Củ cải chúa


Pancar


Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà kia đều đi lính. Nhưng trong hai người thì có một người giàu có, còn người kia thì nghèo. Người nghèo ngồi tính sự đời. Anh quyết định bỏ nghề lính, về cày ruộng, sống bằng nghề nông.
Anh đào xới, cuốc đánh luống một mảnh đất và gieo trồng hạt củ cải. Củ cải mọc thành cây, trong số đó có một cây củ cải mọc mãi, lớn mãi như không muốn ngưng, củ nom to trông thấy hàng ngày. Củ cải mọc to đến nỗi từ xưa đến nay người ta chưa trông thấy có củ nào to bằng thế. Người ta gọi củ cải ấy là củ cải Chúa. Đến khi củ cải mọc đầy sức thì to tới mức phải dùng chiếc xe bò có hai bò kéo mới chở hết.
Anh nông dân đâm ra phân vân, chẳng hiểu đó là gặp may hay là một báo hiệu của sự bất hạnh. Anh nghĩ:
- Mình có đem củ cải đi bán chưa chắc đã có người mua. Nếu để ăn thì cũng chẳng cần, nhà còn nhiều củ cải nhỏ. Có lẽ tốt nhất là đem dâng biếu nhà vua.
Anh chất củ cải Chúa lên xe, để hai con bò kéo tới cung điện nhà vua, anh tiến vua củ cải Chúa.
Vua hỏi:
- Vật gì mà kỳ vậy? Của ngon vật lạ trên đời ta thấy đã nhiều, nhưng củ cải to như vầy ta chưa từng thấy. Ngươi trồng bằng loại hạt giống nào mà to vậy? Hay ngươi gặp may nên trồng được một củ cải to như thế?
Anh nông dân nói:
- Muôn tâu thánh thượng, không ạ, con chẳng phải là người gặp may, con chỉ là người lính tốt đen, nghèo túng không nuôi nổi mình nên bỏ áo lính về làm nghề nông. Người anh trai của con giàu có, chắc nhà vua cũng biết. Còn con, một người chẳng ai biết tới chỉ vì nghèo xơ nghèo xác.
Nhà vua thấy thương hại bèn phán:
- Ngươi sẽ chẳng phải khổ cực như vậy nữa, ta sẽ cho ngươi vàng bạc châu báu, ngươi cũng giàu có chẳng kém gì người anh trai.
Nhà vua cho rất nhiều vàng cùng ruộng đồng và gia súc chăn nuôi. Của cải của người anh chẳng thấm gì với những thứ vua ban thưởng cho người em.
Nghe tin người em chỉ vì một củ cải Chúa mà trở nên giàu có thì người anh đâm ra ganh tị, ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng suy tính muốn mình cũng phải giàu có như nó mới được.
Hắn nghĩ, em mình mang biếu nhà vua chỉ có mỗi một củ cải mà được nhà vua cho không biết bao nhiêu mà kể, nếu ta đem tất cả vàng bạc châu báu cùng đàn ngựa của ta đem dâng biếu, chắc nhà vua sẽ cho thưởng hậu hĩnh hơn nhiều. Nghĩ làm làm, hắn đem dâng biếu nhà vua. Vua nhận và nói rằng không biết thưởng gì cho xứng đáng. Có lẽ tốt nhất là thưởng cho hắn của lạ hiếm. Ta có củ cải chúa có thể đem thưởng cho hắn. Người anh trai đành nhận củ cải, chất nó lên xe chở về nhà.
Về đến nhà, người anh không biết trút cơn tức giận lên đầu ai cho đến khi nẩy ra ý nghĩ độc ác là giết em. Anh mượn tay những kẻ giết người thuê nấp nơi kín đáo rồi ra tay . Anh đến gặp em và bảo: "Chú ạ, anh biết nơi cất dấu một kho vàng, anh em ta cùng đi đào, rồi chia nhau." Người em thấy cũng có lý nên không nghi ngờ gì cả. Khi hai người đang trên đường đi tới kho báu thì những kẻ giết người nhảy bổ ra, trói người em lại, tính treo cổ người em lên cây. Khi chúng đang loay hoay làm việc đó thì vọng lại từ đằng xa tiếng hát và tiếng vó ngựa. Chúng sợ hãi nhét vội người bị bắt lộn ngược đầu vào trong một cái bao, treo bao lên một cành cây rồi chạy trốn. Ở trên cây, người em giãy đạp cho tới khi cái bao bị thủng một lỗ, đầu lọt ra. Bỗng có người đi tới -một chú phó nhỏ đang tung tẩy trong rừng, chàng vừa đi vừa hát vang. Người em ở trên cây thấy có người đi qua bên dưới bèn kêu to:" Xin chào! Cậu đến thật đúng lúc! " Chú phó nhỏ ngó quanh, không biết tiếng nói từ đâu ra. Cuối cùng chú nói:" Ai gọi tôi thế? " Từ ngọn cây, người em trả lời:" Hãy ngước đầu lên mà nhìn. Tôi ở trên cao, trong một cái túi dạy khôn. Trong một thời gian ngắn , tôi đã học được không biết bao nhiêu điều hay; những điều học được ở trường chỉ như gió thoảng qua. Tôi chỉ còn học một chút nữa thôi, xong tôi sẽ xuống và tôi sẽ giỏi hơn mọi người trên thế gian này. Tôi thông thiên văn, biết gió, cát ở ngoài biển thổi về đâu, biết cách chữa mọi bệnh tật, biết công dụng của cây cỏ, chim muông và khoáng vật. Nếu anh chui vào đây, anh sẽ thấy là ở trong túi dạy khôn này tuyệt diệu biết chừng nào." Chú phó nhỏ nghe thấy thế thì ngạc nhiên vô cùng và nói:" Qủa là trời phù hộ cho tôi được gặp bác lúc này. Bác làm ơn cho tôi vào trong túi một lúc có được không?" Người em vẻ chần chừ, đáp:" Tôi cũng muốn để anh chui vào một lát, nếu anh biết điều trả công cho hậu, nhưng anh hãy đợi một giờ nhé. Còn một điều tôi muốn học nốt."
Chú phó nhỏ chờ nên sốt ruột năn nỉ xin người em cho chui vào ngay vì anh nóng lòng muốn học khôn. Người em giả bộ như cũng chiều ý chú phó nhỏ và nói:" Muốn để tôi bước ra khỏi cái nhà dạy khôn này, anh hãy thả từ từ dây thừng . Sau đó sẽ đến lượt anh vào." Chú phó nhỏ hạ người em xuống, mở túi cho anh chui ra. Sau đó,chú nói: "Giờ thì hãy kéo tôi lên cho nhanh!" Rồi anh tính chui vào trong túi," Ngưng tay nào! - người em nói - như thế chưa được." Anh đẩy chú phó nhỏ đầu lộn ngược vào túi, buộc miệng túi lại rồi kéo lên cây. Anh đẩy cho cái túi đung đưa trên không rồi hỏi: "Anh bạn thấy thế nào? Anh bạn thấy đấy, thấy khôn ngoan hơn trước chưa, giờ thì kinh nghiệm đầy mình. Hãy cứ nằm im, cho đến khi nào khôn ngoan hơn."
Sau đó, người em nhảy lên con ngựa của *chú phó nhỏ và cưỡi ngựa đi. Được một giờ, anh cho người đến tháo cho chú phó nhỏ xuống.
* Thời trung cổ các phó nhỏ thường đi từ vùng này sang vùng khác hành nghề thợ mộc


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Vaktiyle iki erkek kardeş vardı. İkisi de askerdi; biri zengindi, diğeri fakir. Fakir olanı hayatını kazanmak için üniformasını çıkararak çiftçi oldu. Kendine ait olan tarlayı sürdükten sonra oraya pancar ekti. Tohumlar tuttu, pancar çıktı ve öyle büyük oldu ki, pancarlar kralı adını aldı. Böylesi şimdiye kadar görülmemişti, bundan sonra da görüleceği yoktu! Daha sonra bu pancar iki öküzün çektiği bir arabayı doldurabilecek kadar büyüdü. Çiftçi bununla ne yapacağını bilemedi, yani bu bir şans mıydı, yoksa şanssızlık mıydı? Sonunda şöyle düşündü: "Satsan fazla bir şey getirmeyecek, kendin yesen, az bir şey sana yeter! En iyisi sen bunu krala ver. Hiç değilse ona olan saygını göstermiş olursun!"
Uzatmayalım, pancarı arabaya yükledi; iki öküzü koştu ve götürüp krala hediye etti.
Kral, "Bu ne acayip şey! Şimdiye kadar çok mucize gördüm, ama böylesine hiç rastlamadım. Nasıl bir tohum kullandın sen böyle? Yoksa bunu sen mi icat ettin? Şanslı adamsın vesselam" dedi.
"Hayır, efendim" dedi çiftçi, "Şanslı falan değilim; fakir bir askerim ben; yiyecek bir şeyim kalmadığı için üniformamı çıkardım ve çiftçiliğe başladım. Bir erkek kardeşim var; kendisi zengindir, siz onu tanırsınız efendim. Benimse hiçbir şeyim olmadığı için terk edilmiş bir adamım!"
Kral ona acıyarak şöyle dedi: "Artık fakirlikten kurtulacaksın, sana öyle hediyeler vereceğim ki, kardeşin kadar zengin olacaksın!" Ve bir sürü altın, arazi, otlak ve koyun sürüsü vererek onu zengin yaptı.
Kardeşi tek bir pancar yetiştirerek bu hale geldiğini duyunca onu kıskandı. Aynı şekilde şanslı olabilmek için ne yapması gerektiğini uzun boylu düşündü. Sonra daha akıllıca davranmak istedi. Krala altın ve bir sürü at hediye etti. Karşılığında da kraldan daha büyük bir hediye bekliyordu; kardeşi bir pancar karşılığında onca hediyeyi almışsa, kendisi şimdi kim bilir neler alacaktı!
Kral hediyeyi kabul etti, ama karşılığında ona ne vereceğini bilemedi; en iyisi o koca pancarı vermekti!
Neyse; zengin oğlan kardeşinin pancarını arabasına yükledikten sonra evin yolunu tuttu. Eve varınca kızgınlığını kimden alacağını bilemedi. Derken aklına kötü bir fikir geldi, kardeşini öldürmeye karar verdi.
Paralı katiller tuttu, onlar bir tuzak hazırlayacaktı. Kendisi de kardeşinin yanına vararak, "Bak kardeşim, ben gizli bir hazine keşfettim; gel birlikte kazalım, sonra da onu paylaşırız" dedi.
İyi niyetli kardeşin aklına kötü bir şey gelmediği için, kırgınlığa da kapılmadan onunla birlikte gitti. Kazı yerine vardıklarında katiller saldırdı, onu yakalayıp bağladılar ve bir ağaca asmaya çalıştılar. Tam o sırada uzaktan bir şarkı ve nal sesleri duyuldu. Adamlar çiftçiyi bir çuvala sokarak ağaca astılar sonra da çok korkarak tabanları yağladılar. Çiftçi çuvalın ağzını açarak başını dışarı çıkarabildi.
Ancak atla gelen, bir öğrenciden başkası değildi; keyifli keyifli şarkı söyleyerek ormandan gelmekteydi. Ağaca asılı kişiyi görmeden yoluna devam ederken çiftçi, "Uğurlar ola" diye seslendi.
Öğrenci etrafına bakındı, sesin nereden geldiğini bilemedi. "Kim konuşuyor?" diye söylendi.
Yukarıdaki çiftçi, "Kafanı yukarı kaldır, görürsün! Ben 'bilgelik çuvalı'nın içindeyim. Kısa zamanda çok şeyler öğrendim ben burada; öbür okulları unut gitsin! Az sonra aşağı ineceğim ve tüm insanlardan daha akıllı olacağım! Artık yıldızları okumayı, rüzgârın uğultusunu, denizlerdeki kumu, hastalıkların tedavisini, şifalı otların gücünü, kuşları, taşları... hepsini öğrendim ben! Sen de bir kere şu çuvalın içine girsen onun ne kadar çok bilgiyle dolu olduğunu hissedersin!
Öğrenci tüm bunları duyunca çok şaşırdı ve "Tanrıya şükür ki seni buldum! Ben de biraz çuvala girebilir miyim?" diye sordu.
Yukarıdaki, buna pek razı olmamış gibi davrandı. "Hadi seni ödüllendireyim, ama bir saat kadar beklemelisin. Daha öğrenmem gereken ufak bir kısım daha var" dedikten sonra nazlana nazlana, "Bilgelik Evi'nden çıkabilmem için ipi aşağı çekmelisin! Ondan sonra da çuvala sen girersin" diye ekledi.
Neyse, öğrenci çuvalı aşağıya çekti, sonra ağzını açarak çiftçinin çıkmasına yardım etti. Sonra kendisi çuvalın içine girip çiftçiye, "Sen şimdi beni hemen yukarı çek! Ben içinde dik durumda olmalıyım" dedi.
Çiftçi, "Dur" dedi. "Böyle olmaz" diyerek oğlanın kafasını tutarak onu çuvala baş aşağı soktu. Çuvalın ağzına bir düğüm attıktan sonra onu yukarı çekerek havada sallandırdı ve şöyle dedi: "Ee, ne haber delikanlı? Bak, şimdi akim başına geldi. İşte deneyim dediğin şey böyle kazanılır! Senin öğreneceğin daha çok şey var. Sakin sakin otur oturduğun yerde; o zaman kafan çalışmaya başlayacak!"
Çiftçi bunları söyledikten sonra öğrencinin atına atlayarak oradan uzaklaştı.
Ama bir saat sonra öğrenciyi kurtarması için birini gönderdi.