Spurven og dens fire unger


Chim sẻ mẹ và bốn con


En spurv boede med sine fire unger i en svalerede. Da de var flyvefærdige, var der nogle slemme drenge, som rev reden ned, men de slap lykkeligt derfra og fløj af sted med vinden. Den gamle gik nu og ængstede sig, fordi dens sønner var ganske ubefæstede, og den ikke havde fået givet dem nogle af sine gode råd med ud i verden.
Ved efterårstid samledes en hel del spurve på en hvedemark, og den gamle fandt da sine fire børn igen og tog dem glad med sig hjem. "Hvor jeg har døjet meget for jeres skyld, lille børn," sagde den, "men hør nu mine gode råd og følg dem. Sådanne små fugle er udsat for store farer." Derpå spurgte han den ældste, hvad den havde bestilt sommeren igennem. "Jeg har boet i en have og spist larver og orme til kirsebærrene blev modne," sagde den. "Ja, det er lækker føde," sagde den gamle, "men der er stor fare forbundet dermed. Tag dig især i agt for de mennesker, der går rundt i haven med lange, grønne stænger, som er hule indvendig og har hul i toppen." - "Jamen, hvis der nu var klistret et grønt blad for hullet," sagde ungen. "Hvor har du set det?" spurgte den gamle. "Hos en købmand," svarede sønnen. "Det er nogle kloge fyre, de købmænd," sagde faderen, "hvis du har været hos den slags folk, har du vist fået smidighed nok til at sno dig igennem verden. Brug nu kun det, du har lært, og vær ikke alt for sikker på dig selv."
"Hvor har du været?" spurgte han derpå den anden. "Ved hoffet, far." - "Sådan et sted passer ikke for så tarvelige fugle som spurve," sagde den gamle, "der er så meget guld og silke og jern og stål, der er spurvehøge og ugler og katte. Hold dig til hestestalden eller laden, hvor havren bliver tærsket, så kan du i fred og ro fortære dit daglige korn." - "Ja, far, sagde sønnen, "men når stalddrengene laver limpinde og lægger fælder og slynger i halmen, er der mange, som bliver hængende." - " Hvor har du set det, min dreng?" spurgte den gamle. "Ved hoffet," svarede han. "Der er nogle slemme drenge der," sagde den gamle, "og når du er sluppet helskindet fra dem, kan du vel nok klare dig i livet, men pas alligevel på. Ulvene æder undertiden også de kloge hunde."
Derpå vendte han sig til den tredie. "Hvor har du forsøgt din lykke?" sagde han. "Jeg har slået mig ned på landevejen, der fandt jeg af og til noget korn og frø," svarede sønnen. "Det er dejlig mad," sagde faderen, "men læg godt mærke til, om der er nogen, som bukker sig ned og tager sten op, så må du ikke give dig for god tid." - "Jamen, hvis han nu allerede har den i lommen, hvad så?" spurgte sønnen. "Hvor har du set det?" - "Når bjergmændene går på arbejde, har de altid sten i lommen," svarede spurven. "Bjergmænd er snilde fyre," sagde den gamle, "dem kan man nok lære noget af,
men tag dig alligevel i agt.
De har voldt mange spurves død."
Nu kom turen til den yngste søn. "Du har altid været den dummeste og svageste, lille putte," sagde faderen. "Ude i verden er der mange store, stygge fugle med krumme næb og skarpe kløer, som sidder på lur for at fange de stakkels små fugle. Hold dig til dine egne og tag de larver og edderkopper, der kravler på træer og huse, så går det dig nok godt." - "Ja, man har det godt, når man ikke gør nogen fortræd," sagde den lille spurv, " så er der heller ingen høg eller ørn eller glente, som gør en noget. Man skal blot hver morgen bede til den Gud, som har skabt os alle og hører ravneungernes skrig, og uden hvis vilje ikke en spurv falder til jorden. "Hvor har du lært det?" spurgte den gamle. "Da stormen førte mig bort fra dig, kom jeg ind i en kirke. Der fangede jeg fluer og edderkopper i vinduet og hørte præsten prædike. Og alle spurves far har holdt sin hånd over mig i sommer og bevaret mig for alt ondt."
"Det var ret min søn," sagde faderen, "hold du dig kun til kirkerne og hjælp til at holde edderkopperne og de summende fluer borte. Råb til Gud, som ravneungerne, og læg din skæbne i hans hånd, så vil det gå dig godt, selv om verden var fuld af vilde, onde fugle.
For den, der sætter sin lid til Gud,
og tier og venter og tåler og lider,
og tror på ham med et ydmygt sind,
har vundet en ven for evige tider."
Chim sẻ đẻ được bốn con nuôi trong tổ của chim én. Khi chim non mới biết bay thì ngày kia có lũ trẻ tinh nghịch trèo lên phá tổ. Bốn con chim non bay tán loạn, may mà chúng bay thoát được. Chỉ có chim mẹ là khổ tâm, nghĩ mà thương lũ con tội nghiệp chưa được dạy dỗ đến nơi đến chốn để đủ khả năng tự vệ mỗi khi có khó khăn, nguy hiểm.
Mùa thu đã tới, trên cánh đồng lúa kia có rất nhiều chim sẻ sà xuống ăn, tình cờ chim mẹ lại gặp bốn đứa con của mình. Thế là cả năm mẹ con bay về tổ. Chim mẹ nói:
- Trời, các con thân yêu của mẹ. Các con có biết mẹ lo lắng như thế nào trong suốt mùa hè không? Các con bay đi tha phương cầu thực trong lúc các con còn non nớt, chưa biết cách đi kiếm ăn mà không bị mắc bẫy.
Rồi chim mẹ hỏi đứa con cả sống và kiếm ăn ở đâu trong suốt mùa hè vừa qua. Nó thưa:
- Thưa mẹ, con núp trong vườn, bắt giun, châu chấu sống qua ngày, đợi tới khi anh đào chín.
Mẹ nói tiếp:
- Trời ơi, khổ thân con tôi. Những thứ ấy ăn cũng ngon đấy, nhưng đừng tưởng không nguy hiểm đâu, từ nay trở đi hãy lưu ý nhé: người ta thường đặt bẫy thòng lọng mà mồi là châu chấu hay giun đấy.
Đứa con nói:
- Con xin nghe lời mẹ, có khi người ta còn gắn lá ngụy trang bẫy nữa.
Chim sẻ mẹ hỏi:
- Thế con nhìn thấy nó ở đâu?
- Ở trong vườn của một nhà buôn.
- Trời, con tôi, lái buôn là gian ngoan lắm đấy. Thế thì có lẽ con đã đi khắp đó đây rồi còn gì nữa, con khôn lớn rồi, nhưng hãy dùng trí khôn cho đúng chỗ nhé, cũng đừng có ỷ thế mình khôn mà thiếu cảnh giác nhé.
Sau đó chim mẹ hỏi đứa khác:
- Con đã sống ẩn núp ở đâu?
Đứa con thưa:
- Thưa mẹ ở trong sân vườn một nhà nông dân.
- Chim sẻ và những loài chim yếu đuối khác không nên kiếm ăn ở đây. Chỗ ấy thì đủ các loại chim sà xuống kiếm ăn, thậm chí cả cú vọ, chim cắt, chim ưng. Tốt nhất là con kiếm ăn ở máng thức ăn của bò ngựa hay ở chỗ người ta xay lúa. Kiếm ăn cả ở những nơi ấy nghe chừng là yên thân hơn cả.
Đứa con thưa:
- Thưa mẹ, vâng đúng thế ạ. Đám trẻ chăn bò hay đặt bẫy trong đống rơm, thỉnh thoảng cũng có chim bị bẫy thòng lọng của chúng.
Chim mẹ hỏi:
- Thế con nhìn thấy cái bẫy đó ở đâu?
- Thưa mẹ, ở trong sân, chỗ thường có đám trẻ chăn bò, ngựa.
- Trời con tôi, con có biết không, đám trẻ ấy là tinh nghịch lắm. Con đã từng ở những nơi ấy mà không toi mạng thì con cũng giỏi đấy, thế thì kẻ khác cũng chẳng dễ gì mà bắt nạt được con. Nhưng con cũng phải hết sức cảnh giác nhé, thường chính những con chó dữ và khôn lại bị chính chó sói ăn thịt.
Chim mẹ gọi chim con thứ ba tới hỏi:
- Con kiếm ăn ở đường đi lối lại, lúc thì kiếm được hạt thóc, lúc thì bắt được con châu chấu.
Chim mẹ nói:
- Những thứ ấy ăn cũng ngon đấy, nhưng đặc biệt lưu ý mỗi khi thấy có người cúi xuống nhặt đá nhé, chỉ cần một viên đá là con hết đời đấy.
Đứa con nói:
- Thưa đúng thế ạ. Nhiều người lại còn giấu đá trong túi áo hay túi quần nữa chứ.
- Thế con nhìn thấy họ ở đâu?
- Thưa mẹ, con thấy ở đám con nhà thợ mỏ ạ. Mỗi khi chúng đi đâu, bao giờ chúng cũng mang theo đá.
- Ái chà chà, đám trẻ ấy thì phải nói. Con đã từng ở những nơi ấy thì con đã biết đủ mùi rồi còn gì. Kiếm ăn ở đường đi lối lại cũng tốt, nhưng lưu ý nhé, đám con nhà thợ mỏ có khi dùng nó bắt được chim sẻ đấy.
Sau cùng mẹ hỏi đứa út:
- Nào đứa con hay ốm yếu của mẹ, thôi con sống bên mẹ nhé, ở đời này còn nhiều loài chim ăn thịt lắm, con mỏ dài, con mỏ quặp, con có vuốt sắt, chúng chỉ chuyên bắt những con chim yếu đuối, khờ dại, bắt được con mồi là chúng ăn sống nuốt tươi ngay. Thôi con cứ ở quanh quẩn bên mẹ, kiếm ăn ở mấy cây và sân nhà là yên ổn hơn cả.
- Thưa mẹ, ai làm ăn lương thiện sẽ sống lâu, và cũng chẳng có con vật nào muốn hại những người lương thiện ấy, cho dù đó là lươn, là cò hay là chim ưng đi chăng nữa.
- Con học điều đó ở đâu đấy?
Đứa con đáp:
- Gió đã đưa con đi đây đi đó, tới cả nhà trường nữa. Trong lúc mải bắt nhện ở mái hiên nhà trường con có nghe được câu nói đó. Có một con chim đầu đàn của bầy chim sẻ đã dạy dỗ nuôi nấng và bảo vệ con trong suốt mùa hè qua.
- Nghe con nói có thể tin được, bắt ruồi, nhện cũng là việc tốt. Ở đời là vậy đấy, ở hiền gặp lành, cho dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa thì những người ăn ở nhân nghĩa vẫn cứ gặp may.
Tin ở nơi mình
Sống bằng tình nghĩa
Sự đời là vậy.
Ở hiền gặp lành,
Ác giả, ác báo.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng