Bạch Tuyết và Hoa Hồng


Branca-de-Neve e Rosa-Vermelha


Ngày xưa, có một người đàn bà góa nghèo khó sống cô quạnh trong một túp lều tranh. Trước lều tranh là một cái vườn có hai cây hồng, một cây ra hoa hồng trắng, còn cây kia lại ra hoa hồng đỏ. Bà có hai cô con gái nom đẹp như hai cây hoa hồng. Vì vậy bà đặt tên cho một cô là Bạch Tuyết và cô kia là Hồng Hoa.
Hai cô bé tính tình vui vẻ, nết na, cần cù, làm việc không hề biết mỏi, trên trần gian này thật hiếm có những đứa trẻ như vậy. Bạch Tuyết tính tình dịu dàng, thùy mị hơn Hồng Hoa. Hồng Hoa hay tung tăng chạy nhảy trên bãi cỏ và ngoài đồng để hái hoa, bắt bướm. Ngược lại, Bạch Tuyết luôn luôn ở nhà với mẹ, giúp mẹ trong công việc nội trợ, nếu không có việc gì nữa cô lấy sách đọc truyện cho mẹ nghe. Hai chị em thương yêu nhau lắm, đi đâu cũng dắt tay nhau. Khi Bạch Tuyết nói:
- Chị em chúng ta chẳng muốn sống xa nhau.
Thì Hồng Hoa nói tiếp:
- Suốt đời chúng ta chẳng muốn xa nhau.
Bà mẹ còn dặn hai con:
- Có gì ăn các con cũng phải chia nhau nhé.
Hai chị em hay đi tha thẩn chơi một mình trong rừng hái quả dâu rừng. Không có một con thú rừng nào có ý hại hai em, chúng mon men lại gần hai em; thỏ ăn lá bắp cải trên tay các em, hoẵng đứng ngay bên cạnh hai em thản nhiên gặm cỏ, hươu nhảy nhót tung tăng qua lại, chim đậu trên cành hót líu lo nghe đến vui tai. Chẳng có chuyện gì xảy ra với hai em cả, nếu hai em có mải chơi trong rừng mà trời đã tối thì hai em nằm sát bên nhau trên rêu và ngủ luôn cho đến sáng. Bà mẹ biết vậy nên cũng chẳng bận tâm lo lắng gì.
Có lần hai chị em ngủ lại trong rừng. Khi trời rạng đông hai em tỉnh giấc thì nhìn thấy một cậu bé xinh đẹp mặc quần áo trắng toát ngồi bên cạnh chỗ mình nằm. Cậu bé thấy hai cô thức giấc liền đứng dậy nhìn hai cô trìu mến và đi vào trong rừng. Hai chị em nhìn quanh thì thấy mình nằm ngủ ngay bên cạnh một vực thẳm mà đêm qua cả hai không nhìn thấy, chỉ cần bước thêm vài bước chắc chắn hai cô đã rơi xuống đấy. Nghe chuyện, mẹ bảo hai cô, chắc đó là thiên thần xuống canh cho những trẻ ngoan ngủ được yên lành.
Bạch Tuyết và Hồng Hoa chăm nom, quét tước nhà cửa sạch sẽ trông đến vui mắt. Việc thu dọn, nội trợ trong mùa hè do Hồng Hoa đảm nhận. Sáng nào cũng vậy, trước khi mẹ thức giấc, cô đã đi ra vườn hái hoa và đặt trước giường mẹ một lọ hoa có một bông hồng trắng và một bông hồng đỏ. Mùa đông thì Bạch Tuyết đốt lò sưởi, treo nồi lên bếp lửa, chiếc nồi bằng đồng thau cô đánh kỹ nên bóng nhoáng như vàng. Tối tối, khi hoa tuyết rơi, mẹ bảo:
- Bạch Tuyết, con hãy ra cài cửa lại.
Rồi ba mẹ con ngồi bên bếp lửa. Mẹ đeo kính, lấy quyển sách to đọc chuyện cho cả nhà nghe. Hai con gái vừa ngồi kéo sợi vừa nghe. Nằm cạnh đó là một con cừu con, đằng sau có một con chim bồ câu trắng đang rúc đầu vào cánh mà ngủ.
Một buổi tối, khi thấy mẹ con đang quây quần bên nhau nghe chuyện thì có tiếng gõ cửa, tiếng gõ dồn dập như người nào đó cần được vào nhà ngay. Mẹ bảo:
- Hồng Hoa, con chạy mau ra mở cửa, chắc đó là khách bộ hành tìm chỗ trú đêm đấy.
Hồng Hoa chạy ra, kéo then cài cửa, nghĩ bụng: chắc lại là một người nghèo khổ nào đó. Ai ngờ đó lại là một con gấu thò cái đầu to tướng và đen sì vào trong nhà. Hồng Hoa thét lên và lùi lại. Dê kêu be be, chim bồ câu vỗ cánh và Bạch Tuyết trốn sau giường mẹ.
Nhưng gấu lại biết nói, gấu nói:
- Các em đừng sợ, tôi không làm gì các em đâu, tôi rét cóng cả người, tôi chỉ muốn sưởi nhờ ở đây một lát.
Bà mẹ bảo gấu:
- Tội nghiệp gấu quá, lại gần lửa mà sưởi, cẩn thận kẻo cháy lông đấy.
Rồi bà gọi con:
- Bach Tuyết, Hồng Hoa, ra đi con, gấu không làm gì các con đâu, gấu rất hiền đấy.
Rồi hai em chạy lại, dần dần cừu và chim bồ câu cũng tới gần, không còn sợ gấu nữa.
Gấu nói:
- Các em hãy rũ tuyết bám ở lông xuống hộ tôi nhé.
Hai em lấy chổi, rồi quét sạch tuyết bám trên lông gấu. Gấu nằm duỗi người ra cho gần lửa, kêu gừ gừ tỏ vẻ sung sướng, dễ chịu. Chẳng mấy chốc hai em đã làm quen với gấu, đùa giỡn với người khách ngờ nghệch vụng về. Hai em lấy tay véo lông gấu, để chân lên lưng gấu, vờn gấu sang trái rồi sang phải, hoặc còn nghịch hơn là lấy cành dẻ làm roi quật gấu, và hễ gấu gừ gừ là các em cười khoái chí.
Gấu cũng thích để hai em nghịch như vậy, nhưng khi hai em nghịch quá thì gấu nói:
Bạch Tuyết, Hồng Hoa!
Đùa chơi thì được các em,
Giết người yêu quý xem chừng không nên.
Đã đến giờ ngủ, khi các em đã đi ngủ, bà mẹ bảo gấu:
- Con có thể nằm lại bên bếp lửa sưởi, tránh được giá lạnh và thời tiết xấu.
Trời vừa hửng sáng, các em mở cửa cho gấu ra, gấu đạp tuyết đi vào trong rừng.
Từ đó trở đi, tối nào cũng vậy, cứ đúng giờ ấy gấu lại tới nằm bên bếp lửa và để cho hai cô bé tha hồ đùa giỡn. Lâu dần thành thói quen, cả nhà đợi lúc nào anh chàng lông đen tới mới cài then cửa.
Mùa xuân đã đến, khắp mọi nơi cây lại xanh tươi, vào một buổi sáng, gấu nói với Bạch Tuyết:
- Bây giờ anh phải ra đi. Suốt mùa hè anh không thể lại đây được.
Bạch Tuyết hỏi:
- Thế anh đi đâu, anh gấu thân yêu?
- Anh phải vào rừng để trông coi của cải của anh kẻo những thằng lùn gian ác lấy trộm mất. Mùa đông đất rắn lại do băng giá, thì bọn lùn đành phải ở lại dưới lòng đất, không sao chui lên được. Nhưng nay mặt trời mùa xuân làm tan băng giá, đất mềm ra, chúng sẽ chui lên được và sẽ lùng sục, tìm cách ăn trộm. Cái gì đã vào tay chúng và đã nằm trong sào huyệt của chúng thì khó lòng mà lấy lại được.
Bạch Tuyết rất buồn vì phải chia tay gấu. Lúc em kéo then cài cửa và lúc gấu né người để ra cổng vì mắc chốt cửa nên trầy một miếng da, Bạch Tuyết thấy hình như có vàng lấp lánh dưới da gấu, nhưng em đâu có biết chuyện riêng của gấu. Gấu rảo bước rồi khuất bóng sau cây rừng.
Ít lâu sau mẹ sai hai em vào rừng nhặt cành cây về làm củi. Trong rừng hai em nhìn thấy một cây cổ thụ đổ nằm trên mặt đất, ở đám cỏ gần gốc cây có vật gì đó đang nhảy lên nhảy xuống. Hai em không biết là cái gì. Khi hai em lại gần thì thấy một người lùn, khuôn mặt già nua, có bộ râu dài trắng như tuyết. Râu bị mắc kẹt vào một kẽ thân cây, người lùn nhảy lung tung nhưng càng nhảy càng vướng vít, không biết cách gỡ ra sao. Hắn quắc đôi mắt đỏ ngầu nhìn hai em trừng trừng và quát:
- Tụi bây đứng đó làm gì? Sao không tới đây giúp tao một tay?
Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm gì mà đến nông nỗi vậy, bác người lùn?
Người lùn đáp:
- Cái con ngỗng ngu si, tò mò kia, tao muốn bổ cây để có củi nhỏ đun bếp, đun củi to thì cháy mất thức ăn. Chúng tao chỉ ăn có chút xíu chứ đâu phải nuốt chửng ngốn ngấu như tụi tham ăn, tham uống tụi bây. Tao đã chêm vào một cách chắc chắn, tưởng chừng mọi chuyện sẽ êm xuôi, ai ngờ cái gỗ chết tiệt kia trơn quá, chêm bị văng ra, nhanh như chớp khe gỗ khép kín lại làm cho chòm râu bạc đẹp đẽ của tao mắc kẹt lại không lôi ra được. Có thế mà tụi bây lại cười, lũ nhãi ranh ngu ngốc còn hôi sữa kia, tụi bây không biết xấu hổ hay sao?
Hai em cố hết sức, nhưng không làm sao kéo được chòm râu ra, vì nó bị kẹp chặt quá.
Hồng Hoa nói:
- Để tôi chạy đi gọi người đến giúp.
Thằng lùn khàn giọng quát:
- Đồ cừu điên dại, ai lại đi gọi người tới giúp, tụi bây hai người là thừa sức giúp rồi còn gì, tụi bây không nghĩ ra kế gì hay hơn à?
Bạch Tuyết nói:
- Bác đừng sốt ruột, tôi đã có cách.
Rồi em lấy kéo nhỏ trong túi ra và cất sát chỗ râu bị kẹt.
Thấy mình đã thoát nạn, thằng lùn nhấc chiếc bị đựng đầy vàng nằm trong đám rễ cây và càu nhàu:
- Đồ mất dạy, tụi bây cắt mất một đoạn của bộ râu kiêu hãnh của ông! Quỷ sẽ hành hạ tụi bây.
Nói rồi hắn quẩy bị lên vai đi thẳng không thèm quay lại chào hai em lấy một câu.
Sau đó ít lâu, Bạch Tuyết và Hồng Hoa muốn đi câu cá. Khi hai em tới gần bờ suối thì thấy có cái gì như con châu chấu to muốn nhảy xuống uống nước. Hai em chạy lại thì nhận ra ngay thằng lùn hôm nọ. Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm chi vậy, chắc bác không muốn nhảy xuống uống nước chứ?
Thằng lùn thét lên:
- Tao đâu có điên dại như vậy, tụi bây không mở mắt ra mà trông, con cá khốn khiếp nó tính kéo tao xuống.
Thì ra thằng lùn ngồi ăn ở đó, rồi ngồi câu cá. Nhưng không may, gió thổi cuộn luôn râu nó vào cước câu, ngay lúc đó có một con cá to cắn câu, thằng lùn không đủ sức kéo cá lên, cá khỏe hơn cứ thế kéo giật thằng lùn xuống nước. Thằng lùn đã bám lấy cỏ, sậy nhưng cũng chẳng giúp ích bao nhiêu, nó vẫn bị cá kéo và đúng lúc nó sắp bị cá kéo xuống nước, thì hai em đi tới. Hai cô bé giữ chặt dây câu nhưng không được, vì hai thứ đã rối chặt vào nhau, chả còn cách nào khác là phải dùng tới kéo, và tất nhiên một đoạn râu nữa lại bị cắt. Thằng lùn thấy vậy kêu lên:
- Đồ ranh con, có phải đó là cách chơi không, ai lại đi làm méo mó mặt mày người ta thế? Chơi thế chưa đủ hay sao, ở đằng kia tụi bây cắt đoạn dưới, giờ cắt tiếp đoạn râu đẹp nhất của tao, làm cho tao không dám để đồng bọn nhìn thấy mặt nữa. Tao cầu cho tụi bây phải chạy tới bật gót giày thì thôi.
Rồi lấy túi ngọc trai để trong đám sậy và không thèm nói thêm nửa lời, nó vác túi lên vai đi thẳng và lẩn sau một hòn đá lớn.
Một hôm khác, mẹ sai hai chị em ra tỉnh mua kim, chỉ và dây băng. Con đường qua một vùng toàn những bụi cây con thấp lè tè, nhưng đây đó thỉnh thoảng có những tảng đá lớn. Hai cô bé nhìn thấy một con chim to bay liệng mãi trên đầu mình, rồi sà xuống một phiến đá. Tức thì hai cô nghe thấy tiếng kêu cứu thảm thiết. Hai cô chạy tới và rất sợ hãi khi nhận ra đại bàng đã quặp lấy thằng lùn mà hai cô đã quen mặt. Đại bàng định tha nó đi. Hai cô gái vốn thương người vội níu chặt lấy thằng lùn, giằng co mãi cho tới khi chim phải buông mồi ra. Nhưng khi đã hoàn hồn, thằng lùn lại quay ra quát mắng:
- Chúng bay đồ hư hỏng! Đồ vụng về thô kệch! Có đời thuở nhà ai lại cứ thế mà cắm cổ kéo làm cho chiếc áo mỏng của người ta rách bươm ra thế này.
Rồi nó cắp túi ngọc, len lỏi qua các kê đá chui vào hang.
Hai cô đã quen với tính bạc bẽo của nó, cứ thế đi thẳng ra tỉnh làm cho xong phần việc mẹ giao.
Khi về hai cô cũng qua vùng đồng hoang ấy. Thằng lùn ngạc nhiên không ngờ muộn rồi mà vẫn có người đi qua. Nó đang đổ những viên ngọc ra một chỗ đất sạch. Dưới ánh nắng chiều hôm, ngọc lóng lánh tỏa muôn màu sắc làm hai cô tò mò đứng lại xem.
Thằng lùn quát:
- Chúng bay đứng đó làm gì, lũ khỉ kia.
Mặt nó vốn trông ềnh ệch nay đỏ lên vì tức giận.
Hắn toan chửi tiếp thì bỗng có tiếng gừ gừ nghe kinh hồn, một con gấu đen từ trong rừng bước ra. Thằng lùn hoảng hồn nhảy chồm dậy, tính chạy về hang nhưng không kịp, gấu đã đứng ngay bên cạnh. Thằng lùn sợ hãi, van xin:
- Ông gấu kính mến, ông tha cho tôi, tôi xin biếu tất cả châu báu, ông thấy những viên ngọc đẹp chưa. Xin ông để cho tôi sống, cái thằng nhỏ bé, gầy gò ăn không bõ nhét răng. Ông xơi hai con ranh gian xảo kia, thịt chúng mềm và béo như thịt chó đồng ấy, xin ông cứ xơi.
Gấu không thèm để ý tới những lời van xin của nó, thẳng cánh tát ho tên gian ác một cái khiến nó chết thẳng cẳng.
Hai cô gái chạy trốn, nhưng gấu gọi theo họ:
- Bạch Tuyết, Hồng Hoa ơi, đừng sợ, đợi anh đi cùng với các em.
Hai cô nhận ra tiếng gấu bèn đứng lại. Khi gấu tới gần hai cô, bỗng nhiên bộ lông gấu rơi xuống, gấu đã biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, quần áo mặc toàn bằng vàng.
Chàng trai nói:
- Anh là hoàng tử. Thằng lùn độc ác kia đã ăn trộm những của quý của anh, rồi phù phép biến anh hóa ra gấu chạy trong rừng tới khi nó chết mới được giải thoát. Giờ thì nó đã được nhận sự trừng phạt đáng với tội của nó.
Bạch Tuyết kết hôn với hoàng tử, Hồng Hoa với em hoàng tử, rồi bốn người chia nhau số của cải mà thằng lùn tha về cất giấu trong hang của nó.
Bà mẹ già còn sống nhiều năm yên vui cùng với các con gái mình. Hai cây hồng bà đem theo trồng ngay trước cửa sổ, năm nào hai cây cũng trổ những bông hoa hồng trắng và đỏ nom thật đẹp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Uma pobre viúva vivia isolada numa pequena cabana. Em seu jardim havia duas roseiras: em uma florescia rosas brancas, e, na outra, rosas vermelhas. A mulher tinha duas filhas que se pareciam com as roseiras: uma chamava-se Branca de Neve; a outra Rosa Vermelha. As crianças eram obedientes e trabalhadeiras. Branca de Neve era mais séria e mais meiga que a irmã. Rosa Vermelha gostava de correr pelos campos; Branca de Neve preferia ficar em casa ajudando a mãe. As duas crianças amavam-se muito e quando saíam juntas, andavam de mãos dadas...
Elas passeavam sozinhas na floresta, colhendo amoras. Os animais não lhes faziam mal nenhum e se aproximavam delas sem temor. Nunca lhes acontecia mal algum. Se a noite as surpreendia na floresta elas se deitavam na relva e dormiam.
Uma vez, passaram a noite na floresta e, quando a aurora as despertou, viram uma linda criança, toda vestida de branco sentada ao seu lado. A criança levantou-se, olhou com carinho para elas e desapareceu na floresta. Então viram que tinham estado deitadas à beira de um precipício e teriam caído nele se houvessem avançado mais dois passos na escuridão. Contaram o fato à mãe que lhes disse ser provavelmente o anjo da guarda que vigia as crianças.
As meninas mantinham a choupana da mãe bem limpa. Durante o verão, era Rosa Vermelha que tratava dos arranjos da casa e no inverno, era Branca de Neve. Á noite, quando a neve caía branquinha e macia, Branca de Neve fechava os ferrolhos da porta.
À noite sentavam perto da lareira e enquanto a mãe lia em voz alta num grande livro as mãozinhas das meninas fiavam; aos pés delas, deitava-se um cordeirinho, e atrás, em cima do poleiro, uma pomba muito branca dormia com a cabeça entre as asas.
Uma noite, quando estavam assim tranqüilamente, ouviram bater à porta e a mãe mandou Rosa Vermelha abrir a porta pois devia ser alguém procurando abrigo.
Ao abrir a porta Rosa Vermelha ... um enorme urso que meteu a grande cabeça ... através da abertura da porta. Ela soltou um grito e correu para o quarto; o cordeirinho pôs-se a balir, a pomba a voar, e Branca de Neve se escondeu atrás da cama da mãe.
-Não tenham medo, - falou o urso - Estou gelado me deixem aquecer perto da lareira.
-Pobre animal, disse a mãe, - chega perto do fogo, mas cuidado para não se queimar.
Então a mãe chamou as meninas. Elas voltaram e, pouco a pouco, aproximaram-se o cordeirinho e a pomba, sem medo.
-Meninas, disse o urso –por favor tirem a neve que tenho nas costas!
As meninas pegaram a vassoura e limparam o seu pelo; em seguida, o urso estendeu-se diante do fogo, grunhindo satisfeito. Não demorou muito, ela puseram-se a brincar com ele. Puxavam o pelo com as mãos, trepavam nas suas costas ou batiam nele com uma varinha de nogueira. Ele só reclamou quando elas se excederam.
- Rosa Vermelha e Branca de Neve, ele disse – tratem o pretendente como se deve!
Quando chegou a hora de dormir e as meninas foram deitar-se, a mãe disse ao urso:
-Fique perto do fogo e você estará ao abrigo do frio e do mau tempo.
Logo que amanheceu, as meninas abriram a porta ao urso e ele se foi para a floresta, trotando sobre a neve. A partir desse dia, ele voltou todas as noites, à mesma hora. Estendia-se diante do fogo e elas brincavam com ele.
Chega a primavera e tudo se cobre de verde, então o urso disse a Branca de Neve que tinha que ir embora e não voltaria durante o verão, pois tinha que proteger seus tesouros dos maus anões. No inverno eles permaneciam nas tocas; mas quando o sol derrete a neve eles saem e roubam tudo o que podem; escondendo em suas cavernas.
Ela ficou muito triste e quando abriu a porta para o urso passar, ele esfolou a pele na lingüeta da fechadura, e Branca de Neve viu o brilho de ouro, mas não teve certeza.
Algum tempo depois, a mãe mandou as meninas apanharem gravetos na floresta. Lá chegando, viram uma árvore caída ao solo, e no tronco, entre a relva, qualquer coisa se agitava, pulando de um lado para o outro. Ao se aproximaram, viram um anão de rosto acinzentado, envelhecido e enrugado, com uma barba branca muito comprida. A ponta da barba estava presa numa fenda da árvore. Ao vê-lo Rosa Vermelha perguntou como sua barba ficara presa na árbore.
-Sua estúpida!- respondeu o anão; - eu quis partir esta árvore para ter lenha miúda na cozinha, porque, com pedaços grandes, o pouco que pomos nas panelas queima logo; nós não precisamos de tanta comida como vocês, gente estúpida e glutona! Tinha introduzido a minha cunha no tronco, mas a maldita madeira é muito lisa, a cunha saltou e a árvore fechou-se tão depressa prendendo minha linda barba. Riem suas bobonas!
As meninas fizeram muitas força para livrar o homenzinho, mas não conseguiram desprender a barba, então Rosa Vermelha disse que precisariam de ajuda.
-Suas burras, - estrilou o anão, - Chamar mais gente? Não podem ter uma idéia melhor?
-Não fique nervoso, - disse Branca de Neve. - Vou resolver isto.
Tirou do bolso uma tesourinha e cortou a ponta da barba. Ao se ver livre, o anão agarrou um saco cheio de ouro oculto nas raízes da árvore e, pôs às costas, sem agradecer, saiu resmungando:
-Suas brutas! Cortaram-me a ponta de minha barba! O diabo que vos recompense!
Passado algum tempo, Branca de Neve e Rosa Vermelha foram pescar peixes para o jantar. Quando chegaram perto do rio, viram uma espécie de gafanhoto grande saltitando à beira d'água. Correram até lá e reconheceram o anão.
Rosa Vermelha perguntou; - você não quer se jogar na água?
-Não sou tão burro! - gritou o anão. – É esse maldito peixe que me arrasta para a água.
Para pescar o anão lançou a linha, mas o vento enroscou sua barba na linha e, nesse momento, um grande peixe mordeu a isca do anzol e suas forças não eram suficientes para mantê-lo fora da água, mesmo agarrando-se aos ramos.
As meninas seguraram o anão para desembaraçar sua barba, mas foi necessário usar mais uma vez à tesourinha e cortar outro pedaço da barba. Ele gritou, zangado:
-Isso é modo, suas patas chocas, de desfigurar a cara de uma pessoa? Já não bastava cortarem minha barba da outra vez, agora cortaram a parte mais bonita!
Pegando um saco de pérolas, escondido numa touceira ele sumiu atrás de uma pedra.
Pouco tempo depois, a mãe mandou as meninas à cidade comprar linha, agulhas, cordões e fitas. O caminho serpeava por uma planície de rochedos. Lá viram um grande pássaro pairando no ar, que depois de descrever um círculo cada vez menor, foi descendo, até cair sobre um rochedo não muito distante. No mesmo instante ouviram um grito. Correram e viram com horror que a águia segurava nas garras o seu velho conhecido, o anão, e se dispunha a carregá-lo pelos ares. As meninas seguraram o anão com todas as forças, e puxa de cá e puxa de lá, por fim a águia teve de largar a presa. Quando o anão voltou a si do susto, gritou-lhes com voz esganiçada:
-Não podem me tratar com mais cuidado? Estragaram o meu casaco! Suas, palermas!
Depois pegou um saco cheio de pedras preciosas e deslizou para dentro da toca, entre os rochedos.Sem se incomodar com sua ingratidão, elas foram pra cidade.
Ao regressarem pela floresta, elas surpreenderam o anão, que tinha despejado o saco de pedras preciosas num lugar limpinho. Os raios do sol caiam sobre as pedras, fazendo-as brilhar tanto, que as meninas, deslumbradas, pararam para as admirar.
-Que fazem aí de boca aberta? - berrou o anão; seu rosto acinzentado estava vermelho de raiva. Ia continuar xingando, quando se ouviu um grunhido surdo e, um enorme urso negro saiu da floresta.
O anão deu um pulo de medo, mas não teve tempo de alcançar um esconderijo: o urso cortou-lhe o caminho. Então ele implorou:
-Querido urso eu lhe darei todos os meus tesouros! Deixe eu viver! Você nem me sentirá entre seus dentes. Pegue essas duas meninas gordinhas para o seu estômago!
O urso não ouviu suas palavras; deu-lhe uma forte patada que o estendeu no chão.
As meninas fugiram, mas o urso chamou os seus nomes e elas reconheceram a sua voz e pararam. Quando o urso as alcançou, caiu a sua pele e, surgiu um formoso rapaz, todo vestido de trajes dourados.
-Sou filho de poderoso rei, - disse ele - este anão mau me condenou a vagar pela floresta sob a forma um urso depois de ter roubado os meus tesouros e só com sua morte eu poderia me libertar.
Branca de Neve, pouco tempo depois, casou com o príncipe e Rosa Vermelha com seu irmão. Partilharam, entre todos, os tesouros que o anão tinha acumulado na caverna e a velha mãe viveu ainda muitos anos tranqüila e feliz junto de suas queridas filhas e as duas roseiras que foram plantadas diante da janela dos seus aposentos. E todos os anos elas continuaram a dar as mais lindas rosas brancas e vermelhas.