Núi Simeli


Il monte Simeli


Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, người anh giàu có còn người em nghèo xác xơ, sống bằng nghề buôn thúng bán mẹt ở chợ phiên, có hôm ế hàng, không kiếm đủ đồng tiền bát gạo để nuôi vợ con.
Có lần người em đẩy xe đi trong rừng thì thấy bên đường sừng sững một quả núi trọc lớn mà anh chưa nhìn thấy bao giờ. Anh dừng chân lặng ngắm một cách hiếu kỳ.
Đang mải ngắm nhìn, anh chợt thấy có mười hai người cao lớn, dáng nom dữ tợn đi về hướng núi, anh đoán chắc đây là bọn cướp nên đẩy xe giấu vào trong bụi cây, rồi trèo lên cây cao ngóng nhìn. Mười hai người kia dừng chân trước núi và cất tiếng gọi:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy mở ra!
Tức thì quả núi trọc kia tách làm đôi để toán cướp đi vào, và sau đó núi từ từ khép lại. Chừng một lát sau lại thấy núi mở ra, và toán cướp đi ra, tất cả đứng trước núi đồng thanh nói:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy khép lại đi!
Hai nửa từ từ khép lại, và chẳng ai nhận biết được là có đường đi vào trong núi. Sau đó cả toán lên đường.
Đợi cho bọn cướp đi khuất hẳn, người em tụt từ trên cây xuống. Tính hiếu kỳ nổi lên, anh muốn biết ở trong ngọn núi kia có gì bí mật. Anh cũng đến trước núi cất tiếng gọi:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy mở ra!
Trước mặt anh quả núi từ từ mở ra. Anh bước vào, bên trong núi là một hang động chứa đầy vàng bạc, phía sau đống vàng bạc là đống ngọc và kim cương tỏa sáng óng ánh, lấp lánh, to như đống lúa. Người em không biết nên tính thế nào, liệu có được phép lấy chút đỉnh mang về hay không. Sau cùng anh nhặt đầy mấy túi vàng còn ngọc và kim cương anh không đụng đến. Khi ra khỏi hang anh cũng đứng trước núi bắt chước nói:
- Núi Simelii, núi Simeli, hãy khép lại đi!
Tức thì quả núi từ từ khép lại và anh đẩy xe về nhà. Từ đó anh không còn phải lo âu nữa, với số vàng lấy được anh đủ sức nuôi vợ con. Anh sống thoải mái và vui vẻ với mọi người, giúp kẻ nghèo khó, làm điều thiện. Lúc tiền tiêu đã hết, anh đi lấy thêm về để dùng và sang nhà người anh mượn cái đấu để đong, nhưng vẫn không đụng đến đống ngọc và kim cương.
Khi đi lấy vàng lần thứ ba, anh cũng mượn đấu của người anh. Lâu nay người anh vẫn ghen ghét và thèm muốn có tài sản và nhà cửa bề thế như của người em. Hắn thắc mắc không hiểu những của ấy ở đâu mà ra, và cũng không hiểu người em mượn đấu để làm gì. Lần này hắn nghĩ ra một kế, lấy nhựa thông quét trong lòng đấu. Và khi hắn nhận lại đấu thì có một mẩu vàng dính lại ở dưới đáy đấu. Lập tức hắn ta chạy sang nhà người em dò hỏi. Người em thành thật kể cho anh biết mọi chuyện.
Người anh liền cho đóng ngựa vào xe, rồi lập tức lên đường, nghĩ bụng mình phải lợi dụng cơ hội hiếm có này, lấy tất cả những gì có thể lấy được, kể cả ngọc và kim cương. Đến trước núi, hắn gọi:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy mở ra!
Núi từ từ mở, hắn vội bước vào. Tới trong hang hắn hoa mắt lên vì đống vàng bạc, ngọc và kim cương không còn biết nên lấy gì trước. Sau hắn chỉ lấy toàn kim cương, mãi đến lúc không thể mang được nữa mới thôi. Rồi hắn tính mang chiếc bao tải nặng ấy ra ngoài, nhưng tâm trí hắn rối bời về những của quý kia, hắn quên bẵng cả tên núi, nên gọi chệch đi là:
- Núi Dimeli, núi Dimeli, hãy mở ra.
Nhưng đó đâu phải là tên của núi mà núi chuyển mình, núi vẫn khép kín. Hắn trở nên hoảng hốt, càng vắt óc suy nghĩ thì hắn càng bối rối, đống của cải kia cũng chẳng giúp ích được gì.
Tối đến, núi từ từ mở và mười hai tên cướp đi vào. Nhìn thấy hắn, chúng cười ầm lên, hét:
- Chà, chú chim này, giờ thì chúng ta tóm được mi, mi đã vào đây ba lần, mi tưởng chúng ta không biết sao? Ba lần trước chúng ta chưa bắt được mi, nhưng lần này thì mi đừng có hòng mà thoát.
Hắn vội kêu:
- Những lần trước không phải là tôi, mà là em tôi đấy chứ!
Nhưng mặc hắn kể lể, van xin, toán cướp vẫn không tha tội chết.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'era una volta due fratelli, uno ricco e l'altro povero. Ma il ricco non dava niente al povero e questi doveva provvedere con fatica al proprio sostentamento, commerciando in granaglie; e spesso gli andava così male, che non aveva il pane per sua moglie e i suoi bambini. Un giorno, mentre stava attraversando il bosco con il suo carro, scorse da un lato una grande montagna brulla; e poiché‚ non l'aveva mai vista, si fermò e l'osservò meravigliato. Mentre se ne stava là fermo vide venire dodici omoni dall'aspetto selvaggio e, credendo che fossero briganti, spinse il suo carro nella macchia, salì su di un albero e stette a vedere cosa succedeva. I dodici uomini andarono davanti alla montagna e gridarono: -Monte Semsi, monte Semsi, apriti!-. Subito il monte brullo si aprì nel mezzo, i dodici entrarono e, quando furono dentro, il monte si richiuse. Ma dopo poco si riaprì e gli uomini uscirono, portando dei sacchi pesanti sulla schiena; e quando si trovarono tutti quanti di nuovo alla luce del giorno, dissero: -Monte Semsi, monte Semsi, chiuditi!-. Allora il monte si richiuse, senza che si potesse più vedere alcun passaggio, e i dodici se ne andarono. Quando furono scomparsi, il pover'uomo scese dall'albero, curioso di sapere quale segreto si celasse in quel monte. Andò là davanti e disse: -Monte Semsi, monte Semsi, apriti!- e il monte si aprì anche davanti a lui. Egli entrò, e il monte era tutta una caverna piena d'oro e d'argento, e dietro c'erano dei grandi mucchi di perle e sfavillanti pietre preziose, ammucchiate come il grano. Il povero non sapeva proprio cosa dovesse fare e se potesse prendere un po' di quei tesori. Infine si riempì le tasche d'oro, ma lasciò stare le perle e le pietre preziose. Quando uscì fuori, tornò a dire: -Monte Semsi, monte Semsi, chiuditi!-. Subito il monte si chiuse, ed egli se ne andò a casa con il suo carro. Ora egli non doveva più preoccuparsi: con quell'oro poteva procurare il pane e anche il vino per la moglie e i figli; viveva felice e contento, dando ai poveri e facendo del bene a tutti. Quando il denaro finì, andò dal fratello, si fece prestare uno staio e ne prese dell'altro; ma i grandi tesori non li toccò. Quando volle prenderne per la terza volta, tornò dal fratello a farsi prestare lo staio. Ma quello già da un pezzo invidiava la sua ricchezza e gli agi di cui godeva in casa, e non riusciva a capire di dove venisse quella fortuna, n‚ cosa facesse suo fratello con lo staio. Allora escogitò un'astuzia e spalmò il fondo dello staio di pece; e quando gli fu restituito, c'era rimasta attaccata una moneta d'oro. Subito andò dal fratello e gli domandò: -Che cosa hai misurato con lo staio?-. -Grano e orzo- rispose l'altro. Allora gli mostrò la moneta d'oro e lo minacciò di citarlo in giudizio se non diceva la verità. Perciò il fratello gli raccontò com'erano andate le cose. Il ricco fece subito attaccare un carro, andò nel bosco, e meditava di portar via ben altri tesori. Quando giunse davanti al monte, gridò: -Monte Semsi, monte Semsi, apriti!-. Il monte si aprì, ed egli entrò. Tutte le ricchezze erano davanti a lui, e per un bel po' egli non seppe cosa prender per primo; alla fine raccolse le gemme, quante poteva portarne, e si apprestò a uscire. Tornò indietro, ma siccome non aveva altro in mente che i tesori, aveva dimenticato il nome del monte e gridò: -Monte Simeli, monte Simeli, apriti!-. Ma, non essendo il nome giusto, il monte non si aprì e rimase chiuso. Allora s'impaurì, ma più ci pensava, più gli si confondevano le idee, e tutti i tesori non gli servivano a nulla. La sera il monte si aprì, entrarono i dodici briganti, e vedendolo, si misero a ridere e dissero: -Merlo, finalmente ti abbiamo pescato! Pensavi forse che non ci fossimo accorti che eri entrato due volte? Non riuscivamo a prenderti, ma una terza volta non uscirai di qui!-. Allora egli gridò: -Non ero io, era mio fratello!-. Ma ebbe un bel chieder grazia! Checché‚ dicesse, gli mozzarono la testa.