Cô dâu đen và cô dâu trắng


De witte en de zwarte bruid


Bà mẹ cùng hai cô con gái ra đồng cắt cỏ cho bò. Trong hai cô có một cô là con đẻ, còn cô kia là con riêng của chồng. Họ đang đi thì gặp một người đàn ông nghèo đi qua hỏi đường đi:
- Có phải đường này là đường vào làng phải không bà?
Bà mẹ đáp:
- Ông không tự mình tìm ra hay sao mà hỏi.
Đứa con gái bà ta còn nói chen thêm vào:
- Không tìm thấy thì cứ đi theo người chỉ đường ấy.
Cô con riêng của chồng nói:
- Ông để con chỉ cho. Ông đi theo con nhé.
Người đàn ông kia chính thức là Thượng Đế, người rất phẫn nộ về cách cư xử của hai mẹ con nhà kia. Người đọc thần chú biến hai mẹ con xấu như quỷ, đen như chó mực. Thượng Đế rất hài lòng về việc làm của cô gái dẫn đường, tới gần làng, Thượng Đế nói:
- Ta ban cho con ba điều ước, con hãy chọn đi.
Cô gái nói:
- Con muốn đẹp như ánh nắng ban mai.
Lời nói vừa dứt thì cô gái trở nên trắng xinh, dáng tươi đẹp như ánh nắng ban mai.
- Rồi con muốn có một túi tiền không bao giờ vơi.
Túi tiền đó Thượng Đế cũng cho cô và nói:
- Còn điều thứ ba nữa.
Cô gái nói:
- Điều thứ ba là sau khi chết được lên trời.
Cả ba điều ước đều được toại nguyện.
Về tới nhà, hai mẹ con dì ghẻ soi gương thì thấy mình sao lại xấu xí, đen đủi như than. Nhìn đứa con riêng của chồng thì thấy nó vừa trắng, vừa xinh, hai mẹ con nổi cơn ghen ghét, nghĩ thế nào cũng phải tìm cách hãm hại cho bõ tức.
Cô con gái riêng của ông chồng có một người anh tên là Rêkinơ, cô rất mực tin yêu anh, thường kể cho anh nghe hết mọi chuyện.
Có lần người anh nói với em gái:
- Em ạ, anh muốn vẽ một bức chân dung của em, để những lúc xa em, nhìn vào ảnh là thấy như em đang ở bên.
Người em gái nói:
- Nhưng anh đừng để cho ai thấy bức ảnh đấy nhé.
Người anh vẽ xong ảnh, đem treo ở trong buồng ở của mình. Anh chính là người đánh xe ngựa cho nhà vua nên ở ngay trong khu vực hoàng cung. Ngày nào anh cũng đứng ngắm bức ảnh và thầm cám ơn trời đã ban cho mình một người em gái đẹp xinh.
Một ngày kia bỗng nhiên hoàng hậu ốm và mất. Nhà vua hết sức buồn rầu và thương tiếc người vợ hiền đẹp đã quá cố.
Trong triều đình có người biết chuyện chàng trai đánh xe ngựa thường hay đứng ngắm một bức ảnh một thiếu nữ trắng xinh. Họ tâu trình nhà vua về chuyện bức ảnh. Nhà vua truyền cho chàng đánh xe mang bức ảnh tới.
Nhìn người trong tranh, nhà vua thấy đẹp chẳng khác gì người vợ quá cố của mình, không những thế mà còn có phần tươi trẻ hơn, nhà vua đâm ra say mê đắm đuối người trong tranh. Nhà vua hỏi người đánh xe đó là ai, chàng trai đáp đó chính là em gái của chàng.
Nhà vua quyết định không chọn ai khác nữa ngoài người đẹp trong tranh. Nhà vua cấp xe, ngựa, quần áo cùng đồ trang sức và ra lệnh cho đi đón người mà nhà vua đã chọn làm hoàng hậu.
Nghe tin anh trai nói, người em gái hết sức vui mừng. Cô gái đen thủi đen thui con dì ghẻ thì nổi cơn ghen ghét, lồng lộn lên chạy nói với mẹ:
- Mẹ cũng biết nhiều pháp thuật, sao mẹ không làm cho con được diễm phúc làm hoàng hậu?
Bà mẹ nói:
- Con cứ yên tâm, mẹ sẽ lái diễm phúc kia cho con gái mẹ.
Mụ dùng pháp thuật của mình làm cho người anh - chính là người đánh xe đi đón - mắt mờ đi, chỉ nhìn thấy mọi vật mờ mờ ảo ảo, còn cô gái trắng xinh kia mụ làm cho trở nên nghễnh ngãng, nghe câu được câu chăng.
Ngay sau đó họ lên xe, trước hết là cô gái trắng xinh trong xiêm phục lộng lẫy, tiếp đến hai mẹ con mụ dì ghẻ. Chàng Rêkinơ ngồi vắt vẻo đằng trước đánh xe.
Đi được một đoạn đường, người đánh xe hát:
Em anh ngồi trong xe,
Che mưa không tới mặt,
Che gió không tới đầu,
Để em sạch đẹp đi vào hoàng cung.
Cô dâu hỏi:
- Anh tôi nói gì thế?
Mẹ ghẻ bảo:
- Nó bảo con cởi quần áo đẹp ra đưa cho em nó mặc.
Cô cởi quần áo đẹp của mình đưa cho đứa em đen nhẻm và mặc quần áo màu tro của nó vào. Đi được một đoạn đường, người anh ngồi vắt vẻo đánh xe lại cất giọng hát:
Em anh ngồi trong xe,
Che mưa không tới mặt,
Che gió không tới đầu,
Để em sạch đẹp đi vào hoàng cung.
Cô dâu hỏi:
- Anh tôi nói gì thế?
Mẹ ghẻ nói:
- Nó bảo con bỏ khăn mạng che mặt đưa cho em gái.
Cô tháo mạng đưa cho đứa em gái đen nhẻm, còn mình để đầu trần.
Đi tiếp tục được một thôi đường dài, người anh lại cất giọng hát:
Em anh ngồi trong xe,
Che mưa không tới mặt,
Che gió không tới đầu,
Để em sạch đẹp đi vào hoàng cung.
Cô dâu hỏi:
- Anh con nói gì thế?
Dì ghẻ nói:
- Trời, nó bảo con ngó ra ngoài xe mà coi phong cảnh.
Xe họ đang đi qua cầu bắc qua một con suối sâu, cô dâu đứng dậy nghểnh cổ nhìn ra ngoài ngắm. Mẹ con mụ dì ghẻ liền đẩy cô nhào xuống suối. Khi cô chìm chạm đáy thì ở mặt nước nổi lên một con vịt trắng phau như tuyết, vịt bơi theo dòng nước.
Người anh không hề hay biết, cứ đánh xe tiếp tục chạy tới khi đến hoàng cung mới dừng lại.
Người anh mắt bị quáng nên không nhận rõ được ai cả, chỉ thấy kim tuyến óng ánh ở áo ai thì cho người đó là cô dâu.
Nhà vua ra đón chỉ thấy cô dâu đen nhẻm, xấu xí, nổi trận lôi đình, nhà vua ra lệnh nhốt người đánh xe vào chỗ nuôi trăn và rắn hổ mang.
Mụ dì ghẻ liền giở quỷ thuật, làm cho nhà vua cứ tưởng con gái mụ chính là cô dâu thật, lệnh tổ chức lễ cưới ở hoàng cung.
Một lần vào buổi tối, khi cô dâu đen đang ngồi bên vua thì có một con vịt trắng bơi theo rãnh nước vào trong hoàng cung hỏi người đầu bếp:
Nhóm lửa lên thôi,
Để tôi sưởi ấm.
Người đầu bếp lấy củi nhóm lửa, vịt chạy tới bên rũ và rỉa lông. Ngồi sưởi được một lát, vịt hỏi:
- Anh Rêkinơ giờ đang làm gì?
Người đầu bếp đáp:
Bị đem nhốt chung,
Cùng trăn với rắn.
Vịt lại hỏi tiếp:
- Thế con quỷ đen đang làm gì ở trong phòng?
Người đầu bếp đáp:
- Đang ngồi bên vua.
Vịt nói:
- Có trời chứng giám.
Rồi lại theo rãnh nước bơi ra ngoài.
Tối hôm sau, vịt lại tới và cũng hỏi như vậy. Vịt tới ba tối liền. Người đầu bếp thấy có chuyện lạ nên đến tâu lại nhà vua.
Vua muốn tận mắt nhìn thấy nên đến. Đến tối, vịt lại bơi theo rãnh vào hoàng cung, vịt vừa mới vươn cổ tính lên bờ thì vua rút ngay gươm ra và đâm xuyên cổ vịt. Lập tức hiện ra trước mắt vua là một cô gái đẹp đúng như trong tranh. Vua hết sức vui mừng, ra lệnh mang quần áo đẹp đến cho cô mặc. Cô gái kể cho vua nghe chuyện mình bị đánh lừa, bị ném xuống suối sâu. Điều mong đầu tiên của cô là thả ngay anh cô ra khỏi trại nuôi trăn rắn. Vua ra lệnh thả người đánh xe và tới buồng mụ phù thủy và hỏi:
- Một người đã từng dối trá và lừa đảo thì xử tội như thế nào?
Giờ mụ đã rất già, mắt gần như lòa không nhìn thấy gì. Mụ đáp:
- Loại người như vậy phải lột trần nhét vào thùng có chông đinh bên trong, rồi cho ngựa kéo thùng chạy khắp kinh thành,
Mụ và con gái mụ đều bị xử tội như vậy. Nhà vua tổ chức lễ cưới với cô dâu trắng xinh, và tặng người anh ruột của nàng rất nhiều vàng bạc châu báu để tạ ơn.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Er was eens een vrouw, en die ging met haar dochter en haar stiefdochter naar de akker om voer te snijden. Toen kwam Onze Lieve Heer als een arme man naar haar toe en vroeg: "Waar is de weg naar 't dorp?" - "Als je die weten wil," zei de moeder, "zoek hem dan zelf maar," en de dochter voegde er nog aan toe: "Als je bang bent, dat je hem niet vindt, neem dan een wegwijzer mee." Toen werd Onze Lieve Heer woedend op de moeder en de dochter, keerde hun de rug toe en verwenste hen, zodat ze zwart zouden worden als de nacht en lelijk als de zonde. Maar voor de arme stiefdochter was onze Heer genadig en hij liep met haar mee, en toen ze dicht bij het dorp waren, gaf hij haar de zegen mee en sprak: "Kies drie dingen en ze zullen gebeuren." Toen zei het meisje: "Ik zou graag zo mooi en zo zuiver worden als de zon," en meteen was ze blank en mooi als de dag. "En dan zou ik graag een geldtas hebben die nooit leeg was," en dat gaf Onze Lieve Heer haar ook, maar hij zei: "Vergeet nu het beste niet." En ze zei: "Maar in de derde plaats wens ik mij na mijn dood het eeuwige leven." Ook dat werd haar toegestaan, en toen bleef ze alleen.
Toen haar stiefmoeder met haar eigen dochter thuiskwam, en zag dat ze allebei koolzwart waren geworden, maar haar stiefdochter mooi en blank, werd ze woedend, nog erger dan eerst, en het enige wat ze nog bedacht was, om haar verdriet te doen. Nu had de stiefdochter nog een broer en die heette Reinier, en ze hield heel veel van hem en vertelde hem alles, wat er gebeurd was. Eens op een keer zei hij tegen haar: "Zusjelief, ik wil je portret schilderen, dan kan ik altijd naar je kijken, want ik houd zoveel van je, dat ik je altijd zou willen aankijken." Toen antwoordde ze: "Maar laat het dan aan niemand zien!" Nu schilderde hij zijn zuster en hing het in zijn kamer op; maar hij woonde in het slot van de koning, want hij was daar koetsier. Elke dag ging hij voor haar portret staan en dankte God voor het geluk, zo'n lieve zuster te hebben. Maar nu was de vrouw van de koning bij wie hij in dienst was, juist gestorven, en die was zó mooi geweest, dat men nooit iemand, die net zo mooi was als zij, had kunnen vinden, en de koning treurde nog altijd over haar. Nu merkten de bedienden van het hof, dat de koetsier altijd voor dat schilderij stond, en ze vertelden dat aan de koning. Hij liet het schilderij bij zich brengen, en toen hij zag dat het in alles leek op zijn overleden vrouw, alleen, ze was nog mooier, raakte hij er dodelijk verliefd op. Hij liet de koetsier bij zich komen, en vroeg, wie daar was afgebeeld. De koetsier zei, dat het zijn zuster was, en de koning besloot om niemand anders dan haar als vrouw te nemen, en hij gaf hem een koets en paarden en gouden gewaden en hij zond hem naar haar toe om haar te halen. Reinier kwam met de boodschap, en z'n zuster was heel blij, maar de zwarte was razend jaloers, ergerde zich verschrikkelijk en zei tegen haar moeder: "Wat helpen al uw toverkunsten nu, als u me toch zo'n geluk niet kunt geven." - "Wees maar stil," zei de moeder. "Ik zal 't jou wel bezorgen." En door haar toverij behekste ze de ogen van de koetsier, zodat hij bijna blind was, en de blanke stopte ze de oren dicht, zodat ze half doof was. Toen bestegen ze de koets. Eerst de bruid met de heerlijkste kleren aan, dan de stiefmoeder met haar dochter, en Reinier op de bok. Toen ze een poosje gereden hadden riep de koetsier:
Zuster, 't regent in de wagen,
snel de mantel omgeslagen,
zodat je droog en zonder stof,
aankomt op de koningshof!
De bruid vroeg: "Wat zegt mijn broer?" - "Och," zei de moeder, "hij zei dat je je gouden mantel moest uittrekken en aan je zuster geven." Toen trok ze die uit en deed hem de zwarte zuster om, en die gaf haar daarvoor in de plaats een grijze jas. Ze reden verder, na een poosje riep haar broeder nog eens:
Zuster, 't regent in de wagen,
snel de mantel omgeslagen,
zodat je droog en zonder stof,
aankomt op de koningshof!
De bruid vroeg: "Wat zegt mijn broer?" - "Och!" zei de moeder, "hij zei dat je je gouden kap af moest doen en aan je zuster geven." Ze nam toen haar kap af en deed ze de zwarte zuster op en zat met haar blote hoofd. Zo reden ze verder; en na een poosje riep haar broer nog eens:
Zuster, 't regent in de wagen,
snel de mantel omgeslagen,
zodat je droog en zonder stof,
aankomt op de koningshof!
De bruid vroeg: "Wat zegt mijn broer?" - "Och," zei de moeder, "hij zei, dat je eens uit het rijtuig moest kijken." Maar ze reden juist over een brug, die over een diepe rivier lag. Toen nu de bruid opstond en zich uit de koets boog, duwden de twee anderen haar eruit, zodat ze in 't water viel. Toen ze onder was, kwam op 't zelfde ogenblik een witte eend boven de waterspiegel, en zwom de rivier af. De broer had er niets van gemerkt en reed verder tot ze bij het kasteel kwamen. Nu leidde hij de zwarte naar de koning alsof zij zijn zuster was, en hij dacht het ook echt, omdat het hem voor de ogen schemerde, en hij toch in elk geval de gouden kleren zag blinken. Toen de koning de grondeloze lelijkheid van zijn bruid zag, werd hij heel boos en gebood dat de koetsier in een kuil zou worden geworpen, die vol otters was en slangen. Maar de oude heks zag toch kans, de koning te betoveren en hem de ogen te verblinden zo, dat hij haar en haar dochter bij zich hield en dat hij haar nogal tamelijk geschikt vond, en hij werkelijk nog met haar trouwde ook.
Eens op een avond, terwijl de zwarte bruid bij de koning op schoot zat, kwam er een witte eend door de gootsteen in de keuken gezwommen en die zei tegen de koksmaat:
Jongetje, maak vuur an,
zodat ik mijn veren warmen kan.
Dat deed het koksmaatje, hij maakte een vuur aan, en toen kwam de eend aangewaggeld en ging erbij zitten en schudde zich uit en streek zich de veren met haar snavel glad. Terwijl ze zich zo koesterde, vroeg ze: "Wat doet Reinier mijn broer?" en de koksjongen antwoordde:
Die is in de kuil gevangen,
bij otters en bij slangen.
En ze vroeg verder: "Wat doet de nare zwarte heks?" en de koksjongen antwoordde:
Zij zit in de arm van de koning,
heeft een liefdevolle woning
waarna de eend zei: "God, heb medelijden als beloning." En ze zwom door de gootsteen weer weg. De volgende avond kwam de eend terug en stelde dezelfde vragen. En de derde avond nog eens. Toen kon de koksjongen het niet langer verzwijgen. Hij ging naar de koning toe en vertelde hem alles. Maar de koning wou het zelf zien; hij ging de volgende avond naar beneden en toen de eend de kop door de gootsteen naar binnen stak, nam hij zijn zwaard en hakte haar de kop af, en toen werd ze ineens het mooiste meisje van de wereld en precies als het portret, dat de broer van haar had geschilderd. Nu was de koning blij, en omdat ze helemaal kletsnat was, liet hij prachtige kleren brengen en liet haar zich daarmee kleden. Nu vertelde ze hem, hoe ze door list en valsheid bedrogen was en tenslotte in de rivier geworpen werd; en haar eerste vraag was, of haar broer weer uit de kuil kon worden gehaald.
En toen de koning deze wens had vervuld, ging hij naar 't vertrek, waar de oude heks zat, en vroeg: "Wat verdient iemand, die zo en zo gehandeld heeft?" en hij vertelde, wat er gebeurd was. Toen was ze zo verblind, dat ze niets merkte, en ze zei: "Die verdient naakt in een vat met spijkers te worden gesloten en met een paard voor 't vat te worden voortgesleept." En dat werd allemaal met haarzelf gedaan, en met haar zwarte dochter. Maar nu trouwde de koning met de witte, met zijn mooie, echte bruid, en hij beloonde de trouwe broer, door hem rijkdom en aanzien te schenken.