Nguồn gốc loài khỉ


De verjongingskuur


Hồi ấy thượng đế đang ở dưới trần gian, vào một tối kia người cùng với thánh Pétrus xin ngủ cách đêm ở nhà một người thợ rèn, người này đồng ý cho ngủ nhờ. Đúng lúc đó thì lại có một ông cụ già lưng còng đi qua, ông chìa tay xin người thợ rèn. Thánh Pétrus động lòng thương nên nói với thượng đế:
- Muôn tâu thượng đế, mong người hãy ra tay cứu nhân độ thế, cho kẻ kia thoát khỏi cảnh bần hàn khổ cực, đủ sức khỏe để tự kiếm sống.
Với giọng nói ấm cúng, thượng đế nói:
- Này anh thợ rèn, cho ta mượn lò nhé, cho ta ít than vào lò để ta cải lão hoàn đồng cho con người khốn khó kia.
Người thợ rèn sẵn sàng để cho thượng đế sử dụng lò rèn. Thánh Pétrus kéo bễ. Khi lửa thanh đã đỏ hồng, ngọn lửa cháy bốc to cao, thượng đế đẩy ông già kia vào lò, vào giữa ngọn lửa đang bốc, ngọn lửa cháy bùng lên như một bụi hồng gai lớn, người ta thấy có tiếng nói nghe vang như sấm. Thượng đế đứng bên bể nước tôi thép của người thợ rèn, người gắp ông già đang cháy đỏ nhúng vào nước. Nhúng xong người kéo ông già ra, người đọc thần chú, và bạn có biết không, giờ đây hiện ra trước mặt chúng ta là một chàng trai tuổi đôi mươi, dáng người cường tráng.
Người thợ rèn chứng kiến cảnh ấy từ đầu đến cuối. Khi công việc xong xuôi, ông ta mời tất cả cùng vào bàn ăn mừng ông già đã được cải lão hoàn đồng. Trong lúc ăn, anh ta gắng hỏi xem ông già có thấy nóng chảy người không, ông già đáp rằng, ông có cảm giác như mình ngồi trong bể nước lạnh chứ không phải là đang ngồi trong lửa.
Người thợ rèn có một bà dì đã già, lưng còng, mắt kém. Ngồi ở trong buồng bên cạnh bà nghe được hết câu chuyện mọi người nói với nhau trong lúc ăn uống. Câu chuyện cải lão hoàn đồng ấy làm bà không sao chợp mắt được, nó cứ văng vẳng bên tai như nửa thực nửa hư.
Sớm tinh mơ ngày hôm sau thượng đế đã lên đường, lúc chia tay người cám ơn anh thợ rèn rất nhiều. Khi thượng đế và tùy tùng đã đi khá xa, trong lòng người thợ rèn vẫn còn những suy tư, không biết có nên cải lão hoàn đồng cho bà dì của mình không. Anh nghĩ, chính mắt mình quan sát mọi việc lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc, nó chẳng khác gì chuyện mình nung thép cho đỏ rồi cho vào nước tôi. Cuối cùng anh quyết định hỏi xem bà dì có muốn được cải lão hoàn đồng không, bà lão có thể trẻ lại như một cô gái mười tám tuổi. Bà đáp:
- Ý dì cũng muốn vậy.
Thấy cảnh ông già thanh thản khi ngồi giữa lửa trong lúc cải lão hoàn đồng nên anh thợ rèn vững tâm. Anh nhóm lò, khi lửa đỏ bốc lên anh cho bà ngồi vào giữa ngọn lửa hồng đang ngùn ngụt cháy, người bà cong lại, duỗi ra, bà la thét nghe khủng khiếp như tiếng người kêu khi bị giết.
Anh thợ rèn nói an ủi:
- Gắng ngồi chút nữa, co duỗi gì lắm thế, phải nung đỏ mềm ra mới được.
Rồi anh lại thụt ống gió cho lửa cháy to hơn, lửa cháy hết áo quần, bà già càng la hét. Anh thợ rèn đâm hoảng và nghĩ bụng, chắc là làm không đúng rồi. Anh nhấc bà ra và cho bà vào thùng nước tôi thép. Ở trong thùng nước bà la hét om sòm làm cho hàng xóm nhốn nháo chạy cả sang xem. Họ thấy bà già người co quắp, mặt nhăn nhúm chẳng giống người tí nào cả. Bỗng bà vọt ra, chạy thẳng một mạch vào trong rừng sâu. Đó chính là thủy tổ xa xưa của loài khỉ.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
In de tijd dat Onze Lieve Heer nog op aarde rondliep, kwam hij 's avonds met Sint Pieter eens bij een smid en kreeg daar onderdak voor de nacht. Nu gebeurde het, dat een arme bedelaar, door ouderdom en gebreken gebogen, ook in dat huis kwam en een aalmoes vroeg van de smid. Toen kreeg Sint Pieter medelijden en zei: "Mijn heer en meester, als het U behaagt, genees hem dan toch van zijn kwaal, zodat hij zijn eigen brood kan verdienen." Zachtmoedig sprak Onze Heer: "Smid, leen mij de voorhamer en leg een flink vuur aan, dan zal ik die oude ziekelijke man voor deze keer verjongen." De smid was graag bereid, Sint Pieter trok aan de blaasbalg, en toen het vuur aangloeide en vonkte, groot en hoog, nam Onze Heer het oude mannetje, schoof hem op het vuur, middenin de gloed, en hij gloeide erin als een tak rozen en hij loofde God met luide stem. Daarna ging Onze Heer naar de dooftrog, stopte het gloeiende mannetje erin, zodat het water over zijn hoofd sloeg, en nadat hij hem heerlijk en fris had afgekoeld, gaf hij hem de zegen. En kijk, dadelijk sprong het mannetje eruit, fris, recht van lijf en leden, gezond, en als een jongeman van twintig jaar. De smid die erbij had gestaan en precies had afgekeken hoe het ging, nodigde hen allen uit voor het avondbrood. Maar nu had hij een oude, halfblinde kromgegroeide schoonmoeder, en die ging bij de nieuwbakken jongeling navraag doen, en vroeg of het vuur hard gebrand had. Hij had zich nooit heerlijker gevoeld, had hij geantwoord; hij had in de vuurhaard gezeten als in koele dauw.
Wat de jonkman gezegd had, klonk de ganse nacht in de oren van de oude vrouw, en toen de Heer 's morgens de dorpsstraat was afgegaan, en de smid hartelijk had bedankt, dacht de smid, dat hij die oude schoonmoeder ook wel eens zo jong zou kunnen maken, hij had immers alles precies bekeken en het was eigenlijk zijn vak. Hij vroeg haar dus, of ze wel weer als een achttienjarig meisje in de wereld rond zou willen springen. En ze zei: "Dolgraag," want met de jonge man was het ook zo gemakkelijk gegaan. Dus maakte de smid een heel groot vuur, legde er het oude mens in, zodat ze zich heen en weer kromde en moord en brand schreeuwde. "Hou je toch stil, wat schreeuw je en krom je je, ik zal nog eens terdege blazen." En hij trok opnieuw aan de blaasbalg, tot al haar schamele kleren brandden. Het oude mens schreeuwde zonder ophouden, en de smid dacht: "Niets zonder moeite," hij nam haar eruit en dompelde haar in de dooftrog. Toen schreeuwde ze zo gruwelijk, dat boven in huis de vrouw van de smid en haar schoondochter het hoorden; ze liepen beiden de trappen af en zagen het oude mens huilend en schreeuwend in de trog liggen, haar gezicht vol rimpels en vouwen, en verder vormeloos. En daar zijn die twee, die allebei een kind zouden krijgen, zo van geschrokken, dat er nog diezelfde nacht twee jongens werden geboren, en die waren niet geschapen als mensen, maar als apen, en ze liepen meteen het bos in; en van hen stammen alle apen af.