Ả kéo sợi lười biếng


La filatrice pigra


Ở làng có hai vợ chồng nhà kia, vợ lười tới mức không bao giờ muốn nhúc nhích chân tay. Chồng bảo kéo sợi, ả chỉ kéo nửa vời, và kéo xong ả không guồng, cứ mặc sợi y nguyên trên ống. Thấy vậy chồng mắng, ả liền quai mồm ra cãi:
- Dào ôi, guồng sao bây giờ, guồng đâu ra mà guồng. Có giỏi cứ vào rừng kiếm một cái gì để tôi guồng!
Chồng bảo:
- Nếu chỉ có thế, tôi sẽ vào rừng tìm gỗ làm guồng cho mình ngay!
Giờ ả đâm lo. Ả lo chồng tìm được gỗ tốt sẽ đóng guồng. Lúc đó ả phải guồng sợi, công việc cứ thế nối tiếp nhau: kéo sợi, guồng sợi. Suy nghĩ hồi lâu ả nghĩ ra một kế, ả liền theo chồng vào rừng. Đợi chồng leo lên cây chọn gỗ, bắt đầu đốn gỗ, lúc đó ả lẩn vào trong bụi cây gần đấy để chồng không trông thấy mình, rồi ả cất giọng:
"Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,
Ai dùng guồng ấy cũng hết đời."
Thấy có tiếng người, chồng ngưng tay rìu, lắng nghe xem câu hát kia có ý nghĩa gì. Rồi anh tự nhủ:
- Ối chà, chỉ sợ hão huyền, chẳng qua váng tai nghe vậy, nào có gì.
Anh lại cầm rìu, định đốn gỗ tiếp thì lại có tiếng hát vọng lên:
"Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,
Ai dùng guồng ấy cũng hết đời."
Anh ngừng tay, cảm thấy sờ sợ, ngồi ngẫm nghĩ. Lát sau anh định thần được, với tay lấy rìu định đốn gỗ tiếp tục. Lần thứ ba lại có tiếng hát cất lên nghe rất rành rõ:
"Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,
Ai dùng guồng ấy cũng hết đời."
Hóa tam ba bận thế là đủ lắm rồi, anh chàng hết cả hứng, tụt xuống cây và đi về nhà. Chị vợ lẻn chạy đường tắt về nhà trước. Lúc chồng về tới nhà, vợ giả tảng như không biết gì, cất giọng hỏi chồng:
- Thế nào, mình kiếm được gỗ tốt đóng guồng chứ?
Chồng đáp:
- Không kiếm được, chuyện đóng guồng có lẽ không thành.
Chồng kể cho vợ nghe chuyện xảy ra trong rừng, và từ đó không đả động đến chuyện ấy nữa.
Những chỉ ít ngày sau, thấy nhà cửa bề bộn chồng lại thấy bực. Anh bảo vợ:
- Mình này, thật xấu hổ quá, ai đời kéo xong rồi mà cứ để nguyên ở ống thế kia!
Vợ nói:
- Mình có biết không? Nhà ta không có guồng, hay mình đứng trên xà nhà, tôi đứng dưới ném ống lên cho mình bắt lại ném xuống, ta guồng sợi theo kiểu ấy vậy.
Chồng nói:
- Ờ thế cũng được.
Họ làm theo lối ấy, làm xong chồng bảo vợ:
- Sợi đã guồng xong, giờ phải luộc chứ!
Ả vợ lại đâm lo, nhưng ngoài mặt ả vẫn nói:
- Vâng, để mai tôi dậy sớm luộc.
Trong bụng ả đã tính được kế mới.
Hôm sau, sớm tinh mở ả đã dậy, nhóm lửa, bắc nồi. Đáng nhẽ thả chỉ vào luộc, ả lại cho vào nồi một nắm sợi gai rối, rồi cứ thế ninh. Chồng vẫn còn ngủ ở trong giường, ả vào đánh thức và dặn:
- Tôi có việc phải ra ngoài, mình dậy trông nồi sợi ở dưới bếp cho tôi nhé, dậy ngay đi, tới lúc gà gáy mà mình vẫn chưa xuống xem thì sợi sẽ hóa thành một đám sợi gai rồi đấy!
Vốn tính chăm chỉ, không muốn để lỡ cái gì, chồng vội nhỏm dậy đi nhanh xuống bếp. Nhưng khi anh đi xuống tới nơi, nhìn vào nồi, anh hoảng lên vì chỉ thấy có nắm sợi gai rối. Anh chàng đáng thương đành ngậm miệng, tưởng chính mình dậy muộn nên hỏng việc nên phải chịu lỗi. Từ đấy không bao giờ anh nhắc tới kéo sợi, guồng sợi nữa.
Có lẽ chính bạn cũng phải nói: ả kia thật là một người đàn bà đốn mạt.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
In un villaggio vivevano due sposi, e la donna era così pigra che non aveva mai voglia di lavorare, e quel che il marito le dava da filare, non lo finiva mai, e se anche lo filava, non lo passava all'aspo, ma lasciava tutto quanto avvolto sul rocchetto. Un giorno che il marito la rimproverava, ella lo rimbeccò dicendo: -Come faccio ad annaspare se non ho aspo? Va' nel bosco e fammene uno-. -Se è tutto qui- disse l'uomo -andrò nel bosco e prenderò il legno per fare l'aspo.- Allora la donna temette che, trovato il legno, ne facesse un aspo, ed ella fosse poi costretta ad annaspare e a filare di nuovo. Rifletté‚ un poco e le venne in mente una bella idea: corse di nascosto dietro al marito, e quando egli si fu arrampicato su di un albero per scegliere e tagliare il legno, si acquattò in un cespuglio, dove il marito non poteva vederla, e gridò:-A tagliar legna per aspo, si muore; chi se ne serve è preso da malore.-L'uomo tese l'orecchio, posò un attimo la scure e stette a pensare che cosa ciò potesse voler dire. -Mah- disse infine -cosa vuoi che sia stato! Ti hanno fischiato le orecchie, è inutile spaventarsi!- Prese di nuovo la scure e stava per menare il colpo, quando da sotto gridarono di nuovo:-A tagliar legna per aspo, si muore; chi se ne serve è preso da malore.-Egli si fermò, ebbe una gran paura e si mise a rimuginare. Ma dopo un po' tornò a farsi coraggio, afferrò la scure per la terza volta e fece per menare il colpo. Ma per la terza volta si senti gridar forte:-A tagliar legna per aspo, si muore; chi se ne serve è preso da malore.-Allora egli ne ebbe abbastanza, tutta la voglia gli era passata; scese in fretta dall'albero e s'incamminò verso casa. La moglie corse più veloce che pot‚ per un altro sentiero, per arrivare a casa prima di lui. E quando egli entrò nella stanza, disse, con un aria innocente come se niente fosse: -Be', mi hai portato del buon legno per l'aspo?-. -No- rispose egli -ho capito che annaspare non va bene.- Le raccontò quel che gli era successo nel bosco e, da quel giorno in poi, la lasciò in pace con l'aspo. Ben presto, però, l'uomo prese a seccarsi del disordine che c'era in casa. -Moglie- disse -è una vergogna che quel filato rimanga sul rocchetto.- -Sai?- diss'ella. -Dato che non riusciamo ad avere un aspo, mettiti in solaio, e io starò sotto: ti butterò su il rocchetto e tu lo butterai giù: così faremo la matassa.- -Sì, va bene- rispose il marito. Così fecero e, quand'ebbero finito, egli disse: -Adesso che la matassa è fatta, bisogna anche farla cuocere-. La donna ebbe di nuovo timore ma disse: -Sì, la faremo bollire domattina presto- e pensava intanto a un'altra astuzia. Si alzò di buon mattino, accese il fuoco, appese il paiolo, ma al posto del filo ci mise dentro un mucchio di stoppa e lo fece bollire. Poi andò dal marito, che era ancora a letto, e gli disse: -Io devo uscire, tu nel frattempo alzati e cura il filo che è sul fuoco, nel paiolo; ma devi farlo per tempo, fa' attenzione: se il gallo canta e tu non ci badi, il filo diventa stoppa-. L'uomo non perse tempo, si alzò in fretta e andò in cucina. Ma quando si avvicinò al paiolo e vi guardò dentro, non vide altro che un mucchio di stoppa. Allora se ne stette ben zitto senza fiatare, pensando di essersi sbagliato e che la colpa fosse sua, e da allora in poi non parlò più di filo n‚ di filare alla moglie, che ne fu ben felice.