Четверо искусных братьев


Bốn anh em tài giỏi


Жил-был бедняк, и было у него четверо сыновей; вот когда они выросли, говорит он им:
- Милые дети, пора вам идти странствовать по свету, - ведь помочь вам я ни в чем не могу; собирайтесь да идите в чужие края и земли и научитесь там какому-нибудь ремеслу, а там оно уж видней будет, как себе дорогу дальше пробить.
Взяли четверо братьев дорожные посохи, попрощались с отцом и двинулись вместе к городским воротам. Прошли они часть дороги и подошли к перекрестку, где путь расходился в четыре разные стороны. И сказал тогда старший:
- Здесь мы должны расстаться, но спустя четыре года, в этот самый день, давайте сойдемся на этом самом месте, а за это время счастья своего поищем.
И вот каждый пошел своей дорогой; и повстречался старшему на пути человек, который его спросил, куда он идет и что собирается делать.
- Хочу какому-нибудь ремеслу научиться, - ответил старший. А человек и говорит:
- Ну, ступай вместе со мной, и будешь ты вором.
- Нет, - ответил старший, - теперь уж это ремесло за честное не почитается, и песне этой - один конец; языком на колоколе в поле болтаться.
- О, - сказал человек, - виселицы тебе бояться нечего: я тебя уж так обучу, что ни один человек тебя не поймает и следа твоего не разыщет.
Уговорил он его, и стал старший благодаря ему опытным вором, да таким ловким, что ничего от него и уберечь невозможно было: что уж взять захочет, то и возьмет.
Второй брат тоже повстречал человека, который спросил его то же самое: чему бы он хотел научиться.
- Да я еще и сам не знаю, - ответил он.
- Так ступай вместе со мной, и будешь ты звездочетом, - нет ничего лучше, и ничто от тебя не будет сокрыто.
Это ему понравилось, и стал он таким опытным звездочетом, что мастер по окончании ученья подарил ему на прощанье подзорную трубу и сказал ему так:
- В эту трубу ты сможешь увидеть все, что делается на земле и на небе, и ничто не останется перед тобою сокрытым.
А третьего брата взял к себе в обученье охотник и выучил его так хорошо всему, что относится к охотничьему делу, что сделался тот ловким охотником. Подарил ему на прощанье мастер ружье и сказал:
- Оно бьет без промаха, - во что ни нацелишься, в то и попадешь.
И младший брат тоже повстречал человека, который с ним заговорил и спросил его, что он собирается делать:
- Есть ли у тебя охота сделаться портным?
- И слышать о том не хочу, - ответил юноша, - сидеть, согнувшись, с утра и до самого вечера, да водить иглой туда и сюда, да утюжить, - нет, это мне не по душе.
- Да что ты, - ответил ему человек, - дело обстоит совсем не так, как ты себе представляешь. У меня научишься ты совсем иному портняжному ремеслу, дело оно приличное, подходящее и весьма почетное.
Он уговорил юношу, и тот отправился с ним вместе и изучил портняжное дело весьма основательно. Дал портной ему на прощанье иглу и сказал:
- Ты ею сможешь сшить все, что тебе под руку подвернется, будь то мягкое, как яйцо, или твердое, как сталь; и получится так, будто сделано оно из цельного куска, и шва даже видно не будет.
Прошли четыре условленных года, и четверо братьев встретились в одно и то же время на перекрестке. На радостях они обнялись, расцеловали друг друга и воротились домой к своему отцу.
- Ну, - сказал обрадованный отец, - каким ветром вас опять занесло ко мне?
Они рассказали все, что с ними было и какому каждый из них выучился ремеслу. Сели они перед домом под большим деревом, а отец им и говорит:
- Ну, а теперь хочу я проверить, что каждый из вас умеет делать.
Поглядел он наверх и сказал среднему сыну:
- Вон, на макушке этого дерева, между двух веток, есть гнездо зяблика; скажи мне, сколько лежит в нем яиц?
Взял звездочет свою трубу, посмотрел наверх и ответил:
- Пять.
Говорит тогда отец старшему:
- Достань мне оттуда яйца, не потревожив птицы, которая на них сидит.
Взобрался ловкий вор наверх и вытащил из-под птицы пять яиц, а она ничего и не заметила и продолжала спокойно сидеть в гнезде; и он подал те яйца отцу. Отец взял их, положил на каждом углу стола по яйцу, а пятое положил на середину и сказал охотнику:
- Ты вот попробуй одним выстрелом расколоть все пять яиц пополам.
Приложил охотник ружье к плечу и расколол яйца так, как сказал ему отец, - все пять, притом одним выстрелом. Должно быть, порох был у него такой, что стреляет в разные стороны.
- Ну, теперь твой черед, - обратился отец к четвертому сыну, - сшей ты мне все эти яйца, а заодно и тех птенчиков, которые в них находятся, да сделай это так, чтоб от выстрела не было им никакого вреда.
Достал портной свою иглу и сшил все так, как велел ему отец. Когда он закончил, должен был вор те яйца положить снова в гнездо на дерево,- и положил он их под птицу, да так, что она этого не заметила. И вот высидела птичка все яйца, и через несколько дней вылупились из них птенцы, и на шейке у них оказалось по красной полоске, как раз там, где сшивал их портной ниткой.
- Да-а, - сказал старик своим сыновьям, - что ж, приходится вас хвалить да похваливать; время-то у вас прошло, видно, недаром, и кой чему путному вы научились; не знаю уж, кому из вас отдать предпочтение. Вот выйдет случай искусство свое показать на деле, тогда оно видней будет.
А как раз вскоре после того пошла по всей стране большая тревога, что королевну похитил дракон. Король день и ночь об этом грустил и печалился и велел объявить, что тот, кто вернет ему дочь, получит ее в жены. Говорят тогда четверо братьев между собой: "Вот случай, когда мы могли бы себя показать". И они порешили выступить все вместе и освободить королевну.
- Я скоро узнаю, где она находится, - сказал звездочет; глянул он в свою подзорную трубу и говорит: - Я уже вижу ее; она далеко отсюда, сидит она на скале посреди моря, и охраняет ее дракон.
Отправился он к королю и попросил у него корабль для себя и своих братьев; вышел он с ними в море, и подплыли они к той самой скале. И сидела на ней королевна, а у ног ее лежал, положив ей голову на колени, дракон и спал.
Охотник и говорит:
- Стрелять я не решаюсь, а то, чего доброго, можно убить прекрасную девушку.
- Тогда уж я попробую свое средство, - сказал вор, подкрался он сзади и вытащил ее из-под дракона, и сделал это так тихо да ловко, что чудовище ничего не заметило и продолжало храпеть.
Обрадовались они, поспешили сесть с ней на корабль и вышли в открытое море. Но проснулся дракон и, не найдя королевны, погнался за ними и в ярости поднялся вверх на воздух. Он кружился уже над кораблем и хотел было на него опуститься, но схватил охотник свое ружье, нацелился и выстрелил дракону прямо в сердце. Рухнуло чудовище замертво вниз, но было оно такое громадное и тяжелое, что, упав, разбило весь корабль в щепки. По счастью, им удалось схватить несколько досок, и поплыли они на них по широкому морю. И опять им угрожала большая опасность, но портной вовремя схватил свою чудесную иглу и ловко, несколькими большими стежками, сшил все доски, сел на них, а затем собрал и все остальные обломки корабля. Потом он сшил и их, да так искусно и ловко, что вскоре корабль стоял снова под парусами, и они смогли счастливо вернуться домой.
И была великая радость, когда снова увидел король свою дочь. Он сказал четверым братьям:
- Один из вас получит дочь мою в жены, но кто это будет - решайте вы сами.
Вышел тогда между братьями яростный спор, ибо каждый домогался ее получить.
Звездочет говорит:
- Если бы я не увидел королевну, то все ваше старание и уменье были б напрасны, - поэтому принадлежит она мне.
Вор сказал:
- Да какой был толк в том, что ты ее увидел, если б я не вытащил ее из-под дракона, - поэтому принадлежит она мне.
Охотник сказал:
- Вас растерзало бы чудовище заодно с. королевной, если бы пуля моя не попала, - поэтому она принадлежит мне.
А портной сказал:
- Если бы я не сшил вам иглою корабль, то вы бы все потонули, - поэтому принадлежит она мне.
И вынес король такое решение:
- Каждый из вас имеет на нее равное право, и поэтому ни один из вас ее не получит, но дам я в награду каждому из вас по полкоролевства.
Братьям это решение понравилось, и они сказали:
- Лучше пусть будет так, чем быть нам между собою в раздоре.
Тогда каждый из них получил по полкоролевства, и жили они счастливо со своим отцом до той поры, пока это было угодно богу.
Ngày xưa, có một người đàn ông nghèo sinh được bốn người con trai. Khi các con đã trưởng thành, khôn lớn, ông nói với các con:
- Các con thân yêu, bây giờ các con hãy đi chu du thiên hạ, tới miền đất lạ học lấy một nghề để tự mình kiếm kế sinh nhai, cha nghèo chẳng có gì cho các con.
Bốn người con cầm gậy hành trình, chào tạm biệt người cha thân yêu, rồi cùng nhau lên đường. Đi một lát thì họ tới một ngã tư có nhiều hướng đi khác nhau. Họ dừng lại, người anh cả nói:
- Bây giờ anh ta chia tay nhau, mỗi người một ngả, bốn năm nữa, cũng ngày này chúng ta sẽ gặp nhau ở đây, trong thời gian ấy mỗi người học lấy một nghề để kiếm kế sinh nhai.
Nói xong, mỗi người đi một ngả. Người anh cả gặp một người đàn ông, ông này hỏi anh định đi đâu, làm gì. Anh trả lời:
- Tôi muốn học lấy một nghề.
Người kia rủ:
- Vậy thì đi theo ta rồi anh sẽ giỏi nghề… ăn trộm.
Anh ta trả lời:
- Không, nghề ấy đâu phải là một nghề lương thiện, cái kết cục của nghề ấy là bị treo cổ.
Người đàn ông kia nói:
- Chà, anh khỏi phải sợ treo cổ, tôi không dạy anh làm việc bất lương mà chỉ dạy cho anh cách làm sao lấy được những cái mà không người nào lấy được để giúp ích cho mọi người.
Nghe bùi tai, anh chàng bằng lòng đi theo.
Người em thứ hai cũng gặp một người đàn ông hỏi anh muốn học nghề gì trên đời này.
Anh trả lời:
- Tôi cũng chưa biết phải học nghề gì.
Người kia nói:
- Thế thì anh hãy đi với tôi, sau này sẽ trở thành nhà thiên văn, trên đời này không có nghề gì hay bằng. Không có một cái gì lọt qua mắt nhà thiên văn.
Anh ta thấy học nghề ấy cũng hay nên đi theo và trở thành một nhà thiên văn tài giỏi đến mức, sau khi anh ta học xong tạm biệt thầy ra về, thầy đưa cho anh một ống viễn kính và bảo:
- Với viễn kính này anh có thể nhìn thấy hết mọi việc xảy ra trên trời, dưới đất, chẳng có gì lọt qua được mắt anh.
Có người thợ săn nhận dạy người em thứ ba nghề đi săn, ông dạy cho anh tất cả những ngón của nghề săn và đào luyện anh trở thành một nhà thiện xạ.
Trong buổi chia tay từ giã, thầy tặng anh một khẩu súng và bảo:
- Súng này thì chẳng còn chê vào đâu được, anh đã giương súng ngắm là bách phát, bách trúng.
Người em út cũng gặp một người đàn ông. Ông ta hỏi anh:
- Anh có thích học nghề may không?
Anh đáp:
- Ngồi khoanh chân từ sáng đến chiều, cầm kim khâu khâu, vá vá, rồi còn ủi quần áo, tôi không biết liệu mình có nhớ mà làm nổi những việc ấy không?
Người đàn ông nói:
- Đâu có như anh nói và nghĩ. Anh sẽ học ở tôi nghề thợ may khác hẳn những nơi khác, một nghề may lịch thiệp, sung túc và có phần nào vinh hạnh nữa.
Anh ta thấy cũng hay nên đi theo thầy học nghề cho đến nơi, đến chốn.
Trong buổi chia tay từ giã, thầy cho anh một cái kim và bảo:
- Với chiếc kim này anh có thể khâu được mọi thứ trên đời này, mềm như trứng, cứng như thép đều khâu được cả, đường chỉ liền khít tới mức không nhận ra được nữa.
Đúng bốn năm trôi qua, bốn anh em gặp lại nhau ở ngã tư năm xưa, ôm hôn nhau thắm thiết, rồi cùng nhau trở về nhà gặp cha.
Người cha mừng rỡ hỏi:
- Chà, gió nào đã đưa các con trở về thế?
Các con kể cho người cha nghe mọi chuyện xảy ra với họ và họ đã học được nghề mình yêu thích. Lúc ấy năm cha con đang ngồi trước nhà, dưới một cây cổ thụ. Người cha nói:
- Bây giờ cha muốn thử tài các con, xem các con biết làm những gì.
Ông ngước mắt lên và bảo người con thứ hai:
Ở giữa hai cành trên ngọn cây kia có một tổ sáo, đố con biết có mấy trứng nằm trong tổ?
Nhà thiên văn học lấy viễn kính ra, đứng ngước mặt lên ngắm rồi nói:
- Có năm trứng tất cả.
Người cha nói với con cả:
- Con thử trèo lên lấy trứng làm sao chim mẹ đang ấp bị mất trứng mà không hề biết.
Anh chàng khéo tay trèo lên lấy năm quả trứng đang ấp dưới bụng chim mẹ, anh lấy nhẹ nhàng, tài tình đến nỗi chim mẹ không hề hay biết cứ nằm im tiếp tục ấp. Anh trèo xuống đưa trứng cho cha. Ông cầm lấy trứng đặt ở mỗi góc bàn một quả, quả thứ năm đặt ở chính giữa bàn, ông bảo anh thiện xạ:
- Đố con bắn một phát mà thủng được cả năm quả trứng!
Anh thiện xạ lắp đạn và bắn, chỉ một phát đạn cả năm quả trứng đều bể làm đôi. Đúng là anh có tài bắn đạn chạy chữ chi.
Người cha lại bảo người con thứ tư:
- Bây giờ đến lượt con. Đố con khâu vỏ trứng cũng như thai chim non trong trứng liền lại như cũ mà thai chim trong trứng không hề bị ảnh hưởng gì cả.
Anh thợ may lấy kim ra khâu, khâu y như lời cha dặn. Trứng khâu xong, người con trai cả khéo tay trèo lên cây, đặt trứng vào trong ổ dưới bụng chim mẹ và chim mẹ vẫn không hề hay biết.
Chim mẹ ấp vài ngày thì trứng chim nở, cả năm con chim, con nào cũng có khoang đỏ ở cổ là do vết khâu của chàng thợ may.
Người cha bảo các con:
- Cha hết sức mừng cho các con, các con đã biết tận dụng thời gian học được những nghề hữu ích. Cha không thể nói được, ai trong bốn con là tài hơn cả. Chắc chẳng bao lâu các con sẽ có dịp hành nghề để giúp ích cho thiên hạ.
Ít lâu sau, khắp cả nước xôn xao vì chuyện công chúas đã bị một con rồng bắt đi đâu không biết. Vua cha lo lắng ngày đêm, hứa sẽ trọng thưởng cho ai cứu được công chúa.
Bốn anh em bảo nhau:
- Có lẽ đây là dịp tốt để chúng ta đem tài năng giúp ích cho đời.
Rồi bốn anh em cùng nhau ra đi để giải thoát cho công chúa.
Nhà thiên văn nói:
- Tôi sẽ biết ngay công chúa đang ở đâu.
Anh chiếu ống viễn kính lên xem và nói:
- Tôi đã trông thấy nàng, nàng ở cách đây rất xa, đang ngồi trên một tảng đá giữa biển, bên một con rồng đang canh gác nàng.
Anh tới gặp nhà vua, xin cấp cho một chiếc tuyền để bốn anh em vượt biển đi đến chỗ tảng đá.
Công chúa đang ngồi, còn con rồng thì đang ngủ, đầu gối vào lòng nàng. Nhà thiện xạ nói:
- Tôi không dám bắn, sợ đạn xuyên qua thân rồng trúng phải người công chúa.
Anh cả nói:
- Để tôi thử liều xem may ra được chăng.
Rồi anh trườn lại gần và cắp công chúa đi nhẹ nhàng và khéo léo tới mức con quái vật không hề hay biết, vẫn cứ ngáy khò khò.
Mấy anh em mừng rỡ, vội đưa nàng lên thuyền và căng buồm chạy ra khơi.
Rồng thức giấc, tìm mãi không thấy công chúa đâu, nó rượt theo thuyền, miệng thì phì phì dữ tợn, khi nó đuổi kịp thuyền định xà xuống thì anh thiện xã đã lắp đạn vào súng, anh giương súng bắn trúng ngay tim con vật. Con quái vật chết rơi xuống, nhưng nó to và nặng lại rơi trúng xuống thuyền làm chiếc thuyền vỡ tan ra từng mảnh. Mọi người vội bám lấy những tấm ván nổi lềnh bềnh bơi trên mặt biển bao la. Tình cảnh thật khó giải quyết. Nhưng anh thợ may chăm chỉ đi lấy chiếc kim thần diệu của mình ra, khâu vội mấy tấm ván đáy thuyền lại, rồi anh ngồi lên đó nhặt nốt các mảnh thuyền khác khâu vào. Anh khâu khéo tới mức chỉ một lát lại có một chiếc thuyền nguyên vẹn có thể căng buồm lên được, họ trở về nhà bình an vô sự.
Vua cha gặp lại con gái hết sức mừng rỡ. Vua nói với bốn anh em nhà kia:
- Ơn cứu mạng là ơn trời biển. Đáng lẽ ta gả con gái ta cho một trong bốn người. Nhưng người nào cũng tài giỏi cả, không biết cho ai cho xứng. Nay ta chia cho các ngươi một vùng đất để làm ăn, các ngươi có bằng lòng không?
Bốn anh em đều thấy toại nguyện.
Được chia vùng đất tốt, bốn anh em đón cha về chung sức làm ăn. Cuộc sống thật đầm ấm, hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng