Jernhans


Hans sắt


Der var engang en konge, som havde en stor skov, hvori der var alle slags hjorte og rådyr. En dag, da en af jægerne var blevet sendt derind for at skyde et rådyr, kom han ikke tilbage. "Der er måske tilstødt ham en ulykke," sagde kongen og sendte næste dag to andre jægere derind for at lede efter ham, men de kom heller ikke tilbage. Da samlede han alle sine jægere og bød dem undersøge skoven på kryds og tværs for at finde de tre, men heller ingen af dem kom tilbage, og ikke en eneste af alle de hunde, de havde haft med sig, viste sig igen. Fra nu af turde ingen vove sig ind i skoven, og i mange år lå den øde og forladt, kun engang imellem fløj en ørn eller en høg henover den. Engang kom der en fremmed jæger til slottet og ville have tjeneste der, og han tilbød at gå ind i den farlige skov. Kongen ville imidlertid ikke give ham lov til det og sagde: "Der er ikke hyggeligt derinde. Jeg er bange for, det vil gå dig ligesom de andre, du kommer såmænd heller ikke ud igen." Men jægeren stod fast ved sin beslutning og sagde: "Jeg er ikke bange for noget."
Han gik altså ind i skoven med sin hund. Kort efter fik den færten af et dyr og ville løbe efter det, men da den havde løbet et par skridt, kom den til en dyb sø, og en lang, nøgen arm stak op af vandet, greb den og halede den ned i dybet. Da jægeren så det, gik han tilbage og hentede tre mænd, som skulle tage spande med og øse vandet bort. De så da, at der nede på bunden lå en stor mand, som var helt mørkebrun ligesom rustent jern, og hvis hår hang ned over ansigtet lige til knæene. De bandt ham og førte ham op på slottet, hvor der blev stor forundring, og kongen lod ham sætte i et jernbur ude i gården og forbød under dødsstraf nogen at åbne døren. Dronningen fik nøglen til buret. Fra nu af var der fredeligt i skoven, så man igen kunne færdes der.
Kongen havde en søn på otte år. En dag, da han løb ude i gården og spillede bold, faldt hans guldkugle ind i buret. Drengen løb derhen og sagde til manden, at han skulle kaste den ud til ham. "Ikke før du lukker døren op," svarede manden. "Det tør jeg ikke," sagde drengen, "kongen har forbudt det." Dagen efter kom han igen derned og bad om sin kugle. "Luk døren op," sagde den vilde mand. Drengen ville ikke, men den tredie dag, da kongen var på jagt, kom han igen og sagde: "Selv om jeg ville, kunne jeg dog ikke lukke op for dig, for jeg har jo ingen nøgle." - "Den ligger under din mors hovedpude," sagde manden. Drengen, der gerne ville have sin bold igen, rystede alle betænkeligheder af sig og hentede nøglen. Døren var svær at få op, og han klemte sine fingre dygtigt, men endelig lykkedes det. Manden gav ham bolden og gik af sted med lange skridt, men drengen råbte ængstelig: "Du må ikke gå, du må ikke gå, så får jeg prygl." Manden vendte om, satte drengen op på sine skuldre og gik hurtigt ind i skoven. Da kongen kom hjem og så, at buret var tomt, spurgte han dronningen, hvordan det var gået til. Hun vidste ikke noget om det, men nøglen var borte, og da hun kaldte på sin søn, var der ingen, der svarede. Kongen sendte nu folk ud for at lede efter ham, men de fandt ham ikke. De kunne nu omtrent tænke sig til, hvordan det var gået til, og var meget bedrøvede.
Da den vilde mand var kommet ud i skoven, satte han drengen ned på jorden igen og sagde: "Din far og mor ser du aldrig mere, men du har befriet mig og jeg har ondt af dig, så derfor skal du blive hos mig, og hvis du gør, hvad jeg siger, skal du få det godt. Jeg har mere guld og flere skatte end nogen anden i verden." Derpå redte han et leje af mos til drengen, som lagde sig derpå og faldt i søvn. Næste morgen vækkede han ham, gik med ham hen til en gylden brønd og sagde: "Se, vandet er rent og klart som krystal. Du skal holde vagt her og passe på, at der ikke falder noget ned i brønden, så den bliver uren. Hver aften kommer jeg og ser efter, om du har gjort, hvad du skulle." Drengen satte sig ved brønden og så, at der flere gange viste sig en guldfisk og også en gang en slange dernede og passede på, at der ikke faldt noget i vandet. Pludselig fik han så ondt i fingeren, at han uvilkårlig stak den ned i brønden. Da han tog den op, var den helt forgyldt, og hvormeget umage han end gjorde sig for at få guldet af, lykkedes det ikke. Om aftenen kom manden, som hed Jernhans, derhen, så på drengen og spurgte: "Hvad er der sket med brønden?" - "Ingenting," svarede drengen og holdt hånden på ryggen, men manden sagde: "Du har stukket fingeren ned i vandet. Denne gang skal jeg tilgive dig, men vogt dig for at være ulydig mere." Ganske tidlig næste morgen gik drengen ud til brønden igen. Hans finger gjorde ondt, og da han strøg sig med hånden henover hovedet, faldt uheldigvis et hår ned i vandet. Da Jernhans kom, vidste han allerede, hvad der var sket. "Du har tabt et hår i brønden," sagde han. "Denne gang endnu vil jeg lade nåde gå for ret, men sker det en gang til, er brønden uren, og du kan ikke blive længere hos mig." Den tredie dag sad drengen dernede uden at røre fingeren, hvor ondt den så gjorde. Men tiden faldt ham lang, og han bøjede sig ud over randen for at spejle sig. Til sidst bukkede han sig så langt ned, at hans lange hår faldt ned i vandet. Han rejste sig forfærdet op, men håret var allerede forgyldt og skinnede som en sol om hans hovede. Han tog sit lommetørklæde og bandt det om hovedet for at skjule det, men da manden kom om aftenen, vidste han allerede besked. "Tag det tørklæde af," sagde han, og da drengen gjorde det, vældede de gyldne krøller frem og alle hans undskyldninger hjalp intet. "Du har ikke bestået prøven," sagde Jernhans, "du kan ikke blive her længere. Gå ud i den vide verden, så skal du få at vide, hvad det er at være fattig. Men du har et rent hjerte, og jeg mener det alligevel godt med dig. Når du kommer i nød, behøver du blot at gå herud og råbe: "Jernhans," så kommer jeg og hjælper dig. Min magt er større, end du tror, og guld og sølv har jeg nok af."
Kongesønnen gik nu ud af skoven, over veje og marker, til han kom til en stor by. Der søgte han arbejde, men kunne ikke få noget, da han ingenting havde lært. Til sidst gik han op på slottet og spurgte, om han kunne få tjeneste der. De vidste ikke, hvad de skulle bruge ham til, men kunne godt lide ham, og lod ham blive. Endelig tog kokken ham i tjeneste og sagde, han kunne bære vand og brænde og feje asken sammen. En dag, da der ikke var nogen anden ved hånden, lod kokken ham bringe maden op til taflet, og da han ikke ville have, at nogen skulle se hans gyldne hår, beholdt han huen på. Det var kongen ikke vant til og sagde: "Duma virkelig ikke komme til taflet med hat på." - "Undskyld, herre," svarede han, "men jeg er nødt til det, for jeg har noget slemt udslæt i hovedet." Kongen blev vred og spurgte kokken, hvor det kunne falde ham ind at tage sådan en fyr i sin tjeneste, han skulle øjeblikkelig jages bort. Kokken havde imidlertid ondt af ham og lod ham bytte tjeneste med gartnerdrengen.
Han måtte nu plante og grave i haven i al slags vejr. En sommerdag, da han stod alene dernede, var det så varmt, at han tog sin hue af, for at vinden skulle køle hans pande lidt. Da solen skinnede på hans hår lyste og blinkede det, så strålerne trængte helt ind i kongedatterens sovekammer, og hun sprang op for at se, hvad det var. Hun fik da øje på drengen og råbte: "Bring mig en buket blomster, dreng." Han satte i en fart huen på og plukkede en mængde vilde blomster og bandt dem sammen. På trappen mødte han gartneren, som sagde: "Hvor kan det falde dig ind at bringe prinsessen sådanne tarvelige blomster. Skynd dig ned og pluk nogle af de sjældne, kostbare planter, der står ude i haven." - "Hun vil sikkert synes bedre om disse," svarede drengen, "vilde blomster dufter stærkest." Da han kom ind i værelset, sagde kongedatteren:" Tag hatten af. Det passer sig ikke, at du beholder den på i stuen." - "Jeg er nødt til det," svarede han, "for jeg har udslæt i hovedet." Prinsessen fik i en fart huen revet af ham, så de gyldne lokker faldt ned over hans skuldre. Han ville løbe sin vej, men hun holdt fast på ham og gav ham en håndfuld dukater. Kongesønnen brød sig ikke om guldet, men gav det til gartneren: "Her er noget, dine børn kan lege med," sagde han. Den næste dag bad kongedatteren ham igen om en buket markblomster, og da han kom ind i stuen ville hun rive huen af ham, men han holdt fast med begge hænder, og de guldstykker, hun gav ham, forærede han igen gartnerens børn. Den tredie dag gik det ligesådan. Hun kunne ikke få huen revet af ham, og han brød sig ikke om guldet.
Kort tid efter kom landet i krig. Kongen samlede hele folket, men tvivlede dog på, at han kunne stå sig mod fjenden, hvis hær var meget større. "Jeg vil også i krig," sagde gartnerdrengen, "jeg er stor nok dertil. Giv mig en hest." De andre lo af ham og sagde: "Vi skal nok lade en blive til dig. Når vi er draget af sted kan du gå ned i stalden og tage den." Da de var borte, gik drengen derned i stalden. Der stod ganske vist en hest, men den var lam på det ene ben og haltede. Han satte sig alligevel op på den og red af sted ud til den store skov. Der råbte han på Jernhans så højt, at det klang gennem skoven. Et øjeblik efter kom manden og spurgte, hvad han ville. "Jeg vil gerne have en stærk hest, for jeg skal i krig," svarede han. "Det skal du få og mere til," sagde Jernhans. Det varede ikke længe, så kom der en staldkarl ud af skoven med en dejlig hest, der prustede og fnyste og næsten ikke var til at styre. Bagefter ham kom en stor skare bevæbnede krigsfolk, hvis lanser lynede i solen. Kongesønnen gav staldkarlen den halte hest, steg op på den anden og red i spidsen for sine folk ud på kamppladsen. En stor del af kongens mænd var allerede dræbt, og resten kunne kun gøre ringe modstand. Da kom prinsen farende som en stormvind i spidsen for sin jernklædte skare og huggede ned for fode. Fjenden ville flygte, men de blev hugget ned, hver eneste en. I stedet for at vende tilbage til kongen red kongesønnen ud til skoven og kaldte på Jernhans, der spurgte hvad han ville. "Tag din hest og dine krigere igen," svarede han, "og giv mig min halte hest." Han fik, hvad han forlangte, og red så hjem til slottet på sin gamle krikke. Da kongen kom tilbage, gik hans datter ham i møde og ønskede ham til lykke med sejren. "Det er slet ikke mig, der er sejrherre," svarede, han, "men en fremmed ridder, som kom mig til hjælp med sine mænd." Hun ville vide, hvem det var, men kongen vidste det ikke og sagde: "Han fulgte fjenden, og jeg har ikke set ham siden." Hun gik da ned til gartneren og spurgte, hvor hans dreng var henne, og han sagde hende: "Han er lige kommet hjem fra krigen på sin halte hest" og de andre pegede fingre ad ham og råbte: "Hinkeben, bag hvad for en busk har du ligget og sovet?" Han svarede: "Hvis jeg ikke havde været, havde det set galt ud." Så lo de naturligvis endnu mere af ham.
Kongen kaldte nu på sin datter og sagde: "Jeg vil give en stor fest, som skal vare i tre dage. Du skal kaste guldæbler i grams, måske kommer den ubekendte ridder." Da det blev bekendtgjort, gik kongesønnen ud i skoven og kaldte på Jernhans, der kom og spurgte, hvad han ville. "Kan du hjælpe mig til at gribe kongedatterens guldæble?" spurgte han. "Du kan være lige så sikker derpå, som om du allerede havde det i hånden," svarede Jernhans. "Vent lidt, så skal jeg give dig en rød rustning og en prægtig fuks." Da festen begyndte, kom kongesønnen springende og holdt stille mellem de andre riddere. Ingen kendte ham. Kongedatteren trådte frem og kastede et guldæble over til dem. Han greb det og red straks af sted. Næste dag havde Jernhans givet ham en hvid rustning og en skimmel. Han greb atter æblet og red øjeblikkelig derfra. Kongen blev nu vred. "Han skal fremstille sig for mig og sige, hvem han er," sagde han og befalede, at når ridderen næste dag var redet derfra, skulle hans folk sætte efter ham, og hvis han ikke godvillig fulgte med tilbage, bruge magt. Den tredie dag gav Jernhans kongesønnen en sort rustning og en ravnsort hest, og han greb også denne dag kongedatterens æble og red af sted. Folkene satte efter ham, og en af dem kom så nær ved ham, at han sårede ham i benet med spidsen af sit sværd. Han undslap alligevel sine forfølgere, men på en gang gjorde hesten så voldsomt et sæt, at hjelmen faldt af hans hovede, så de kunne se det gyldne hår. De red da tilbage og fortalte det til kongen.
Næste dag gik kongedatteren ned til gartneren og spurgte, hvor hans dreng var henne. "Han arbejder ude i haven," svarede han. "Den løjerlige fyr har været med til festen og kom først hjem i går aftes og viste mine børn tre guldæbler, som han havde fået." Kongen lod gartnerdrengen kalde op til sig, og han kom ind med huen på. Men kongedatteren gik hen og tog den af, så de gyldne lokker faldt ned over skuldrene. Alle forbavsedes, da de så, hvor dejligt det var. "Er du den ridder, der har været ved festen, hver dag i en forskellig rustning, og har grebet guldæblerne?" spurgte kongen. "Ja," svarede han, "her er æblerne, og hvis I vil have endnu flere beviser, kan I se det sår, eders folk gav mig, da de forfulgte mig. Jeg er også den ridder, der sejrede over eders fjender." - "Du kan da ikke være nogen almindelig gartnerdreng, når du kan udføre sådanne heltegerninger," sagde kongen, "hvem er din far?" - "Han er en mægtig konge," svarede prinsen, "og guld og sølv kan jeg få lige så meget af, som jeg vil." - "Jeg er dig megen tak skyldig," sagde kongen, "er der ikke noget, jeg kan gøre for dig?" - "Jo," svarede han, "giv mig eders datter til kone." - "Han går lige løs på sagen," lo kongedatteren, "men jeg har for længe siden set på hans gyldne hår, at han ikke var nogen gartnerdreng." Derpå gik hun hen og kyssede ham. Der blev sendt bud til hans far og mor, som blev ude af sig selv af glæde, for de havde opgivet alt håb om at se deres kære søn igen. Midt under bryllupsfesten holdt musikken pludselig op med at spille, døren åbnedes og en prægtigklædt konge trådte ind med sit følge. "Jeg er Jernhans," sagde han, "jeg var forhekset til en vild mand, men du har frelst mig. Derfor skal du også arve alle mine skatte."
Ngày xửa ngày xưa có một ông vua, bao quanh hoàng cung là một khu rừng lớn với đủ các loài muông thú. Một hôm, vua phái một người thợ săn vào rừng bắn nai, nhưng rồi không thấy anh ta trở về. Vua bảo:
- Có lẽ hắn gặp rủi ro gì chăng?
Ngày hôm sau vua sai hai người thợ săn khác đi tìm người thứ nhất, nhưng rồi cả hai cũng mất hút luôn. Ngày thứ ba vua cho triệu tất cả thợ săn quanh vùng tới và bảo:
- Các người hãy đi khắp cánh rừng, không được bỏ sót một bụi cây nào, tìm cho kỳ được ba người mới thôi.
Trong đoàn thợ săn ấy cũng không có một ai trở về, và cả đoàn chó săn đi theo cũng không thấy bóng con nào cả.
Từ ngày ấy trở đi không có một ai dám đi rừng nữa, khu rừng trở nên âm u hiu quạnh. Họa hoằn người ta mới thấy bóng một con đại bàng hay một con chim ưng bay lượn trên cánh rừng.
Nhiều năm đã trôi qua, ngày kia có một người thợ săn lạ mặt đến yết kiến nhà vua, xin vua chu cấp đồ ăn thức uống thì sẽ sẵn sàng đi vào khu rừng nguy hiểm kia. Nhưng vua không muốn ưng thuận nên bảo:
- Rừng ấy đầy bí hiểm, ta sợ rằng ngươi cũng sẽ gặp chuyện rủi ro như những người đi trước, chắc gì tìm được đường ra.
Người thợ săn thưa:
- Tâu bệ hạ, thần xin liều đi một phen, thần không có biết sợ gì.
Người thợ săn dắt chó vào rừng, mới đi được một lát chó đã đánh hơi được vết thú, lần theo vết đi mới được mấy bước thì thấy ngay một cái đầm sâu chắn trước mặt. Trong lúc người và chó còn đang lưỡng lự tìm đường đi tiếp thì một cánh tay trần trụi từ dưới nước nhô lên, vươn tới và túm lấy con chó kéo xuống nước.
Thấy thế, người thợ săn quay về, gọi thêm ba người nữa đem thùng theo để tát cạn đầm.
Lúc đầm cạn, họ nhìn thấy một người rừng nằm dài dưới đáy, da màu nâu sẫm như màu sắt rỉ, tóc dài tới tận đầu gối, tóc phủ che hết mặt. Họ lấy thừng trói gô hắn lại và điệu ngay hắn về hoàng cung. Dân chúng xôn xao kinh ngạc về người rừng. Vua cho nhốt hắn vào trong nhà lồng bằng sắt ở ngoài sân và nghiêm cấm không ai được mở cửa lồng, ai trái lệnh sẽ bị xử trảm. Chìa khóa nhà lồng ấy thì do hoàng hậu giữ. Từ nay trở đi mọi người có thể yên tâm mà đi rừng.
Vua có một con trai tám tuổi. Một hôm, mải chơi bóng trong sân, hoàng tử nhỡ tay để bóng lăn vào trong lồng. Hoàng tử tới đòi:
- Trả lại bóng cho ta!
Người rừng đáp:
- Hãy mở cửa cho ta. Rồi ta sẽ trả.
Hoàng tử nói:
- Không được, ta không được phép, vua đã ra lệnh cấm.
Nói xong hoàng tử chạy đi. Nhưng hôm sau hoàng tử lại tới đòi quả bóng, người rừng dỗ:
- Thế mở cửa cho ta đi.
Hoàng tử vẫn không chịu mở.
Ngày thứ ba, giữa lúc vua đi săn, hoàng tử lại tới và nói:
- Cho dù ta có muốn đi chăng nữa, ta cũng không mở được, vì ta không có chìa khóa.
Người rừng đáp:
- Chìa khóa ở dưới gối hoàng hậu ấy, vào đó mà lấy.
Hoàng tử còn nhỏ, muốn có bóng chơi nên chẳng suy nghĩ gì cả, vào lấy chìa khóa đem ra. Mở mãi mới được, hoàng tử bị kẹp một ngón tay. Cửa mở, người rừng bước ra, đưa cho hoàng tử quả bóng vàng và đi mất. Hoàng tử hoảng sợ, kêu gọi ầm ĩ:
- Trời, người rừng ơi, đừng đi, kẻo ta bị đòn.
Người rừng quay lại, bế bổng hoàng tử đặt lên vai, và rảo bước đi thẳng vào rừng.
Lúc đi săn về, nhà vua thấy nhà lồng trống không, bèn hỏi hoàng hậu tại sao thế.
Hoàng hậu vẫn không biết chuyện, đi tìm chìa khóa, nhưng chìa khóa đâu còn nữa. Hoàng hậu gọi con, nhưng không thấy đáp lại. Vua sai người đi tìm, họ không tìm thấy hoàng tử. Vua đoán biết ngay là có chuyện gì rồi. Giờ đây không khí tang tóc nặng nề bao trùm khắp hoàng cung.
Khi đã vào tới giữa rừng sâu bạt ngàn, người rừng đặt chú bé xuống và nói:
- Mi sẽ không bao giờ gặp lại bố mẹ, nhưng mi có thể sống bên ta, ta rất thương mi, vì mi đã giải thoát cho ta. Nếu mi nghe theo lời ta dặn mi sẽ có tất cả. Không một ai trên đời này có nhiều vàng bạc châu báu bằng ta.
Người rừng lấy rêu khô làm ổ, chú bé nằm trong ổ và ngủ thiếp đi luôn. Sáng hôm sau, người rừng dẫn chú bé tới bên một cái giếng và nói:
- Mi thấy đấy, nước giếng trong suốt như pha lê. Mi ngồi đây canh giếng, không để một thứ gì rơi xuống đó, bằng không giếng mất thiêng. Cứ chiều tối ta sẽ đến để xem mi có làm theo đúng như lời ta dặn không?
Ngồi bên bờ giếng, chốc chốc chú bé lại thấy có một con cá vàng hoặc một con rắn vàng bơi lên mặt nước. Chú cũng lưu ý, không để cho một thứ gì rơi xuống giếng.
Ngồi như thế một hồi lâu, bỗng nhiên ngón tay bị kẹp nhức nhối đau, đau đến nỗi chú vội đưa ngay ngón tay dúng xuống nước cho đỡ đau, chú rút ngay lên, nhưng ngón tay đã như bị mạ vàng, chú ra sức lau chùi mà không sao sạch được.
Tối Hans sắt trở về, nhìn chú bé hỏi:
- Có chuyện gì xảy ra ở giếng thế?
Chú bé đáp:
- Không có gì cả, không có gì cả.
Chú giấu ngón tay ra sau lưng cho người rừng khỏi thấy. Nhưng người rừng nói:
- Mi đã nhúng ngón tay xuống nước. Lần này thì có thể tha thứ cho. Nhưng nhớ canh chừng không được để rơi bất cứ vật gì xuống nước nhé!
Sáng sớm hôm sau chú bé đã ngồi canh giếng. Khi ngón tay lại bị đau chú giơ tay vuốt tóc, không may có một sợi tóc rớt xuống giếng. Chú vội nhặt ngay sợi tóc, nhưng sợi tóc đã nhuộm một màu vàng óng. Hans sắt về và biết ngay chuyện gì đã xảy ra. Hans sắt nói:
- Mi đã để rơi một sợi tóc xuống giếng. Lần này ta cũng bỏ qua cho mi nhưng để xảy ra lần thứ ba thì giếng mất thiêng. Khi đó mi không được ở đây với ta nữa.
Ngày thứ ba, chú bé cũng ngồi canh giếng. Ngón tay vẫn đau, nhưng chú không dám động đậy. Chú ngồi yên và ngắm soi mình qua bóng mặt nước. Mãi ngắm bóng mình trong mặt nước, chú cứ cúi hoài, cúi mãi, tới khi tóc từ hai vai xõa xuống nước, lúc ấy chú vội đứng thẳng lên, nhưng tóc chú đã bị nhuộm vàng óng như mặt trời.
Bạn có biết, chú bé hoảng hốt như thế nào không? Chú rút vội khăn và quấn quanh đầu để cho người khác không nhìn thấy.
Khi về, Hans sắt biết ngay chuyện gì đã xảy ra. Hắn nói:
- Cởi khăn ra đi!
Tức thì đầu tóc vàng óng của chú lộ ra. Chú bé năn nỉ van nài mãi nhưng cũng chẳng lay chuyển được gì.
- Mi đã không vượt được thử thách, vì thế không thể ở lại được nơi đây. Mi hãy đi chu du thiên hạ, lúc đó mi sẽ thấu hiểu, thế nào là cảnh khổ. Song bản thân mi không có lòng ác độc, vả lại ta cũng mến mi, nên cho phép mi một điều: Khi nào gặp khó khăn, mi cứ gọi lớn: "Hans sắt ơi!," ngay sau đó ta sẽ tới giúp mi. Quyền thế của ta lớn hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của mi. Ta sống trong đống vàng bạc.
Hoàng tử rời khu rừng và cứ nhắm thẳng hướng mà đi dù đường phẳng hay gồ ghề. Tới thành phố lớn kia, hoàng tử xin việc làm nhưng chẳng có việc gì để làm. Vả lại bản thân hoàng tử cũng chưa từng học nghề bao giờ để mà kiếm sống qua ngày bằng nghề đó. Cuối cùng, hoàng tử tới cung vua hỏi xem có ai mướn chàng hay không. Triều thần không biết dùng chàng vào việc gì, nhưng vì thấy chàng cũng dễ mến nên giữ chàng ở lại. Rồi chàng được nhận làm phụ bếp, công việc hàng ngày là khuân củi, xách nước, quét tro.
Một hôm, vì không có ai để sai, người đầu bếp bảo chàng bưng thức ăn lên dâng vua. Vì chàng không muốn để lộ mái tóc vàng, nên cứ đội nguyên cả mũ vào hầu.
Vua chưa từng thấy chuyện vô lễ như thế bao giờ nên quở ngay:
- Khi mang thức ăn vào dâng vua, mi phải bỏ mũ ra!
Chàng đáp:
- Tâu hoàng thượng, hạ thần bị chốc đầu nên không dám bỏ mũ ra.
Nhà vua cho gọi ngay đầu bếp tới, quở mắng, sao lại lấy một kẻ như vậy giúp việc. Vua hạ lệnh phải đuổi ngay chàng đi. Người đầu bếp thương chàng, nên đổi việc của chàng với người làm vườn.
Giờ đây, công việc của chàng hàng ngày là đào đất, xới đất, trồng cây tưới nước ở ngoài vườn mà chẳng quản gió mưa.
Có lần, trời mùa hè oi bức tới mức chàng bỏ mũ cho mát. Ánh nắng rọi chiếu mớ tóc vàng óng của chàng và ánh nắng phản chiếu lọt vào phòng của công chúa. Thấy lạ, nàng nhỏm dậy ra xem có chuyện gì. Nàng thấy một chàng trai, liền gọi:
- Này chàng kia, mang lại đây cho ta một bó hoa!
Chàng vội đội mũ lên đầu, hái hoa và cột lại thành bó. Khi chàng đang bước trên bậc thang đi lên thì gặp người coi vườn bảo:
- Sao dâng hoa cho công chúa lại toàn những hoa dại thế này. Đi ngay hái hoa đẹp hiếm có lại đây!
Chàng đáp:
- Dạ không, hoa dại thơm hơn nhiều, chắc chắn công chúa thích hơn.
Lúc chàng bước vào phòng, công chúa bảo:
- Bỏ mũ xuống, không được đội mũ trước mặt ta!
Chàng đáp:
- Bẩm thần bị chốc đầu nên không dám bỏ mũ ra.
Công chúa giơ tay nhấc mũ khỏi đầu chàng, tức thì mái tóc vàng kia rũ xuống đến tận vai, nom rất đẹp mắt. Chàng định bỏ chạy. Công chúa kéo tay chàng lại và đưa chàng vốc tay tiền vàng. Chàng cầm tiền đi ra. Chàng chẳng thiết gì vàng nên đem lại đưa cho người làm vườn và nói:
- Tôi cho mấy đứa nhỏ để chúng có đồ chơi.
Hôm sau công chúa lại sai chàng đi hái một đóa hoa đồng cho nàng. Khi chàng vừa mới bước vào phòng, công chúa giật ngay cái mũ định lấy, chàng giơ cả hai tay nắm giữ chặt mũ lại. Công chúa lại cho chàng một vốc tay tiền vàng. Chàng cũng chẳng giữ tiền đó. Chàng đưa cho người coi vườn để mang về làm đồ chơi cho con.
Ngày thứ ba cũng diễn ra như hai ngày trước. Công chúa cũng không lấy được mũ. Chàng cũng không muốn lấy vàng của nàng.
Ít lâu sau, đất nước có chiến tranh. Nhà vua do dự, không biết có chống nổi đạo quân lớn của kẻ thù hay không. Nhà vua triệu tập trăm họ lại. Chàng coi vườn tâu:
- Thần là một chàng trai trưởng thành nên sẵn sàng đánh giặc. Xin hãy ban cho thần một con ngựa.
Thấy thế, những người khác ồ lên cười và nói:
- Khi nào chúng ta ra hết trận, bọn ta sẽ để lại cho một con ngựa, lúc đó vào chuồng mà lấy.
Khi mọi người đã kéo đi hết rồi, chàng vào tàu dắt ngựa ra. Đó lại là con ngựa què một chân, bước đi khập khiễng. Chàng nhảy lên ngựa, đi vào rừng sâu. Khi đến cửa rừng, chàng cất tiếng gọi:
- Hans sắt, Hans sắt, Hans sắt!
Tiếng gọi của chàng vàng khắp cánh rừng. Ngay sau đó Người rừng xuất hiện và nói:
- Mi muốn gì?
- Ta cần một con ngựa chiến để đi đánh giặc.
- Ngựa mi sẽ có ngay, và còn nhiều hơn thế nữa.
Người đó quay trở vào rừng. Chỉ lát sau, người coi ngựa dắt từ trong rừng ra một con ngựa chiến. Con ngựa phì phì lỗ mũi làm tưởng chừng khó mà cầm cương được. Theo sau con ngựa là cả đoàn quân giáp sắt, kiếm đeo sáng loáng.
Chàng giao con ngựa què cho người coi ngựa. Rồi nhảy lên con chiến mã, dẫn đoàn quân đi. Khi chàng tới gần nơi chiến trường thì lính của nhà vua chết gần hết, số sống sót phải thối lui. Chàng cùng đoàn quân lao thẳng về phía trước như một cơn gió lốc và đánh tan tác quân giặc, không để cho một tên giặc nào sống sót. Đáng nhẽ quay trở về hoàng cung, chàng cùng đoàn quân đi đường vòng quay trở lại cánh rừng. Chàng gọi thật to:
- Hans sắt, Hans sắt, Hans sắt!
Người rừng xuất hiện và hỏi:
- Mi muốn gì?
- Nhận lấy người và ngựa của mi. Trả ta con ngựa què.
Những đòi hỏi của chàng đều được toại nguyện.
Chàng cưỡi ngựa trở về.
Khi vua về tới hoàng cung, công chúa ra đón mừng thắng trận. Nhưng vua bảo:
- Ta không phải là người làm nên chiến thắng, trong lúc chiến đấu có một người kỵ sĩ lạ mặt đã đem quân đến giúp ta.
Công chúa rất muốn biết tông tích người ấy, vì không biết rõ nên vua nói:
- Người ấy mải đánh quân giặc nên ta chưa gặp lại.
Công chúa hỏi người coi vườn về người kỵ sĩ lạ mặt, bác ta cười và thưa:
- Người đó cưỡi một con ngựa què và vừa về tới đây. Mọi người nhìn thấy thế nên giễu cợt:
"Anh chàng tập tễnh đã về!" và họ còn hỏi mỉa:
"Suốt thời gian vừa rồi cậu nằm ngủ trong bụi cây nào đó?."
Anh ta đáp:
- Tôi đã chiến đấu anh dũng, không thế thì đất nước đã lâm nguy.
Đám người kia nghe thấy lại càng phá lên cười.
Nhà vua nói với con gái:
- Ta định truyền cho báo tin, nhà vua sẽ mở hội mừng chiến thắng ba ngày liền. Nhân dịp ấy con sẽ ném một quả táo bằng vàng, biết đâu chàng kỵ sĩ lạ mặt kia lại đến thì sao.
Biết tin vua mở hội, chàng trai kia vào rừng hỏi Hans sắt:
- Mi muốn gì?
- Ta mong bắt được quả táo mà nàng công chúa ném trong khi mở hội.
Hans sắt đáp:
- Mi có thể coi như được toại nguyện. Nhưng lúc tới nhớ mặc áo giáp đỏ và cưỡi một con ngựa hồng thật oai phong.
Đến ngày hội, chàng trai cưỡi ngựa đi lẫn vào trong đám kỵ sĩ nên không ai nhận ra chàng. Công chúa bước ra và ném quả táo vàng vào chỗ kỵ sĩ. Chàng hứng bắt ngay được và phóng ngựa đi mất.
Ngày thứ hai, Hans sắt cho chàng mặc giáp trắng, cưỡi một con ngựa bạch. Lần này chàng cũng hứng bắt ngay được quả táo vàng, rồi thúc ngựa chạy mất.
Nhà vua nổi giận về chuyện đó nên phán:
- Thế là không được, người bắt được táo vàng phải đến trước ta thưa trình tên họ. Bằng không, nếu bỏ chạy sẽ bị rượt đuổi theo, nếu không tự ý quay lại thì sẽ bị đâm chết.
Đến ngày thứ ba, Hans sắt cho chàng một bộ giáp đen và một con ngựa ô. Lần này chàng cũng bắt hứng ngay được quả táo. Rồi chàng phóng ngựa chạy, nhưng quân sĩ của nhà vua liền đuổi theo.
Có một người đuổi theo sát, lao mũi kiếm đâm làm chàng bị thương ở chân, nhưng chàng vẫn chạy thoát, con ngựa hoảng sợ nên cứ nhảy chồm lên, làm chàng rơi cả mũ sắt, để lộ mái tóc vàng của chàng. Đám lính nhà vua quay ngựa về báo cho nhà vua biết tất cả mọi chuyện.
Hôm sau, công chúa hỏi dò người làm vườn về chàng trai kỳ lạ kia, bác ta nói:
- Đó là một anh chàng cú vọ lạ kỳ, anh ta cũng chỉ là một người làm vườn, thế mà lại được đi dự dạ hội mấy ngày liền, lại còn bắt được quả táo vàng mang về nhà và đưa cho trẻ con nhà tôi xem quả táo ấy.
Công chúa kể lại cho vua cha nghe. Vua truyền lệnh đòi chàng tới. Khi chàng đội mũ sắt, công chúa bước lại gần chàng, nhấc bỏ mũ ra, mái tóc vàng của chàng lộ ra, mái tóc vàng rũ xuống tận vai, mái tóc đẹp tới mức mọi người phải ngạc nhiên. Vua hỏi:
- Có phải ngươi chính là người kỵ sĩ ngày nào cũng đến dự hội, mỗi ngày một màu trang phục, và chính là người đón bắt được quả táo vàng phải không?
Chàng thưa:
- Dạ chính thần đó ạ, và đây là ba quả táo.
Chàng lấy táo từ trong túi ra dâng vua và nói:
- Nếu như hoàng thượng chưa tin, vết thương này có thể là một bằng chứng một người trong đám quân lính đuổi theo đã lao kiếm đâm làm thần bị thương ở chân. Chính thần cũng là người kỵ sĩ đã đến giúp hoàng thượng chiến thắng quân giặc.
- Nếu ngươi có những hành động thì chắc chắn ngươi không phải là người làm vườn, hãy nói cho ta biết thân sinh ngươi là ai?
- Thưa thân sinh của thần là vua một nước hùng cường, thần muốn có bao nhiêu vàng bạc châu báu thì thần sẽ có bấy nhiêu.
Vua nói:
- Giờ ta đã rõ, ta hàm ơn ngươi, vậy ta có thể làm gì đẹp lòng ngươi không?
Chàng đáp:
- Tâu hoàng thượng, thần mong được kết duyên cùng công chúa.
Công chúa mỉm cười nói:
- Chàng đi thẳng ngay vào việc, nhưng khi nhìn mái tóc vàng em biết ngay chàng không thể là người làm vườn.
Nàng bước tới gần và ôm hôn chàng.
Vua và hoàng hậu sinh ra chàng cũng tới dự hôn lễ, hai người tưởng chừng không bao giờ gặp lại hoàng tử, nay lại gặp đứa con trai nên hai người hết sức vui mừng. Trong lúc mọi người đang ngồi quanh bàn tiệc, bỗng nhiên ngưng tiếng nhạc, cửa lớn từ từ mở, một vị hoàng đế oai phong bước vào, theo sau là một đám đông tùy tùng. Hoàng để tới chỗ chàng trai, ôm hôn chàng và nói:
- Ta chính là Hans sắt, người bị phù phép và hóa thành người rừng hoang dã. Con đã giải thoát cho ta. Vậy tất cả vàng bạc châu báu ta có, ta cho con làm của hồi môn.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng