Le petit âne


Hoàng tử lừa


Il était une fois un roi et une reine qui avaient tout ce qu'ils souhaitaient, mais ils n'avaient pas d'enfant. La reine était désespérée, et tous les jours et toutes les nuits elle se lamentait:- « Je suis comme une terre en friche où rien ne germe. »
Enfin le ciel exauça ses prières; mais lorsque l'enfant fut né, il ne ressemblait en rien à un homme: c'était un petit âne. Lorsque sa mère le vit, elle se mit à se lamenter de plus belle:
- Plutôt qu'un âne comme fils, dit-elle, je préfère ne pas avoir d'enfant du tout. On devrait le jeter à l'eau, pour qu'il se fasse dévorer par les poissons.
Mais le roi ne fut pas d'accord et dit:
- Le bon Dieu nous l'a donné, il sera donc mon fils et mon héritier et après ma mort c'est lui qui s'assiéra sur le trône et portera la couronne royale.
Ils éduquaient donc le petit âne de leur mieux, et celui-ci grandissait bien. Il se réjouissait de la vie, s'amusait, jouait, mais par-dessus tout il aimait la musique. Aussi s'en alla-t-il trouver un célèbre musicien et lui demanda:
- Apprends-moi ton art. Que je sache jouer du luth aussi bien que toi.
- Pauvre petit, soupira le musicien. Vos doigts ne sont pas faits pour jouer du luth; ils sont même trop grands, je crains que les cordes ne tiennent pas.
Mais il pouvait toujours dire tout ce qu'il voulait, le petit âne avait décidé de jouer du luth et ne céda pas. Et il finit par y arriver. Il était si assidu et si appliqué qu'il avait appris à jouer aussi bien que son maître.
Un jour, le petit âne se promenait et il arriva jusqu'à un puits. Là, il vit sa tête d'âne se refléter sur la surface de l'eau. Il fut si attristé par ce qu'il venait de voir qu'il s'en alla dans le monde; il ne prit avec lui que son compagnon fidèle. Ils avaient marché par monts et par vaux, lorsqu'ils arrivèrent dans un royaume où régnait un vieux roi. Il n'avait qu'une fille, mais elle était très belle. - Nous resterons un peu par ici, décida le petit âne.
Il frappa à la porte du château et cria:
- Un hôte est devant votre porte; ouvrez pour qu'il puisse entrer!
Comme la porte ne s'ouvrait pas, le petit âne s'assit, prit son luth, et avec ses pattes avant, il joua merveilleusement.
Le portier, chargé de surveillance, écarquilla les yeux et courut annoncer au roi:
- Dehors, devant la porte du château, il y a un petit âne et il joue du luth comme un grand maître.
- Faites-le donc venir, demanda le roi.
Dès que le petit âne entra avec son luth dans la grande salle, tout le monde se moqua de lui. Puis ils lui recommandèrent d'aller en bas, chez les gens de service, de s'y asseoir et d'y manger. Mais le petit âne protesta:
- Je ne sors pas d'une vulgaire étable, je descends d'une famille noble!
- Si tu es si noble, lui dirent-ils, va t'asseoir avec les soldats.
- Non, refusa le petit âne, je veux m'asseoir avec le roi.
Le roi rit, et comme il était de bonne humeur, il acquiesça.
- Entendu, petit âne, comme tu veux: viens ici, près de moi.
Ensuite il lui demanda:
- Et comment trouves-tu ma fille, petit âne?
Le petit âne tourna la tête vers la princesse, la regarda de la tête aux pieds et dit:
- Elle me plaît beaucoup, je n'ai jamais vu de fille plus belle.
- Va donc t'asseoir près d'elle, dit le roi.
- Volontiers, se réjouit le petit âne.
Et il alla s'asseoir près de la princesse. Puis il mangea et but avec de très belles manières, très proprement.
Le noble petit âne resta un temps à la cour du roi. « Il n'y a rien à faire, se dit-il un jour, il faut que tu rentres à la maison. » Triste et la tête baissée, il se présenta devant le roi et lui demanda l'autorisation de partir. Or, le roi s'était habitué à lui et l'appréciait énormément. Il se mit donc à le questionner:
- Qu'est-ce que tu as, petit âne? Tu as l'air si triste! Reste chez moi, je te donnerai tout ce que tu veux. Veux-tu de l'or?
- Non, fit le petit âne en secouant la tête.
- Veux-tu des bijoux, des objets rares?
- Non, merci.
- Veux-tu la moitié de mon royaume?
- Non, non.
- Si je savais ce qui pourrait te faire plaisir, soupira le roi. Veux-tu la main de ma gracieuse fille?
- Oh, oui, acquiesça le petit âne, elle, je la voudrais vraiment.
Et tout à coup il fut plus gai, sa bonne humeur revint, car c'était précisément ce qu'il souhaitait le plus. Et on donna alors un magnifique banquet de noces. Le soir, avant que les mariés n'aient été accompagnés à leur chambre à coucher, le roi, voulant s'assurer que le petit âne continuerait à se conduire avec toujours autant de belles manières, ordonna à son valet de se cacher dans leur chambre.
Les nouveaux mariés entrèrent dans leur chambre à coucher. Le marié ferma le verrou puis, croyant qu'ils étaient seuls, il ôta subitement sa peau d'âne. Il apparut devant la mariée comme un beau et jeune prince.
- Tu sais maintenant qui je suis, dit-il, et tu vois aussi que je ne suis pas indigne de toi.
L'heureuse mariée l'embrassa et en tomba éperdument amoureuse.
Or, dès l'aube le jeune homme revêtit sa peau d'âne. Personne ne pouvait soupçonner ce que la peau cachait! Et bientôt, le vieux roi arriva.
- Tiens donc, le petit âne est déjà debout! s'écria-t-il. Tu es sans doute triste, se tourna-t-il vers sa fille, de n'avoir pu épouser un vrai jeune homme?
- Pas du tout, père, je l'aime tant que pour moi il est le plus beau du monde; de toute ma vie, je ne veux que lui.
Le roi fut surpris, mais son valet accourut et lui raconta tout.
- Ce n'est tout de même pas possible! s'étonna le roi.
- Restez donc cette nuit dans leur chambre, vous verrez tout de vos propres yeux, lui conseilla le valet. Et j'ai encore une autre idée. Prenez-lui sa peau et jetez-la dans le feu. Il ne lui restera plus qu'à se montrer sous sa véritable apparence.
- Très bonne idée, dit le roi.
Le soir, lorsque les jeunes mariés dormaient, il se glissa comme une ombre dans leur chambre à coucher, il s'approcha du lit et au clair de lune il aperçut un beau jeune homme dormant paisiblement. La peau d'âne ôtée était par terre. Le roi l'emporta et fit allumer dehors un grand feu, puis il y fit jeter la peau. Et il veilla personnellement à ce qu'elle fût réduite en cendres. Et comme il voulait savoir comment le petit âne volé allait réagir, il resta éveillé toute la nuit.
À l'aube, dès qu'il se réveilla, le jeune homme se leva et voulut se glisser à nouveau dans sa peau d'âne; mais il la chercha en vain. Il en fut horrifié et il 'écria avec une voix pleine d'épouvante:
- Il ne me reste plus qu'à fuir!
Il sortit de la chambre, mais le roi l'y attendait.
- Où vas-tu, cher fils, l'interpella-t-il. Que veux-tu faire? Reste ici: tu es un beau jeune homme et je ne te laisserai pas partir. Je te donnerai tout de suite la moitié de mon royaume et, après ma mort, tu seras le maître du pays tout entier.
- Pourvu que ce bon début présage une bonne fin, dit le jeune homme.
Le vieux roi lui donna la moitié du royaume, et quand il mourut l'année suivante, le jeune roi devint le maître du pays tout entier. Et après la mort de son propre père, il hérita également du royaume natal. Il vécut ainsi majestueusement.
Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua và hoàng hậu sống trong giàu sang tới mức, muốn gì cũng có, chỉ duy một nỗi không có con.
Hoàng hậu than thở ngày đêm và nói:
- Mình như thửa ruộng không có cây mọc!
Cuối cùng trời cũng thương tình, thuận cho sinh được một mụn con, nhưng nó chẳng giống những đứa trẻ khác, mà lại là một con lừa con. Khi nhìn thấy con lừa con, hoàng hậu than khóc om sòm, thà đừng có con còn hơn là có con lừa này và sai gia nhận tính đem ném nó xuống sông làm mồi cho cá.
Nhà vua nói:
- Không được, nếu trời cho vậy thì nó phải là con của ta và là người thừa kế ngai vàng sau khi ta khuất núi, nó sẽ đội vương miện trên đầu.
Con lừa được nuôi nấng chăm sóc cẩn thận nên lớn lên trông thấy. Hai tai nó vểnh lên thẳng đứng. Con lừa vui tính, nhảy tung tăng chơi đùa, đặc biệt nó rất thích nghe âm nhạc. Có lần nó tới chỗ người nhạc sĩ lang thang nổi tiếng và nói:
- Hãy dạy cho tôi cách đánh đàn để tôi có thể đánh được những bản nhạc hay như nhạc sĩ lang thang.
Người nhạc sĩ lang thang đáp:
- Trời ơi, mi làm sao mà học được. Ngón chân mi sinh ra đâu có phải để đánh đàn, nó to ơi là to! Ta chỉ sợ dây đàn không chịu nổi.
Cho dù bị thoái thác, nhưng lừa vẫn cứ khăng khăng đòi theo học và bền gan, chăm chỉ học đàn. Cuối cùng nó chơi đàn cũng hay như nhạc sĩ lang thang kia.
Có lần con lừa đi dạo chơi, nó tới gần một giếng nước. Nó cúi xuống nhìn thì thấy bóng mình là bóng con lừa. Nó rất buồn, nó tính đi chu du thiên hạ, nó đem theo một người hầu trung thành. Cả hai lên đường, đường gập ghềnh đồi núi, cuối cùng cả hai tới một vương quốc nơi có ông vua đã già, nhưng chỉ có một công chúa xinh đẹp, đồng thời là người con duy nhất. Tới trước hoàng cung, lừa nói:
- Chúng ta sẽ dừng chân ở nơi này.
Lừa ta gõ cổng hoàng cung và nói:
- Có khách tới, mở cửa cho khách vào nhé.
Đợi mãi không thấy cổng mở, lừa ta ngồi xuống, lấy đàn và dùng hai chân trước gảy đàn. Nghe tiếng đàn du dương, người gác cổng chạy vào tâu với nhà vua:
- Ngoài cổng hoàng cung có một con lừa đang ngồi gảy đàn, nó chơi hay như một nhạc sĩ lang thang cừ khôi.
Nhà vua phán:
- Thì mở cổng thành cho nhạc sĩ lang thang vào.
Lừa bước vào hoàng cung, dùng hai chân trước gảy đàn, cả hoàng cung cười ồ lên vì tiếng đàn do lừa đánh. Lừa ta được dẫn vào ăn cùng đám gia nhân, lừa không chịu và nói:
- Tôi đâu có phải là loại lừa vẫn nhốt trong chuồng, tôi là loại lừa quý tộc.
Mọi người nói:
- Nếu thế thì cho ăn chung với lính tráng.
Lừa đáp:
- Không, tôi thích ngồi bên cạnh nhà vua.
Nhà vua cười và nói:
- Cũng được, nếu thích thế thì hãy lại đây ngồi.
Sau đó nhà vua hỏi lừa:
- Lừa ơi, mi có ưng công chúa không?
Lừa quay lại phía công chúa nhìn, rồi gật đầu nói:
- Thưa có ạ, thần chưa thấy ai đẹp như thế.
Nhà vua bảo:
- Nếu vậy thì hãy lại ngồi bên cạnh công chúa.
Lừa thưa:
- Thần cũng mong được như vậy.
Lừa lại ngồi bên cạnh công chúa và ăn uống nom rất lịch thiệp.
Ở hoàng cung một thời gian, lừa quý tộc nghĩ:
- Những cái đó cũng chẳng giúp ích gì, ta trở về nhà thôi.
Lừa lững thững cúi đầu tới chỗ nhà vua và xin được cáo từ hoàng cung. Lâu nay nhà vua vẫn quý mến lừa nên nói:
- Lừa ơi, sao vậy? Nom mi buồn rười rượi, hãy ở lại bên ta, ta cho mi tất cả những gì mi muốn, có thích vàng không?
Lừa lắc đầu đáp:
- Không.
- Thế mi có thích ngọc ngà, châu báu không?
- Không.
- Ta cho mi nửa giang sơn này đấy, thế có ưng không?
- Chà, cũng không ạ!
Nhà vua nói:
- Thế mi vui sướng bởi cái gì nhỉ? Có thích lấy công chúa xinh đẹp không?
- Thưa vâng ạ. Điều đó thì thực lòng tôi thích.
Lừa ta vui tính hẳn lên, vì đó chính là điều nó mong ước. Đám cưới được tổ chức rất to và hết sức trang trọng. Đến tối, cô dâu và chú rể được dẫn tới phòng tân hôn. Nhà vua muốn biết cách cư xử của lừa nên để cho một gia nhân nấp ở trong phòng.
Khi đã vào trong phòng, chú rể ngó quanh một lượt. Khi tin là chỉ có hai người trong phòng, chàng ra cài then cửa. Rồi chàng vứt bỏ tấm da lừa trên người. Chú rể hiện nguyên hình là một hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Chàng nói:
- Giờ em thấy đó, anh cũng xứng vai phải lứa với em.
Cô dâu tươi cười ôm choàng lấy chú rể hôn với cả tấm lòng thương yêu. Nhưng khi trời vừa hửng sáng, chàng lại choàng tấm da lừa. Có lẽ chẳng ai biết được, cái gì ẩn giấu trong tấm da lừa kia.
Sáng vua cha tới thăm con gái, vua hỏi:
- Con lừa có vui tính không. Chắc con buồn phiền lắm nhỉ! Đó chẳng phải là một trang nam nhi thực thụ.
- Thưa vua cha, không, con không buồn. Con rất yêu quý anh ấy. Con muốn suốt đời ở bên anh ấy, con người tuyệt vời.
Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên, tên gia nhân liền kể cho nhà vua những gì mình chứng kiến. Nhà vua nói:
- Không thể có chuyện đó được.
- Nếu vậy nhà vua cứ thức đêm để tận mắt xem những gì xảy ra. Nhà vua nên vứt ngay tấm da lừa vào trong lửa hồng để cho phò mã hiện nguyên hình.
Nhà vua nói:
- Lời khuyên của ngươi hay đấy.
Đêm khuya, khi cả hai đang ngủ say, nhà vua lẻn vào xem. Dưới ánh trăng, nhà vua thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú nằm bên công chúa, tấm da choàng để ngay sát bên giường. Nhà vua cầm tấm da ném vào ngọn lửa hồng và đứng đợi cho tới khi tấm da cháy hết chỉ còn lại tro. Nhà vua thức thâu đêm tới sáng để xem khi bị mất tấm da choàng thì phò mã sẽ ứng xử như thế nào.
Khi trời hửng sáng, chàng trai thức giấc, tính lấy tấm da choàng nhưng chẳng tìm thấy. Chàng hoảng hốt, than vãn:
- Thế thì chỉ còn cách trốn khỏi nơi này!
Chàng vừa mới bước ra thì gặp ngay nhà vua. Nhà vua nói:
- Con đi đâu mà vội vã thế. Con đang nghĩ gì vậy? Con hãy ở lại đây! Cha cho con nửa giang sơn này, và sau khi cha khuất núi thì cả giang sơn này là của con.
- Con mong rằng, bắt đầu tốt sẽ kết thúc tốt đẹp. Con ở lại đây với cha.
Nhà vua chia cho phò mã nửa giang sơn. Năm sau thì nhà vua băng hà. Phò mã cai trị cả giang sơn rộng lớn. Sau khi vua cha phò mã băng hà, phò mã được thừa kế cả giang sơn ấy nữa, và sống trong giàu sang phú quý.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng