Historien om en roe


Củ cải chúa


Der var engang to brødre, som begge to var soldater, men den ene var rig og den anden var fattig. For at se at komme på en lidt grønnere gren, tog den fattige uniformen af og blev bonde, hakkede og gravede i sit lille stykke jord og såede roefrø. Frøene slog rod og der voksede en roe op, som var stor og tyk, og ikke ville holde op med at vokse. Dronningen over alle roer, kunne man med rette kalde den, for så stor en plante har hverken været set før eller siden. Til sidst var den så mægtig, at den fyldte en hel vogn, og der måtte to okser til for at trække den. Bonden vidste ikke rigtig, hvad han skulle stille op med den, og om han skulle være glad eller bedrøvet. Til sidst tænkte han: "Hvis jeg sælger den, får jeg ikke noget videre for den, og jeg selv kan ligeså godt spise de små roer som de store. Det er bedst, jeg går op og forærer kongen den." Han læssede den på vognen, spændte okserne for og kørte op til slottet. "Hvad er det for en løjerlig genstand?" sagde kongen, "jeg har set meget mærkeligt i mine dage, men sådan et uhyre er aldrig kommet mig for øje. Af hvilket frø er den vokset, eller er du måske et lykkebarn, for hvem alt går efter ønske." - "Jeg er kun en stakkels fattig soldat," svarede han, "men jeg tog uniformen af og gav mig til at dyrke jorden, for at se at tjene lidt. Jeg har en bror der er rig, som I kender godt, men jeg er fattig og derfor har hele verden glemt mig." Kongen fik ondt af ham. "Nu skal jeg tage mig af dig," sagde han, "du skal blive så rig, at du ikke behøver at stikke op for din bror." Han gav ham nu både guld og jord og kvæg, så han blev så rig, at hans bror slet ikke kunne måle sig med ham. Da denne fik at vide, at han havde opnået alt dette ved en eneste roe, blev han meget misundelig og gav sig til at spekulere på, hvad han skulle gøre for at opnå en sådan lykke. Han ville bære sig rigtig fiffigt ad og bragte kongen guld og prægtige heste og tænkte, at han måtte få noget ganske vidunderligt til gengæld, når hans bror havde fået så meget for en sølle roe. Kongen takkede ham mange gange og sagde, at han ikke kunne give ham nogen bedre og sjældnere gave end den store roe. Han blev da nødt til at læsse den på vognen og køre hjem med den, men han var ude af sig selv af vrede og vidste ikke, hvem han skulle lade sin harme gå ud over. Endelig fattede han den plan at dræbe sin bror, og lejede nogle mordere, der skulle stille sig i baghold og falde over ham når han gik forbi. Derpå gik han hen til ham og sagde: "Jeg har fundet en hemmelig skat. Kom med, så deler vi den." Den anden var meget velfornøjet med det og nærede ingen mistanke. Men da de kom ud, styrtede morderne frem, bandt ham og ville hænge ham op i et træ. I det samme lød der hovslag og munter sang i det fjerne, og de blev så forfærdede at de i en fart stoppede ham ned i en sæk, hængte den op på en gren og tog flugten. Men den der sang, var ikke andre end en ung svend, der nok så lystig kom ridende gennem skoven. Han deroppe havde imidlertid slidt så længe, til han havde fået lavet et hul, han kunne stikke hovedet op af, og da den anden kom ridende forbi, råbte han: "Vel mødt." Svenden så sig om, og da han ikke kunne begribe, hvor stemmen kom fra, spurgte han: "Hvem er det, der kalder på mig?" - "Se herop," svarede stemmen, "her sidder jeg i visdommens sæk. Alt, hvad man lærer i skolerne, er ingenting mod det, jeg har lært heroppe på ganske kort tid. Om lidt er jeg udlært, så er jeg det klogeste menneske i verden. Jeg kan læse i stjernerne, forstår vindens tale og ved, hvad der er skrevet på havets bund. Jeg kan helbrede alle sygdomme, kender de hemmelige urter og ved, hvad magt der bor i stenene. Hvis du var her, ville du mærke, hvilken vidunderlig ting visdommens sæk er." Da svenden hørte det, blev han meget forbavset og sagde: "Gudskelov, jeg har mødt dig. Må jeg ikke komme lidt ned i sækken?" Han deroppe lod, som om han ikke var ret meget for det. "Ja, for gode ord og betaling må du vel have lov til at komme herned et øjeblik," sagde han, "men vent lidt, der er noget, jeg først må være færdig med." Tiden faldt svenden dernede lang, og lidt efter bad han igen, om han ikke snart måtte komme derop og få sin længsel stillet. "Ja, ja," sagde han, "tag så fat i snoren og hejs sækken ned, så skal du komme ind." Da svenden havde hjulpet ham ud, ville han selv smutte ned i sækken og råbte: "Træk mig så op i en fart," men manden greb fat i ham. "Så let går det ikke," sagde han, puttede ham på hovedet i sækken, snørede den sammen og hejsede så den videbegærlige unge mand op i træet, så han svingede frem og tilbage i luften. "Hvordan går det, min ven?" sagde han, "har du allerede mærket, at visdommen kommer? Sid så pænt stille, til du er blevet klogere." Derpå satte han sig op på svendens hest og red af sted og sendte en timestid efter et bud ud, der skulle hjælpe ham ned igen.
Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà kia đều đi lính. Nhưng trong hai người thì có một người giàu có, còn người kia thì nghèo. Người nghèo ngồi tính sự đời. Anh quyết định bỏ nghề lính, về cày ruộng, sống bằng nghề nông.
Anh đào xới, cuốc đánh luống một mảnh đất và gieo trồng hạt củ cải. Củ cải mọc thành cây, trong số đó có một cây củ cải mọc mãi, lớn mãi như không muốn ngưng, củ nom to trông thấy hàng ngày. Củ cải mọc to đến nỗi từ xưa đến nay người ta chưa trông thấy có củ nào to bằng thế. Người ta gọi củ cải ấy là củ cải Chúa. Đến khi củ cải mọc đầy sức thì to tới mức phải dùng chiếc xe bò có hai bò kéo mới chở hết.
Anh nông dân đâm ra phân vân, chẳng hiểu đó là gặp may hay là một báo hiệu của sự bất hạnh. Anh nghĩ:
- Mình có đem củ cải đi bán chưa chắc đã có người mua. Nếu để ăn thì cũng chẳng cần, nhà còn nhiều củ cải nhỏ. Có lẽ tốt nhất là đem dâng biếu nhà vua.
Anh chất củ cải Chúa lên xe, để hai con bò kéo tới cung điện nhà vua, anh tiến vua củ cải Chúa.
Vua hỏi:
- Vật gì mà kỳ vậy? Của ngon vật lạ trên đời ta thấy đã nhiều, nhưng củ cải to như vầy ta chưa từng thấy. Ngươi trồng bằng loại hạt giống nào mà to vậy? Hay ngươi gặp may nên trồng được một củ cải to như thế?
Anh nông dân nói:
- Muôn tâu thánh thượng, không ạ, con chẳng phải là người gặp may, con chỉ là người lính tốt đen, nghèo túng không nuôi nổi mình nên bỏ áo lính về làm nghề nông. Người anh trai của con giàu có, chắc nhà vua cũng biết. Còn con, một người chẳng ai biết tới chỉ vì nghèo xơ nghèo xác.
Nhà vua thấy thương hại bèn phán:
- Ngươi sẽ chẳng phải khổ cực như vậy nữa, ta sẽ cho ngươi vàng bạc châu báu, ngươi cũng giàu có chẳng kém gì người anh trai.
Nhà vua cho rất nhiều vàng cùng ruộng đồng và gia súc chăn nuôi. Của cải của người anh chẳng thấm gì với những thứ vua ban thưởng cho người em.
Nghe tin người em chỉ vì một củ cải Chúa mà trở nên giàu có thì người anh đâm ra ganh tị, ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng suy tính muốn mình cũng phải giàu có như nó mới được.
Hắn nghĩ, em mình mang biếu nhà vua chỉ có mỗi một củ cải mà được nhà vua cho không biết bao nhiêu mà kể, nếu ta đem tất cả vàng bạc châu báu cùng đàn ngựa của ta đem dâng biếu, chắc nhà vua sẽ cho thưởng hậu hĩnh hơn nhiều. Nghĩ làm làm, hắn đem dâng biếu nhà vua. Vua nhận và nói rằng không biết thưởng gì cho xứng đáng. Có lẽ tốt nhất là thưởng cho hắn của lạ hiếm. Ta có củ cải chúa có thể đem thưởng cho hắn. Người anh trai đành nhận củ cải, chất nó lên xe chở về nhà.
Về đến nhà, người anh không biết trút cơn tức giận lên đầu ai cho đến khi nẩy ra ý nghĩ độc ác là giết em. Anh mượn tay những kẻ giết người thuê nấp nơi kín đáo rồi ra tay . Anh đến gặp em và bảo: "Chú ạ, anh biết nơi cất dấu một kho vàng, anh em ta cùng đi đào, rồi chia nhau." Người em thấy cũng có lý nên không nghi ngờ gì cả. Khi hai người đang trên đường đi tới kho báu thì những kẻ giết người nhảy bổ ra, trói người em lại, tính treo cổ người em lên cây. Khi chúng đang loay hoay làm việc đó thì vọng lại từ đằng xa tiếng hát và tiếng vó ngựa. Chúng sợ hãi nhét vội người bị bắt lộn ngược đầu vào trong một cái bao, treo bao lên một cành cây rồi chạy trốn. Ở trên cây, người em giãy đạp cho tới khi cái bao bị thủng một lỗ, đầu lọt ra. Bỗng có người đi tới -một chú phó nhỏ đang tung tẩy trong rừng, chàng vừa đi vừa hát vang. Người em ở trên cây thấy có người đi qua bên dưới bèn kêu to:" Xin chào! Cậu đến thật đúng lúc! " Chú phó nhỏ ngó quanh, không biết tiếng nói từ đâu ra. Cuối cùng chú nói:" Ai gọi tôi thế? " Từ ngọn cây, người em trả lời:" Hãy ngước đầu lên mà nhìn. Tôi ở trên cao, trong một cái túi dạy khôn. Trong một thời gian ngắn , tôi đã học được không biết bao nhiêu điều hay; những điều học được ở trường chỉ như gió thoảng qua. Tôi chỉ còn học một chút nữa thôi, xong tôi sẽ xuống và tôi sẽ giỏi hơn mọi người trên thế gian này. Tôi thông thiên văn, biết gió, cát ở ngoài biển thổi về đâu, biết cách chữa mọi bệnh tật, biết công dụng của cây cỏ, chim muông và khoáng vật. Nếu anh chui vào đây, anh sẽ thấy là ở trong túi dạy khôn này tuyệt diệu biết chừng nào." Chú phó nhỏ nghe thấy thế thì ngạc nhiên vô cùng và nói:" Qủa là trời phù hộ cho tôi được gặp bác lúc này. Bác làm ơn cho tôi vào trong túi một lúc có được không?" Người em vẻ chần chừ, đáp:" Tôi cũng muốn để anh chui vào một lát, nếu anh biết điều trả công cho hậu, nhưng anh hãy đợi một giờ nhé. Còn một điều tôi muốn học nốt."
Chú phó nhỏ chờ nên sốt ruột năn nỉ xin người em cho chui vào ngay vì anh nóng lòng muốn học khôn. Người em giả bộ như cũng chiều ý chú phó nhỏ và nói:" Muốn để tôi bước ra khỏi cái nhà dạy khôn này, anh hãy thả từ từ dây thừng . Sau đó sẽ đến lượt anh vào." Chú phó nhỏ hạ người em xuống, mở túi cho anh chui ra. Sau đó,chú nói: "Giờ thì hãy kéo tôi lên cho nhanh!" Rồi anh tính chui vào trong túi," Ngưng tay nào! - người em nói - như thế chưa được." Anh đẩy chú phó nhỏ đầu lộn ngược vào túi, buộc miệng túi lại rồi kéo lên cây. Anh đẩy cho cái túi đung đưa trên không rồi hỏi: "Anh bạn thấy thế nào? Anh bạn thấy đấy, thấy khôn ngoan hơn trước chưa, giờ thì kinh nghiệm đầy mình. Hãy cứ nằm im, cho đến khi nào khôn ngoan hơn."
Sau đó, người em nhảy lên con ngựa của *chú phó nhỏ và cưỡi ngựa đi. Được một giờ, anh cho người đến tháo cho chú phó nhỏ xuống.
* Thời trung cổ các phó nhỏ thường đi từ vùng này sang vùng khác hành nghề thợ mộc


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng