Củ cải chúa


La rapa


Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà kia đều đi lính. Nhưng trong hai người thì có một người giàu có, còn người kia thì nghèo. Người nghèo ngồi tính sự đời. Anh quyết định bỏ nghề lính, về cày ruộng, sống bằng nghề nông.
Anh đào xới, cuốc đánh luống một mảnh đất và gieo trồng hạt củ cải. Củ cải mọc thành cây, trong số đó có một cây củ cải mọc mãi, lớn mãi như không muốn ngưng, củ nom to trông thấy hàng ngày. Củ cải mọc to đến nỗi từ xưa đến nay người ta chưa trông thấy có củ nào to bằng thế. Người ta gọi củ cải ấy là củ cải Chúa. Đến khi củ cải mọc đầy sức thì to tới mức phải dùng chiếc xe bò có hai bò kéo mới chở hết.
Anh nông dân đâm ra phân vân, chẳng hiểu đó là gặp may hay là một báo hiệu của sự bất hạnh. Anh nghĩ:
- Mình có đem củ cải đi bán chưa chắc đã có người mua. Nếu để ăn thì cũng chẳng cần, nhà còn nhiều củ cải nhỏ. Có lẽ tốt nhất là đem dâng biếu nhà vua.
Anh chất củ cải Chúa lên xe, để hai con bò kéo tới cung điện nhà vua, anh tiến vua củ cải Chúa.
Vua hỏi:
- Vật gì mà kỳ vậy? Của ngon vật lạ trên đời ta thấy đã nhiều, nhưng củ cải to như vầy ta chưa từng thấy. Ngươi trồng bằng loại hạt giống nào mà to vậy? Hay ngươi gặp may nên trồng được một củ cải to như thế?
Anh nông dân nói:
- Muôn tâu thánh thượng, không ạ, con chẳng phải là người gặp may, con chỉ là người lính tốt đen, nghèo túng không nuôi nổi mình nên bỏ áo lính về làm nghề nông. Người anh trai của con giàu có, chắc nhà vua cũng biết. Còn con, một người chẳng ai biết tới chỉ vì nghèo xơ nghèo xác.
Nhà vua thấy thương hại bèn phán:
- Ngươi sẽ chẳng phải khổ cực như vậy nữa, ta sẽ cho ngươi vàng bạc châu báu, ngươi cũng giàu có chẳng kém gì người anh trai.
Nhà vua cho rất nhiều vàng cùng ruộng đồng và gia súc chăn nuôi. Của cải của người anh chẳng thấm gì với những thứ vua ban thưởng cho người em.
Nghe tin người em chỉ vì một củ cải Chúa mà trở nên giàu có thì người anh đâm ra ganh tị, ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng suy tính muốn mình cũng phải giàu có như nó mới được.
Hắn nghĩ, em mình mang biếu nhà vua chỉ có mỗi một củ cải mà được nhà vua cho không biết bao nhiêu mà kể, nếu ta đem tất cả vàng bạc châu báu cùng đàn ngựa của ta đem dâng biếu, chắc nhà vua sẽ cho thưởng hậu hĩnh hơn nhiều. Nghĩ làm làm, hắn đem dâng biếu nhà vua. Vua nhận và nói rằng không biết thưởng gì cho xứng đáng. Có lẽ tốt nhất là thưởng cho hắn của lạ hiếm. Ta có củ cải chúa có thể đem thưởng cho hắn. Người anh trai đành nhận củ cải, chất nó lên xe chở về nhà.
Về đến nhà, người anh không biết trút cơn tức giận lên đầu ai cho đến khi nẩy ra ý nghĩ độc ác là giết em. Anh mượn tay những kẻ giết người thuê nấp nơi kín đáo rồi ra tay . Anh đến gặp em và bảo: "Chú ạ, anh biết nơi cất dấu một kho vàng, anh em ta cùng đi đào, rồi chia nhau." Người em thấy cũng có lý nên không nghi ngờ gì cả. Khi hai người đang trên đường đi tới kho báu thì những kẻ giết người nhảy bổ ra, trói người em lại, tính treo cổ người em lên cây. Khi chúng đang loay hoay làm việc đó thì vọng lại từ đằng xa tiếng hát và tiếng vó ngựa. Chúng sợ hãi nhét vội người bị bắt lộn ngược đầu vào trong một cái bao, treo bao lên một cành cây rồi chạy trốn. Ở trên cây, người em giãy đạp cho tới khi cái bao bị thủng một lỗ, đầu lọt ra. Bỗng có người đi tới -một chú phó nhỏ đang tung tẩy trong rừng, chàng vừa đi vừa hát vang. Người em ở trên cây thấy có người đi qua bên dưới bèn kêu to:" Xin chào! Cậu đến thật đúng lúc! " Chú phó nhỏ ngó quanh, không biết tiếng nói từ đâu ra. Cuối cùng chú nói:" Ai gọi tôi thế? " Từ ngọn cây, người em trả lời:" Hãy ngước đầu lên mà nhìn. Tôi ở trên cao, trong một cái túi dạy khôn. Trong một thời gian ngắn , tôi đã học được không biết bao nhiêu điều hay; những điều học được ở trường chỉ như gió thoảng qua. Tôi chỉ còn học một chút nữa thôi, xong tôi sẽ xuống và tôi sẽ giỏi hơn mọi người trên thế gian này. Tôi thông thiên văn, biết gió, cát ở ngoài biển thổi về đâu, biết cách chữa mọi bệnh tật, biết công dụng của cây cỏ, chim muông và khoáng vật. Nếu anh chui vào đây, anh sẽ thấy là ở trong túi dạy khôn này tuyệt diệu biết chừng nào." Chú phó nhỏ nghe thấy thế thì ngạc nhiên vô cùng và nói:" Qủa là trời phù hộ cho tôi được gặp bác lúc này. Bác làm ơn cho tôi vào trong túi một lúc có được không?" Người em vẻ chần chừ, đáp:" Tôi cũng muốn để anh chui vào một lát, nếu anh biết điều trả công cho hậu, nhưng anh hãy đợi một giờ nhé. Còn một điều tôi muốn học nốt."
Chú phó nhỏ chờ nên sốt ruột năn nỉ xin người em cho chui vào ngay vì anh nóng lòng muốn học khôn. Người em giả bộ như cũng chiều ý chú phó nhỏ và nói:" Muốn để tôi bước ra khỏi cái nhà dạy khôn này, anh hãy thả từ từ dây thừng . Sau đó sẽ đến lượt anh vào." Chú phó nhỏ hạ người em xuống, mở túi cho anh chui ra. Sau đó,chú nói: "Giờ thì hãy kéo tôi lên cho nhanh!" Rồi anh tính chui vào trong túi," Ngưng tay nào! - người em nói - như thế chưa được." Anh đẩy chú phó nhỏ đầu lộn ngược vào túi, buộc miệng túi lại rồi kéo lên cây. Anh đẩy cho cái túi đung đưa trên không rồi hỏi: "Anh bạn thấy thế nào? Anh bạn thấy đấy, thấy khôn ngoan hơn trước chưa, giờ thì kinh nghiệm đầy mình. Hãy cứ nằm im, cho đến khi nào khôn ngoan hơn."
Sau đó, người em nhảy lên con ngựa của *chú phó nhỏ và cưỡi ngựa đi. Được một giờ, anh cho người đến tháo cho chú phó nhỏ xuống.
* Thời trung cổ các phó nhỏ thường đi từ vùng này sang vùng khác hành nghề thợ mộc


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
C'erano una volta due fratelli che erano entrambi soldati, ma l'uno era ricco e l'altro povero. Il povero, per superare il disagio, lasciò l'uniforme e si mise a fare il contadino. Dissodò e zappò il suo pezzetto di terra, e seminò delle rape. La semente germogliò e crebbe una rapa che diventò grande e florida. Ingrossava a vista d'occhio e non finiva mai di crescere, sicché‚ la si sarebbe potuta chiamare principessa delle rape; perché‚ mai se n'era vista una simile, n‚ mai la si rivedrà. Finì coll'essere così grossa che occupava da sola un intero carro, e ci volevano due buoi per tirarla. E il contadino non sapeva che cosa farsene, n‚ sapeva se la rapa fosse la sua fortuna o la sua disgrazia. Infine pensò: "Se la vendi, cosa vuoi mai ricavarne? Se invece vuoi mangiartela, quelle piccole vanno bene lo stesso; la cosa migliore è portarla al re e fargliene omaggio." Così la caricò sul carro, attaccò i due buoi, la portò a corte e la regalò al re. -Che razza di stranezza è questa?- disse il re. -Di cose bizzarre ne ho viste tante, ma un simile mostro non lo avevo ancora mai trovato: da che seme può esser nata? Oppure riesce soltanto a te, e tu sei un favorito della fortuna?- -Ah no!- disse il contadino -non sono un favorito della fortuna; sono un povero soldato che, non potendo più campare, ha attaccato al chiodo l'uniforme e si è messo a coltivare la terra. Ho anche un fratello che è ricco, e voi, Maestà, lo conoscete bene; io invece, poiché‚ non possiedo nulla, sono dimenticato da tutti.- Allora il re s'impietosì e disse: -Ti toglierò dalla miseria e ti farò dei doni che ti metteranno alla pari del tuo ricco fratello-. Così gli regalò un mucchio d'oro, campi, prati e greggi, e lo fece così ricco, che la ricchezza del fratello non era nulla a paragone della sua. Quando questi venne a sapere quello che il fratello aveva guadagnato con una sola rapa, l'invidiò e si mise a rimuginare come potesse procurarsi anche lui una simile fortuna. Ma egli volle fare le cose con maggiore avvedutezza, prese oro e cavalli e li portò al re, convinto di riceverne in cambio un dono molto più grande. Infatti se suo fratello aveva ottenuto tanto per una rapa, cosa non sarebbe toccato a lui per quelle belle cose! Il re accettò il dono e disse che, in cambio, non avrebbe saputo dargli cosa più rara e preziosa della grossa rapa. Così il ricco dovette caricare sul carro la rapa del fratello e portarsela a casa. E qui non sapeva su chi sfogare la sua ira e la sua collera, finché‚ gli vennero dei pensieri cattivi e decise di uccidere il fratello. Assoldò dei sicari che fece appostare in agguato, poi andò dal fratello e gli disse: -Caro fratello, so di un tesoro nascosto: andiamo a prenderlo insieme e dividiamocelo-. All'altro l'idea piacque, e lo accompagnò senza sospettare nulla. Ma come uscirono gli assassini gli si precipitarono addosso, lo legarono e volevano impiccarlo a un albero. In quel mentre risuonò da lontano un canto e uno scalpitio, sicché‚ essi, spaventati, ficcarono in tutta fretta il loro prigioniero nel sacco, lo issarono su di un ramo e fuggirono. Egli invece là dentro si diede da fare finché‚ riuscì a bucare il sacco e a mettere fuori la testa. Ma il viandante non era altri che un giovane scolaro, che cavalcava nel bosco cantando allegramente la sua canzone. Quando l'uomo in cima all'albero si accorse che sotto stava passando qualcuno, gridò: -Salute, alla buon'ora!-. Lo scolaro si guardò attorno, senza sapere donde venisse la voce, e alla fine disse: -Chi mi chiama?-. E quello rispose dalla cima dell'albero: -Alza gli occhi! Sono quassù nel sacco della sapienza; in poco tempo ho imparato tali cose, che a confronto qualsiasi scuola non val nulla; fra un po' avrò imparato tutto, e allora scenderò e sarò più sapiente degli altri uomini. Conosco le costellazioni e i segni celesti, lo spirare di tutti i venti, la sabbia del mare, la cura delle malattie, le proprietà delle erbe, gli uccelli e le pietre. Se tu fossi qui dentro, sentiresti che meraviglia viene da questo sacco!-. All'udire tutto questo, lo scolaro si meravigliò e disse: -Benedetta sia l'ora in cui ti ho incontrato! Non potrei entrarci anch'io per un po'?-. Ma quello in cima rispose quasi controvoglia: -Pagando e pregando ti lascerò venirci un pochino, ma devi aspettare un'ora: c'è ancora un pezzo che devo imparare-. Dopo avere atteso un po', lo scolaro si annoiò e lo pregò di lasciarlo entrare nel sacco: la sua sete di sapienza era troppo grande. Allora quello in cima finse di cedere e disse: -Perché‚ io possa uscire dalla casa della sapienza, devi allentare la fune per far venire giù il sacco, così ci entrerai tu-. Lo scolaro lo fece scendere, slegò il sacco, lo liberò e poi gridò: -Adesso tirami su in fretta!- e voleva entrare nel sacco dritto in piedi. -Alt!- disse l'altro -così non va!- Lo prese per la testa, lo mise nel sacco a gambe in su, lo legò e, con la fune, issò sull'albero il discepolo della sapienza, facendolo penzolare per aria; poi disse: -Come va, camerata? Ecco che ti senti già venire la sapienza: è un'ottima esperienza. Sta' lì tranquillo, finché‚ diventi più furbo-. Poi montò sul cavallo dello scolaro e se ne andò.