Ferdinand trung thực và Ferdinand không trung thực


Fernando Leal y Fernando Desleal


Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia, khi họ còn giàu có thì lại chẳng có mụn con nào cả. Đến khi họ tán gia bại sản, nghèo khó thì lại sinh được một mụn con trai, nhưng vì họ nghèo quá nên chẳng ai nhận làm cha đỡ đầu đứa bé. Người chồng bảo vợ, mình sẽ đi nơi khác xem có ai nhận đỡ đầu không. Trên đường đi bác ta gặp một người, người này hỏi bác đi đâu. Bác nói, bác đi tìm xem có ai nhận làm cha đỡ đầu không. Người kia nói:
- Các bác nghèo, tôi cũng nghèo. Tôi xin nhận làm cha đỡ đầu cho cháu, nhưng tôi chẳng có gì cho cháu cả. Bác về nhà đi, bảo bà mụ mang cháu tới nhà thờ.
Khi mọi người có mặt ở nhà thờ, thì người đàn ông kia đã đứng chờ ở đó. Cha đỡ đầu đặt tên cho đứa bé là Ferdinand getreu. Khi mọi người ra khỏi nhà thờ cha đỡ đầu nói:
- Thôi cứ về nhà đi. Tôi chẳng có gì cho cháu. Các bác cũng chẳng cần biếu tôi cái gì.
Cha đỡ đầu đưa cho bà mụ một chiếc chìa khóa và dặn đưa lại chiếc chìa khóa ấy cho cha đứa bé. Khi nào đứa con trai được mười bốn tuổi thì trao cho nó chiếc chìa khóa. Nó cầm chiếc chìa khóa ra thảo nguyên, ở đó có một lâu đài. Nó có thể lấy chìa khóa để mở cửa lâu đài. Lâu đài đó chính là của đứa con trai.
Bảy năm đã trôi qua, một hôm đứa bé ngồi chơi với chúng bạn, nghe chúng bạn kể những đồ được cha đỡ đầu cho, tủi thân đứa bé khóc và đi về nhà. Nó hỏi cha:
- Sao cha đỡ đầu lại chẳng cho con một cái gì cả?
Người cha nói:
- Có đấy chứ, con có chiếc chìa khóa đây, con cầm lấy và đi ra thảo nguyên, ở đó có một lâu đài, con hãy lấy chìa khóa mở lâu đài.
Đứa bé ra thảo nguyên, nhưng chẳng thấy lâu đài nào cả. Lại bảy năm nữa trôi qua, giờ đây đứa bé đã mười bốn tuổi, nó lại đi ra thảo nguyên. Đúng là ở thảo nguyên có một lâu đài. Cậu bé mở cổng, ở trong lâu đài chẳng có gì cả ngoài con bạch mã. Cậu bé mừng rỡ vì giờ đây cậu đã có ngựa. Cậu nhảy lên ngựa và phi về với cha mình. Cậu tự nhủ:
- Giờ thì mình cũng có một con bạch mã, mình có thể cưỡi ngựa đi chu du thiên hạ.
Dọc đường cậu nhìn thấy một cái bút lông, cậu định nhặt, nhưng rồi lại thôi, vì cậu nghĩ thế nào cũng còn nhìn thấy bút lông. Bỗng cậu nghe có tiếng người nói:
- Ferdinand trung thực, hãy nhặt lấy chiếc bút lông!
Cậu nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Cậu cúi xuống nhặt chiếc bút lông. Đi được một quãng đường thì cậu tới một bờ sông, cậu nhìn thấy một con cá nằm ở trên bờ đang ngáp, cậu bảo:
- Đợi nhé, cá thân yêu, ta sẽ thả ngươi xuống nước.
Cậu cầm cá thả xuống nước. Cá ngoi đầu lên và nói:
- Anh đã cứu tôi ra khỏi bùn đất, tôi muốn tặng anh một chiếc sáo. Mỗi khi anh gặp khó khăn, anh chỉ cầm sáo thổi là tôi sẽ tới giúp đỡ anh. Nếu có thứ gì rơi xuống nước, anh cũng thổi sáo, tôi sẽ tới lấy lên cho anh.
Cậu cưỡi ngựa đi được một thôi đường thì có người tới hỏi cậu định đi đâu. Cậu nói:
- Chà, tôi muốn tới vùng gần đây.
- Thế anh tên là gì?
- Ferdinand trung thực.
Người kia nói:
- Tên tôi cũng na ná tên anh. Tôi tên là Ferdinand không trung thực.
Rồi hai người lên đường tới đó và ngủ lại ở một quán trọ.
Điều tệ hại là Ferdinand không trung thực đọc được suy nghĩ và cách làm của người khác, vì anh ta biết nhiều loại bùa phép. Ở trong quán trọ có một cô gái mặt mũi sáng sủa và xinh đẹp, cô lại đem lòng thương chàng trai tuấn tú Ferdinand trung thực, cô hỏi chàng đi đâu. Ferdinand trung thực nói là muốn đi chu du thiên hạ.
Cô gái bảo, Ferdinand trung thực nên ở lại. Vua đang cần một người hầu, hoặc một người đưa đường. Chàng trả lời là mình không tiện tới. Cô gái nói:
- Ồ, em sẽ tới xin cho chàng.
Cô gái tới tâu với vua rằng, có một chàng trai xin làm người hầu trong hoàng cung. Nhà vua cho vời Ferdinand trung thực tới làm người hầu. Nhưng chàng trai lại muốn làm một người dẫn đường, để luôn được sống bên con bạch mã của mình. Nhà vua bèn cho cậu làm người dẫn đường.
Khi biết tin đó, Ferdinand không trung thực bèn chạy tới chỗ cô gái và nói:
- Sao cô giúp đỡ anh ta, mà không giúp đỡ tôi?
- Được rồi, tôi cũng sẽ giúp anh!
Cô gái đáp như vậy, nhưng trong lòng lại nghĩ: "Không thể tin tưởng con người này, mình không thể xem như bạn bè được!." Rồi cô cũng tới gặp đức vua để xin cho anh ta làm người hầu. Nhà vua cũng nhận.
Sáng sáng, khi Ferdinand không trung thực mặc quần áo cho nhà vua, vua thường nói:
- Ôi! Nếu người mà ta yêu dấu ở bên ta thì tốt biết bao!
Ferdinand không trung thực vốn ganh ghét Ferdinand trung thực, nên một lần, khi nhà vua lại than vãn thì hắn nói:
- Bệ hạ có một người dẫn đường. Bệ hạ hãy phái anh ta đi đón người mà bệ hạ yêu dấu tới. Nếu anh ta không làm được thì bệ hạ hãy chặt phăng cái đầu của anh ta cho rơi xuống chân!
Nhà vua cho gọi Ferdinand trung thực tới và phán rằng, hãy đi đón người yêu dấu đang sống ở xứ xa xôi kia về hoàng cung, nếu không làm thì sẽ bị xử trảm!
Ferdinand trung thực tới chuồng ngựa đứng khóc và than thở với con bạch mã của mình:
- Ôi, tôi thật là một người bất hạnh!
Bỗng phía sau chàng có tiếng nói:
- Ferdinand trung thực, chàng khóc gì vậy?
Chàng trai ngoái nhìn quanh, nhưng không thấy ai nên lại than thở:
- Ôi, bạch mã thân yêu của ta! Ta phải xa mi. Và lần này, chắc gì ta thoát được chết!
Lại có tiếng người nói:
- Ferdinand trung thực, chàng khóc gì vậy?
Lúc này chàng trai mới phát hiện là chính con bạch mã hỏi mình.
Bạch mã yêu quý, chính mi hỏi phải không? Mi biết nói phải không?
Rồi chàng nói tiếp: "Ta phải tới nơi xa xôi kia để đón người vợ chưa cưới của vua. Mi có biết, ta nên bắt đầu như thế nào không?."
Bạch mã đáp:
- Chàng hãy tới trình với vua và nói, nếu có đủ những thứ cần thiết thì chàng sẽ đi đón cô ta về. Nhà vua phải cấp cho chàng một thuyền đầy ắp bánh mì. Ở biển có người khổng lồ, nếu chàng không đem thịt cho bọn họ thì họ sẽ xé xác chàng. Ở đó còn có loài chim lớn, nếu chàng không có bánh mì thì chúng sẽ mổ chàng mù mắt!
Nhà vua ra lệnh cho lò sát sinh và lò bánh trong khắp nước phải lo làm sao chất lên đầy một thuyền thịt và một thuyền đầy bánh mì. Khi có đủ thịt và bánh mì thì bạch mã bảo Ferdinand trung thực:
- Bây giờ chàng hãy cưỡi ngựa lên thuyền. Khi gặp bọn người khổng lồ thì chàng nói:
- Bình tĩnh, bình tĩnh nào, những người khổng lồ thân yêu của tôi.
Tôi biết sẽ gặp các người.
Nên mang quà tới đây cho các người!
Khi thấy chim bay tới thì chàng nói:
- Bình tĩnh, bình tĩnh nào, các con chim thân yêu của ta.
Ta biết các ngươi sẽ tới
Nên mang quà tới đây cho các ngươi!
Họ sẽ không làm gì chàng đâu, khi chàng tới cung điện của công chúa, những người khổng lồ sẽ giúp chàng. Chàng dẫn mấy người khổng lồ cùng đi. Công chúa đang nằm ngủ ở trong đó. Chàng không cần đánh thức nàng, mà bảo những người khổng lồ khênh nàng cùng với chiếc giường của nàng đưa xuống thuyền.
Mọi việc đã xảy ra đúng như lời bạch mã nói, Ferdinand trung thực đã mang thịt, bánh mì cho những người khổng lồ và lũ chim, vì vậy những người khổng lồ bằng lòng khênh công chúa cùng theo giường của nàng xuống thuyền. Thuyền chạy thẳng tới nơi đức vua.
Khi tới chỗ nhà vua, công chúa thì nói rằng, các đồ dùng để viết vẫn còn để ở trong cung điện của nàng, nếu không có nó, nàng không thể sống được!
Bị Ferdinand không trung thực xúi khích nên nhà vua lại ra lệnh, Ferdinand trung thực phải đến cung điện lấy những thứ đó cho công chúa, nếu không sẽ bị xử trảm.
Chàng trai lại tới chuồng ngựa, vừa khóc vừa nói:
- Trời, bạch mã thân yêu của ta! Bây giờ ta phải đi một lần nữa! Ta phải làm gì nhỉ?
Bạch mã nói:
- Thuyền phải chất đầy thịt và bánh mì. Rồi mọi chuyện xảy ra cũng giống như lần trước, khi những người khổng lồ và lũ chim lớn ăn no thịt và bánh mì thì chàng sẽ bình yên vô sự.
Khi tới nơi, chỉ mình chàng vào cung điện, các đồ dùng để viết của công chúa ở trong phòng ngủ của nàng. Ferdinand trung thực bước vào cung điện và lấy được những thứ đó. Khi chàng ra tới bờ sông, chiếc bút lại rơi xuống nước. Lúc đó bạch mã nói:
- Lần này thì tôi không có cách gì giúp chàng nữa rồi!
Chàng bỗng nhớ tới chiếc sáo, bèn lấy ra thổi. Lập tức cá xuất hiện, mồm nó ngậm chiếc bút, bơi lại giao cho chàng.
Chàng mang được các đồ dùng để viết của công chúa về tới cung điện của vua. Hôn lễ của nhà vua được cử hành.
Hoàng hậu không yêu vua, vì vua không có mũi, mà lại yêu chàng Ferdinand trung thực.
Một lần, khi có mặt đông đủ các đại thần triều đình, hoàng hậu nói rằng mình có một biệt tài là có thể chặt rơi đầu một người rồi lắp lại được như cũ, chỉ cần có người dám để nàng thử cho mọi người xem.
Chẳng một ai muốn cho thử, Ferdinand không trung thực lại xúi nhà vua, khiến Ferdinand trung thực lại phải bước ra.
Hoàng hậu chặt đầu chàng trai, rồi lắp lại. Vết thương liền lại ngay, chỉ nhìn thấy một vết hồng ở cổ. Nhà vua nói với hoàng hậu:
- Hoàng hậu yêu dấu, nàng học ở đâu điều này vậy?
Hoàng hậu nói:
- Thưa thiếp biết phép thuật này. Để thiếp cũng thử với bệ hạ một lần được không!
- Được chứ! - Vua nói.
Sau khi chặt đầu vua, hoàng hậu đã không lắp lại cho tốt, tựa như nàng không thể làm được như vậy, và hình như cái đầu không chịu liền lại. Thế là nhà vua bị đem chôn. Nàng và Ferdinand trung thực kết hôn với nhau.
Chàng vẫn cưỡi con bạch mã của chàng. Có lần khi chàng đang cưỡi thì bạch mã nói, chàng hãy ra đồng cỏ kia và phi ngựa chạy ba vòng. Chàng làm theo lời nó thì bỗng nhiên con bạch mã đứng thẳng lên bằng hai chân sau, và biến thành một hoàng tử.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Éranse una vez un hombre y una mujer casados y muy ricos, pero sin hijos. Perdieron su fortuna, y entonces les nació un niñito. Pero no pudiendo encontrar padrino para su bautizo, dijo el hombre que se iría a otro pueblo para tratar de conseguir uno. En el camino se encontró con un mendigo, que le preguntó adónde iba, y él le contestó que se dirigía a tal lugar en busca de un padrino de bautismo, pues era tan pobre que nadie se prestaba a serlo.
- Mirad - dijo el hombre -. Vos sois pobre y yo también. Me avengo a ser el padrino; pero es tan poco lo que tengo, que no podré obsequiar con nada a vuestro hijo. Id a decir a la comadrona que lleve al niño a la iglesia.
Cuando llegaron todos al templo, ya los aguardaba el mendigo en él, y puso al niño el nombre de "Fernando Leal".
Al salir, dijo el pordiosero:
- Idos ahora a casa; nada puedo daros, ni vosotros debéis darme nada a mí.
Sin embargo, entregó una llave a la comadrona con encargo de darla al padre una vez estuviesen en casa. El padre debería guardarla hasta que su hijo cumpliese los catorce años. Entonces el muchacho debía ir a un erial, donde encontraría un palacio, cuya puerta se abría con aquella llave; y lo que contuviese, sería suyo. Cuando el pequeño llegó a los siete años, salió un día a jugar con otros chiquillos, y resultó que todos habían recibido a cuál más regalos de sus respectivos padrinos; sólo él se había quedado sin nada.
Regresó llorando a su casa y preguntó a su padre: - ¿Así, a mí no me ha traído nada mi padrino?
- Sí - dijo el padre -, te ha regalado una llave. Cuando veas un palacio en el erial, te diriges a él y lo abres.
Fue el niño, pero no encontró ni rastro del palacio. Pero al volver, al cabo de otros siete años, o sea, al cumplir los catorce, vio un palacio, que se alzaba en medio de aquel desierto. Abrió la puerta, y dentro sólo encontró un caballo blanco. El muchacho, contentísimo con el animal, lo montó enseguida y dijo a su padre:
- Ahora que tengo caballo, quiero irme de viaje.
Y se marchó. Y he aquí que durante el camino vio en el suelo una pluma de escribir. Su primera idea fue cogerla, mas luego piensa: "Vale más dejarla donde está. En todas partes encontraré plumas cuando las necesite". Y pasó de largo. Mas, de pronto, oyó una voz detrás de él:
- ¡Fernando Leal, recógeme!
El mozo volvió, pero no vio a nadie. Retrocedió y cogió la pluma. Al cabo de un trecho pasó junto a un río, en cuya orilla vio un pez jadeando fuera del agua.
- Espera, amiguito - le dijo -. Voy a echarte al agua - y, cogiéndolo por la cola lo devolvió al río. El pez sacó entonces la cabeza:
- Ya que me has sacado del fango, te voy a dar una flauta. Cuando te halles en situación difícil, no tienes más que hacerla sonar. Yo acudiré a ayudarte.
Siguió nuestro mozo cabalgando, y, al cabo de un rato, cruzóse con un individuo, que le preguntó adónde se dirigía.
- Al primer pueblo - respondióle Fernando. - ¿Y cómo te llamas?
- Fernando Leal.
- ¡Toma! - observó el otro -. Casi tenemos el mismo nombre; yo me llamo Fernando Desleal.
Siguieron juntos y se apearon en la posada de la primera ciudad. Mala cosa era que Fernando Desleal supiese todo lo que el otro pensaba y se proponía hacer; y lo sabía por sus malas artes.
Sucedió que en la posada vivía una muchacha, honesta y de lindo rostro. Enamoróse de Fernando Leal, que era un joven de muy buena presencia, y le preguntó adónde iba.
- ¡Voy sin rumbo fijo! - díjole Fernando, a lo cual contestó ella que haría mejor quedándose allí, pues había en el país un rey que solicitaba un criado o un postillón, y lo tomaría a su servicio. Objetó él que no podía presentarse así como así, a ofrecerse para ello.
- De esto me encargo yo - replicó la muchacha. Se fue a palacio, y dijo al Rey que conocía a un mozo muy a propósito para criado suyo. Dispuso el Rey que se presentara y le ofreció el cargo de ayuda de cámara. El muchacho dijo que prefería ser postillón, pues donde estuviese su caballo, allí debía de estar él; y el Rey lo nombró postillón.
Al saberlo Fernando Desleal, dijo a la doncella: - Conque a él le ayudas, y a mí, no, ¿eh?
- Bueno - respondió la moza -, también me interesaré por ti - pensando: "Me conviene tenerlo por amigo, pues de éste no hay que fiar". Y, volviendo a ver al Rey, lo propuso para criado; y el Monarca aceptó.
Cada mañana, al vestir Fernando Desleal a su señor, se lamentaba éste:
- ¡Ah, si estuviese aquí mi amadísima!
El criado tenía ojeriza a Fernando Leal, y en cierta ocasión en que el Rey volvió a exclamarse, le dijo:
- Tenéis al postillón -, enviadle en su busca. Y si no os la trae, mandáis cortarle la cabeza.
Llamó el Rey a Fernando Leal y le dijo que en tal y cual parte vivía la mujer que amaba; iría él a buscarla, y si no volvía con ella, sería castigado con la muerte.
Dirigióse Fernando Leal al establo, a su caballo blanco, llorando y lamentándose:
- ¡Ah, desventurado de mí! - cuando, de pronto, alguien exclamó, detrás de él:
- Fernando Leal, ¿por qué lloras?
Volvióse el muchacho, pero, no viendo a nadie, prosiguió con sus quejas:
- ¡Mi caballito querido, tendré que abandonarte, pues debo morir!
Y otra vez oyó:
- Fernando Leal, ¿por qué lloras?
Entonces se dio cuenta de que era el caballo el que hablaba.
- ¿Eres tú, caballito mío? ¿Puedes hablar? Debo ir a tal y cual sitio, en busca de la novia del Rey. ¿Sabes tú, acaso, la manera de hacerlo?
Respondióle el caballo:
- Ve al Rey, y le dices que si te proporciona lo que necesitas, le traerás a su novia. Y lo que necesitas para ello es un barco lleno de carne, y otro, lleno de pan. Pues hay los gigantes del mar, que te destrozarían si no les llevases carne; y las grandes aves del cielo, que te sacarían los ojos si no les dieses pan.
Ordenó el Rey que todos los matarifes del país sacrificasen reses, y todos los panaderos cociesen pan, hasta llenar los dos barcos. Cuando estuvieron cargados, dijo el caballito a Fernando Leal:
- Ahora, móntame y condúceme al barco. Después, cuando se presenten los gigantes, les dices:
"Quietos, quietos, mis gigantitos;
de vosotros me acordé
y un bocadito os echaré".
Y cuando lleguen las aves, repites:
"Quietas, quietas, mis avecillas;
de vosotras me acordé
y un bocadito os echaré".
Y no te harán ningún daño; y cuando llegues al palacio, los gigantes te ayudarán. Cuando subas a él, llévate a dos o tres. Allí está la princesa dormida; pero no debes despertarla, sino que los gigantes la transportarán al barco, junto con la cama.
Todo sucedió tal y como predijera el caballito blanco: Fernando Leal dio a los gigantes y a las aves lo que para ellos había traído, y los gigantes, serviciales, le transportaron a la princesa al barco, sin moverla del lecho. Cuando la princesa estuvo junto al Rey, le dijo que no podía vivir sin sus libros, que se habían quedado en el palacio. Fue llamado nuevamente Fernando Leal, siempre a instigación del Desleal, a presencia del Rey, quien le dio orden de volver al palacio en busca de los libros, advirtiéndole que, de no traerlos, perdería la cabeza. Bajó el mozo otra vez al establo llorando y dijo a su querido caballito blanco:
- Tengo que emprender de nuevo el viaje. ¿Qué debo hacer?
El caballo le aconsejó que cargase los barcos como la vez anterior, y todo ocurrió como entonces: los gigantes y las aves se amansaron, al quedar ahítos de carne y pan. Al llegar al palacio, díjole el caballo que entrase a buscar los libros; se hallaban sobre la mesa del dormitorio de la princesa. A poco regresó Fernando Leal con los libros; pero al estar ya en alta mar se le cayó al agua la pluma. Díjole entonces el caballo:
- Ahora ya no puedo hacer nada más por ti.
El mozo se acordó entonces de la flauta y se puso a tocarla; y he aquí que unos momentos después asomó el pez en la superficie con la pluma en la boca, y se la entregó. Y Fernando llevó los libros a palacio, y muy pronto se celebró la boda.
Pero la Reina sentía una gran repugnancia hacia el Rey, que no tenía nariz, y un día en que se hallaban reunidos todos los nobles de la Corte, declaró que entendía el arte de juegos de manos. Sabía, por ejemplo, cortar la cabeza a una persona y volvérsela a colocar, embelleciéndola. Se ofreció a hacer la experiencia, mas ninguno quiso ser el primero. Al fin hubo de someterse a la prueba Fernando Leal, siempre víctima de la perfidia del otro Fernando. La Reina le cortó la cabeza y, acto seguido, se la colocó de nuevo, quedando el mozo completamente curado. Sólo le quedó como un hilito rojo en tomo al cuello.
Dijo entonces el Rey a su esposa:
- ¡Hijita! ¿Dónde aprendiste eso?
- ¡Oh! - exclamó la Reina -. Entiendo mucho de este arte. ¿Quieres que lo pruebe contigo?, dijo, pensando en ponerle de nuevo la cabeza, con una hermosa nariz.
- Sí - dijo el Rey. Y ella le cortó la cabeza a su vez, pero luego no encontró el modo de encajarla debidamente, con lo que el Rey murió y lo enterraron.
Algún tiempo después, la Reina, que en secreto estaba prendada de Fernando Leal, se casó con él.
El joven seguía montando a todas horas el caballo blanco del difunto Rey, y en cierta ocasión en que había salido con él, díjole el animal que lo llevase a otro erial que le indicaría y le diese tres veces la vuelta. Y he aquí que a la tercera el caballo blanco, incorporándose sobre las patas traseras, de repente quedó transformado en un príncipe.