Sneeuwwitje en Rozerood


Bạch Tuyết và Hoa Hồng


Een arme weduwe leefde in een hutje en voor het hutje was een tuin en daar stonden twee rozeboompjes in, en de een had witte en de andere rode rozen; en ze had twee kinderen en die leken zo op die twee rozeboompjes, en het ene heette Sneeuwwitje en het andere Rozerood. Maar ze waren heel vroom en lief en ijverig en flink, zoals er zelden kinderen op aarde zijn geweest, alleen was Sneeuwwitje wat stiller en zachter dan Rozerood. Rozerood hield ervan om in de weiden en velden te springen en bloemen en vogels te zoeken, maar Sneeuwwitje zat liever thuis bij moeder, hielp haar met 't huishouden, of, als er niets te doen was, las ze haar voor. De kinderen hielden zoveel van elkaar, dat ze altijd hand in hand liepen als ze samen uitgingen; en als Sneeuwwitje zei: "We gaan nooit uit elkaar," dan vulde Rozerood aan: "Zolang we leven, nooit!" en de moeder voegde eraan toe: "Wat de één heeft, moet ze delen met de andere." Dikwijls liepen ze alleen in het bos om rode bessen te plukken, maar geen dier deed hun enig kwaad, ja, ze kwamen dikwijls aangelopen en deden heel vertrouwelijk: een haasje at een koolblad uit hun hand, een ree graasde naast hen; het hert kwam vrolijk langs hen gesprongen, en de vogels bleven zitten en zongen hun mooiste liedjes. Nooit kregen ze een ongeluk: als het in 't bos laat was geworden en de nacht al viel, dan gingen ze naast elkaar op 't mos liggen slapen tot de volgende morgen, en dat wist de moeder en ze maakte zich over hen geen zorgen. En eens op een keer toen ze ook weer in 't bos hadden geslapen, en ze gewekt werden door het morgenrood, zagen ze een mooi, witgekleed kind bij hen zitten. Toen stond het kind op en keek hen heel vriendelijk aan, maar het sprak geen woord en ging het bos weer in. En toen ze opkeken, zagen ze dat ze vlak bij een afgrond hadden geslapen en dat ze daar zeker in waren gevallen, als ze in de duisternis nog een paar passen verder waren gegaan. Maar hun moeder zei, dat het de engel moest zijn geweest die de wacht houdt over goede kinderen.
Sneeuwwitje en Rozerood hielden het hutje van hun moeder zo keurig, dat het een plezier was ernaar te kijken, 's Zomers deed Rozerood het huishouden en zette elke morgen voor haar moeder, voor ze wakker werd, een bos bloemen neer, van elke boom één roosje, 's Winters maakte Sneeuwwitje het vuur aan en hing de ketel aan de haak, een koperen ketel, die glansde als goud, zo prachtig was hij geschuurd, 's Avonds als de vlokken neervielen, dan zei moeder: "Kom Sneeuwwitje, schuif de grendel voor de deur." En dan gingen ze bij de haard zitten, en moeder nam haar bril en ging hun voorlezen uit een heel groot boek, en de beide meisjes luisterden en zaten te spinnen; naast hen lag een lammetje op de vloer en achter hen, op een kruk, zat een witte duif, z'n kop onder de vleugel.
Op een avond – ze zaten weer zo veilig bij elkaar, klopte iemand aan de deur, alsof hij vroeg om te worden binnengelaten. Moeder zei: "Gauw, Rozerood, doe eens open, 't zal een reiziger zijn die onderdak vraagt." Rozerood stond op, schoof de grendel weg en dacht dat het een arme man zou zijn, maar het was het niet; het was een beer, en hij strekte z'n dikke zwarte poten naar binnen. Rozerood gilde het uit en deed een sprong achteruit; het lammetje ging blaten, het duifje fladderde angstig, en Sneeuwwitje kroop achter het bed van haar moeder. Maar de beer kon praten en begon: "Wees niet bang, ik zal u geen kwaad doen, maar ik ben half verkleumd en ik zou me zo graag hier warmen." - "Arme beer," zei de moeder, "ga maar voor het vuur liggen en let erop, dat je je pels niet schroeit." Dan riep ze: "Sneeuwwitje, Rozerood, kom eens tevoorschijn, die beer doet niets, hij meent het goed." Toen kwamen ze allebei dichterbij, en langzaamaan kwamen ook het duifje en het lammetje dichterbij, en waren niet bang. De beer zei: "Kinderen, klop de sneeuw toch een beetje uit m'n vacht!" en ze haalden de bezem en veegden zijn vacht schoon; en toen ging hij voor het vuur liggen en knorde heel behaaglijk en tevreden. Het duurde niet lang of ze raakten helemaal vertrouwd met hem en begonnen hem een beetje te plagen. Ze trokken aan zijn haar, zetten hun voetjes op zijn rug, en sjorden hem naar alle kanten, of ze namen een hazeltak en sloegen hem daarmee, en als hij bromde, gingen ze lachen. Maar de beer vond het wel aardig, en als ze het wat al te bont maakten, riep hij: "Laat me toch leven, kinders,
Sneeuwwitje, Rozerood,
jullie slaan je vrijer dood!"
Toen het bedtijd was, en de anderen gingen slapen, zei de moeder tegen de beer: "Je kunt, in Godsnaam, daar wel bij de haard blijven liggen, dan heb je beschutting voor de kou en het slechte weer." En met het eerste morgenlicht, lieten de kinderen hem uit, en hij draafde door de sneeuw naar het bos. Van nu af aan kwam de beer iedere avond op een vaste tijd, ging bij de haard liggen, en liet de kinderen met hem spelen, zoveel ze wilden; en ze raakten er zo aan gewend, dat de deur niet eerder gegrendeld werd, voor de zwarte broeder binnen was.
Toen de lente kwam en buiten alles groen werd, zei de beer op een morgen tegen Sneeuwwitje: "Nu moet ik weg, en ik mag de hele zomer niet meer terugkomen." - "Waar ga je dan naar toe, lieve beer?" vroeg Sneeuwwitje. "Ik moet naar 't bos op mijn schatten passen tegen de boze dwergen; 's winters, als de grond bevroren is, moeten ze wel beneden blijven en dan kunnen ze niet doorwerken, maar nu, nu de zon de aarde heeft ontdooid en verwarmd, breken ze door, komen naar boven, en ze zoeken wat te stelen; en wat eenmaal in hun handen is gevallen en in hun hol is gekomen, dat krijg je zo makkelijk niet weer in 't daglicht." Sneeuwwitje was heel bedroefd over dat afscheid, en toen ze de grendel van de deur schoof en de beer eruit glipte, bleef hij aan de haak hangen en een stuk van z'n huid ging kapot, en toen scheen 't Sneeuwwitje toe of ze goud had zien blinken, maar ze was er niet zeker van. De beer snelde vlug weg en was weldra achter de bomen verdwenen. Na een poosje zond de moeder haar kinderen naar het woud om takkebosjes te maken. Buiten vonden ze een grote boom die geveld op de aarde lag, en bij die stam sprong iets tussen het gras omhoog en naar beneden, maar ze konden niet precies zien, wat. En toen ze dichterbij kwamen, zagen ze een dwerg met een heel oud, vervallen gezichtje en een ellenlange sneeuwwitte baard. Het einde van de baard was vastgeklemd in een spleet van de boom, en het kleine manneke sprong heen en terug als een hondje aan de lijn, en wist niet hoe hij los moest komen. Hij keek de meisjes met zijn rode, gloeiende ogen aan en riep: "Wat staan jullie daar? Kunnen jullie niet hier komen en me helpen?" - "Maar wat ben je nu begonnen, klein mannetje?" vroeg Rozerood. "Domme, nieuwsgierige gans!" antwoordde de dwerg, "ik heb die boom willen splijten, om houtjes te hebben voor het keukenvuur; want als je dikke blokken hebt, verbrandt het kleine beetje eten dat wij maar nodig hebben; want wij slokken niet zoveel op als jullie grof, begerig volk. Ik had er de wig al een eind ingedreven, en alles was goed gegaan, als dat ellendige hout maar niet zo glad was geweest, opeens sprong de wig eruit, en de boomspleet ging dicht; zo plotseling, dat ik er mijn mooie witte baard niet meer uit kon halen; nu zit hij vast, en ik kan niet weg! En nu lachen jullie melkmuilen! Bah, wat zijn jullie een plaaggeesten!" Intussen deden de kinderen alle mogelijke moeite, de baard los te krijgen, maar het ging niet. "Ik ga gauw iemand halen," zei Rozerood. "Oliedomme schaapskoppen!" snauwde de dwerg, "wie haalt er nu dadelijk iemand bij, jullie zijn er al twee teveel, weet je niets beters te vinden?" - "Wees nu niet zo ongeduldig," zei Sneeuwwitje, "ik zal wel wat bedenken," en ze haalde een schaartje uit haar zak en knipte het eind van de baard af. Nog maar net voelde de dwerg zich vrij, of hij greep naar een zak, die tussen de wortels van de boom lag en met goud was gevuld, hij tilde hem op, en bromde voor zich uit. "Onbehouwen volk, dat snijdt me zo maar een stuk van mijn prachtige baard af! Dank je de koekoek!" en daarmee slingerde hij z'n zak op z'n rug en liep weg, zonder de kinderen zelfs maar aan te kijken.
Een tijd later wilden Sneeuwwitje en Rozerood samen een maaltje vis gaan vangen. Toen ze vlakbij de beek waren, zagen ze, dat iets als een reuzegrote sprinkhaan naar 't water toe sprong, alsof hij erin wilde springen. Ze liepen erheen en herkenden de dwerg. "Waar wil je naar toe?" vroeg Rozerood, "je wou toch niet 't water in?" - "Zo'n gek ben ik niet!" schreeuwde de dwerg, "zien jullie dan niet, dat die verwenste vis me erin wil trekken?" Het kleine wezen had er zitten vissen, en helaas had de wind z'n baard in de hengel verward; en toen vlak daarna een grote vis beet, had het kleine schepsel kracht te kort, om het eruit te halen. De vis was de sterkste en trok de dwerg naar zich toe. Wel hield hij zich aan alle halmen en rietpluimen vast, maar dat hielp niet veel: hij moest alle bewegingen van de vis volgen en was steeds in gevaar in 't water te worden getrokken. De meisjes kwamen precies op tijd; ze hielden hem vast en probeerden de baard van de hengel los te maken, maar dat hielp weinig; baard en snoer zaten vast in elkaar. Er bleef niets anders over, dan het schaartje weer tevoorschijn te halen en de baard af te knippen, waarbij een klein gedeelte verloren ging. Toen de dwerg dat zag, schreeuwde hij hun toe: "Zijn dat manieren, slampampers, om iemands aangezicht te schenden? Is het niet genoeg, dat de punt al van mijn baard is genomen? Nu knippen jullie er het beste stuk af; ik kan me gewoon niet vertonen aan de familie. Ik wou dat jullie moest lopen en je schoenzolen verloren hadden!" en toen haalde hij een zak vol parels, die in 't riet lag, en zonder verder een woord te zeggen, sleepte hij die weg en verdween achter een steen. Kort daarna zond de moeder de beide meisjes naar de stad, om garen te kopen, naalden, band en veters. De weg ging over de hei, en daar lagen hier en daar grote rotsblokken. Daar zagen ze een grote vogel in de lucht; hij ging langzaam in kringen boven hun hoofd steeds dieper dalend, eindelijk kwam hij op een rots in hun nabijheid neergestreken. Vlak daarna hoorden ze een doordringende jammerkreet. Ze kwamen aanlopen en zagen tot hun schrik, dat de arend hun oude bekende, de dwerg, gepakt had en hem mee wilde nemen. De medelijdende kinderen hielden het mannetje dadelijk vast, en sjorden zo lang aan die arend dat hij zijn buit losliet. Toen de dwerg van zijn eerste schrik bekomen was, schreeuwde hij met een krijsende stem: "Kun je niet wat fatsoenlijker met me omgaan? Je hebt me getrokken aan mijn dunne jasje, zodat het overal vol met gaten en scheuren zit; onhandige domoren die jullie zijn!" En toen nam hij een zak edelstenen en glipte weer onder de rots in z'n hol. De meisjes waren allang gewend aan zijn ondankbaarheid, ze gingen verder en deden in de stad boodschappen. Op de terugweg kwamen ze weer de heide over, en daar verrasten ze de dwerg, die op een mooi plekje de zak met edelstenen had uitgeschud en geen ogenblik gedacht had, dat er zo laat nog iemand langs zou komen. De avondzon scheen in de schitterende stenen, ze flonkerden en straalden zo prachtig, in alle kleuren, dat de kinderen bleven staan en keken. "Wat staan jullie daar alsof kijken niks kost!" schreeuwde de dwerg ui z'n asgrauw gezicht werd purperrood van boosheid. En hij wilde z'n scheldpartij voortzetten, toen opeens een luid gebrom weerklonk en een zwarte beer uit 't bos kwam aandraven. Vol schrik sprong de dwerg op, maar hij kon niet meer bij zijn schuilhoek komen, de beer was al te dichtbij. Toen riep hij in angst: "Lieve beste beer, vergeef me, ik zal u al mijn schatten geven, kijk eens naar die mooie edelstenen, die daar liggen. Laat mij leven; wat heb je aan mij, klein onderkruipsel? Je proeft me nauwelijks tussen je tanden, neem liever die twee goddeloze meisjes, dat is een lekker hapje voor je, vet als jonge kwartels; eet die op in Godsnaam." De beer bekommerde zich niet om dit gepraat, gaf het lelijk gedrocht een enkele slag met zijn poot, en 't bleef roerloos liggen.
De meisjes waren weggehold, maar de beer riep hen na: "Sneeuwwitje en Rozerood, wees maar niet bang, ik ga met jullie mee!" Nu herkenden ze hem aan zijn stem, ze bleven staan, en toen de beer bij hen was, viel opeens het berevel weg en daar stond hij als een knappe kerel en hij was helemaal in 't goud gekleed. "Ik ben een koningszoon," zei hij, "en ik was betoverd door die gruwelijke dwerg, die mijn schatten had gestolen; ik moest door de bossen lopen als een wilde beer, tot zijn dood me zou verlossen, maar nu heeft hij z'n welverdiende straf."
Sneeuwwitje is met hem getrouwd, en Rozerood met zijn broer; ze deelden de schatten met elkaar, want de dwerg had alles in z'n hol gesleept. De oude moeder leefde nog heel lang en gelukkig bij haar kinderen. Maar ze nam de twee rozeboompjes mee, en die stonden voor haar venster en bloeiden jaar op jaar met de mooiste rozen, wit en rood.
Ngày xưa, có một người đàn bà góa nghèo khó sống cô quạnh trong một túp lều tranh. Trước lều tranh là một cái vườn có hai cây hồng, một cây ra hoa hồng trắng, còn cây kia lại ra hoa hồng đỏ. Bà có hai cô con gái nom đẹp như hai cây hoa hồng. Vì vậy bà đặt tên cho một cô là Bạch Tuyết và cô kia là Hồng Hoa.
Hai cô bé tính tình vui vẻ, nết na, cần cù, làm việc không hề biết mỏi, trên trần gian này thật hiếm có những đứa trẻ như vậy. Bạch Tuyết tính tình dịu dàng, thùy mị hơn Hồng Hoa. Hồng Hoa hay tung tăng chạy nhảy trên bãi cỏ và ngoài đồng để hái hoa, bắt bướm. Ngược lại, Bạch Tuyết luôn luôn ở nhà với mẹ, giúp mẹ trong công việc nội trợ, nếu không có việc gì nữa cô lấy sách đọc truyện cho mẹ nghe. Hai chị em thương yêu nhau lắm, đi đâu cũng dắt tay nhau. Khi Bạch Tuyết nói:
- Chị em chúng ta chẳng muốn sống xa nhau.
Thì Hồng Hoa nói tiếp:
- Suốt đời chúng ta chẳng muốn xa nhau.
Bà mẹ còn dặn hai con:
- Có gì ăn các con cũng phải chia nhau nhé.
Hai chị em hay đi tha thẩn chơi một mình trong rừng hái quả dâu rừng. Không có một con thú rừng nào có ý hại hai em, chúng mon men lại gần hai em; thỏ ăn lá bắp cải trên tay các em, hoẵng đứng ngay bên cạnh hai em thản nhiên gặm cỏ, hươu nhảy nhót tung tăng qua lại, chim đậu trên cành hót líu lo nghe đến vui tai. Chẳng có chuyện gì xảy ra với hai em cả, nếu hai em có mải chơi trong rừng mà trời đã tối thì hai em nằm sát bên nhau trên rêu và ngủ luôn cho đến sáng. Bà mẹ biết vậy nên cũng chẳng bận tâm lo lắng gì.
Có lần hai chị em ngủ lại trong rừng. Khi trời rạng đông hai em tỉnh giấc thì nhìn thấy một cậu bé xinh đẹp mặc quần áo trắng toát ngồi bên cạnh chỗ mình nằm. Cậu bé thấy hai cô thức giấc liền đứng dậy nhìn hai cô trìu mến và đi vào trong rừng. Hai chị em nhìn quanh thì thấy mình nằm ngủ ngay bên cạnh một vực thẳm mà đêm qua cả hai không nhìn thấy, chỉ cần bước thêm vài bước chắc chắn hai cô đã rơi xuống đấy. Nghe chuyện, mẹ bảo hai cô, chắc đó là thiên thần xuống canh cho những trẻ ngoan ngủ được yên lành.
Bạch Tuyết và Hồng Hoa chăm nom, quét tước nhà cửa sạch sẽ trông đến vui mắt. Việc thu dọn, nội trợ trong mùa hè do Hồng Hoa đảm nhận. Sáng nào cũng vậy, trước khi mẹ thức giấc, cô đã đi ra vườn hái hoa và đặt trước giường mẹ một lọ hoa có một bông hồng trắng và một bông hồng đỏ. Mùa đông thì Bạch Tuyết đốt lò sưởi, treo nồi lên bếp lửa, chiếc nồi bằng đồng thau cô đánh kỹ nên bóng nhoáng như vàng. Tối tối, khi hoa tuyết rơi, mẹ bảo:
- Bạch Tuyết, con hãy ra cài cửa lại.
Rồi ba mẹ con ngồi bên bếp lửa. Mẹ đeo kính, lấy quyển sách to đọc chuyện cho cả nhà nghe. Hai con gái vừa ngồi kéo sợi vừa nghe. Nằm cạnh đó là một con cừu con, đằng sau có một con chim bồ câu trắng đang rúc đầu vào cánh mà ngủ.
Một buổi tối, khi thấy mẹ con đang quây quần bên nhau nghe chuyện thì có tiếng gõ cửa, tiếng gõ dồn dập như người nào đó cần được vào nhà ngay. Mẹ bảo:
- Hồng Hoa, con chạy mau ra mở cửa, chắc đó là khách bộ hành tìm chỗ trú đêm đấy.
Hồng Hoa chạy ra, kéo then cài cửa, nghĩ bụng: chắc lại là một người nghèo khổ nào đó. Ai ngờ đó lại là một con gấu thò cái đầu to tướng và đen sì vào trong nhà. Hồng Hoa thét lên và lùi lại. Dê kêu be be, chim bồ câu vỗ cánh và Bạch Tuyết trốn sau giường mẹ.
Nhưng gấu lại biết nói, gấu nói:
- Các em đừng sợ, tôi không làm gì các em đâu, tôi rét cóng cả người, tôi chỉ muốn sưởi nhờ ở đây một lát.
Bà mẹ bảo gấu:
- Tội nghiệp gấu quá, lại gần lửa mà sưởi, cẩn thận kẻo cháy lông đấy.
Rồi bà gọi con:
- Bach Tuyết, Hồng Hoa, ra đi con, gấu không làm gì các con đâu, gấu rất hiền đấy.
Rồi hai em chạy lại, dần dần cừu và chim bồ câu cũng tới gần, không còn sợ gấu nữa.
Gấu nói:
- Các em hãy rũ tuyết bám ở lông xuống hộ tôi nhé.
Hai em lấy chổi, rồi quét sạch tuyết bám trên lông gấu. Gấu nằm duỗi người ra cho gần lửa, kêu gừ gừ tỏ vẻ sung sướng, dễ chịu. Chẳng mấy chốc hai em đã làm quen với gấu, đùa giỡn với người khách ngờ nghệch vụng về. Hai em lấy tay véo lông gấu, để chân lên lưng gấu, vờn gấu sang trái rồi sang phải, hoặc còn nghịch hơn là lấy cành dẻ làm roi quật gấu, và hễ gấu gừ gừ là các em cười khoái chí.
Gấu cũng thích để hai em nghịch như vậy, nhưng khi hai em nghịch quá thì gấu nói:
Bạch Tuyết, Hồng Hoa!
Đùa chơi thì được các em,
Giết người yêu quý xem chừng không nên.
Đã đến giờ ngủ, khi các em đã đi ngủ, bà mẹ bảo gấu:
- Con có thể nằm lại bên bếp lửa sưởi, tránh được giá lạnh và thời tiết xấu.
Trời vừa hửng sáng, các em mở cửa cho gấu ra, gấu đạp tuyết đi vào trong rừng.
Từ đó trở đi, tối nào cũng vậy, cứ đúng giờ ấy gấu lại tới nằm bên bếp lửa và để cho hai cô bé tha hồ đùa giỡn. Lâu dần thành thói quen, cả nhà đợi lúc nào anh chàng lông đen tới mới cài then cửa.
Mùa xuân đã đến, khắp mọi nơi cây lại xanh tươi, vào một buổi sáng, gấu nói với Bạch Tuyết:
- Bây giờ anh phải ra đi. Suốt mùa hè anh không thể lại đây được.
Bạch Tuyết hỏi:
- Thế anh đi đâu, anh gấu thân yêu?
- Anh phải vào rừng để trông coi của cải của anh kẻo những thằng lùn gian ác lấy trộm mất. Mùa đông đất rắn lại do băng giá, thì bọn lùn đành phải ở lại dưới lòng đất, không sao chui lên được. Nhưng nay mặt trời mùa xuân làm tan băng giá, đất mềm ra, chúng sẽ chui lên được và sẽ lùng sục, tìm cách ăn trộm. Cái gì đã vào tay chúng và đã nằm trong sào huyệt của chúng thì khó lòng mà lấy lại được.
Bạch Tuyết rất buồn vì phải chia tay gấu. Lúc em kéo then cài cửa và lúc gấu né người để ra cổng vì mắc chốt cửa nên trầy một miếng da, Bạch Tuyết thấy hình như có vàng lấp lánh dưới da gấu, nhưng em đâu có biết chuyện riêng của gấu. Gấu rảo bước rồi khuất bóng sau cây rừng.
Ít lâu sau mẹ sai hai em vào rừng nhặt cành cây về làm củi. Trong rừng hai em nhìn thấy một cây cổ thụ đổ nằm trên mặt đất, ở đám cỏ gần gốc cây có vật gì đó đang nhảy lên nhảy xuống. Hai em không biết là cái gì. Khi hai em lại gần thì thấy một người lùn, khuôn mặt già nua, có bộ râu dài trắng như tuyết. Râu bị mắc kẹt vào một kẽ thân cây, người lùn nhảy lung tung nhưng càng nhảy càng vướng vít, không biết cách gỡ ra sao. Hắn quắc đôi mắt đỏ ngầu nhìn hai em trừng trừng và quát:
- Tụi bây đứng đó làm gì? Sao không tới đây giúp tao một tay?
Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm gì mà đến nông nỗi vậy, bác người lùn?
Người lùn đáp:
- Cái con ngỗng ngu si, tò mò kia, tao muốn bổ cây để có củi nhỏ đun bếp, đun củi to thì cháy mất thức ăn. Chúng tao chỉ ăn có chút xíu chứ đâu phải nuốt chửng ngốn ngấu như tụi tham ăn, tham uống tụi bây. Tao đã chêm vào một cách chắc chắn, tưởng chừng mọi chuyện sẽ êm xuôi, ai ngờ cái gỗ chết tiệt kia trơn quá, chêm bị văng ra, nhanh như chớp khe gỗ khép kín lại làm cho chòm râu bạc đẹp đẽ của tao mắc kẹt lại không lôi ra được. Có thế mà tụi bây lại cười, lũ nhãi ranh ngu ngốc còn hôi sữa kia, tụi bây không biết xấu hổ hay sao?
Hai em cố hết sức, nhưng không làm sao kéo được chòm râu ra, vì nó bị kẹp chặt quá.
Hồng Hoa nói:
- Để tôi chạy đi gọi người đến giúp.
Thằng lùn khàn giọng quát:
- Đồ cừu điên dại, ai lại đi gọi người tới giúp, tụi bây hai người là thừa sức giúp rồi còn gì, tụi bây không nghĩ ra kế gì hay hơn à?
Bạch Tuyết nói:
- Bác đừng sốt ruột, tôi đã có cách.
Rồi em lấy kéo nhỏ trong túi ra và cất sát chỗ râu bị kẹt.
Thấy mình đã thoát nạn, thằng lùn nhấc chiếc bị đựng đầy vàng nằm trong đám rễ cây và càu nhàu:
- Đồ mất dạy, tụi bây cắt mất một đoạn của bộ râu kiêu hãnh của ông! Quỷ sẽ hành hạ tụi bây.
Nói rồi hắn quẩy bị lên vai đi thẳng không thèm quay lại chào hai em lấy một câu.
Sau đó ít lâu, Bạch Tuyết và Hồng Hoa muốn đi câu cá. Khi hai em tới gần bờ suối thì thấy có cái gì như con châu chấu to muốn nhảy xuống uống nước. Hai em chạy lại thì nhận ra ngay thằng lùn hôm nọ. Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm chi vậy, chắc bác không muốn nhảy xuống uống nước chứ?
Thằng lùn thét lên:
- Tao đâu có điên dại như vậy, tụi bây không mở mắt ra mà trông, con cá khốn khiếp nó tính kéo tao xuống.
Thì ra thằng lùn ngồi ăn ở đó, rồi ngồi câu cá. Nhưng không may, gió thổi cuộn luôn râu nó vào cước câu, ngay lúc đó có một con cá to cắn câu, thằng lùn không đủ sức kéo cá lên, cá khỏe hơn cứ thế kéo giật thằng lùn xuống nước. Thằng lùn đã bám lấy cỏ, sậy nhưng cũng chẳng giúp ích bao nhiêu, nó vẫn bị cá kéo và đúng lúc nó sắp bị cá kéo xuống nước, thì hai em đi tới. Hai cô bé giữ chặt dây câu nhưng không được, vì hai thứ đã rối chặt vào nhau, chả còn cách nào khác là phải dùng tới kéo, và tất nhiên một đoạn râu nữa lại bị cắt. Thằng lùn thấy vậy kêu lên:
- Đồ ranh con, có phải đó là cách chơi không, ai lại đi làm méo mó mặt mày người ta thế? Chơi thế chưa đủ hay sao, ở đằng kia tụi bây cắt đoạn dưới, giờ cắt tiếp đoạn râu đẹp nhất của tao, làm cho tao không dám để đồng bọn nhìn thấy mặt nữa. Tao cầu cho tụi bây phải chạy tới bật gót giày thì thôi.
Rồi lấy túi ngọc trai để trong đám sậy và không thèm nói thêm nửa lời, nó vác túi lên vai đi thẳng và lẩn sau một hòn đá lớn.
Một hôm khác, mẹ sai hai chị em ra tỉnh mua kim, chỉ và dây băng. Con đường qua một vùng toàn những bụi cây con thấp lè tè, nhưng đây đó thỉnh thoảng có những tảng đá lớn. Hai cô bé nhìn thấy một con chim to bay liệng mãi trên đầu mình, rồi sà xuống một phiến đá. Tức thì hai cô nghe thấy tiếng kêu cứu thảm thiết. Hai cô chạy tới và rất sợ hãi khi nhận ra đại bàng đã quặp lấy thằng lùn mà hai cô đã quen mặt. Đại bàng định tha nó đi. Hai cô gái vốn thương người vội níu chặt lấy thằng lùn, giằng co mãi cho tới khi chim phải buông mồi ra. Nhưng khi đã hoàn hồn, thằng lùn lại quay ra quát mắng:
- Chúng bay đồ hư hỏng! Đồ vụng về thô kệch! Có đời thuở nhà ai lại cứ thế mà cắm cổ kéo làm cho chiếc áo mỏng của người ta rách bươm ra thế này.
Rồi nó cắp túi ngọc, len lỏi qua các kê đá chui vào hang.
Hai cô đã quen với tính bạc bẽo của nó, cứ thế đi thẳng ra tỉnh làm cho xong phần việc mẹ giao.
Khi về hai cô cũng qua vùng đồng hoang ấy. Thằng lùn ngạc nhiên không ngờ muộn rồi mà vẫn có người đi qua. Nó đang đổ những viên ngọc ra một chỗ đất sạch. Dưới ánh nắng chiều hôm, ngọc lóng lánh tỏa muôn màu sắc làm hai cô tò mò đứng lại xem.
Thằng lùn quát:
- Chúng bay đứng đó làm gì, lũ khỉ kia.
Mặt nó vốn trông ềnh ệch nay đỏ lên vì tức giận.
Hắn toan chửi tiếp thì bỗng có tiếng gừ gừ nghe kinh hồn, một con gấu đen từ trong rừng bước ra. Thằng lùn hoảng hồn nhảy chồm dậy, tính chạy về hang nhưng không kịp, gấu đã đứng ngay bên cạnh. Thằng lùn sợ hãi, van xin:
- Ông gấu kính mến, ông tha cho tôi, tôi xin biếu tất cả châu báu, ông thấy những viên ngọc đẹp chưa. Xin ông để cho tôi sống, cái thằng nhỏ bé, gầy gò ăn không bõ nhét răng. Ông xơi hai con ranh gian xảo kia, thịt chúng mềm và béo như thịt chó đồng ấy, xin ông cứ xơi.
Gấu không thèm để ý tới những lời van xin của nó, thẳng cánh tát ho tên gian ác một cái khiến nó chết thẳng cẳng.
Hai cô gái chạy trốn, nhưng gấu gọi theo họ:
- Bạch Tuyết, Hồng Hoa ơi, đừng sợ, đợi anh đi cùng với các em.
Hai cô nhận ra tiếng gấu bèn đứng lại. Khi gấu tới gần hai cô, bỗng nhiên bộ lông gấu rơi xuống, gấu đã biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, quần áo mặc toàn bằng vàng.
Chàng trai nói:
- Anh là hoàng tử. Thằng lùn độc ác kia đã ăn trộm những của quý của anh, rồi phù phép biến anh hóa ra gấu chạy trong rừng tới khi nó chết mới được giải thoát. Giờ thì nó đã được nhận sự trừng phạt đáng với tội của nó.
Bạch Tuyết kết hôn với hoàng tử, Hồng Hoa với em hoàng tử, rồi bốn người chia nhau số của cải mà thằng lùn tha về cất giấu trong hang của nó.
Bà mẹ già còn sống nhiều năm yên vui cùng với các con gái mình. Hai cây hồng bà đem theo trồng ngay trước cửa sổ, năm nào hai cây cũng trổ những bông hoa hồng trắng và đỏ nom thật đẹp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng