Wróbel i jego czworo dzieci


Chim sẻ mẹ và bốn con


Pewien wróbel miał w jaskółczym gnieździe czworo piskląt. Kiedy ptaszki były już zdolne do lotu, źli chłopcy zniszczyli gniazdo, ale młode wróbelki całe i zdrowe uleciały z porywem wiatru. Stary wróbel frasował się wielce, że jego synkowie pofrunęli w świat, a on nie zdążył przestrzec ich przed wszelkim niebezpieczeństwem i udzielić im dobrych rad.
Jesienią, kiedy wielkie chmary wróbli zgromadziły się na polu pszenicy, stary wróbel spotkał swoje dzieci i ucieszony zabrał całą czwórkę ze sobą do domu.
- Ach, kochani synkowie, tak się o was martwiłem przez całe lat, że wiatr poniósł was w świat, a ja przedtem niczego was nie nauczyłem. Słuchajcie teraz, co wam ojciec powie, postępujcie wedle jego rad i miejcie się na baczności. Na małe ptaszki zewsząd czyha niebezpieczeństwo!
I zapytał najstarszego, gdzie się przez lato obracał i czym żywił.
- Latałem po ogrodach i szukałem liszek i robaczków, póki wiśnie nie dojrzały.
- No cóż, mój synu, nic to złego smakołyki zajadać, ale wtedy właśnie mogą ci grozić rozmaite nieszczęścia, pilnuj się, zwłaszcza jeśli zobaczysz w ogrodzie ludzi z długimi zielonymi drągami, co w środku są puste i na końcu mają dziurkę.
- A jeśli na dziurce jest zielony listek przyklejony woskiem? - spytał syn.
- Gdzieżeś ty widział coś takiego?
- U pewnego kupca w ogrodzie - odrzekł młody wróbelek.
- O, mój synu, kupiec to chytra sztuka! Skoro obracałeś się wśród ludzi, to wiesz, jacy są obłudni i jak trzeba się ich strzec, i że żadnemu wierzyć nie można.
Po czym spytał drugiego:
- A ty gdzie znalazłeś schronienie?
- Na podwórzu - odrzekł syn.
- Wróble i inne skromne ptaszki nie powinny kręcić się tam, gdzie wiele złota, aksamitów, jedwabi, broni i zbroi, krogulców, jastrzębi i sokołów, trzymaj się lepiej stajni, bo konie mają zawsze owsa pod dostatkiem, albo przy młócce. Jeśli będziesz miał trochę szczęścia, nie zabraknie ci tam ziarenka twego powszedniego.
- O tak, ojcze - odrzekł wróbelek. - Ale kiedy chłopcy stajenni zechcą poswawolić i tu czy tam wśród słomy sidła zastawią, niejeden się w nie złapie.
- Gdzieżeś ty to widział?
- Na podwórzu, wśród chłopców stajennych.
- Oj, mój synu, źli to byli chłopcy! Skoro jednak bywałeś już po podwórzach i między panami, a piórek tam nie zostawiłeś, to zdołałeś się niejednego nauczyć i w szerokim świecie nie zginiesz. Ale rozglądaj się wciąż pilnie, bo najprzebieglejszego pieska wilcy rozszarpać mogą.
Ojciec zwrócił się z kolei do trzeciego:
- A ty gdzie szczęścia próbowałeś?
- Po drogach i gościńcach, ojcze, i nieraz tam ziarenko czy liszkę upolowałem.
- Dobre to, synku, pożywienie - rzekł ojciec. - Ale bacz zawsze, co się dokoła dzieje, zwłaszcza jeśli się kto pochyli, aby kamień z ziemi podnieść, zmykaj mu z oczu co prędzej.
- Prawda to - przyznał syn. - Ale jeśli zobaczę człeka, który za pazuchą lub w kieszeni kamień chowa, co wtedy?
- Gdzieżeś takie rzeczy widział?
- U górników, ojcze. Kiedy górnik idzie do roboty, zawsze ma przy sobie jakiś kamień.
- Ho, ho, górnicy i robotnicy to przezorny naród! Jeśli ich obyczaje poznałeś, toś niemało widział i słyszał. Ale uważaj z nimi, bo często się zdarzało, że wraz z koboldem i wróbel od nich oberwał.
W końcu ojciec zwrócił się do najmłodszego:
- Ty, mój mały żółtodziobie, zawsze byłeś najgłupszy i najsłabszy, zostań lepiej przy mnie, na świecie jest tyle złych i okrutnych ptaków o zakrzywionych dziobach i długich szponach. Czyhają one tylko na biedne małe ptaszki, żeby je pożreć. Trzymaj się lepiej podobnych sobie i zbieraj pajączki i gąsienice po drzewach i chatach, a będziesz żył szczęśliwie i bezpiecznie.
- O, mój drogi ojcze, kto żyje nie szkodząc innym, tego nie spotka nic złego. Żaden jastrząb ani krogulec, żaden orzeł ani kania krzywdy mu nie wyrządzą, jeśli każdego ranka i każdego wieczora siebie i swoje pożywienie poleci opiece Boga, stwórcy i opiekuna ptaków leśnych i wiejskich, który słyszy nawet wołania o modlitwy wronich piskląt. Bowiem bez jego woli nie spadnie na ziemię ani wróbel, ani płatek śniegu.
- Skądeś się tego wszystkiego nauczył?
- Kiedy wiatr porwał mnie z gniazda, trafiłem do kościoła i przez całe lato łowiłem muchy i pająki z kościelnych okien, a słuchałem też, co ksiądz na kazaniu mówi. Przez całe lato ojciec wszystkich wróbli żywił mnie i bronił przed nieszczęściem i drapieżnymi ptakami.
- No, no, mój synu, jeśli będziesz gnieździł się po kościołach i robił porządek z pająkami i brzęczącymi muchami, jeśli zaćwierkasz do Pana Boga jak wronie pisklęta i oddasz się w opiekę naszego Stworzyciela, to piórko ci z grzbietu nie spadnie, choćby na świecie roiło się od dzikich, podstępnych ptaków:
Bo kto niebiosom odda sprawy swoje
i swe cierpienie zniesie ze spokojem,
kto ufny będzie i serca czystego,
tego Bóg dobry zachowa od złego.
Chim sẻ đẻ được bốn con nuôi trong tổ của chim én. Khi chim non mới biết bay thì ngày kia có lũ trẻ tinh nghịch trèo lên phá tổ. Bốn con chim non bay tán loạn, may mà chúng bay thoát được. Chỉ có chim mẹ là khổ tâm, nghĩ mà thương lũ con tội nghiệp chưa được dạy dỗ đến nơi đến chốn để đủ khả năng tự vệ mỗi khi có khó khăn, nguy hiểm.
Mùa thu đã tới, trên cánh đồng lúa kia có rất nhiều chim sẻ sà xuống ăn, tình cờ chim mẹ lại gặp bốn đứa con của mình. Thế là cả năm mẹ con bay về tổ. Chim mẹ nói:
- Trời, các con thân yêu của mẹ. Các con có biết mẹ lo lắng như thế nào trong suốt mùa hè không? Các con bay đi tha phương cầu thực trong lúc các con còn non nớt, chưa biết cách đi kiếm ăn mà không bị mắc bẫy.
Rồi chim mẹ hỏi đứa con cả sống và kiếm ăn ở đâu trong suốt mùa hè vừa qua. Nó thưa:
- Thưa mẹ, con núp trong vườn, bắt giun, châu chấu sống qua ngày, đợi tới khi anh đào chín.
Mẹ nói tiếp:
- Trời ơi, khổ thân con tôi. Những thứ ấy ăn cũng ngon đấy, nhưng đừng tưởng không nguy hiểm đâu, từ nay trở đi hãy lưu ý nhé: người ta thường đặt bẫy thòng lọng mà mồi là châu chấu hay giun đấy.
Đứa con nói:
- Con xin nghe lời mẹ, có khi người ta còn gắn lá ngụy trang bẫy nữa.
Chim sẻ mẹ hỏi:
- Thế con nhìn thấy nó ở đâu?
- Ở trong vườn của một nhà buôn.
- Trời, con tôi, lái buôn là gian ngoan lắm đấy. Thế thì có lẽ con đã đi khắp đó đây rồi còn gì nữa, con khôn lớn rồi, nhưng hãy dùng trí khôn cho đúng chỗ nhé, cũng đừng có ỷ thế mình khôn mà thiếu cảnh giác nhé.
Sau đó chim mẹ hỏi đứa khác:
- Con đã sống ẩn núp ở đâu?
Đứa con thưa:
- Thưa mẹ ở trong sân vườn một nhà nông dân.
- Chim sẻ và những loài chim yếu đuối khác không nên kiếm ăn ở đây. Chỗ ấy thì đủ các loại chim sà xuống kiếm ăn, thậm chí cả cú vọ, chim cắt, chim ưng. Tốt nhất là con kiếm ăn ở máng thức ăn của bò ngựa hay ở chỗ người ta xay lúa. Kiếm ăn cả ở những nơi ấy nghe chừng là yên thân hơn cả.
Đứa con thưa:
- Thưa mẹ, vâng đúng thế ạ. Đám trẻ chăn bò hay đặt bẫy trong đống rơm, thỉnh thoảng cũng có chim bị bẫy thòng lọng của chúng.
Chim mẹ hỏi:
- Thế con nhìn thấy cái bẫy đó ở đâu?
- Thưa mẹ, ở trong sân, chỗ thường có đám trẻ chăn bò, ngựa.
- Trời con tôi, con có biết không, đám trẻ ấy là tinh nghịch lắm. Con đã từng ở những nơi ấy mà không toi mạng thì con cũng giỏi đấy, thế thì kẻ khác cũng chẳng dễ gì mà bắt nạt được con. Nhưng con cũng phải hết sức cảnh giác nhé, thường chính những con chó dữ và khôn lại bị chính chó sói ăn thịt.
Chim mẹ gọi chim con thứ ba tới hỏi:
- Con kiếm ăn ở đường đi lối lại, lúc thì kiếm được hạt thóc, lúc thì bắt được con châu chấu.
Chim mẹ nói:
- Những thứ ấy ăn cũng ngon đấy, nhưng đặc biệt lưu ý mỗi khi thấy có người cúi xuống nhặt đá nhé, chỉ cần một viên đá là con hết đời đấy.
Đứa con nói:
- Thưa đúng thế ạ. Nhiều người lại còn giấu đá trong túi áo hay túi quần nữa chứ.
- Thế con nhìn thấy họ ở đâu?
- Thưa mẹ, con thấy ở đám con nhà thợ mỏ ạ. Mỗi khi chúng đi đâu, bao giờ chúng cũng mang theo đá.
- Ái chà chà, đám trẻ ấy thì phải nói. Con đã từng ở những nơi ấy thì con đã biết đủ mùi rồi còn gì. Kiếm ăn ở đường đi lối lại cũng tốt, nhưng lưu ý nhé, đám con nhà thợ mỏ có khi dùng nó bắt được chim sẻ đấy.
Sau cùng mẹ hỏi đứa út:
- Nào đứa con hay ốm yếu của mẹ, thôi con sống bên mẹ nhé, ở đời này còn nhiều loài chim ăn thịt lắm, con mỏ dài, con mỏ quặp, con có vuốt sắt, chúng chỉ chuyên bắt những con chim yếu đuối, khờ dại, bắt được con mồi là chúng ăn sống nuốt tươi ngay. Thôi con cứ ở quanh quẩn bên mẹ, kiếm ăn ở mấy cây và sân nhà là yên ổn hơn cả.
- Thưa mẹ, ai làm ăn lương thiện sẽ sống lâu, và cũng chẳng có con vật nào muốn hại những người lương thiện ấy, cho dù đó là lươn, là cò hay là chim ưng đi chăng nữa.
- Con học điều đó ở đâu đấy?
Đứa con đáp:
- Gió đã đưa con đi đây đi đó, tới cả nhà trường nữa. Trong lúc mải bắt nhện ở mái hiên nhà trường con có nghe được câu nói đó. Có một con chim đầu đàn của bầy chim sẻ đã dạy dỗ nuôi nấng và bảo vệ con trong suốt mùa hè qua.
- Nghe con nói có thể tin được, bắt ruồi, nhện cũng là việc tốt. Ở đời là vậy đấy, ở hiền gặp lành, cho dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa thì những người ăn ở nhân nghĩa vẫn cứ gặp may.
Tin ở nơi mình
Sống bằng tình nghĩa
Sự đời là vậy.
Ở hiền gặp lành,
Ác giả, ác báo.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng