Los doce haraganes


Mười hai chàng lười


Doce mozos que en todo el día no hicieron nada útil, al atardecer, para no cansarse, se tendieron sobre la hierba y se dedicaron a jactarse de su gandulería.
Dijo el primero:
- ¿Qué me importa vuestra pereza? Bastante tengo que hacer con la mía. Mi ocupación principal es cuidar de mi cuerpo; como bastante, y bebo otro tanto. Cuando llevo cuatro comidas en la tripa, ayuno un ratito, hasta que se me vuelve a abrir el hambre; es el régimen que mejor me va. Madrugar no es para mí, y hacia el mediodía ya me busco un lugar donde descansar. Si llama el amo, me hago el sordo; y si vuelve a llamar, espero un rato antes de levantarme, y luego me dirijo a él andando muy despacio. De este modo, la vida se puede soportar.
Dijo el segundo:
- Mi trabajo es cuidar de un caballo; pero le dejo el bocado en la boca, y cuando no tengo ganas, no le doy pienso, y digo que ya ha comido. En cambio, me tumbo en el depósito de la avena y estoy cuatro horas durmiendo. Luego estiro un pie y lo paso, un par de veces por el cuerpo del caballo, y así lo almohazo y limpio. ¿Quién va a reparar en ello? Pues, aun así, el servicio se me hace pesado.
Habló entonces el tercero:
- ¿Para qué cargarse de trabajo? No se saca nada. Yo me tendí al sol y estuve durmiendo. Empezó a gotear; mas, ¿por qué levantarse? Dejé que lloviese, en nombre de Dios. Al fin cayó un chubasco tan fuerte, que me arrancó los cabellos y se los llevó, y me abrió un agujero en la cabeza. Le puse un parche, y santas pascuas. Accidentes así he sufrido ya varios.
Intervino el cuarto:
- Cuando tengo que empezar algún trabajo, primero lo pienso una horita, para ahorrar fuerzas. Luego me pongo a la faena con gran cachaza; pregunto si no hay alguien que pueda ayudarme, y, en caso de que se ofrezca alguno, le dejo la labor, y yo me pongo a mirarlo. Pero aun esto me resulta demasiado.
Dijo el quinto:
- ¡Eso no es nada! Figuraos que yo debo sacar el estiércol del establo y cargarlo en el carro. Pues me pongo a hacerlo muy despacito, y cuando he recogido un poco en la horca, la levanto a mitad de la altura y me estoy descansando un cuarto de hora antes de echarlo en el carro. Por lo demás, una carretada al día me basta. Malditas las ganas que siento de matarme trabajando.
Tomó la palabra el sexto:
- ¡Se os tendría que caer la cara de vergüenza! A mí no me asusta ningún trabajo, pero me estoy tumbado tres semanas sin quitarme la ropa ni una sola vez. ¿Para qué hebillas en los zapatos? ¿Que se me caen de los pies? Bueno, no importa. Si he de subir una escalera, pongo un pie delante de otro con toda calma, y subo el primer peldaño. Luego cuento los que quedan, para ver dónde hay que descansar.
Dijo el séptimo:
- Conmigo esto no reza, pues mi amo vigila mi trabajo. Suerte que se pasa el día fuera de casa. Pero yo no pierdo el tiempo, y corro todo lo que se puede correr cuando se anda arrastrando los pies. Y no hay manera de hacerme ir más deprisa, a menos que me empujen cuatro hombres fornidos. Un día vi un catre, en el que dormían seis hombres, uno al lado del otro. Yo me eché a dormir también, y no hubo quien me despertara. Cuando quisieron que me fuera a casa, tuvieron que llevarme.
Habló el octavo:
- Bien veo que yo soy el único que lo entiende. Si encuentro una piedra en mi camino, no me tomo la molestia de levantar la pierna para pasarla, sino que me tiendo en el suelo; y si estoy mojado y lleno de barro y suciedad, sigo tumbado hasta que el sol me seca. A lo sumo, me vuelvo de vez en cuando para que me dé encima.
Metió baza el noveno:
- Eso no es nada. Esta mañana estaba sentado delante de un pan; pero sentía pereza de alargar la mano para cogerlo. Por poco me muero de hambre. Y había también una jarra, pero era tan grande y pesada que, por no levantarla, he preferido sufrir sed. Hasta el volverme resultaba demasiado esfuerzo; y me
pasé el día tendido como un tronco.
Intervino el décimo:
- A mí la gandulería me ha producido bastantes perjuicios: una pierna rota y una pantorrilla hinchada. Éramos tres, tumbados en un camino. Llegó otro con un carro, y las ruedas me pasaron por encima. Claro que habría podido retirarlas, pero es que no oí venir el carro. Los mosquitos me estaban zumbando en los oídos, y se me entraban y salían por la nariz y por la boca. ¡Pero cualquiera se toma la molestia de espantarlos!
Dijo, a su vez, el undécimo:
- Ayer despedí a mi amo; estaba cansado de llevar y traer sus pesados librotes; no acababa en todo el día. Aunque, a decir verdad, fue él quien me despidió. No quiso que siguiera a su servicio porque sus ropas, que yo tenía abandonadas entre el polvo, estaban apolilladas. Y tuvo razón.
Y, por fin, habló el duodécimo:
- Hoy tuve que salir al campo en el carro. Con paja me arreglé una yacija y me eché a dormir. Cayéronseme las riendas de la mano, y al despertar vi que el caballo casi se había soltado. Habían desaparecido los arreos: la lomera, la collera, la brida y el bocado. Había pasado alguien y se lo había llevado. Además, el carro estaba atascado en un charco. Yo no me apuré y volví a echarme a dormir sobre la paja. Al fin tuvo que venir el amo en persona y desatascar el carro; y si no lo hubiese hecho, no estaría yo aquí ahora. Seguiría en el carro, durmiendo tranquilamente.
Mười hai anh chàng kia suốt ngày chẳng làm gì, tối đến ngồi bãi cỏ thi kể chuyện lười. Anh thứ nhất nói:
- Chuyện lười của các anh chẳng dính dáng gì đến tôi. Tôi lo chuyện mình cũng đủ rồi. Chỉ lo thân mình cũng quá nhiều việc. Tôi ăn hơi ít, nhưng tôi uống nhiều. Sau khi ăn bốn bữa, tôi phải nghỉ một chút cho đói, khi ấy ăn tiếp mới thấy ngon miệng. Tôi không thích dậy sớm, nhưng gần trưa tôi phải tìm ngay cho mình một chỗ nghỉ ngơi. Chủ có gọi, tôi làm như không nghe thấy. Chủ gọi lần thứ hai, tôi cứ thủng thẳng từ từ nhấc mình đứng dậy. Có thế tôi mới sống nổi.
Anh chàng thứ hai tiếp:
- Tôi phải chăn ngựa. Tôi đặt hàm sắt vào mõm nó, tôi không cho nó ăn cũng chẳng ai biết. Tôi có thể yên tâm ngủ một mạch trong kho, thức giấc tôi lấy chân đạp đạp cho ngựa mấy cái, đó là hình thức tắm ngựa của tôi. Việc gì mà phải bày ra lắm chuyện, thế chưa phải là khổ hay sao?
Anh chàng thứ ba nói:
- Than vãn làm gì. Cứ như tôi, chẳng làm gì cả. Nằm phơi nắng và ngủ luôn. Rồi bỗng trời đổ mưa, đứng dậy làm gì nhỉ? Mưa mỗi lúc một nặng hạt hơn, xối xả hơn, mưa trôi hết cả tóc, mưa xói thủng cả sọ. Lúc ấy tôi mới lấy băng dịt vào đó. Những chuyện như vậy thường xảy ra ở nơi tôi.
Anh thứ tư nói:
- Nếu tôi có phải làm việc, tôi thường từ từ vươn vai để lấy đà tiết kiệm sức, rồi tôi ngó quanh xem ai có thể tới giúp mình một tay không. Rồi tôi nhường cho họ làm tất cả và đứng nhìn. Thế cũng là quá nhiều đối với tôi.
Anh thứ năm nói:
- Cái đó có gì đáng nói. Các anh nghĩ coi, tôi phải dọn phân chuồng ngựa cho lên xe chở đi. Nhấc được xẻng lên lưng chừng tôi phải nghỉ hàng tiếng rồi mới tiếp tục. Mỗi ngày chở một xe là quá đủ. Tôi không thích làm quá sức.
Anh thứ sáu nói:
- Các anh không biết xấu hổ sao? Tôi không ngại một việc gì cả. Tôi có nằm ba tuần liền không cần thay quần áo, chẳng cần phải cởi giày, mà nó cũng có hại gì đâu? Nếu có phải leo thang, tôi vắt chân nọ lên chân kia, ngồi đếm xem leo mấy bậc thì phải nghỉ.
Anh thứ bảy nói:
- Chủ tôi cũng muốn biết tôi làm gì, nhưng phải nỗi ông ta đi suốt ngày, thế nên tôi suốt ngày ì ra, có sai tôi đi đâu thì phải bốn người lực lưỡng mới kéo nổi tôi đứng dậy. Vừa mới tới nơi thì mắt tôi đã nhíu lại và tôi lăn ra phản ngủ say đến nỗi khênh tôi về nhà mà tôi không hay biết.
Anh thứ tám nói:
- Có lẽ tôi là vui tính hơn cả. Đang đi mà nhìn thấy có đá tảng trước mặt, chả tội gì mà tránh, tôi liền ngả lưng nằm ngay cạnh tảng đá, bùn có lấm đầy mình, tôi cứ nằm đấy cho nắng chiếu xuống đến khi nào khô cong.
Anh thứ chín nói:
- Như anh thế cũng là hiếm. Lúc đói mà bánh ở ngay trước mặt tôi, thà tôi chết đói còn hơn là phải với tay ra lấy. Lúc khát mà có tích nước uống ở ngay bên cạnh, thà chịu khát còn hơn là phải nhấc tích lên đưa lên mồm. Suốt ngày nằm thẳng dơ như khúc gỗ là tôi thích nhất.
Anh chàng thứ mười nói:
- Chỉ vì lười biếng mà tôi bị gãy chân và bong gân. Chúng tôi nằm ngay giữa đường mà ngủ. Nghe tiếng xe chạy tới, tôi cứ nằm duỗi thẳng chân. Xe chạy qua nghiến gãy ngay chân. Tối đến, muỗi bay vo vo quanh tôi, chúng chui vào đằng mũi và bay ra bằng đường mồm, thà để chúng bay vào đằng mũi và ra đằng mồm còn hơn là phải vung tay đuổi chúng.
Anh thứ mười một nói:
- Hôm nay tôi xin thôi việc, chỉ vì chủ tôi suốt ngày sai lấy sách và cất sách. Lúc làm việc thấy ngày dài bằng một thế kỷ. Thực ra chủ tôi cũng chẳng muốn giữ tôi, tôi đã để mối xông hết quần áo của ông ta.
Anh chàng thứ mười hai nói:
- Hôm nay tôi chở rơm từ đồng về nhà, nhưng dọc đường tôi lăn ra ngủ, thế là ngựa chạy đường ngựa, xe chạy đường xe. Xe lăn xuống hố mà tôi cũng không biết. May quá, chủ tôi tới kéo cả xe rơm lẫn tôi về nhà.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng