Il passero e i suoi quattro figli


Chim sẻ mẹ và bốn con


Un passero aveva quattro piccoli in un nido di rondine. Quando misero le penne, dei ragazzi cattivi sfasciarono il nido, ma tutti e quattro riuscirono fortunatamente a fuggire nel turbinio del vento. Ora il padre si duole che i suoi figli se ne vadano per il mondo prima che egli abbia potuto metterli in guardia contro tutti i pericoli, o dato loro buoni consigli. D'autunno molti passeri si radunano in un campo di grano, e il padre trova i suoi quattro figli e, pieno di gioia, li porta a casa con s‚. -Ah, miei cari figlioli, quante preoccupazioni mi avete dato quest'estate, quando ve ne siete andati nel vento senza i miei consigli! Ascoltate le mie parole, ubbidite a vostro padre e fate bene attenzione: gli uccellini piccoli corrono gravi rischi!- Poi domandò al maggiore dove fosse stato durante l'estate e come si fosse nutrito. -Mi sono fermato nei giardini a cercare bruchi e vermiciattoli, fin che sono maturate le ciliegie-. -Ah, figlio mio!- disse il padre -l'abbondanza va bene, ma è anche pericolosa; perciò d'ora in poi fa' bene attenzione soprattutto se nei giardini gira della gente con delle lunghe pertiche verdi, che sono vuote all'interno, ma con un forellino in cima.- -Sì, babbo; ma se sul forellino vi fosse attaccata con la cera una foglietta verde?- disse il figlio. -Dove l'hai visto?- -Nel giardino di un mercante- rispose l'uccellino. -Oh, figlio mio!- disse il padre -i mercanti: tutti lestofanti! Sei stato con uomini di mondo e hai imparato a essere avveduto: bada di fare buon uso, e non fidarti troppo di te stesso.- Poi domandò al secondo: -E tu dove sei stato?-. -A corte- rispose il figlio. -I passeri e gli uccellini sciocchi non stanno bene a corte, dove c'è tanto oro, velluto, sete, armi e corazze, sparvieri, civette e falchi; resta nella stalla dove si vaglia l'avena o dove si trebbia, e ti toccheranno in santa pace i tuoi granelli quotidiani.- -Sì, babbo- disse il figlio -ma se gli stallieri fanno delle trappole, nascondendo nella paglia reti e lacci, molti ci restano presi.- -Dove l'hai visto?- chiese il vecchio. -A corte, dal palafreniere.- -Oh, figlio mio, i cortigiani: falsi e ruffiani! Sei stato a corte, con i signori, e non ci hai lasciato neanche una penna, hai imparato a sufficienza e saprai cavartela al mondo. Tuttavia, guardati attorno e sta' attento: spesso i lupi mangiano anche i cagnolini giudiziosi.- Il padre chiamò anche il terzo a s‚: -Dove hai tentato la tua fortuna?-. -Ho messo l'argano sulle strade maestre e sulle carrozzabili, e a volte ho trovato un granello o un bruco.- -E' davvero un cibo fine- disse il padre -ma sta' bene attento e guardati spesso attorno, soprattutto se qualcuno si china a prendere un sasso, non ti conviene stare ad aspettarlo.- -E' vero- rispose il figlio -ma se uno avesse già una pietra in tasca o in seno?- -Dove l'hai visto?- -Dai minatori, caro babbo, quando escono con il carro, di solito portano delle pietre con s‚.- -Artigiani e minatori hanno menti superiori! Se sei stato con i minatori, hai visto e imparato qualcosa. Va' pure, ma bene in guardia devi stare: i minatori, passeri e coboldi sanno ammazzare!-Infine il padre arrivò al fratello minore: -Tu, mio caro diavoletto, sei sempre stato il più sciocco e il più debole; resta con me, il mondo ha troppi uccellacci cattivi, che hanno becchi adunchi e artigli affilati, e non fanno che insidiare i poveri uccellini per divorarli; rimani con i tuoi pari, e prendi i ragnetti e i bruchi degli alberi e delle casette, e sarai felice a lungo-. -Oh, caro babbo, chi vive senza procurare danno agli altri va lontano, e non c'è sparviero, avvoltoio, aquila o nibbio che possa nuocergli, soprattutto se ogni sera e ogni mattina raccomanda con devozione se stesso e il proprio onesto nutrimento al buon Dio, che è il creatore e sostenta tutti gli uccellini del bosco e del villaggio, e che ascolta anche le grida e le preghiere dei piccoli corvi; poiché‚, senza il suo volere, non cade n‚ un passero n‚ uno scricciolo.- -Dove l'hai imparato?- Il figlio rispose: -Quando quel gran vento mi strappò da te, giunsi in una chiesa; là, per tutta l'estate, levai mosche e ragni dalle finestre e sentii predicare quel detto; e il padre di tutti i passeri mi ha nutrito per tutta l'estate e protetto da ogni sventura e dagli uccelli malvagi-. -In fede mia! Mio caro figliolo, se voli nelle chiese e aiuti a fare piazza pulita dei ragni e delle mosche che ronzano, e pigoli a Dio come i piccoli corvi, e ti raccomandi all'eterno Creatore, ti troverai bene anche se il mondo fosse pieno di perfidi uccelli crudeli. Chi al buon Dio si vuol raccomandare sa tacere, soffrire, attendere, pregare, aver fede e la coscienza pulita conservare, e il Buon Dio lo vorrà aiutare!-.
Chim sẻ đẻ được bốn con nuôi trong tổ của chim én. Khi chim non mới biết bay thì ngày kia có lũ trẻ tinh nghịch trèo lên phá tổ. Bốn con chim non bay tán loạn, may mà chúng bay thoát được. Chỉ có chim mẹ là khổ tâm, nghĩ mà thương lũ con tội nghiệp chưa được dạy dỗ đến nơi đến chốn để đủ khả năng tự vệ mỗi khi có khó khăn, nguy hiểm.
Mùa thu đã tới, trên cánh đồng lúa kia có rất nhiều chim sẻ sà xuống ăn, tình cờ chim mẹ lại gặp bốn đứa con của mình. Thế là cả năm mẹ con bay về tổ. Chim mẹ nói:
- Trời, các con thân yêu của mẹ. Các con có biết mẹ lo lắng như thế nào trong suốt mùa hè không? Các con bay đi tha phương cầu thực trong lúc các con còn non nớt, chưa biết cách đi kiếm ăn mà không bị mắc bẫy.
Rồi chim mẹ hỏi đứa con cả sống và kiếm ăn ở đâu trong suốt mùa hè vừa qua. Nó thưa:
- Thưa mẹ, con núp trong vườn, bắt giun, châu chấu sống qua ngày, đợi tới khi anh đào chín.
Mẹ nói tiếp:
- Trời ơi, khổ thân con tôi. Những thứ ấy ăn cũng ngon đấy, nhưng đừng tưởng không nguy hiểm đâu, từ nay trở đi hãy lưu ý nhé: người ta thường đặt bẫy thòng lọng mà mồi là châu chấu hay giun đấy.
Đứa con nói:
- Con xin nghe lời mẹ, có khi người ta còn gắn lá ngụy trang bẫy nữa.
Chim sẻ mẹ hỏi:
- Thế con nhìn thấy nó ở đâu?
- Ở trong vườn của một nhà buôn.
- Trời, con tôi, lái buôn là gian ngoan lắm đấy. Thế thì có lẽ con đã đi khắp đó đây rồi còn gì nữa, con khôn lớn rồi, nhưng hãy dùng trí khôn cho đúng chỗ nhé, cũng đừng có ỷ thế mình khôn mà thiếu cảnh giác nhé.
Sau đó chim mẹ hỏi đứa khác:
- Con đã sống ẩn núp ở đâu?
Đứa con thưa:
- Thưa mẹ ở trong sân vườn một nhà nông dân.
- Chim sẻ và những loài chim yếu đuối khác không nên kiếm ăn ở đây. Chỗ ấy thì đủ các loại chim sà xuống kiếm ăn, thậm chí cả cú vọ, chim cắt, chim ưng. Tốt nhất là con kiếm ăn ở máng thức ăn của bò ngựa hay ở chỗ người ta xay lúa. Kiếm ăn cả ở những nơi ấy nghe chừng là yên thân hơn cả.
Đứa con thưa:
- Thưa mẹ, vâng đúng thế ạ. Đám trẻ chăn bò hay đặt bẫy trong đống rơm, thỉnh thoảng cũng có chim bị bẫy thòng lọng của chúng.
Chim mẹ hỏi:
- Thế con nhìn thấy cái bẫy đó ở đâu?
- Thưa mẹ, ở trong sân, chỗ thường có đám trẻ chăn bò, ngựa.
- Trời con tôi, con có biết không, đám trẻ ấy là tinh nghịch lắm. Con đã từng ở những nơi ấy mà không toi mạng thì con cũng giỏi đấy, thế thì kẻ khác cũng chẳng dễ gì mà bắt nạt được con. Nhưng con cũng phải hết sức cảnh giác nhé, thường chính những con chó dữ và khôn lại bị chính chó sói ăn thịt.
Chim mẹ gọi chim con thứ ba tới hỏi:
- Con kiếm ăn ở đường đi lối lại, lúc thì kiếm được hạt thóc, lúc thì bắt được con châu chấu.
Chim mẹ nói:
- Những thứ ấy ăn cũng ngon đấy, nhưng đặc biệt lưu ý mỗi khi thấy có người cúi xuống nhặt đá nhé, chỉ cần một viên đá là con hết đời đấy.
Đứa con nói:
- Thưa đúng thế ạ. Nhiều người lại còn giấu đá trong túi áo hay túi quần nữa chứ.
- Thế con nhìn thấy họ ở đâu?
- Thưa mẹ, con thấy ở đám con nhà thợ mỏ ạ. Mỗi khi chúng đi đâu, bao giờ chúng cũng mang theo đá.
- Ái chà chà, đám trẻ ấy thì phải nói. Con đã từng ở những nơi ấy thì con đã biết đủ mùi rồi còn gì. Kiếm ăn ở đường đi lối lại cũng tốt, nhưng lưu ý nhé, đám con nhà thợ mỏ có khi dùng nó bắt được chim sẻ đấy.
Sau cùng mẹ hỏi đứa út:
- Nào đứa con hay ốm yếu của mẹ, thôi con sống bên mẹ nhé, ở đời này còn nhiều loài chim ăn thịt lắm, con mỏ dài, con mỏ quặp, con có vuốt sắt, chúng chỉ chuyên bắt những con chim yếu đuối, khờ dại, bắt được con mồi là chúng ăn sống nuốt tươi ngay. Thôi con cứ ở quanh quẩn bên mẹ, kiếm ăn ở mấy cây và sân nhà là yên ổn hơn cả.
- Thưa mẹ, ai làm ăn lương thiện sẽ sống lâu, và cũng chẳng có con vật nào muốn hại những người lương thiện ấy, cho dù đó là lươn, là cò hay là chim ưng đi chăng nữa.
- Con học điều đó ở đâu đấy?
Đứa con đáp:
- Gió đã đưa con đi đây đi đó, tới cả nhà trường nữa. Trong lúc mải bắt nhện ở mái hiên nhà trường con có nghe được câu nói đó. Có một con chim đầu đàn của bầy chim sẻ đã dạy dỗ nuôi nấng và bảo vệ con trong suốt mùa hè qua.
- Nghe con nói có thể tin được, bắt ruồi, nhện cũng là việc tốt. Ở đời là vậy đấy, ở hiền gặp lành, cho dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa thì những người ăn ở nhân nghĩa vẫn cứ gặp may.
Tin ở nơi mình
Sống bằng tình nghĩa
Sự đời là vậy.
Ở hiền gặp lành,
Ác giả, ác báo.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng