Bốn anh em tài giỏi


De vier kunstvaardige broers


Ngày xưa, có một người đàn ông nghèo sinh được bốn người con trai. Khi các con đã trưởng thành, khôn lớn, ông nói với các con:
- Các con thân yêu, bây giờ các con hãy đi chu du thiên hạ, tới miền đất lạ học lấy một nghề để tự mình kiếm kế sinh nhai, cha nghèo chẳng có gì cho các con.
Bốn người con cầm gậy hành trình, chào tạm biệt người cha thân yêu, rồi cùng nhau lên đường. Đi một lát thì họ tới một ngã tư có nhiều hướng đi khác nhau. Họ dừng lại, người anh cả nói:
- Bây giờ anh ta chia tay nhau, mỗi người một ngả, bốn năm nữa, cũng ngày này chúng ta sẽ gặp nhau ở đây, trong thời gian ấy mỗi người học lấy một nghề để kiếm kế sinh nhai.
Nói xong, mỗi người đi một ngả. Người anh cả gặp một người đàn ông, ông này hỏi anh định đi đâu, làm gì. Anh trả lời:
- Tôi muốn học lấy một nghề.
Người kia rủ:
- Vậy thì đi theo ta rồi anh sẽ giỏi nghề… ăn trộm.
Anh ta trả lời:
- Không, nghề ấy đâu phải là một nghề lương thiện, cái kết cục của nghề ấy là bị treo cổ.
Người đàn ông kia nói:
- Chà, anh khỏi phải sợ treo cổ, tôi không dạy anh làm việc bất lương mà chỉ dạy cho anh cách làm sao lấy được những cái mà không người nào lấy được để giúp ích cho mọi người.
Nghe bùi tai, anh chàng bằng lòng đi theo.
Người em thứ hai cũng gặp một người đàn ông hỏi anh muốn học nghề gì trên đời này.
Anh trả lời:
- Tôi cũng chưa biết phải học nghề gì.
Người kia nói:
- Thế thì anh hãy đi với tôi, sau này sẽ trở thành nhà thiên văn, trên đời này không có nghề gì hay bằng. Không có một cái gì lọt qua mắt nhà thiên văn.
Anh ta thấy học nghề ấy cũng hay nên đi theo và trở thành một nhà thiên văn tài giỏi đến mức, sau khi anh ta học xong tạm biệt thầy ra về, thầy đưa cho anh một ống viễn kính và bảo:
- Với viễn kính này anh có thể nhìn thấy hết mọi việc xảy ra trên trời, dưới đất, chẳng có gì lọt qua được mắt anh.
Có người thợ săn nhận dạy người em thứ ba nghề đi săn, ông dạy cho anh tất cả những ngón của nghề săn và đào luyện anh trở thành một nhà thiện xạ.
Trong buổi chia tay từ giã, thầy tặng anh một khẩu súng và bảo:
- Súng này thì chẳng còn chê vào đâu được, anh đã giương súng ngắm là bách phát, bách trúng.
Người em út cũng gặp một người đàn ông. Ông ta hỏi anh:
- Anh có thích học nghề may không?
Anh đáp:
- Ngồi khoanh chân từ sáng đến chiều, cầm kim khâu khâu, vá vá, rồi còn ủi quần áo, tôi không biết liệu mình có nhớ mà làm nổi những việc ấy không?
Người đàn ông nói:
- Đâu có như anh nói và nghĩ. Anh sẽ học ở tôi nghề thợ may khác hẳn những nơi khác, một nghề may lịch thiệp, sung túc và có phần nào vinh hạnh nữa.
Anh ta thấy cũng hay nên đi theo thầy học nghề cho đến nơi, đến chốn.
Trong buổi chia tay từ giã, thầy cho anh một cái kim và bảo:
- Với chiếc kim này anh có thể khâu được mọi thứ trên đời này, mềm như trứng, cứng như thép đều khâu được cả, đường chỉ liền khít tới mức không nhận ra được nữa.
Đúng bốn năm trôi qua, bốn anh em gặp lại nhau ở ngã tư năm xưa, ôm hôn nhau thắm thiết, rồi cùng nhau trở về nhà gặp cha.
Người cha mừng rỡ hỏi:
- Chà, gió nào đã đưa các con trở về thế?
Các con kể cho người cha nghe mọi chuyện xảy ra với họ và họ đã học được nghề mình yêu thích. Lúc ấy năm cha con đang ngồi trước nhà, dưới một cây cổ thụ. Người cha nói:
- Bây giờ cha muốn thử tài các con, xem các con biết làm những gì.
Ông ngước mắt lên và bảo người con thứ hai:
Ở giữa hai cành trên ngọn cây kia có một tổ sáo, đố con biết có mấy trứng nằm trong tổ?
Nhà thiên văn học lấy viễn kính ra, đứng ngước mặt lên ngắm rồi nói:
- Có năm trứng tất cả.
Người cha nói với con cả:
- Con thử trèo lên lấy trứng làm sao chim mẹ đang ấp bị mất trứng mà không hề biết.
Anh chàng khéo tay trèo lên lấy năm quả trứng đang ấp dưới bụng chim mẹ, anh lấy nhẹ nhàng, tài tình đến nỗi chim mẹ không hề hay biết cứ nằm im tiếp tục ấp. Anh trèo xuống đưa trứng cho cha. Ông cầm lấy trứng đặt ở mỗi góc bàn một quả, quả thứ năm đặt ở chính giữa bàn, ông bảo anh thiện xạ:
- Đố con bắn một phát mà thủng được cả năm quả trứng!
Anh thiện xạ lắp đạn và bắn, chỉ một phát đạn cả năm quả trứng đều bể làm đôi. Đúng là anh có tài bắn đạn chạy chữ chi.
Người cha lại bảo người con thứ tư:
- Bây giờ đến lượt con. Đố con khâu vỏ trứng cũng như thai chim non trong trứng liền lại như cũ mà thai chim trong trứng không hề bị ảnh hưởng gì cả.
Anh thợ may lấy kim ra khâu, khâu y như lời cha dặn. Trứng khâu xong, người con trai cả khéo tay trèo lên cây, đặt trứng vào trong ổ dưới bụng chim mẹ và chim mẹ vẫn không hề hay biết.
Chim mẹ ấp vài ngày thì trứng chim nở, cả năm con chim, con nào cũng có khoang đỏ ở cổ là do vết khâu của chàng thợ may.
Người cha bảo các con:
- Cha hết sức mừng cho các con, các con đã biết tận dụng thời gian học được những nghề hữu ích. Cha không thể nói được, ai trong bốn con là tài hơn cả. Chắc chẳng bao lâu các con sẽ có dịp hành nghề để giúp ích cho thiên hạ.
Ít lâu sau, khắp cả nước xôn xao vì chuyện công chúas đã bị một con rồng bắt đi đâu không biết. Vua cha lo lắng ngày đêm, hứa sẽ trọng thưởng cho ai cứu được công chúa.
Bốn anh em bảo nhau:
- Có lẽ đây là dịp tốt để chúng ta đem tài năng giúp ích cho đời.
Rồi bốn anh em cùng nhau ra đi để giải thoát cho công chúa.
Nhà thiên văn nói:
- Tôi sẽ biết ngay công chúa đang ở đâu.
Anh chiếu ống viễn kính lên xem và nói:
- Tôi đã trông thấy nàng, nàng ở cách đây rất xa, đang ngồi trên một tảng đá giữa biển, bên một con rồng đang canh gác nàng.
Anh tới gặp nhà vua, xin cấp cho một chiếc tuyền để bốn anh em vượt biển đi đến chỗ tảng đá.
Công chúa đang ngồi, còn con rồng thì đang ngủ, đầu gối vào lòng nàng. Nhà thiện xạ nói:
- Tôi không dám bắn, sợ đạn xuyên qua thân rồng trúng phải người công chúa.
Anh cả nói:
- Để tôi thử liều xem may ra được chăng.
Rồi anh trườn lại gần và cắp công chúa đi nhẹ nhàng và khéo léo tới mức con quái vật không hề hay biết, vẫn cứ ngáy khò khò.
Mấy anh em mừng rỡ, vội đưa nàng lên thuyền và căng buồm chạy ra khơi.
Rồng thức giấc, tìm mãi không thấy công chúa đâu, nó rượt theo thuyền, miệng thì phì phì dữ tợn, khi nó đuổi kịp thuyền định xà xuống thì anh thiện xã đã lắp đạn vào súng, anh giương súng bắn trúng ngay tim con vật. Con quái vật chết rơi xuống, nhưng nó to và nặng lại rơi trúng xuống thuyền làm chiếc thuyền vỡ tan ra từng mảnh. Mọi người vội bám lấy những tấm ván nổi lềnh bềnh bơi trên mặt biển bao la. Tình cảnh thật khó giải quyết. Nhưng anh thợ may chăm chỉ đi lấy chiếc kim thần diệu của mình ra, khâu vội mấy tấm ván đáy thuyền lại, rồi anh ngồi lên đó nhặt nốt các mảnh thuyền khác khâu vào. Anh khâu khéo tới mức chỉ một lát lại có một chiếc thuyền nguyên vẹn có thể căng buồm lên được, họ trở về nhà bình an vô sự.
Vua cha gặp lại con gái hết sức mừng rỡ. Vua nói với bốn anh em nhà kia:
- Ơn cứu mạng là ơn trời biển. Đáng lẽ ta gả con gái ta cho một trong bốn người. Nhưng người nào cũng tài giỏi cả, không biết cho ai cho xứng. Nay ta chia cho các ngươi một vùng đất để làm ăn, các ngươi có bằng lòng không?
Bốn anh em đều thấy toại nguyện.
Được chia vùng đất tốt, bốn anh em đón cha về chung sức làm ăn. Cuộc sống thật đầm ấm, hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Er was eens een arme man, en die had vier zoons, en toen die volwassen waren, zei hij tegen hen: "Lieve kinderen, jullie moeten nu de wereld in; en ik heb niets dat ik je zou kunnen meegeven; ga nu maar allemaal op reis, leer een handwerk en zie hoe je je door 't leven slaat." Nu grepen de vier gebroeders elk de wandelstok, namen afscheid van hun vader, en trokken alle vier de poort uit. Toen ze een poos hadden gereisd kwamen ze aan een kruispunt, waarvan de wegen naar vier windstreken leidden. Toen zei de oudste: "Hier moeten we uit elkaar; maar vandaag over vier jaar zullen we op deze plek weer samenkomen en in die tussentijd ons geluk proberen."
Nu ging ieder zijn eigen weg. De oudste ontmoette een man, en die vroeg hem waar hij heen wou en wat hij doen ging. "Ik wou een handwerk leren," zei hij. Toen sprak de ander: "Ga mee en word een dief." - "Neen," antwoordde hij, "stelen is geen eerlijke broodwinning, en 't eind van 't lied is toch dat je klepel wordt van zekere klok die buiten in 't veld staat." - "O," zei de man, "voor de galg hoef je niet bang te wezen; ik wil je alleen maar leren hoe je iets halen kunt, waar anders niet aan te komen is, en waar nooit iemand achter kan komen." Toen liet hij zich overhalen; en hij werd bij die man een volleerde dief, en hij werd zo handig, dat niets voor hem veilig was, waar hij eenmaal zijn zinnen op had gezet. De tweede broer kwam ook iemand tegen die hem vroeg wat hij leren wou. "Dat weet ik nog niet," zei hij. "Ga dan met me mee en word sterrekijker, er is geen beter vak; niets blijft voor je verborgen." Daar stemde hij mee in, en hij werd zo'n gewiekste sterrekijker, dat z'n meester, toen hij volleerd was en verder wou reizen, hem een verrekijker gaf en tegen hem zei: "Hiermee kun je zien wat er op aarde en in de hemel gebeurt, niets blijft geheim voor je." De derde broer kwam in de leer bij een jager, en hij kreeg in alles wat met jacht te maken had, zulke goede lessen, dat hij een volleerd jager werd. Na zijn leerjaren gaf de meester hem ten afscheid een buks en zei: "Die mist nooit; wat je daarmee op de korrel neemt, dat tref je vast en zeker."
De jongste broer ontmoette ook iemand die hem aansprak en vroeg wat zijn plannen waren. "Heb je geen zin, kleermaker te worden?" - "Nou," zei de jongen, "dat gebukte zitten, van de vroege morgen tot de late avond, dat heen en weer gepriegel met een naald en het strijkijzer – nee, dat alles trekt me niet aan." - "Och kom!" zei de man, "je praat naar dat je wijs bent, bij mij gaat 't kleermaken heel anders; daar gaat het keurig en netjes en zelfs heel eervol, soms." Toen liet hij zich overhalen, ging mee, en leerde grondig wat die man kende. En toen hij wegging, gaf de baas hem een naald, en sprak: "Daarmee kun je alles vastnaaien wat je maar in de zin komt, of 't zacht is als een ei of hard als staal; en 't wordt één geheel, en is nooit meer van elkaar te krijgen."
Nu waren de afgesproken vier jaar om, de broers kwamen alle vier tegelijkertijd bij het kruispunt aan, begroetten elkaar hartelijk en gingen samen weer naar huis, naar hun vader. "Wel," zei deze, heel gelukkig, "heeft de wind jullie weer hierheen gewaaid?" Ze vertelden hoe het hun was vergaan, en dat ieder iets had geleerd. Ze zaten allemaal voor het huis, onder een grote boom, en de vader zei: "Nu zal ik jullie allemaal op de proef stellen, en zien watje nu eigenlijk geleerd hebt." En hij keek omhoog en zei tegen de tweede zoon: "Boven in de top van deze boom zit tussen twee takken een nest van een distelvink. Zeg jij nu eens, hoeveel eieren erin liggen?" De sterreman nam z'n verrekijker, keek naar boven en sprak: "Het zijn er vijf." De vader zei tegen de oudste: "Haal jij nu de eieren eruit, zonder dat de vogel die erop zit te broeden, gestoord wordt." De uitgeslepen dief klom naar boven en nam van het vogeltje dat nergens iets van merkte en stil bleef zitten, alle vijf de eitjes onder hem weg, en bracht ze naar beneden, naar zijn vader. De vader nam de eitjes, legde op elke hoek van de tafel er één en eentje in 't midden en zei tegen de jager: "Schiet jij nu in één schot alle vijf eieren middendoor." De jager legde z'n buks aan en mikte op de eitjes zoals zijn vader het had gevraagd, alle vijf, en in één schot. Hij had zeker van dat kruit, waarmee je om een hoek kunt schieten. "Nu is de beurt aan jou," zei de vader tegen de vierde zoon, "nu moet jij de eitjes weer aan elkaar naaien en de jonkies die erin zitten ook, en wel zo, dat het schot hen niet deert." De kleermaker haalde z'n naald en naaide juist als zijn vader het had opgegeven. Toen dat klaar was, moest de dief de eitjes weer naar 't nest boven in de boom brengen en ze weer onder de vogel terug leggen zonder dat het beestje er iets van merkte. Het diertje broedde ze helemaal uit; na een paar dagen kropen de jonkies uit het ei, en daar waar de kleermaker ze had genaaid, was er alleen een klein rood streepje aan hun hals. "Ja," zei de oude man tot zijn zoons, "ik moet jullie boven alles prijzen, je hebt je tijd goed besteed en een rechtschapen handwerk geleerd; en ik kan niet zeggen wie van jullie de beste is. Als jullie nu weldra de gelegenheid hebben om jullie kunsten eens te gebruiken, dan komt dat misschien ook aan het licht."
Korte tijd later kwam er een jobstijding over 't land: de prinses was door een draak geschaakt. De koning was dag en nacht bedroefd en hij liet afkondigen: degene die haar terugbracht, die kreeg haar tot vrouw. Nu zeiden de vier broers tegen elkaar: "Dat zou wel eens een gelegenheid kunnen zijn om te tonen wat we kunnen," en ze besloten er samen op uit te trekken om de prinses te bevrijden. "Waar ze heen is, zal ik gauw kunnen zien," zei de sterrekijker, en hij keek in z'n instrument en zei: "Daar zie ik haar al, ze zit ver van hier op een rots, in de zee en naast haar zit de draak om haar te bewaken." Nu ging hij naar de koning, vroeg hem een schip voor zich en zijn broers, en voer met hen over zee, tot ze bij de rots kwamen. Daar zat de prinses, maar de draak lag met zijn kop op haar schoot te slapen. Nu zei de jager: "Ik kan niet schieten, want dan zou ik haar tegelijk raken." - "Dan is het wat voor mij," zei de dief, sloop erheen en stal haar weg onder de draak vandaan, zo voorzichtig en handig, dat 't ondier niets merkte, maar door bleef snurken. Verheugd snelden ze met haar naar het schip, en stuurden het de open zee in; maar de draak, die bij z'n ontwaken de prinses gemist had, kwam hen achterna en snoof verwoed door de lucht. Toen hij juist boven het schip vloog, legde de jager aan en schoot hem midden in het hart. Het ondier stortte dood neer. Maar hij was zo groot dat hij in zijn val het hele schip verbrijzelde. Ze visten gelukkig nog een paar planken op en zwommen zo op zee rond. De nood was hoog gestegen, maar de kleermaker, ook slim, nam z'n wondernaald, naaide de planken met grote steken vlug aan elkaar, ging erop zitten en viste alle brokstukken van het schip op. Ook die naaide hij zo handig aan elkaar, dat in korte tijd het hele schip weer zeilwaardig was en ze een zegetocht naar huis meemaakten.
Toen de koning zijn dochter weer zag, was er feest. Hij zei tegen de vier broers: "Eén van jullie kan maar met haar trouwen, maar wie het zijn zal, moeten jullie zelf maar uitmaken." Nu ontstond er onder hen een hevige ruzie, want elk van hen maakte er aanspraak op. De sterreman zei: "Als ik haar niet gezien had, was al jullie kunst vergeefs geweest: daarom is zij de mijne." De dief zei: "Wat gaf dat zien, als ik haar niet onder de draak vandaan had gehaald: daarom is zij de mijne." De jager zei: "Jullie zouden toch allemaal verscheurd zijn, als mijn kogel de draak niet had getroffen: zij is dus de mijne." En de kleermaker zei: "En als ik het schip niet met zoveel kunst aan elkaar had genaaid, dan waren jullie allemaal jammerlijk verdronken; daarom is zij de mijne." Toen deed de koning deze uitspraak: "ieder van u heeft evenveel recht, en daar niet ieder het meisje kan krijgen, geef ik haar aan geen van allen. Maar tot beloning geef ik u allen een kwart koninkrijk." Dat was een beslissing die bij alle broers in de smaak viel, en ze zeiden: "Het is beter zo, dan dat we gingen kibbelen." En toen kreeg elk van hen een kwart koninkrijk, en ze leefden met hun vader in geluk en vrede, zolang als het God behaagde.