Núi Simeli


A montanha Simeli


Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, người anh giàu có còn người em nghèo xác xơ, sống bằng nghề buôn thúng bán mẹt ở chợ phiên, có hôm ế hàng, không kiếm đủ đồng tiền bát gạo để nuôi vợ con.
Có lần người em đẩy xe đi trong rừng thì thấy bên đường sừng sững một quả núi trọc lớn mà anh chưa nhìn thấy bao giờ. Anh dừng chân lặng ngắm một cách hiếu kỳ.
Đang mải ngắm nhìn, anh chợt thấy có mười hai người cao lớn, dáng nom dữ tợn đi về hướng núi, anh đoán chắc đây là bọn cướp nên đẩy xe giấu vào trong bụi cây, rồi trèo lên cây cao ngóng nhìn. Mười hai người kia dừng chân trước núi và cất tiếng gọi:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy mở ra!
Tức thì quả núi trọc kia tách làm đôi để toán cướp đi vào, và sau đó núi từ từ khép lại. Chừng một lát sau lại thấy núi mở ra, và toán cướp đi ra, tất cả đứng trước núi đồng thanh nói:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy khép lại đi!
Hai nửa từ từ khép lại, và chẳng ai nhận biết được là có đường đi vào trong núi. Sau đó cả toán lên đường.
Đợi cho bọn cướp đi khuất hẳn, người em tụt từ trên cây xuống. Tính hiếu kỳ nổi lên, anh muốn biết ở trong ngọn núi kia có gì bí mật. Anh cũng đến trước núi cất tiếng gọi:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy mở ra!
Trước mặt anh quả núi từ từ mở ra. Anh bước vào, bên trong núi là một hang động chứa đầy vàng bạc, phía sau đống vàng bạc là đống ngọc và kim cương tỏa sáng óng ánh, lấp lánh, to như đống lúa. Người em không biết nên tính thế nào, liệu có được phép lấy chút đỉnh mang về hay không. Sau cùng anh nhặt đầy mấy túi vàng còn ngọc và kim cương anh không đụng đến. Khi ra khỏi hang anh cũng đứng trước núi bắt chước nói:
- Núi Simelii, núi Simeli, hãy khép lại đi!
Tức thì quả núi từ từ khép lại và anh đẩy xe về nhà. Từ đó anh không còn phải lo âu nữa, với số vàng lấy được anh đủ sức nuôi vợ con. Anh sống thoải mái và vui vẻ với mọi người, giúp kẻ nghèo khó, làm điều thiện. Lúc tiền tiêu đã hết, anh đi lấy thêm về để dùng và sang nhà người anh mượn cái đấu để đong, nhưng vẫn không đụng đến đống ngọc và kim cương.
Khi đi lấy vàng lần thứ ba, anh cũng mượn đấu của người anh. Lâu nay người anh vẫn ghen ghét và thèm muốn có tài sản và nhà cửa bề thế như của người em. Hắn thắc mắc không hiểu những của ấy ở đâu mà ra, và cũng không hiểu người em mượn đấu để làm gì. Lần này hắn nghĩ ra một kế, lấy nhựa thông quét trong lòng đấu. Và khi hắn nhận lại đấu thì có một mẩu vàng dính lại ở dưới đáy đấu. Lập tức hắn ta chạy sang nhà người em dò hỏi. Người em thành thật kể cho anh biết mọi chuyện.
Người anh liền cho đóng ngựa vào xe, rồi lập tức lên đường, nghĩ bụng mình phải lợi dụng cơ hội hiếm có này, lấy tất cả những gì có thể lấy được, kể cả ngọc và kim cương. Đến trước núi, hắn gọi:
- Núi Simeli, núi Simeli, hãy mở ra!
Núi từ từ mở, hắn vội bước vào. Tới trong hang hắn hoa mắt lên vì đống vàng bạc, ngọc và kim cương không còn biết nên lấy gì trước. Sau hắn chỉ lấy toàn kim cương, mãi đến lúc không thể mang được nữa mới thôi. Rồi hắn tính mang chiếc bao tải nặng ấy ra ngoài, nhưng tâm trí hắn rối bời về những của quý kia, hắn quên bẵng cả tên núi, nên gọi chệch đi là:
- Núi Dimeli, núi Dimeli, hãy mở ra.
Nhưng đó đâu phải là tên của núi mà núi chuyển mình, núi vẫn khép kín. Hắn trở nên hoảng hốt, càng vắt óc suy nghĩ thì hắn càng bối rối, đống của cải kia cũng chẳng giúp ích được gì.
Tối đến, núi từ từ mở và mười hai tên cướp đi vào. Nhìn thấy hắn, chúng cười ầm lên, hét:
- Chà, chú chim này, giờ thì chúng ta tóm được mi, mi đã vào đây ba lần, mi tưởng chúng ta không biết sao? Ba lần trước chúng ta chưa bắt được mi, nhưng lần này thì mi đừng có hòng mà thoát.
Hắn vội kêu:
- Những lần trước không phải là tôi, mà là em tôi đấy chứ!
Nhưng mặc hắn kể lể, van xin, toán cướp vẫn không tha tội chết.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Houve, uma vez, dois irmãos, um rico, chamado José e o outro pobre, chamado João. O rico não dava nada ao pobre; este vivia em grandes apuros, e procurava manter-se com a venda de cereais. Geralmente, porém, os negócios lhe corriam tão mal, que muitos dias não tinha sequer pão para a mulher e os filhos.
Certo dia, quando atravessava a floresta na carroça, viu de repente uma grande montanha árida, sem nenhuma vegetação; como nunca a tivesse visto antes, deteve-se a contemplá-la, muito admirado. Estava ainda parado a olhar boquiaberto para ela e, de súbito, viu aproximarem- se doze homenzarrões de aspecto feroz; julgando tratar-se de bandidos, mais que depressa guiou a carroça para o meio do mato próximo para ocultá-la, depois trepou numa árvore e ficou aguardando os acontecimentos. Os doze homens, entretanto, haviam chegado diante da montanha e disseram:
- Abre-te, Sésamo, abre-te!
No mesmo instante aquela montanha árida e enorme abriu-se ao meio; e os doze homens precipitaram-se um após outro dentro da abertura. Depois a montanha tornou a fechar-se.
Não demorou muito tempo e João viu a montanha abrir-se novamente e dela saírem os doze homens carregando pesados sacos às costas. Quando saíram todos, disseram:
- Fecha-te, Sésamo, fecha-te!
A montanha fechou-se tão bem, que não se lhe percebia a menor fresta; e os doze homens foram-se embora.
Assim que desapareceram ao longe, João desceu da árvore, cheio de curiosidade, querendo saber qual mistério se ocultava naquelas entranhas.
Tendo decorado as palavras que ouvira, colocou-se diante da montanha e disse:
- Abre-te, Sésamo, abre-te!
Coisa estranha; a montanha abriu-se, também, diante dele! Sem hesitar e sem sombra de medo, João entrou pela abertura e logo deparou com imensos tesouros lá ocultos. A montanha era toda uma caverna imensa, repleta de ouro e prata; nas partes laterais havia montões de pérolas e pedrarias faiscantes, amontoadas como grão de trigo.
João quedou-se boquiaberto; não sabia o que devia fazer, se apanhar ou não um pouco daquela fabulosa riqueza. Por fim decidiu-se: apanhou quanto ouro podia carregar, mas sem tocar nus pérolas e pedras faiscantes Depois saiu e disse à montanha:
- Fecha-te, Sésamo, fecha-te!
A montanha fechou-se hermeticamente. João subiu na sua carroça e voltou, rapidamente, para casa.
Agora não precisava mais preocupar-se com dificuldades; com aquele ouro podia comprar pão e, também, vinho para mulher e filhos. E ia vivendo honestamente, muito satisfeito, socorrendo os pobres e fazendo todo o bem que podia aos necessitados.
Quando o dinheiro chegou ao fim, ele foi à casa de seu irmão José, pediu-lhe emprestado o alqueire e foi buscar mais ouro na montanha. Apanhou quanto coube no alqueire, mas não tocou nas pérolas e nas pedrarias.
Este ouro também chegou ao fim e então, pela terceira vez, decidiu ir buscar mais. Tornou a pedir emprestado o alqueire de seu irmão, mas este, que já o vinha observando admirado, sentiu a inveja roer-lhe o coração ante a riqueza e o bem estar que agora desfrutava, não atinando de onde lhe pudesse advir aquela fortuna. Como não sabia o que o irmão ia fazer com o alqueire, premeditou astuciosamente uma cilada e besuntou o fundo da medida com pez.
Quando o alqueire lhe foi restituído, no pez ficara grudada uma moeda de ouro. Dirigiu-se imediatamente à casa do irmão e perguntou-lhe:
- Que é que mediste com o meu alqueire?
- Trigo e cevada, - respondeu João.
José, então, mostrou-lhe a moeda de ouro e ameaçou denunciá-lo à justiça se não contasse a verdade. João não teve outro recurso, se não revelar-lhe tudo o que acontecera.
Cheio de ambição, José inundou imediatamente atrelar um carro e foi à floresta, decidido a aproveitar melhor a ocasião e trazer para casa tesouros bem maiores. Portanto, ao chegar diante da montanha, disse:
- Abra-te, Sésamo, abre-te!
A montanha abriu-se e ele precipitou-se dentro dela, desejando carregar o mais que pudesse. E aí tinha diante dos olhos aqueles imensos tesouros que o fascinavam; durante algum tempo ficou a olhar embasbacado, quase sem fôlego, sem saber o que apanhar primeiro. Finalmente, decidiu-se e apanhou tantas pedras preciosas que mal podia carregar. Em seguida, apressou-se em sair com a preciosa carga. Mas tendo coração e pensamento completamente fascinados pelos tesouros, não conseguiu mais lembrar o nome da montanha. E foi dizendo:
- Montanha Simeli, abre-te! montanha Simeli, abre-te!
Não sendo, porém, o nome certo, a montanha não obedeceu e manteve-se fechada. Ele, então, ficou apavorado; quanto mais pensava, mais se lhe baralhavam as ideias e nem todos os tesouros juntos podiam vir em seu auxílio.
Assim chegou a noite; então a montanha abriu-se para dar entrada aos doze homens que, vendo-o ali, puseram-se a rir, dizendo:
- Ah, seu malandro! até que enfim te pescamos. Julgas, talvez, que já não tínhamos notado que aqui estivestes três vezes. Não nos foi possível pegar-te antes, mas desta vez daqui não sairás mais.
José, tremendo de medo, pôs-se a gritar:
- Não fui eu, foi meu irmão!
Mas gritou e implorou inutilmente. Aqueles homenzarrões não lhe deram atenção e deceparam-lhe a cabeça.