Sáu người kỳ tài


De zes dienaren


Xưa có một nữ vương, vốn là một mụ phù thủy. Con gái mụ xinh đẹp tuyệt trần không ai sánh bằng. Mụ chẳng nghĩ gì khác ngoài cách lôi kéo mọi người vào vòng khổ ải, chết chóc. Mụ bảo, ai đến cầu hôn phải thực hiện được điều kiện mụ đặt ra, làm được mụ sẽ gả con cho, bằng không thì sẽ mất mạng. Đã nhiều người mê mẩn trước nhan sắc của cô gái nên đã liều thử một phen, nhưng chẳng một ai làm nổi công việc mụ giao, đành chịu quỳ gối rơi đầu.
Có một hoàng tử nghe đồn về sắc đẹp tuyệt thế giai nhân của người con gái, tâu vua cha:
- Xin cha cho con đi cầu hôn thử.
Vua khuyên:
- Không khi nào con ạ, con đi là đi vào cõi chết đấy!
Thế rồi hoàng tử đâm ra ốm tương tư, nằm liệt giường suốt bảy năm, không thầy thuốc nào chữa khỏi. Vua thấy đã tuyệt vọng, đành buồn rầu bảo hoàng tử:
- Con hãy đi cầu may xem sao. Cha cũng chẳng còn cách nào khác để giúp con nữa.
Hoàng tử nghe cha nói ưng thận, liền đứng dậy. Chàng thấy mình khỏe mạnh và hớn hở lên đường. Một hôm đang phi ngựa qua thảo nguyên, chàng chợt thấy ở xa một vật gì nom tựa đống cỏ lớn. Lại gần nhìn kỹ hóa ra đấy là bụng một anh chàng đang nằm dài trên mặt đất. Cái bụng ấy nom phải bằng quả núi con. Gã béo thấy có người phi ngựa tới vội đứng lên thưa:
- Nếu ngài cần người, cho tôi xin theo hầu.
Hoàng tử đáp:
- Cồng kềnh như ngươi thì biết dùng vào việc gì.
Gã béo nói:
- Trời, thế chưa thấm vào đâu. Nếu tôi vươn vai người tôi sẽ lớn gấp ba ngàn lần.
Hoàng tử nói:
- Nếu quả như thế ta có thể dùng ngươi được. Nào đi với ta!
Gã béo đi theo hoàng tử. Đi được một quãng thì thấy một người nằm dài dưới đất, tai ghé sát mặt cỏ. Hoàng tử hỏi:
- Ngươi làm gì ở đây?
Người ấy đáp:
- Tôi đang lắng nghe.
- Nghe gì mà chăm chú thế?
- Nghe xem trên thế giới có chuyện gì mới xảy ra. Tôi nghe được mọi thứ, kể cả tiếng cỏ mọc.
Hoàng tử hỏi:
- Thế ngươi nói cho biết, ngươi nghe được gì ở trong triều đình có bà hoàng hậu già và cô công chúa xinh đẹp.
Gã đáp:
- Tôi nghe có tiếng gươm chém vút một cái, chắc có kẻ đến cầu hôn bị chặt đầu.
Hoàng tử bảo gã:
- Có thể ta cần đến ngươi, đi với ta!
Họ lại lên đường. Dọc đường họ thấy như có hai bàn chân ai trước mặt họ. Họ thấy cả bắp chân nhưng phải đi một quãng đường nữa mới trông thấy thân người, rồi đi thêm một quãng mới trông thấy đầu. Hoàng tử nói:
- Trời, người đâu mà dài như dây chão!
Gã người dài đáp:
- Chà, đã thấm vào đâu. Tôi mà vươn vai thì dài gấp ba ngàn lần, cao hơn cả núi cao nhất trần gian. Nếu đồng ý cho nhập bọn, tôi xin đi cùng.
Hoàng tử nói:
- Có thể ta cần đến ngươi, đi với ta!
Họ tiếp tục đi, thấy có người ngồi bên đường, hai mắt bịt chặt. Hoàng tử nói:
- Mắt bị quáng gà hay sao mà không dám nhìn ánh sáng?
Gã đáp.
- Không phải thế. Tôi không dám cởi khăn bịt mắt, vì lực phát ra từ cái nhìn của tôi mạnh lắm, tới mức nhìn vật gì, vật ấy ắt nổ tung. Nếu thấy cần, tôi sẵn sàng đi cùng giúp một tay.
Hoàng tử nói:
- Có thể ta cần đến ngươi, đi với ta!
Họ lại lên đường, thấy một người nằm sưởi giữa nắng mà cứ run cầm cập, tay chân lẩy bẩy. Hoàng tử hỏi:
- Trời nắng nóng đến ngột ngạt mà sao ngươi lại rét run cầm cập?
Gã đáp:
- Chà, cơ thể tôi rất là lạ. Trời càng oi nồng, tôi càng thấy rét, rét tới thấu xương. Trời càng giá rét, tôi càng thấy oi bức. Ngồi giữa băng giá thì thấy nóng nực, ngồi bên lửa thì thấy rét cóng.
Hoàng tử nói:
- Đúng là con người kỳ dị! Nếu ngươi muốn nhập bọn thì đi với ta!
Tiếp tục cuộc hành trình, họ gặp một người đang vươn cổ ngó ngó nghiêng dòm các ngọn núi. Hoàng tử hỏi:
- Nhìn gì mà mải mê thế?
Gã đáp:
- Tôi có cặp mắt sáng, nhìn thấy rừng rậm, thảo nguyên, núi cao, vực thẳm, có thể thấy khắp thế gian.
Hoàng tử nói:
- Nếu ngươi ưng thì đi với ta. Ta đang thiếu người có tài ấy.
Giờ đây, hoàng tử cùng sáu người tới thành đô, nơi hoàng hậu già đang ngự trị. Hoàng tử không để lộ tung tích của mình. Chàng nói:
- Nếu hoàng hậu gả công chúa xinh đẹp cho tôi thì sai gì tôi cũng làm.
Mụ phù thủy rất mừng khi thấy chàng đẹp trai kia lại sa vào tay mụ. Mụ bảo:
- Ta sẽ giao ba việc nếu làm được cả thì ba thì sẽ là chồng của con gái ta.
Chàng hỏi:
- Việc thứ nhất là việc gì?
- Trước kia ta có đánh rơi xuống biển Hồng Hải một cái nhẫn. Hãy tìm cho ta chiếc nhẫn.
Hoàng tử về bàn với sáu người đi cùng và nói:
- Việc thứ nhất không dễ đâu, phải mò tìm cho ra chiếc nhẫn ở dưới biển Hồng Hải. Làm cách nào tìm lấy được?
Người có đôi mắt sáng nói:
- Để tôi xem nó nằm ở chỗ nào?
Ngó nhìn xuống biển, rồi gã nói:
- Kia rồi! Nhẫn mắc trên mũi đá ngầm.
Gã người dài duỗi lưng nói:
- Nếu nhìn thấy, tôi lấy lên ngay được.
Gã béo nói:
- Nếu chỉ cần có thế?
Gã nằm xoài người ra, ghé miệng sát mặt nước, sóng biển xô chảy vào mồm như vào hang ngầm. Gã làm một hơi dài và biển cạn trơ đáy. Lúc ấy gã người dài mới nhoài người ra và cúi xuống nhặt chiếc nhẫn. Hoàng tử rất mừng, cầm nhẫn và đưa đến cho mụ già. Mụ kinh ngạc và nói:
- Chà chà, đúng chiếc nhẫn này. Việc thứ nhất may mắn ngươi đã làm xong. Giờ đến việc thứ hai. Ngươi có thấy ba trăm con bò mộng đang gặm cỏ ở ngoài bãi trước lâu đài không? Ngươi phải ăn cho kỳ hết ba trăm con bò ấy, ăn hết cả lông lẫn da, cả xương lẫn sừng. Dưới hầm có ba trăm thùng rượu vang, ngươi phải uống cho hết. Không được để sót lại một sợi lông bò, một giọt rượu vang. Bằng không, sinh mạng ngươi nằm trong tay ta.
Hoàng tử nói:
- Tôi có được mời bạn cùng ăn không? Ăn uống thiếu bạn còn gì là ngon, là vui!
Mụ già cười nham hiểm và đáp:
- Được mời một người cho có bạn, nhưng không được mời thêm người khác nữa.
Hoàng tử ra tìm sáu người, bảo với gã béo:
- Hôm nay ngươi là khách của ta, cứ ăn cho thật no nhé!
Gã béo vươn vai và ăn một lúc hết sạch đàn bò ba trăm con, ăn hết nhẵn, một sợi lông cũng không còn. Gã còn hỏi, sau bữa tâm còn gì nữa không. Gã tu cạn ba trăm thùng rượu mà chẳng cần phải rót ra ly và cũng chẳng để một giọt rượu vang nào rơi ra ngoài.
Ăn uống xong, hoàng tử vào báo cho mụ biết việc thứ hai đã xong. Hết sức kinh ngạc, mụ nói:
- Xưa nay chưa từng có ai làm được thế, nhưng còn việc thứ ba nữa.
Mụ nghĩ bụng: "Ngươi cũng chẳng thoát được tay tao đâu, cũng chẳng giữ được đầu." Mụ nói:
- Tối nay, ta sẽ dẫn con gái ta vào phòng. Ngươi phải ôm giữ trong lòng suốt đêm, không được chợp mắt ngủ. Đúng mười hai giờ khuya ta tới xem, nếu lúc ấy đã buông tay tức là ngươi thua cuộc.
Hoàng tử nghĩ: "Việc này dễ. Ta có thể ráng thức khuya được." Tuy vậy, chàng vẫn gọi sáu người kia vào, kể cho họ nghe điều kiện mụ già đặt ra, rồi nói:
- Ai biết được đằng sau nó là mưu mô gì? Cẩn thận vẫn hơn, các ngươi hãy thức canh để cho nàng không ra được khỏi phòng.
Khi bóng đêm rủ xuống, mụ già và con gái tới, mụ giao tận tay hoàng tử. Gã người dài nằm uốn người thành cái đai quanh hai người, gã người béo đứng lấp luôn cửa ra vào. Như thế thì làm sao mà ra được!
Hai người ngồi, cô gái chẳng nói lấy một lời, ánh trăng chiếu qua cửa sổ soi tỏ khuôn mặt xinh đẹp tuyệt vời của nàng làm hoàng tử đê mê say đắm không hề thấy mỏi mắt. Nhưng lúc mười một giờ khuya mụ già phù thủy niệm chú cho mọi người ngủ thiếp đi, trong khoảnh khắc ấy mụ hóa phép cướp người con gái đi.
Mọi người ngủ thiếp đi tới khi yêu thuật hết linh nghiệm thì đã mười một giờ bốn mươi lăm. Khi tất cả tỉnh dậy, hoàng tử kêu:
- Trời ơi, thật là bât hạnh, ta thua cuộc rồi!
Mọi người cũng than vãn theo. Gã thính tai nói:
- Cô ấy đang ngồi than thân trách phận trong một quả núi cách đây ba trăm giờ đường bộ. Cậu người dài là người duy nhất làm nổi việc này. Cậu vươn người và đi dăm bước là tới nơi.
Gã người dài nói:
- Được, nhưng cậu mắt sắc phải đi cùng, để ta cùng nhau dọn quả núi đó.
Gã người dài sốc vai vác gã có đôi mắt sáng đi, nhanh như trở bàn tay cả hai người đã đứng trước quả núi bị yểm bùa. Gã người dài cởi khăn bịt mắt gã kia. Gã kia quắc mắt nhìn là quả núi nổ tan thành ngàn vạn mảnh. Gã người dài bế bổng cô gái và chỉ trong khoảnh khắc gã đã về đến nơi. Gã quay lại đón bạn về cũng chỉ trong nháy mắt. Trước khi đồng hồ điểm mười hai tiếng, tất cả đã ngồi ở đó, đều tươi cười tỉnh táo.
Khi đồng hồ điểm mười hai giờ khuya, mụ già rón rén bước lại, vẻ mặt kiêu kỳ như muốn bảo: "Giờ thì ngươi ở trong tay ta rồi!" Mụ cứ tưởng con gái mụ đang ngồi trong núi cách đây ba trăm giờ đi bộ. Khi nhìn thấy con gái ngồi trong vòng tay ôm của hoàng tử, mụ kinh ngạc và kêu:
- Đúng nó là người cao tay hơn ta.
Mụ chẳng còn lý do nào nữa, đành phải gả con gái cho hoàng tử. Nhưng mụ rỉ tai con gái:
- Thật là nhục cho con, không kiếm được tấm chồng tương xứng, kể từ giờ phải vâng lời một kẻ tầm thường.
Tính kiêu kỳ bị tổn thương, cô gái nghĩ cách trả thù.
Sáng hôm sau, cô sai chở ba trăm thước gỗ tới, rồi cô nói với hoàng tử rằng, ba việc đã làm xong, nhưng cô chỉ là vợ khi nào có người dám ngồi giữa đống gỗ mà châm lửa mà không bị sao cả. Cô nghĩ chẳng có ai trong số sáu người cùng đi sẽ chịu thiêu thay cho hoàng tử. Vì yêu cô nên chàng sẽ đích thân vào ngồi, thế là cô thoát. Bọn cùng đi nói:
- Bọn mình ai cũng đã làm một việc, chỉ còn cậu rét cóng chưa làm gì. Giờ đến lượt cậu.
Rồi họ khiêng đặt gã rét cóng vào giữa đống lửa và châm lửa đốt. Lửa bén cháy ba ngày thì cả đống gỗ đã ra tro. Lửa vừa tàn lụi thì thấy gã rét cóng đứng dậy, người run rẩy như tàu lá và nói:
- Đời tôi chưa bao giờ thấy rét như thế này. Rét lâu thêm tí nữa chắc đến chết cóng mất!
Người con gái đẹp chẳng còn cách nào khác là lấy chàng trai lạ mặt. Nhưng lúc họ lên xe ra nhà thờ làm lễ cưới thì mụ lại nói:
- Ta không thể chịu được cái nhục này.
Mụ sai binh tướng đuổi theo, giết và phá tan hoang những gì trên đường đi và đem bằng được con gái về cho mụ. Gã thính tai nghe được những lời dặn dò của mụ già. Gã hỏi gã béo:
- Ta phải làm gì nhỉ?
Gã này biết ngay phải làm gì. Gã nhổ nước biển đã uống khi trước, chỉ một lúc chỗ đó biến thành một cái hồ lớn, chiến xa của quân lính không sao tiến được, lính chết đuối rất nhiều. Biết tin, mụ lại cho một đội giáp binh nữa đuổi theo. Gã thính tai nghe được tiếng vũ khí va vào nhau lách cách, gã liền trừng mắt, thế là cả toán quân tan tác như thủy tinh vỡ vụn.
Đoàn người yên tâm đánh xe đi tiếp. Đợi khi gặp vợ chồng làm lễ cưới ở nhà thờ xong, sáu người tới chia tay và nói:
- Các ngươi đã toại nguyện, không cần đến chúng tôi nữa. Chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình để tìm vận may của chúng tôi.
Phía trước cung điện, cách chừng nửa giờ đi bộ có một làng. Lúc họ đi ngang đấy, thấy một người đàn ông đang chăn lợn ngoài đầu làng.
Hoàng tử bảo vợ:
- Nàng có biết gốc tích ta từ đâu không? Ta không phải là hoàng tử, mà chính là một chú bé đã từng chăn lợn. Người chăn lợn kia chính là cha ta. Chúng ta hãy lại để giúp ông một tay.
Rồi chàng cùng nàng xuống xe và vào quán trọ. Chàng rỉ tai bảo gia nhân trong quán, đợi đêm khuya cất giấu quần áo sang trọng của hai người. Sáng dậy, quần áo của hai người không còn. Chủ quán đưa cho nàng bộ quần áo cũ với đôi tất len cũ. Mụ còn làm cho món quà lớn lắm, mụ nói:
- Vì có chồng cô, chứ không tôi chẳng cho cô đâu.
Nàng lại càng tin, đúng chồng mình từng chăn lợn và nghĩ bụng:
- Cũng đáng đời mình, kiêu căng hãnh diện lắm mà!
Làm được tám ngày, chân tay chai dộp lên đau nhức, nàng chịu không được nữa. Giữa lúc ấy có vài người đến hỏi:
- Cô có biết chồng cô là ai không?
Nàng đáp:
- Có chứ, là anh chăn lợn. Nhà tôi vừa mới đi để mua bán mấy thứ.
Họ bảo nàng:
- Hãy đi cùng với chúng tôi, chúng tôi đưa chị tới chỗ anh ấy.
Họ dẫn nàng lên cung điện, vào phòng thì trông thấy một người khoác áo hoàng bào. Nàng ngỡ ngàng, mãi đến khi người đó tới ôm hôn, nàng mới biết đó chính là chồng mình. Chàng nói:
- Ta chịu khổ vì em đã nhiều, em cũng nên vì anh mà chịu đựng.
Ngay sau đó đám cưới được tổ chức. Và người kể chuyện này cũng rất muốn đến dự.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Vele jaren geleden leefde er eens een oude koningin, en dat was een tovenares; maar haar dochter was het mooiste meisje onder de zon. Maar het oude mens dacht nergens anders aan, dan hoe ze de mensen in hun verderf kon lokken, en als er een vrijer kwam opdagen, dan zei ze: wie haar dochter wilde hebben, moest eerst een raadsel oplossen, of hij moest sterven. Velen werden verblind door de schoonheid van het meisje en ze waagden de kans, maar ze konden het nooit oplossen, wat de oude vrouw hun voorlegde, en dan bestond er geen genade: ze moesten knielen, en dan werd hun 't hoofd afgeslagen. Nu was er een prins, en die had ook gehoord hoe zeldzaam mooi de prinses was, en hij zei tegen zijn vader: "Laat mij er heengaan, ik wil naar haar hand dingen." - "Nee," antwoordde de koning, "nooit laat ik je gaan, want je loopt de dood tegemoet." Toen ging de zoon in bed liggen en hij werd doodziek en zo lag hij zeven jaar lang, en geen dokter kon hem genezen. Toen de vader zag, dat er geen hoop meer was, zei hij diepbedroefd tegen hem: "Ga er dan maar heen en beproef je geluk; want ik kan je toch niet helpen." Zodra de zoon dat hoorde, stond hij van zijn ziekbed op, werd weer gezond en vrolijk maakte hij zich klaar voor de reis.
Nu gebeurde het, toen hij over een grote heide reed, dat hij uit de verte al iets op de grond zag liggen, net een grote hoop hooi, en toen hij er dichterbij kwam, zag hij dat het de buik van een mens moest zijn die daar lag, maar de buik was wel een heuvel. Zodra de dikkerd de reiziger zag, richtte hij zich op en zei: "Als u iemand nodig hebt, neem me dan in dienst." De prins antwoordde: "Wat moet ik met zo'n wonderlijke kerel beginnen?" - "O," zei de dikke, "dat zegt niets: als ik me goed opblaas, ben ik nog drieduizend keer zo dik." - "Als dat zo. is," zei de prins, "dan kan ik je wel gebruiken, kom maar mee." Nu ging de dikkerd achter de prins aan, en na een poos vonden ze wéér iemand, en die lag op de grond met zijn oor op het gras. De prins vroeg: "Wat doe je daar?" - "Ik luister!" zei de man. "Waar luister je zo ingespannen naar?" - "Ik luister naar wat er in de wereld gebeurt, want er is niets, dat mijn oor niet horen kan. Ik kan zelfs het gras horen groeien." De prins vroeg: "Zeg eens, wat hoor je dan aan het hof van de oude koningin, die zo'n mooie dochter heeft?" Hij antwoordde: "Ik hoorde het zwaard suizen, dat een vrijer 't hoofd afslaat." De prins zei: "Jou kan ik gebruiken: kom maar mee!" Zo trokken ze verder, en toen zagen ze opeens een paar voeten en nog een stukje van de benen, maar 't eind was niet te zien. Na een flink eind lopen kwamen ze langs een romp, en tenslotte ook bij een hoofd;,Zo," zei de prins, "wat ben jij voor een langhals?" - "O," zei de lange, "dat is nog niets; als ik al mijn leden helemaal recht uitstrek, ben ik nog drieduizend maal zo lang en groter dan de grootste berg op aarde. Ik zou graag uw dienaar zijn, als u me in dienst wilt nemen." - "Kom mee," zei de prins, "jou kan ik gebruiken." Ze trokken verder en vonden iemand langs de weg zitten, en die had een doek over zijn ogen. De prins zei tegen hem: "Heb je zulke zwakke ogen, datje niet in 't licht kunt kijken?" - "Nee," zei de man, "dat niet, maar ik mag die doek niet afdoen, want wat ik met mijn ogen aanzie, dat springt uit elkaar, zo'n kracht heeft mijn blik! Kan ik u van dienst zijn, dan zal ik u graag dienen." - "Kom mee," zei de prins, "jou kan ik gebruiken." Ze trokken verder en vonden iemand, die midden in de brandende zonneschijn lag en over z'n hele lijf rilde en hij klappertandde zo erg, dat er niets stil was. "Hoe kun je het zo koud hebben?" vroeg de prins, "en het is zó warm in de zon." - "Ach," zei de man, "ik heb nu eenmaal een andere aard; hoe warmer het is, des te kouder ben ik; de vorst dringt me in mijn knokkels, en hoe kouder 't is, des te warmer ben ik, onder het ijs kan ik het van de hitte, midden in een vuur kan ik het van de kou niet uithouden." - "Je bent een rare kerel," zei de prins, maar als je mijn dienaar wilt zijn, kom dan maar mee." Nu trokken ze verder en zagen iemand staan die zijn hals uitrekte, zo'n lange hals, dat als hij rondkeek, hij over alle bergen heen kon kijken. De prins vroeg: "Waar kijk je zo naar?" De man antwoordde: "Ik heb zulke scherpe ogen, dat ik over alle bossen en velden, over bergen en dalen kan kijken en door de hele wereld heen kan zien." De prins zei: "Als je wilt, kom dan maar mee, want zo iemand ontbrak me nog."
Nu trok de koningszoon met zijn zes dienaren naar de stad waar de oude koningin woonde. Hij zei niet, wie hij was; maar hij sprak: "Wilt u mij uw mooie dochter ten huwelijk geven, dan zal ik volbrengen wat u mij opdraagt." De toverkol was blij, dat zij zo'n knappe prins in haar netten zou vangen en ze zei: "Driemaal zal ik je een opdracht opgeven, als je het elke keer goed uitvoert, dan kun je de man worden van mijn dochter." - "En wat is het eerste?" vroeg hij. "Je moet me een ring terugbrengen, die ik in de Rode Zee heb laten vallen." Nu ging de prins naar zijn dienaars en zei: "De eerste opdracht is niet gemakkelijk: er moet een ring gehaald worden uit de Rode Zee; geef me eens een goede raad." Nu zei de man met de scherpe ogen: "Ik zal eens kijken waar hij ligt." En hij keek in de diepte van de zeeën en zei: "Daar hangt hij, aan de punt van een rots." De lange bracht hen erheen en zei: "Ik zou hem er wel uithalen, maar ik kan hem niet zien." - "Als het anders niet is," zei de dikkerd, en hij ging op zijn buik liggen en hield zijn mond aan het water: de golven vielen erin als in een afgrond, en hij dronk dehele zee leeg, zodat die droog werd als een weiland. Nu bukte de lange zich enigszins en haalde de ring er met zijn hand uit. Wat was de prins tevreden, dat hij de ring had: hij bracht hem naar het oude mens. Verbaasd zei ze: "Ja, dat is hem; de eerste opdracht is goed voltooid; maar nu de tweede. Kijk daar eens naar de weide voor het slot: daar grazen driehonderd vette ossen; en die moetje met huid en haar, met botten en horens opeten, en in de kelders liggen driehonderd vaten wijn; die moet je erbij drinken; en als er van de ossen ook maar één haar, en van de wijn ook maar één druppel overblijft, dan is je leven verloren." De prins zei: "Mag ik er gasten bij uitnodigen? Zonder gezelschap smaakt het eten niet." De oude lachte lelijk en antwoordde: "Je mag er één bijnemen, zodat je niet alleen eet; verder niemand."
Nu ging de prins naar zijn dienaren en zei tegen de dikkerd: "Je mag vandaag bij me komen eten en nu zul je eens genoeg krijgen." En de dikkerd blies zichzelf op, en hij at de driehonderd ossen op, zodat er geen haartje van overbleef, en hij vroeg of het anders niet was dan dit ontbijt; en de wijn dronk hij zo uit het vat, een glas was er niet bij nodig, en hij dronk de laatste druppel nog op. Toen de maaltijd was afgelopen, ging de prins naar de oude koningin en zei haar: de tweede opgave was klaar. Nu verwonderde ze zich erover, en zei: "Zover heeft niemand het nog gebracht; maar er valt nog één opdracht te vervullen." En ze dacht: "Je zult me toch niet ontsnappen en je hoofd niet omhoog blijven steken." - "Vanavond," zei ze, "breng ik mijn dochter bij je en je moet haar omarmen, en als jullie bij elkaar zitten, pas dan op dat je niet inslaapt; als ze niet meer in je armen is, dan ben je verloren." De prins dacht: die afspraak is makkelijk, ik zal mijn ogen wel open houden, maar hij riep zijn dienaars, vertelde hun, wat het oude mens had gezegd, en zei: "Wie weet, wat voor list daar achter zit, voorzichtigheid is maar alles: houd de wacht en pas op, dat de jonkvrouw de kamer niet meer uitkomt." Bij het aanbreken van de nacht kwam de oude koningin met haar dochter, en leidde haar in de armen van de prins; de lange kwam en legde zich in een kring om hen heen, en de dikke ging voor de deur staan, zodat er geen levende ziel in kon komen. Daar zaten ze nu samen. Het meisje sprak geen woord, maar de maan scheen door het venster naar binnen, zodat hij haar verwonderlijke schoonheid kon zien. Hij bleef haar maar aankijken, was gelukkig en vol liefde en hij werd niet moe. Zo ging het tot elf uur toe, toen betoverde het oude mens hen allemaal, zodat ze in slaap vielen, en op dat ogenblik was het meisje ook verdwenen.
Nu sliepen ze vast, tot kwart voor twaalf; toen was de kracht van de toverij geweken en werden ze allemaal weer wakker. "O!" riep de prins, "nu ben ik verloren!" En de trouwe dienaars begonnen ook te jammeren, maar degene die zo'n goed oor had, zei: "Stil! Ik ga luisteren." En hij lag een ogenblik te luisteren en zei toen: "Ze zit op een rots, driehonderd uren hier vandaan, en ze huilt om wat er met haar is gebeurd. Jij, lange, kunt haar alleen helpen, als jij je in je volle lengte opricht, ben je er in een paar stappen." - "Ja," zei de lange, "maar Scherpoog moet meegaan, want de rots moet weg." Zo tilde de lange de man met de verbonden ogen op, en in een handomdraai waren ze voor de vervloekte rots. Meteen nam de lange de andere zijn oogverband weg, en hij keek rond, en de rots sprong in duizend stukken. De lange nam het meisje op zijn arm, droeg haar in een oogwenk terug, haalde toen net zo gauw zijn kameraad terug, en vóór de slag van twaalf waren ze allemaal weer op hun plaats, vrolijk en vol verwachting. Klokslag twaalf kwam de oude toverkol aangeslopen, zette een spottend gezicht, alsof ze wou zeggen: "Kip, ik heb je" en ze dacht dat haar dochter driehonderd uur ver op de rots zat. Maar toen ze haar in de armen van de prins zag zitten, schrok ze en zei: "Die kan meer, dan ik." Maar ze kon er niets tegen inbrengen en moest hem het meisje ten huwelijk geven. En zij fluisterde haar in 't oor: "Schande voor je, dat je zulk raar volk zult moeten gehoorzamen, en je geen man van je eigen keuze kunt nemen." Nu werd het trotse meisje woedend en ze zon op wraak. De volgende morgen liet ze driehonderd grote stapels hout bij elkaar zetten en zei tegen de prins: de drie opdrachten waren dan wel vervuld, maar ze zou niet eerder zijn vrouw worden, voor iemand midden op de houtmijten zou gaan zitten en het in het vuur zou uithouden. Zij dacht dat geen van zijn dienaren zich voor hem zou laten verbranden, en dan zou hij uit liefde voor haar zelf op de brandstapel gaan zitten en dan zou ze vrij zijn. Maar de dienaars zeiden: "We hebben allemaal wat gedaan, alleen de Vriezeman niet, die is nu aan de beurt," en nu zetten ze hem middenop de houtstapels en staken die aan. Toen begon het vuur te branden, en het brandde drie dagen, tot alle hout was opgebrand, en toen de vlammen verdwenen, stond de Vriezeman middenin de as, trilde als een espenblad en sprak: "Zo'n kou heb ik van mijn levensdagen niet moeten verduren, en als het nog langer had geduurd, was ik totaal verstijfd!" Nu was er geen uitvlucht meer te bedenken, het mooie meisje moest de onbekende jonkman trouwen, maar toen ze naar de kerk reden, zei de koningin: "Ik kan die vernedering niet verdragen," en ze zond haar leger achter hen aan, en ze moesten alles neerslaan wat tegen hen vocht en haar dochter weer terugbrengen. Maar die met het oor had z'n oren gespitst en had de heimelijke afspraak gehoord. "Wat doen we nu?" vroeg hij aan de dikke, maar deze wist raad; hij spuwde een paar maal achter de wagen – hij had immers zoveel zeewater opgedronken – en toen ontstond er een meer, waar de soldaten in bleven steken en verdronken. Toen de toverkol dat hoorde, zond ze haar geharnaste ridders, maar de Oreman hoorde het rammelen van hun wapenrustingen en maakte het oogverband van de Ogeman los, en die keek de vijanden een beetje boos aan, en toen sprongen ze uit elkaar als glas. Nu reden ze ongestoord verder, en toen ze kerkelijk ingezegend waren, namen de zes dienaren afscheid en spraken tot hun heer: "Uw wensen zijn vervuld, u hebt ons niet meer nodig, nu trekken we weer verder om ons geluk ergens anders te beproeven."
Een half uur vóór zijn eigen kasteel lag er een dorp, en daar hoedde een varkenshoeder zijn varkens; toen ze daar langs kwamen, zei hij tegen zijn vrouw: "Weet je wel, wie ik ben? Ik ben geen prins, maar een varkenshoeder; en die man daar, met de kudde, dat is mijn vader, we moeten samen meedoen en hem helpen." Toen ging hij met haar naar de herberg en hij zei in 't geheim tegen de herbergier, dat ze haar 's nachts haar koningsgewaad moesten wegnemen. Toen ze de volgende morgen wakker werd, had ze niets om aan te trekken, en de waardin gaf haar een oude rok en een paar oude wollen kousen, en ze deed bovendien nog of het een groot cadeau was, en zei: "Als hij uw man niet was, dan had ik het niet eens gegeven." Toen geloofde ze, dat hij een echte varkenshoeder was, en ze hielp hem met het hoeden van de varkens en dacht: "Dat heb ik verdiend met mijn overmoed en trots." Zo ging het acht dagen, toen kon ze het niet meer uithouden, want haar voeten zaten vol wonden. Toen kwamen er een paar mensen, die vroegen of ze wist wie haar man was. "Ja," gaf ze ten antwoord, "het is een varkenshoeder en hij is net uitgegaan, om als marskramer wat te verdienen met garen en band." Maar zij zeiden: "Kom maar eens mee, we zullen u bij hem brengen," en toen brachten ze haar naar boven op het slot, en toen ze in de zaal kwam, stond daar haar man in zijn koningsmantel. Maar ze herkende hem niet, tot hij haar in zijn armen nam, haar kuste en zei: "Ik heb zoveel voor je geleden, daarom heb je ook voor mij geleden." Nu werd de bruiloft pas gevierd, en wie dit verteld heeft, wilde wel, dat hij er ook bij was geweest!