xuống nước. Cá ngoi đầu lên và nói:
- Anh đã cứu tôi ra khỏi bùn đất, tôi muốn tặng anh một chiếc sáo. Mỗi khi anh gặp khó khăn, anh chỉ cầm sáo thổi là tôi sẽ tới giúp đỡ anh. Nếu có thứ gì rơi xuống nước, anh cũng thổi sáo, tôi sẽ tới lấy lên cho anh.
Cậu cưỡi ngựa đi được một thôi đường thì có người tới hỏi cậu định đi đâu. Cậu nói:
- Chà, tôi muốn tới vùng gần đây.
- Thế anh tên là gì?
- Ferdinand trung thực.
Người kia nói:
- Tên tôi cũng na ná tên anh. Tôi tên là Ferdinand không trung thực.
Rồi hai người lên đường tới đó và ngủ lại ở một quán trọ.
Điều tệ hại là Ferdinand không trung thực đọc được suy nghĩ và cách làm của người khác, vì anh ta biết nhiều loại bùa phép. Ở trong quán trọ có một cô gái mặt mũi sáng sủa và xinh đẹp, cô lại đem lòng thương chàng trai tuấn tú Ferdinand trung thực, cô hỏi chàng đi đâu. Ferdinand trung thực nói là muốn đi chu du thiên hạ.
Cô gái bảo, Ferdinand trung thực nên ở lại. Vua đang cần một người hầu, hoặc một người đưa đường. Chàng trả lời là mình không tiện tới. Cô gái nói:
- Ồ, em sẽ tới xin cho chàng.
Cô gái tới tâu với vua rằng, có một chàng trai xin làm người hầu trong hoàng cung. Nhà vua cho vời Ferdinand trung thực tới làm người hầu. Nhưng chàng trai lại muốn làm một người dẫn đường, để luôn được sống bên con bạch mã của mình. Nhà vua bèn cho cậu làm người dẫn đường.
Khi biết tin đó, Ferdinand không trung thực bèn chạy tới chỗ cô gái và nói:
- Sao cô giúp đỡ anh ta, mà không giúp đỡ tôi?
- Được rồi, tôi cũng sẽ giúp anh!
Cô gái đáp như vậy, nhưng trong lòng lại nghĩ: "Không thể tin tưởng con người này, mình không thể xem như bạn bè được!." Rồi cô cũng tới gặp đức vua để xin cho anh ta làm người hầu. Nhà vua cũng nhận.
Sáng sáng, khi Ferdinand không trung thực mặc quần áo cho nhà vua, vua thường nói:
- Ôi! Nếu người mà ta yêu dấu ở bên ta thì tốt biết bao!
Ferdinand không trung thực vốn ganh ghét Ferdinand trung thực, nên một lần, khi nhà vua lại than vãn thì hắn nói:
- Bệ hạ có một người dẫn đường. Bệ hạ hãy phái anh ta đi đón người mà bệ hạ yêu dấu tới. Nếu anh ta không làm được thì bệ hạ hãy chặt phăng cái đầu của anh ta cho rơi xuống chân!
Nhà vua cho gọi Ferdinand trung thực tới và phán rằng, hãy đi đón người yêu dấu đang sống ở xứ xa xôi kia về hoàng cung, nếu không làm thì sẽ bị xử trảm!
Ferdinand trung thực tới chuồng ngựa đứng khóc và than thở với con bạch mã của mình:
- Ôi, tôi thật là một người bất hạnh!
Bỗng phía sau chàng có tiếng nói:
- Ferdinand trung thực, chàng khóc gì vậy?
Chàng trai ngoái nhìn quanh, nhưng không thấy ai nên lại than thở:
- Ôi, bạch mã thân yêu của ta! Ta phải xa mi. Và lần này, chắc gì ta thoát được chết!
Lại có tiếng người nói:
- Ferdinand trung thực, chàng khóc gì vậy?
Lúc này chàng trai mới phát hiện là chính con bạch mã hỏi mình.
Bạch mã yêu quý, chính mi hỏi phải không? Mi biết nói phải không?
Rồi chàng nói tiếp: "Ta phải tới nơi xa xôi kia để đón người vợ chưa cưới của vua. Mi có biết, ta nên bắt đầu như thế nào không?."
Bạch mã đáp:
- Chàng hãy tới trình với vua và nói, nếu có đủ những thứ cần thiết thì chàng sẽ đi đón cô ta về. Nhà vua phải cấp cho chàng một thuyền đầy ắp bánh mì. Ở biển có người khổng lồ, nếu chàng không đem thịt cho bọn họ thì họ sẽ xé xác chàng. Ở đó còn có loài chim lớn, nếu chàng không có bánh mì thì chúng sẽ mổ chàng mù mắt!
Nhà vua ra lệnh cho lò sát sinh và lò bánh trong khắp nước phải lo làm sao chất lên đầy một thuyền thịt và một thuyền đầy bánh mì. Khi có đủ thịt và bánh mì thì bạch mã bảo Ferdinand trung thực:
- Bây giờ chàng hãy cưỡi ngựa lên thuyền. Khi gặp bọn người khổng lồ thì chàng nói:
- Bình tĩnh, bình tĩnh nào, những người khổng lồ thân yêu của tôi.
Tôi biết sẽ gặp các người.
Nên mang quà tới đây cho các người!
Khi thấy chim bay tới thì chàng nói:
- Bình tĩnh, bình tĩnh nào, các con chim thân yêu của ta.
Ta biết các ngươi sẽ tới
Nên mang quà tới đây cho các ngươi!
Họ sẽ không làm gì chàng đâu, khi chàng tới cung điện của công chúa, những người khổng lồ sẽ giúp chàng. Chàng dẫn mấy người khổng lồ cùng đi. Công chúa đang nằm ngủ ở trong đó. Chàng không cần đánh thức nàng, mà bảo những người khổng lồ khênh nàng cùng với chiếc giường của nàng đưa xuống thuyền.
Mọi việc đã xảy ra đúng như lời bạch mã nói, Ferdinand trung thực đã mang thịt, bánh mì cho những người khổng lồ và lũ chim, vì vậy những người khổng lồ bằng lòng khênh công chúa cùng theo giường của nàng xuống thuyền. Thuyền chạy thẳng tới nơi đức vua.
Khi tới chỗ nhà vua, công chúa thì nói rằng, các đồ dùng để viết vẫn còn để ở trong cung điện của nàng, nếu không có nó, nàng không thể sống được!
Bị Ferdinand không trung thực xúi khích nên nhà vua lại ra lệnh, Ferdinand trung thực phải đến cung điện lấy những thứ đó cho công chúa, nếu không sẽ bị xử trảm.
Chàng trai lại tới chuồng ngựa, vừa khóc vừa nói:
- Trời, bạch mã thân yêu của ta! Bây giờ ta phải đi một lần nữa! Ta phải làm gì nhỉ?
Bạch mã nói:
- Thuyền phải chất đầy thịt và bánh mì. Rồi mọi chuyện xảy ra cũng giống như lần trước, khi những người khổng lồ và lũ chim lớn ăn no thịt và bánh mì thì chàng sẽ bình yên vô sự.
Khi tới nơi, chỉ mình chàng vào cung điện, các đồ dùng để viết của công chúa ở trong phòng ngủ của nàng. Ferdinand trung thực bước vào cung điện và lấy được những thứ đó. Khi chàng ra tới bờ sông, chiếc bút lại rơi xuống nước. Lúc đó bạch mã nói:
- Lần này thì tôi không có cách gì giúp chàng nữa rồi!
Chàng bỗng nhớ tới chiếc sáo, bèn lấy ra thổi. Lập tức cá xuất hiện, mồm nó ngậm chiếc bút, bơi lại giao cho chàng.
Chàng mang được các đồ dùng để viết của công chúa về tới cung điện của vua. Hôn lễ của nhà vua được cử hành.
Hoàng hậu không yêu vua, vì vua không có mũi, mà lại yêu chàng Ferdinand trung thực.
Một lần, khi có mặt đông đủ các đại thần triều đình, hoàng hậu nói rằng mình có một biệt tài là có thể chặt rơi đầu một người rồi lắp lại được như cũ, chỉ cần có người dám để nàng thử cho mọi người xem.
Chẳng một ai muốn cho thử, Ferdinand không trung thực lại xúi nhà vua, khiến Ferdinand trung thực lại phải bước ra.
Hoàng hậu chặt đầu chàng trai, rồi lắp lại. Vết thương liền lại ngay, chỉ nhìn thấy một vết hồng ở cổ. Nhà vua nói với hoàng hậu:
- Hoàng hậu yêu dấu, nàng học ở đâu điều này vậy?
Hoàng hậu nói:
- Thưa thiếp biết phép thuật này. Để thiếp cũng thử với bệ hạ một lần được không!
- Được chứ! - Vua nói.
Sau khi chặt đầu vua, hoàng hậu đã không lắp lại cho tốt, tựa như nàng không thể làm được như vậy, và hình như cái đầu không chịu liền lại. Thế là nhà vua bị đem chôn. Nàng và Ferdinand trung thực kết hôn với nhau.
Chàng vẫn cưỡi con bạch mã của chàng. Có lần khi chàng đang cưỡi thì bạch mã nói, chàng hãy ra đồng cỏ kia và phi ngựa chạy ba vòng. Chàng làm theo lời nó thì bỗng nhiên con bạch mã đứng thẳng lên bằng hai chân sau, và biến thành một hoàng tử.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng