Sıpa


Hoàng tử lừa


Bir zamanlar bir kral ile bir kraliçe vardı. İstedikleri her şeyi elde edecek kadar zengindiler, ama hiç çocukları olmuyordu. Kadın gece gündüz yakmıyor ve "Benim ürün vermeyen tarladan farkım yok ki!" diyordu.
Sonunda Tanrı onun isteğini yerine getirdi, ama çocuk dünyaya geldiğinde hiç de çocuğa benzemiyordu; eşek sıpasından farkı yoktu.
Anası bunu görünce bağırıp çağırmaya başladı; bir eşek doğuracağıma keşke hiç doğurmasaydım diye sızlanıp durdu. Çocuğu suya atmalarını, onu balıkların yemesini istedi.
Ancak kral, "Olmaz! Onu Tanrı verdi, o benim oğlum ve mirasçım; ben öldükten sonra tahta o geçecek ve kral olacak!" dedi.
Derken sıpa gelişti, büyüdü ve kulakları dikleşti. Ama bu hayvan çok neşeliydi; oynayıp zıplıyor ve müzikten çok hoşlanıyordu. Derken bir gün bir kemancının yanma vararak "Bana sanatını öğret de senden daha güzel keman çalayım!" dedi.
Kemancı, "Ah, sıpacık! Bu iş zor olacak. Çünkü senin tırnakların çok büyük, keman telleri bunu kaldırmaz!" dedi.
Ama bunun bir yararı olmadı. Sıpa keman çalmayı o kadar istiyordu ki, sonunda öğrendi ve hocası kadar yetenekli bir kemancı oldu.
Bir gün yolda düşünceli düşünceli yürürken bir kuyuya vardı. Kuyunun dibine baktı ve suda kendi yüzünü gördü. O kadar üzüldü ki, yanına en sadık arkadaşını alarak yöreyi terk etmek üzere yola çıktı.
Az gittiler, uz gittiler, dere tepe düz gittiler, derken yaşlı bir kralın hüküm sürdüğü bir yöreye geldiler. Kralın çok güzel bir kızı vardı.
Sıpa "Burada kalalım" dedi ve sarayın kapısını çaldı. "Bir misafir geldi, kapıyı açın da içeri girsin" diye seslendi. Ama kapı açılmayınca oturup ön ayaklarıyla keman çalmaya başladı ve en sevdiği şarkıları söyledi.
Nöbetçi gözlerini fal taşı gibi açarak krala koştu. "Dışarıda, kapı önünde bir sıpa var. Usta bir kemancı gibi keman çalıyor" dedi.
"Al bakalım onu içeri!" diye emretti kral.
Sıpa içeri girer girmez herkes bu kemancıya güldü, onunla alay etti.
Neyse, kemancıyı seyislerin yanına verdiler; orada yiyecek ve yatıp kalkacaktı. Ama o buna razı olmadı. "Ben sıradan bir seyis değilim, soylu biriyim!" dedi.
Kral güldü ve onu cesaretlendirdi. "Tamam, istediğin gibi olsun, gel benimle!" dedi. Sonra da "Kızımı beğendin mi?" diye sordu.
Sıpa başını çevirerek kıza baktı ve "Olağanüstü güzel, şimdiye kadar hiç böyle güzel kız görmedim!" dedi.
"Öyleyse onun yanına otur!" dedi kral.
"Tamam" dedi sıpa ve onun yanına oturdu. Yedi, içti ve gayet nazik davrandı.
Bu soylu hayvan bir süre sarayın avlusunda yaşadıktan sonra, "Hepsi iyi de, benim eve dönmem gerek" diye geçirdi aklından. Üzgün üzgün başını öne eğerek kralın huzuruna çıktı, vedalaşmak istedi.
Ama kral ondan hoşlanmıştı. "Senin neyin var, ne istiyorsun? Sirke küpü gibi yüzünü ekşitiyorsun. Yanımda kal, ne istersen veririm sana. Altın ister misin?" diye sordu.
Sıpa kafasını iki yana salladı "Hayır" diyerek.
"Elmas, pırlanta falan?"
"Hayır."
"Krallığımın yarısını ister misin?"
"Hayır, hayır."
"Bilmem ki seni nasıl memnun edeyim? Kızımla evlenmek ister misin?"
"Aa, evet" dedi sıpa, "İsterim doğrusu." Gerçekten de istediği buydu.
Uzatmayalım, görkemli bir düğün yapıldı. Kral, o akşam gelinle damat yatak odasına gidince sıpanın nasıl davranacağını bilmek istedi. Hizmetçilerinden biri odada gizlenip onları kollayacaktı.
Genç çift odaya girdikten sonra damat kapıyı sürgüledi, etrafına bakındıktan sonra eşek postunu sırtından attı; güzel ve yakışıklı bir oğlan çıktı ortaya.
"Kim olduğumu, değersiz biri olmadığımı gördün mü şimdi?" dedi.
Genç gelin onu öptü; o anda âşık olmuştu!
Ertesi sabah delikanlı yataktan fırlayarak yine eşek postuna büründü; kimse onun gerçek kimliğini fark etmedi.
Derken kral kızına sordu: "Ee, senin sıpa ne yapıyor? Doğru dürüst biriyle evlenmediğin için üzgünsün galiba?"
"Hayır, hayır babacığım. Ben onu dünyanın en yakışıklı erkeğiymiş gibi çok seviyorum. Hep yanımda kalsın!" diye cevap verdi kız.
Kral buna çok şaştı, ama odada saklanan hizmetçisi gelip ona her şeyi anlatınca "Böyle bir şey olamaz!" dedi.
"Öyleyse bu gece nöbete siz geçin kralım, kendi gözlerinizle göreceksiniz. Ne yapın biliyor musunuz? Onun postunu alıp ateşe atın. İşte o zaman gerçek kimliğini göreceksiniz" diye cevap verdi hizmetçi.
"Bu iyi bir öneri" diyen kral, o gece herkes uyuduktan sonra gizlice odaya girdi. Yatağa yaklaştığında, ay ışığı altında yakışıklı oğlanı gördü; postu yerde seriliydi. Onu aldı, dışarıda büyük bir ateş yaktırdı ve postu onun içine attı. Kül haline gelinceye kadar başında bekledi.
Ama oğlanın nasıl davranacağını görmek için sabaha kadar odada kaldı. Oğlan uyandığında gün ağarmıştı bile; postunu aradı, ama bulamadı. Çok korktu ve üzgün üzgün "Bari kaçıp gideyim buradan!" diye söylendi.
Bunun üzerine kral yerinden kalkarak ona yaklaştı. "Bu ne acele oğlum? Niyetin ne? Burada kal, sen yakışıklı bir adamsın, sakın gitme! Krallığımın yarısını sana vereyim, ben öldükten sonra hepsi senin olur" dedi.
"İyi başladı, iyi bitsin öyleyse!" diyen delikanlı, "Peki, burada kalıyorum" diye ekledi.
Yaşlı kral krallığının yarısını ona devretti ve bir yıl sonra babası ölen oğlan onun da mirasına konarak ömrünün sonuna kadar mutlu yaşadı.
Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua và hoàng hậu sống trong giàu sang tới mức, muốn gì cũng có, chỉ duy một nỗi không có con.
Hoàng hậu than thở ngày đêm và nói:
- Mình như thửa ruộng không có cây mọc!
Cuối cùng trời cũng thương tình, thuận cho sinh được một mụn con, nhưng nó chẳng giống những đứa trẻ khác, mà lại là một con lừa con. Khi nhìn thấy con lừa con, hoàng hậu than khóc om sòm, thà đừng có con còn hơn là có con lừa này và sai gia nhận tính đem ném nó xuống sông làm mồi cho cá.
Nhà vua nói:
- Không được, nếu trời cho vậy thì nó phải là con của ta và là người thừa kế ngai vàng sau khi ta khuất núi, nó sẽ đội vương miện trên đầu.
Con lừa được nuôi nấng chăm sóc cẩn thận nên lớn lên trông thấy. Hai tai nó vểnh lên thẳng đứng. Con lừa vui tính, nhảy tung tăng chơi đùa, đặc biệt nó rất thích nghe âm nhạc. Có lần nó tới chỗ người nhạc sĩ lang thang nổi tiếng và nói:
- Hãy dạy cho tôi cách đánh đàn để tôi có thể đánh được những bản nhạc hay như nhạc sĩ lang thang.
Người nhạc sĩ lang thang đáp:
- Trời ơi, mi làm sao mà học được. Ngón chân mi sinh ra đâu có phải để đánh đàn, nó to ơi là to! Ta chỉ sợ dây đàn không chịu nổi.
Cho dù bị thoái thác, nhưng lừa vẫn cứ khăng khăng đòi theo học và bền gan, chăm chỉ học đàn. Cuối cùng nó chơi đàn cũng hay như nhạc sĩ lang thang kia.
Có lần con lừa đi dạo chơi, nó tới gần một giếng nước. Nó cúi xuống nhìn thì thấy bóng mình là bóng con lừa. Nó rất buồn, nó tính đi chu du thiên hạ, nó đem theo một người hầu trung thành. Cả hai lên đường, đường gập ghềnh đồi núi, cuối cùng cả hai tới một vương quốc nơi có ông vua đã già, nhưng chỉ có một công chúa xinh đẹp, đồng thời là người con duy nhất. Tới trước hoàng cung, lừa nói:
- Chúng ta sẽ dừng chân ở nơi này.
Lừa ta gõ cổng hoàng cung và nói:
- Có khách tới, mở cửa cho khách vào nhé.
Đợi mãi không thấy cổng mở, lừa ta ngồi xuống, lấy đàn và dùng hai chân trước gảy đàn. Nghe tiếng đàn du dương, người gác cổng chạy vào tâu với nhà vua:
- Ngoài cổng hoàng cung có một con lừa đang ngồi gảy đàn, nó chơi hay như một nhạc sĩ lang thang cừ khôi.
Nhà vua phán:
- Thì mở cổng thành cho nhạc sĩ lang thang vào.
Lừa bước vào hoàng cung, dùng hai chân trước gảy đàn, cả hoàng cung cười ồ lên vì tiếng đàn do lừa đánh. Lừa ta được dẫn vào ăn cùng đám gia nhân, lừa không chịu và nói:
- Tôi đâu có phải là loại lừa vẫn nhốt trong chuồng, tôi là loại lừa quý tộc.
Mọi người nói:
- Nếu thế thì cho ăn chung với lính tráng.
Lừa đáp:
- Không, tôi thích ngồi bên cạnh nhà vua.
Nhà vua cười và nói:
- Cũng được, nếu thích thế thì hãy lại đây ngồi.
Sau đó nhà vua hỏi lừa:
- Lừa ơi, mi có ưng công chúa không?
Lừa quay lại phía công chúa nhìn, rồi gật đầu nói:
- Thưa có ạ, thần chưa thấy ai đẹp như thế.
Nhà vua bảo:
- Nếu vậy thì hãy lại ngồi bên cạnh công chúa.
Lừa thưa:
- Thần cũng mong được như vậy.
Lừa lại ngồi bên cạnh công chúa và ăn uống nom rất lịch thiệp.
Ở hoàng cung một thời gian, lừa quý tộc nghĩ:
- Những cái đó cũng chẳng giúp ích gì, ta trở về nhà thôi.
Lừa lững thững cúi đầu tới chỗ nhà vua và xin được cáo từ hoàng cung. Lâu nay nhà vua vẫn quý mến lừa nên nói:
- Lừa ơi, sao vậy? Nom mi buồn rười rượi, hãy ở lại bên ta, ta cho mi tất cả những gì mi muốn, có thích vàng không?
Lừa lắc đầu đáp:
- Không.
- Thế mi có thích ngọc ngà, châu báu không?
- Không.
- Ta cho mi nửa giang sơn này đấy, thế có ưng không?
- Chà, cũng không ạ!
Nhà vua nói:
- Thế mi vui sướng bởi cái gì nhỉ? Có thích lấy công chúa xinh đẹp không?
- Thưa vâng ạ. Điều đó thì thực lòng tôi thích.
Lừa ta vui tính hẳn lên, vì đó chính là điều nó mong ước. Đám cưới được tổ chức rất to và hết sức trang trọng. Đến tối, cô dâu và chú rể được dẫn tới phòng tân hôn. Nhà vua muốn biết cách cư xử của lừa nên để cho một gia nhân nấp ở trong phòng.
Khi đã vào trong phòng, chú rể ngó quanh một lượt. Khi tin là chỉ có hai người trong phòng, chàng ra cài then cửa. Rồi chàng vứt bỏ tấm da lừa trên người. Chú rể hiện nguyên hình là một hoàng tử khôi ngô tuấn tú. Chàng nói:
- Giờ em thấy đó, anh cũng xứng vai phải lứa với em.
Cô dâu tươi cười ôm choàng lấy chú rể hôn với cả tấm lòng thương yêu. Nhưng khi trời vừa hửng sáng, chàng lại choàng tấm da lừa. Có lẽ chẳng ai biết được, cái gì ẩn giấu trong tấm da lừa kia.
Sáng vua cha tới thăm con gái, vua hỏi:
- Con lừa có vui tính không. Chắc con buồn phiền lắm nhỉ! Đó chẳng phải là một trang nam nhi thực thụ.
- Thưa vua cha, không, con không buồn. Con rất yêu quý anh ấy. Con muốn suốt đời ở bên anh ấy, con người tuyệt vời.
Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên, tên gia nhân liền kể cho nhà vua những gì mình chứng kiến. Nhà vua nói:
- Không thể có chuyện đó được.
- Nếu vậy nhà vua cứ thức đêm để tận mắt xem những gì xảy ra. Nhà vua nên vứt ngay tấm da lừa vào trong lửa hồng để cho phò mã hiện nguyên hình.
Nhà vua nói:
- Lời khuyên của ngươi hay đấy.
Đêm khuya, khi cả hai đang ngủ say, nhà vua lẻn vào xem. Dưới ánh trăng, nhà vua thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú nằm bên công chúa, tấm da choàng để ngay sát bên giường. Nhà vua cầm tấm da ném vào ngọn lửa hồng và đứng đợi cho tới khi tấm da cháy hết chỉ còn lại tro. Nhà vua thức thâu đêm tới sáng để xem khi bị mất tấm da choàng thì phò mã sẽ ứng xử như thế nào.
Khi trời hửng sáng, chàng trai thức giấc, tính lấy tấm da choàng nhưng chẳng tìm thấy. Chàng hoảng hốt, than vãn:
- Thế thì chỉ còn cách trốn khỏi nơi này!
Chàng vừa mới bước ra thì gặp ngay nhà vua. Nhà vua nói:
- Con đi đâu mà vội vã thế. Con đang nghĩ gì vậy? Con hãy ở lại đây! Cha cho con nửa giang sơn này, và sau khi cha khuất núi thì cả giang sơn này là của con.
- Con mong rằng, bắt đầu tốt sẽ kết thúc tốt đẹp. Con ở lại đây với cha.
Nhà vua chia cho phò mã nửa giang sơn. Năm sau thì nhà vua băng hà. Phò mã cai trị cả giang sơn rộng lớn. Sau khi vua cha phò mã băng hà, phò mã được thừa kế cả giang sơn ấy nữa, và sống trong giàu sang phú quý.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng