Den dovne spinderske


Ả kéo sợi lười biếng


Der var engang en mand og en kone, der boede i en landsby. Konen var så doven, at hun ikke gad bestille noget, og når manden gav hende noget at spinde af, gjorde hun det ikke, og gjorde hun det endelig en gang, haspede hun ikke tråden af, men lod det alt sammen blive siddende på tenen. Når manden skændte på hende, ville hun altid have det sidste ord, og sagde: "Hvordan skulle jeg bære mig ad, når jeg ingen haspe har. Gå først ud i skoven og hent mig en." - "Er det det, der er i vejen," sagde manden, "nu skal jeg nok hente noget træ til dig." Konen blev nu bange for, at han skulle lave en haspe til hende, så hun blev nødt til at tage tråden af tenen og begyndte at spinde. Hun tænkte sig lidt om, og pludselig fik hun en god ide og løb bagefter manden ud i skoven. Da han var klatret op i et træ, stillede hun sig nedenunder og råbte:
"Den, der hugger haspetræ i skoven, dør,
og den der hasper, falder i djævelens klør."
Manden lyttede, lagde øksen fra sig og kunne ikke forstå, hvad det skulle betyde. "Det har vel bare været indbildning,"tænkte han så. "Der er såmænd ikke noget at være bange for." Han tog igen øksen og ville til at hugge, men da hørte han igen:
"Den, der hugger haspetræ i skoven, dør,
og den, der hasper, falder i djævelens klør."
Han blev helt uhyggelig til mode og sad i nogen tid ganske stille. Men da han ikke kunne opdage noget, tog han mod til sig igen og ville hugge til, men da lød stemmen for tredie gang, og denne gang meget højt og tydeligt:
"Den, der hugger haspetræ i skoven, dør,
og den, der hasper, falder i djævelens klør."
Nu tabte han helt modet og klatrede i en fart ned af træet og gik hjem. Konen løb, alt hvad hun kunne, ad en sidevej og kom også før han. "Nå, har du så fundet noget godt træ," sagde hun, da han kom hjem. "Nej, det kan nok ikke blive til noget med den haspe," sagde han, og fortalte hende, hvad der var hændt ham i skoven. Fra nu af forlangte han ikke mere, at hun skulle spinde.
Men nogen tid efter begyndte han at ærgre sig over, så uordentligt hans hus var. "Det er dog en skam, at det garn skal blive siddende på tenen," sagde han til sin kone. "Nu skal du høre," svarede hun, "stil dig op på loftet, så står jeg nedenfor, og så kaster vi tenen frem og tilbage, så får vi dog et fed ud af det." - "Ja, det er godt," sagde manden. Da de var færdige, sagde han: "Nu er garnet jo haspet, men det må også koges." Konen blev helt urolig, men sagde: "Ja jeg skal nok gøre det i morgen tidlig." Men hun tænkte bare på, hvordan hun skulle spille ham et nyt puds, og næste morgen stod hun op, gjorde ild på og satte kedlen over, men i stedet for garnet lagde hun en klump blår deri, og lod det stå og koge. Derpå gik hun hen til manden og sagde: "Jeg er nødt til at gå ud, så du må stå op og se lidt efter garnet, der koger. Men luk nu øjnene ordentlig op, for hvis hanen galer, og du ikke passer på garnet, bliver det til blår." Manden stod hurtigt op og gik ud i køkkenet, men da han så ned i gryden, fandt han til sin forfærdelse ikke andet en en klump blår. Så tav den stakkels mand så stille som en mus, og troede, at det var hans skyld, det var gået galt. Fra nu af talte han aldrig mere til sin kone om at spinde. Men I må da allesammen indrømme, at hun var en slem en.
Ở làng có hai vợ chồng nhà kia, vợ lười tới mức không bao giờ muốn nhúc nhích chân tay. Chồng bảo kéo sợi, ả chỉ kéo nửa vời, và kéo xong ả không guồng, cứ mặc sợi y nguyên trên ống. Thấy vậy chồng mắng, ả liền quai mồm ra cãi:
- Dào ôi, guồng sao bây giờ, guồng đâu ra mà guồng. Có giỏi cứ vào rừng kiếm một cái gì để tôi guồng!
Chồng bảo:
- Nếu chỉ có thế, tôi sẽ vào rừng tìm gỗ làm guồng cho mình ngay!
Giờ ả đâm lo. Ả lo chồng tìm được gỗ tốt sẽ đóng guồng. Lúc đó ả phải guồng sợi, công việc cứ thế nối tiếp nhau: kéo sợi, guồng sợi. Suy nghĩ hồi lâu ả nghĩ ra một kế, ả liền theo chồng vào rừng. Đợi chồng leo lên cây chọn gỗ, bắt đầu đốn gỗ, lúc đó ả lẩn vào trong bụi cây gần đấy để chồng không trông thấy mình, rồi ả cất giọng:
"Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,
Ai dùng guồng ấy cũng hết đời."
Thấy có tiếng người, chồng ngưng tay rìu, lắng nghe xem câu hát kia có ý nghĩa gì. Rồi anh tự nhủ:
- Ối chà, chỉ sợ hão huyền, chẳng qua váng tai nghe vậy, nào có gì.
Anh lại cầm rìu, định đốn gỗ tiếp thì lại có tiếng hát vọng lên:
"Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,
Ai dùng guồng ấy cũng hết đời."
Anh ngừng tay, cảm thấy sờ sợ, ngồi ngẫm nghĩ. Lát sau anh định thần được, với tay lấy rìu định đốn gỗ tiếp tục. Lần thứ ba lại có tiếng hát cất lên nghe rất rành rõ:
"Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,
Ai dùng guồng ấy cũng hết đời."
Hóa tam ba bận thế là đủ lắm rồi, anh chàng hết cả hứng, tụt xuống cây và đi về nhà. Chị vợ lẻn chạy đường tắt về nhà trước. Lúc chồng về tới nhà, vợ giả tảng như không biết gì, cất giọng hỏi chồng:
- Thế nào, mình kiếm được gỗ tốt đóng guồng chứ?
Chồng đáp:
- Không kiếm được, chuyện đóng guồng có lẽ không thành.
Chồng kể cho vợ nghe chuyện xảy ra trong rừng, và từ đó không đả động đến chuyện ấy nữa.
Những chỉ ít ngày sau, thấy nhà cửa bề bộn chồng lại thấy bực. Anh bảo vợ:
- Mình này, thật xấu hổ quá, ai đời kéo xong rồi mà cứ để nguyên ở ống thế kia!
Vợ nói:
- Mình có biết không? Nhà ta không có guồng, hay mình đứng trên xà nhà, tôi đứng dưới ném ống lên cho mình bắt lại ném xuống, ta guồng sợi theo kiểu ấy vậy.
Chồng nói:
- Ờ thế cũng được.
Họ làm theo lối ấy, làm xong chồng bảo vợ:
- Sợi đã guồng xong, giờ phải luộc chứ!
Ả vợ lại đâm lo, nhưng ngoài mặt ả vẫn nói:
- Vâng, để mai tôi dậy sớm luộc.
Trong bụng ả đã tính được kế mới.
Hôm sau, sớm tinh mở ả đã dậy, nhóm lửa, bắc nồi. Đáng nhẽ thả chỉ vào luộc, ả lại cho vào nồi một nắm sợi gai rối, rồi cứ thế ninh. Chồng vẫn còn ngủ ở trong giường, ả vào đánh thức và dặn:
- Tôi có việc phải ra ngoài, mình dậy trông nồi sợi ở dưới bếp cho tôi nhé, dậy ngay đi, tới lúc gà gáy mà mình vẫn chưa xuống xem thì sợi sẽ hóa thành một đám sợi gai rồi đấy!
Vốn tính chăm chỉ, không muốn để lỡ cái gì, chồng vội nhỏm dậy đi nhanh xuống bếp. Nhưng khi anh đi xuống tới nơi, nhìn vào nồi, anh hoảng lên vì chỉ thấy có nắm sợi gai rối. Anh chàng đáng thương đành ngậm miệng, tưởng chính mình dậy muộn nên hỏng việc nên phải chịu lỗi. Từ đấy không bao giờ anh nhắc tới kéo sợi, guồng sợi nữa.
Có lẽ chính bạn cũng phải nói: ả kia thật là một người đàn bà đốn mạt.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng