Tembel Kadın


Ả kéo sợi lười biếng


Bir köyde bir karı koca yaşıyordu. Kadın öyle tembeldi ki, canı hiç çalışmak istemiyordu. Kocası ona iplik çektirmeye kalktığında bu işi bir türlü bitiremiyordu. Eğirdiği iplikleri de çile ya da yumak haline getirmeyip yerde karmakarışık bırakıyordu.
Kocası bu yüzden ona çattığında kadının çenesi durmadı. "Öff, bunları nasıl çileden geçireyim? Elimde bir çıkrık yok ki! Sen ormana git, bana bir tane çıkrıklık odun getir" dedi.
"Sorun buysa mesele yok. Ben hemen gidip bir tane ayarlayayım" dedi adam.
Kadın işkillendi; kocası odunu getirince ondan çıkrık yapacak ve sonra da ister istemez ip eğiremek zorunda kalacaktı!
Biraz düşündü, sonra aklına bir çare geldi. Kocasının peşinden gizlice ormana gitti. Kocası bir ağaca tırmanıp uygun bir dal arayıp keserken, kadın bir çalılığın arkasına gizlenerek şöyle seslendi:
Çıkrıklık odun kesen
Ağacın yaşamını bitirir.
Bu işten vazgeçmeyen
Kendi yaşamını yitirir.
Adam bunu duyunca baltasını bir yana bıraktı ve bunun ne anlama geldiğini düşündü.
Sonunda "Bu da ne böyle! Kulağım çınladı galiba! Hadi, korkma; işine bak sen" diye söylendi kendi kendine. Ve baltasını alarak kesmeye devam edecekti ki, aşağıdan yine aynı ses yükseldi.
Çıknklık odun kesen
Ağacın yaşamını bitirir.
Bu işten vazgeçmeyen
Kendi yaşamını yitirir.
Adam durdu; korkmuştu; endişeliydi. Bir süre düşündü, sonra yine cesaretini toplayarak baltayı eline aldı. Tam kesmeye hazırlanacaktı ki, bu defa duyduğu ses daha da yüksekti.
Çıknklık odun kesen
Ağacın yaşamını bitirir.
Bu işe devam eden
Kendi yaşamını yitirir.
Bu kadarı adama yetti; tüm neşesi kaçtı ve hemen ağaçtan inerek evin yolunu tuttu.
Karısı ondan önce eve varabilmek için kestirme yoldan gitti. Adam eve girince kadın hiçbir şey yokmuş gibi davranarak:
"Eee, iyi bir odun buldun mu?" diye sordu.
"Hayır. Aklıma yatmadı, bu çıkrık işi olmayacak" diyen adam, ormanda başına gelenleri anlattıktan sonra onu kendi haline bıraktı.
Aradan çok geçmedi; adam evdeki dağınıklıktan yakındı. "Bak, hanım! Eğirdiğimiz ipliğin yumak halinde kalması yazık" dedi.
Kadın, "Madem ki elimizde çıkrık yok, sen yere yat! Ben seni çıkrık yerine kullanayım. Sana yumağı attıkça sen onu açarak dizlerine sararsın" dedi.
Adam, "Olur" dedi.
Ve de öyle yaptılar. İş bitince adam, "İplik büküldü, şimdi sıra onu kaynatmaya geldi" dedi.
Kadın yine korktu; her ne kadar "yarın yaparız" dediyse de işten kaçmak için yeni bir şey düşündü.
Ertesi sabah erkenden kalkıp ocağı yaktı. Üzerine yerleştirdiği kazanı iplikle değil de üstüpüyle doldurup kaynatmaya başladı. Sonra hâlâ yatakta yatan kocasına:
"Ben dışarı çıkıyorum; ipliği kazana koydum, kaynamaya bıraktım. Sen dikkat et! Horoz öter ötmez gidip bakmazsan ipliğin üstüpüden farkı kalmaz sonra" dedi.
Kocası ilgilendi; işi savsaklamamak için hemen kalkarak mutfağa daldı. Ama kazanın yanına yaklaşıp da içine baktığında külçe halinde üstüpüden başka bir şey görmedi.
Ve zavallı adam, kabuğuna çekilerek tek bir laf etmedi; kendini o denli suçlu hissetti ki, o günden sonra ipliğin adını bile ağzına almadı.
Gel de bu kadına cadı deme!
Ở làng có hai vợ chồng nhà kia, vợ lười tới mức không bao giờ muốn nhúc nhích chân tay. Chồng bảo kéo sợi, ả chỉ kéo nửa vời, và kéo xong ả không guồng, cứ mặc sợi y nguyên trên ống. Thấy vậy chồng mắng, ả liền quai mồm ra cãi:
- Dào ôi, guồng sao bây giờ, guồng đâu ra mà guồng. Có giỏi cứ vào rừng kiếm một cái gì để tôi guồng!
Chồng bảo:
- Nếu chỉ có thế, tôi sẽ vào rừng tìm gỗ làm guồng cho mình ngay!
Giờ ả đâm lo. Ả lo chồng tìm được gỗ tốt sẽ đóng guồng. Lúc đó ả phải guồng sợi, công việc cứ thế nối tiếp nhau: kéo sợi, guồng sợi. Suy nghĩ hồi lâu ả nghĩ ra một kế, ả liền theo chồng vào rừng. Đợi chồng leo lên cây chọn gỗ, bắt đầu đốn gỗ, lúc đó ả lẩn vào trong bụi cây gần đấy để chồng không trông thấy mình, rồi ả cất giọng:
"Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,
Ai dùng guồng ấy cũng hết đời."
Thấy có tiếng người, chồng ngưng tay rìu, lắng nghe xem câu hát kia có ý nghĩa gì. Rồi anh tự nhủ:
- Ối chà, chỉ sợ hão huyền, chẳng qua váng tai nghe vậy, nào có gì.
Anh lại cầm rìu, định đốn gỗ tiếp thì lại có tiếng hát vọng lên:
"Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,
Ai dùng guồng ấy cũng hết đời."
Anh ngừng tay, cảm thấy sờ sợ, ngồi ngẫm nghĩ. Lát sau anh định thần được, với tay lấy rìu định đốn gỗ tiếp tục. Lần thứ ba lại có tiếng hát cất lên nghe rất rành rõ:
"Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,
Ai dùng guồng ấy cũng hết đời."
Hóa tam ba bận thế là đủ lắm rồi, anh chàng hết cả hứng, tụt xuống cây và đi về nhà. Chị vợ lẻn chạy đường tắt về nhà trước. Lúc chồng về tới nhà, vợ giả tảng như không biết gì, cất giọng hỏi chồng:
- Thế nào, mình kiếm được gỗ tốt đóng guồng chứ?
Chồng đáp:
- Không kiếm được, chuyện đóng guồng có lẽ không thành.
Chồng kể cho vợ nghe chuyện xảy ra trong rừng, và từ đó không đả động đến chuyện ấy nữa.
Những chỉ ít ngày sau, thấy nhà cửa bề bộn chồng lại thấy bực. Anh bảo vợ:
- Mình này, thật xấu hổ quá, ai đời kéo xong rồi mà cứ để nguyên ở ống thế kia!
Vợ nói:
- Mình có biết không? Nhà ta không có guồng, hay mình đứng trên xà nhà, tôi đứng dưới ném ống lên cho mình bắt lại ném xuống, ta guồng sợi theo kiểu ấy vậy.
Chồng nói:
- Ờ thế cũng được.
Họ làm theo lối ấy, làm xong chồng bảo vợ:
- Sợi đã guồng xong, giờ phải luộc chứ!
Ả vợ lại đâm lo, nhưng ngoài mặt ả vẫn nói:
- Vâng, để mai tôi dậy sớm luộc.
Trong bụng ả đã tính được kế mới.
Hôm sau, sớm tinh mở ả đã dậy, nhóm lửa, bắc nồi. Đáng nhẽ thả chỉ vào luộc, ả lại cho vào nồi một nắm sợi gai rối, rồi cứ thế ninh. Chồng vẫn còn ngủ ở trong giường, ả vào đánh thức và dặn:
- Tôi có việc phải ra ngoài, mình dậy trông nồi sợi ở dưới bếp cho tôi nhé, dậy ngay đi, tới lúc gà gáy mà mình vẫn chưa xuống xem thì sợi sẽ hóa thành một đám sợi gai rồi đấy!
Vốn tính chăm chỉ, không muốn để lỡ cái gì, chồng vội nhỏm dậy đi nhanh xuống bếp. Nhưng khi anh đi xuống tới nơi, nhìn vào nồi, anh hoảng lên vì chỉ thấy có nắm sợi gai rối. Anh chàng đáng thương đành ngậm miệng, tưởng chính mình dậy muộn nên hỏng việc nên phải chịu lỗi. Từ đấy không bao giờ anh nhắc tới kéo sợi, guồng sợi nữa.
Có lẽ chính bạn cũng phải nói: ả kia thật là một người đàn bà đốn mạt.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng