Củ cải chúa


O nabo


Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà kia đều đi lính. Nhưng trong hai người thì có một người giàu có, còn người kia thì nghèo. Người nghèo ngồi tính sự đời. Anh quyết định bỏ nghề lính, về cày ruộng, sống bằng nghề nông.
Anh đào xới, cuốc đánh luống một mảnh đất và gieo trồng hạt củ cải. Củ cải mọc thành cây, trong số đó có một cây củ cải mọc mãi, lớn mãi như không muốn ngưng, củ nom to trông thấy hàng ngày. Củ cải mọc to đến nỗi từ xưa đến nay người ta chưa trông thấy có củ nào to bằng thế. Người ta gọi củ cải ấy là củ cải Chúa. Đến khi củ cải mọc đầy sức thì to tới mức phải dùng chiếc xe bò có hai bò kéo mới chở hết.
Anh nông dân đâm ra phân vân, chẳng hiểu đó là gặp may hay là một báo hiệu của sự bất hạnh. Anh nghĩ:
- Mình có đem củ cải đi bán chưa chắc đã có người mua. Nếu để ăn thì cũng chẳng cần, nhà còn nhiều củ cải nhỏ. Có lẽ tốt nhất là đem dâng biếu nhà vua.
Anh chất củ cải Chúa lên xe, để hai con bò kéo tới cung điện nhà vua, anh tiến vua củ cải Chúa.
Vua hỏi:
- Vật gì mà kỳ vậy? Của ngon vật lạ trên đời ta thấy đã nhiều, nhưng củ cải to như vầy ta chưa từng thấy. Ngươi trồng bằng loại hạt giống nào mà to vậy? Hay ngươi gặp may nên trồng được một củ cải to như thế?
Anh nông dân nói:
- Muôn tâu thánh thượng, không ạ, con chẳng phải là người gặp may, con chỉ là người lính tốt đen, nghèo túng không nuôi nổi mình nên bỏ áo lính về làm nghề nông. Người anh trai của con giàu có, chắc nhà vua cũng biết. Còn con, một người chẳng ai biết tới chỉ vì nghèo xơ nghèo xác.
Nhà vua thấy thương hại bèn phán:
- Ngươi sẽ chẳng phải khổ cực như vậy nữa, ta sẽ cho ngươi vàng bạc châu báu, ngươi cũng giàu có chẳng kém gì người anh trai.
Nhà vua cho rất nhiều vàng cùng ruộng đồng và gia súc chăn nuôi. Của cải của người anh chẳng thấm gì với những thứ vua ban thưởng cho người em.
Nghe tin người em chỉ vì một củ cải Chúa mà trở nên giàu có thì người anh đâm ra ganh tị, ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng suy tính muốn mình cũng phải giàu có như nó mới được.
Hắn nghĩ, em mình mang biếu nhà vua chỉ có mỗi một củ cải mà được nhà vua cho không biết bao nhiêu mà kể, nếu ta đem tất cả vàng bạc châu báu cùng đàn ngựa của ta đem dâng biếu, chắc nhà vua sẽ cho thưởng hậu hĩnh hơn nhiều. Nghĩ làm làm, hắn đem dâng biếu nhà vua. Vua nhận và nói rằng không biết thưởng gì cho xứng đáng. Có lẽ tốt nhất là thưởng cho hắn của lạ hiếm. Ta có củ cải chúa có thể đem thưởng cho hắn. Người anh trai đành nhận củ cải, chất nó lên xe chở về nhà.
Về đến nhà, người anh không biết trút cơn tức giận lên đầu ai cho đến khi nẩy ra ý nghĩ độc ác là giết em. Anh mượn tay những kẻ giết người thuê nấp nơi kín đáo rồi ra tay . Anh đến gặp em và bảo: "Chú ạ, anh biết nơi cất dấu một kho vàng, anh em ta cùng đi đào, rồi chia nhau." Người em thấy cũng có lý nên không nghi ngờ gì cả. Khi hai người đang trên đường đi tới kho báu thì những kẻ giết người nhảy bổ ra, trói người em lại, tính treo cổ người em lên cây. Khi chúng đang loay hoay làm việc đó thì vọng lại từ đằng xa tiếng hát và tiếng vó ngựa. Chúng sợ hãi nhét vội người bị bắt lộn ngược đầu vào trong một cái bao, treo bao lên một cành cây rồi chạy trốn. Ở trên cây, người em giãy đạp cho tới khi cái bao bị thủng một lỗ, đầu lọt ra. Bỗng có người đi tới -một chú phó nhỏ đang tung tẩy trong rừng, chàng vừa đi vừa hát vang. Người em ở trên cây thấy có người đi qua bên dưới bèn kêu to:" Xin chào! Cậu đến thật đúng lúc! " Chú phó nhỏ ngó quanh, không biết tiếng nói từ đâu ra. Cuối cùng chú nói:" Ai gọi tôi thế? " Từ ngọn cây, người em trả lời:" Hãy ngước đầu lên mà nhìn. Tôi ở trên cao, trong một cái túi dạy khôn. Trong một thời gian ngắn , tôi đã học được không biết bao nhiêu điều hay; những điều học được ở trường chỉ như gió thoảng qua. Tôi chỉ còn học một chút nữa thôi, xong tôi sẽ xuống và tôi sẽ giỏi hơn mọi người trên thế gian này. Tôi thông thiên văn, biết gió, cát ở ngoài biển thổi về đâu, biết cách chữa mọi bệnh tật, biết công dụng của cây cỏ, chim muông và khoáng vật. Nếu anh chui vào đây, anh sẽ thấy là ở trong túi dạy khôn này tuyệt diệu biết chừng nào." Chú phó nhỏ nghe thấy thế thì ngạc nhiên vô cùng và nói:" Qủa là trời phù hộ cho tôi được gặp bác lúc này. Bác làm ơn cho tôi vào trong túi một lúc có được không?" Người em vẻ chần chừ, đáp:" Tôi cũng muốn để anh chui vào một lát, nếu anh biết điều trả công cho hậu, nhưng anh hãy đợi một giờ nhé. Còn một điều tôi muốn học nốt."
Chú phó nhỏ chờ nên sốt ruột năn nỉ xin người em cho chui vào ngay vì anh nóng lòng muốn học khôn. Người em giả bộ như cũng chiều ý chú phó nhỏ và nói:" Muốn để tôi bước ra khỏi cái nhà dạy khôn này, anh hãy thả từ từ dây thừng . Sau đó sẽ đến lượt anh vào." Chú phó nhỏ hạ người em xuống, mở túi cho anh chui ra. Sau đó,chú nói: "Giờ thì hãy kéo tôi lên cho nhanh!" Rồi anh tính chui vào trong túi," Ngưng tay nào! - người em nói - như thế chưa được." Anh đẩy chú phó nhỏ đầu lộn ngược vào túi, buộc miệng túi lại rồi kéo lên cây. Anh đẩy cho cái túi đung đưa trên không rồi hỏi: "Anh bạn thấy thế nào? Anh bạn thấy đấy, thấy khôn ngoan hơn trước chưa, giờ thì kinh nghiệm đầy mình. Hãy cứ nằm im, cho đến khi nào khôn ngoan hơn."
Sau đó, người em nhảy lên con ngựa của *chú phó nhỏ và cưỡi ngựa đi. Được một giờ, anh cho người đến tháo cho chú phó nhỏ xuống.
* Thời trung cổ các phó nhỏ thường đi từ vùng này sang vùng khác hành nghề thợ mộc


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Era uma vez dois irmãos, que serviam ambos como soldados. Um era bastante rico e o outro muito pobre. O pobre, para sair das aperturas, tirou o uniforme e tornou-se camponês.
Lavrou e capinou bem o seu pedaço de terra e nela semeou alguns nabos. A semente germinou e brotou viçosa, mas um pé de nabo cresceu mais que os outros, tão grande e exuberante como nunca se vira. Aumentava a olhos vistos e não parava de crescer; estava tão alto que se poderia chamá-lo o rei dos nabos, porque desse tamanho nunca se vira e jamais se verá.
Por fim, tornou-se tão grande que por si só enchia todo o carro, e para puxá-lo era necessária uma junta de bois. O camponês não sabia o que fazer com ele; e não podia imaginar se aquilo seria a sua sorte ou desgraça.
E consigo mesmo raciocinava: "Se o venderes, quanto poderás ganhar? Comê-lo, também é tolice, pois os nabos pequenos fazem o mesmo proveito; o melhor que tens a fazer e dá-lo de presente ao rei."
Se bem pensou, melhor o fez. Carregou o nabo no carro, atrelou a junta de bois, levou-o ao castelo e deu-o de presente o rei.
- Que extravagância é esta? - disse o rei admirado: - já vi muitas coisas esquisitas, mas um monstro desta espécie nunca me foi dado ver. De que qualidade de semente terá ele nascido? Ou então, é um prodígio que acontece somente a ti por seres favorito da sorte?
- Ah, não, Majestade! Não sou, absolutamente, o favorito da sorte; não passo de um pobre soldado que, não podendo mais aguentar a miséria em que estava, dependurou o uniforme no cabide e se tornou agricultor. Aliás, tenho um irmão que é muito rico; esse Majestade, vós o conheceis. Eu, porém, por ser muito pobre, sou ignorado de todos.
O rei apiedou-se dele e disse-lhe:
- Pois bem, vou tirar-te da miséria; eu te darei tantas coisas que ficarás tão rico quanto teu irmão.
Então deu ao camponês um montão de moedas de ouro, deu-lhe campos, vergéis e rebanhos, tornando-o tão rico que a fortuna do irmão não podia comparar-se à sua.
Quando o irmão veio a saber o que lhe rendera um único nabo, ralou-se de inveja e pôs-se a escogitar um meio de conseguir também igual sorte. Na sua pretensão, porém, achou que devia fazer as coisas com maior esperteza; então apresentou ao rei muito ouro e belos cavalos, não duvidando que receberia em troca presente bem maior, pois, se o irmão havia obtido tanto por um simples nabo, quanto não conseguiria ele por todas essas coisas tão preciosas?
O rei aceitou o presente. Mas disse-lhe que, em troca, não via coisa melhor e mais rara para dar-lhe, do que o fabuloso nabo. Assim o rico foi obrigado a carregar no carro o nabo gigantesco de seu irmão e levá-lo para casa como. presente do rei.
Em casa, não sabia em quem despejar a sua ira e despeito; tão raivoso estava que foi assaltado por maus pensamentos e concebeu um triste projeto. Resolveu matar o irmão. Para levar a efeito esse desígnio, assalariou alguns bandidos, mandando que ficassem de atalaia em determinado lugar. Depois foi à casa do irmão e disse-lhe:
- Meu caro irmão, eu sei de um lugar onde há um tesouro oculto; vamos juntos cavar a terra para retirá-lo e depois repartiremos tudo entre nós dois.
O irmão aquiesceu; longe de suspeitar qualquer embuste prontificou-se a acompanhá-lo. Saíram de casa, e, quando já estavam longe, os sicários precipitaram-se sobre ele, e depois de o amarrar fortemente, pretendiam enforcá-lo no galho de uma grande árvore. Já se preparavam para fazê-lo quando ecoou ao longe um canto e o patear de cavalo. Os sicários, tomados de susto, meteram a presa dentro de um saco e içaram-no até ao galho da árvore; em seguida, fugiram a toda pressa.
Lá em cima onde se achava, o pobre homem tanto fez e mexeu que conseguiu abrir um buraco no saco. Pondo a cabeça para fora, viu que o viandante não era senão um jovem estudante boêmio, o qual montado no cavalo, vinha pela estrada, cantando alegremente, a sua canção. O homem lá de cima, no vê-lo passar, gritou:
- Sê bem-vindo! E bons olhos te vejam.
O estudante olhou para todos os lados, sem atinar de onde provinha aquela voz; enfim, perguntou alto:
- Quem me está chamando?
Do alto da árvore, o outro respondeu:
- Ergue os olhos! Estou aqui no alto, dentro do saco da sabedoria. Em curto espaço de tempo, aprendi aqui tais coisas que, comparando-Se a elas, o que se ensina em todas as escolas não passa de ninharia. Daqui a pouco terei aprendido tudo o que quiser. Então descerei e serei o homem mais sábio do mundo. Já conheço as constelações e os signos do céu, o soprar dos ventos, a areia do mar, a cura das enfermidades, a virtude das ervas, dos pássaros e das plantas. Se estivesses aqui dentro, tu também sentirias os eflúvios maravilhosos que se desprendem deste saco da ciência!
Ouvindo tais coisas, o estudante ficou maravilhado e disse:
- Bendita seja a hora em que te encontrei! Não poderia subir também e entrar no saco da sabedoria?
Como que a contragosto, o de lá de cima respondeu:
- Pedindo e rogando, poderás subir um pouquinho; mas tens de esperar ainda uma hora; pois falta-me ainda aprender uma coisa.
Depois de esperar certo tempo, o estudante cansou-se e pediu que o deixasse entrar no saco, porquanto a sua sede de saber era deveras grande. Então o de cima fingiu aquiescer.
- Para que eu possa sair da casa da sabedoria, tens de soltar a corda e descer o saco; assim, saindo eu, entraras tu.
O estudante soltou a corda, desamarrou o saco e libertou o homem, dizendo:
- Anda depressa; agora, suspende-me.
E estava para entrar de pé no saco.
- Alto lá! - disse o outro, - assim não vai.
Agarrou-o pela cabeça, meteu-o dentre de pernas para o ar, amarrou bem a boca do saco e com a corda içou o faminto discípulo da sabedoria; deixou que balouçasse um pouco no ar, depois disse:
- Como estás, companheiro? Acho que já começas a sentir como vem a sabedoria; é uma ótima experiência, verás! fica aí quietinho até que te tornes mais esperto.
Em seguida, montou no cavalo do estudante e foi-se embora.
Mas, uma hora, mais tarde, mandou alguém para tirar o estudante de lá e entregar-lhe o cavalo.