Bạch Tuyết và Hoa Hồng


Karbeyazı ile Gülkırmızısı


Ngày xưa, có một người đàn bà góa nghèo khó sống cô quạnh trong một túp lều tranh. Trước lều tranh là một cái vườn có hai cây hồng, một cây ra hoa hồng trắng, còn cây kia lại ra hoa hồng đỏ. Bà có hai cô con gái nom đẹp như hai cây hoa hồng. Vì vậy bà đặt tên cho một cô là Bạch Tuyết và cô kia là Hồng Hoa.
Hai cô bé tính tình vui vẻ, nết na, cần cù, làm việc không hề biết mỏi, trên trần gian này thật hiếm có những đứa trẻ như vậy. Bạch Tuyết tính tình dịu dàng, thùy mị hơn Hồng Hoa. Hồng Hoa hay tung tăng chạy nhảy trên bãi cỏ và ngoài đồng để hái hoa, bắt bướm. Ngược lại, Bạch Tuyết luôn luôn ở nhà với mẹ, giúp mẹ trong công việc nội trợ, nếu không có việc gì nữa cô lấy sách đọc truyện cho mẹ nghe. Hai chị em thương yêu nhau lắm, đi đâu cũng dắt tay nhau. Khi Bạch Tuyết nói:
- Chị em chúng ta chẳng muốn sống xa nhau.
Thì Hồng Hoa nói tiếp:
- Suốt đời chúng ta chẳng muốn xa nhau.
Bà mẹ còn dặn hai con:
- Có gì ăn các con cũng phải chia nhau nhé.
Hai chị em hay đi tha thẩn chơi một mình trong rừng hái quả dâu rừng. Không có một con thú rừng nào có ý hại hai em, chúng mon men lại gần hai em; thỏ ăn lá bắp cải trên tay các em, hoẵng đứng ngay bên cạnh hai em thản nhiên gặm cỏ, hươu nhảy nhót tung tăng qua lại, chim đậu trên cành hót líu lo nghe đến vui tai. Chẳng có chuyện gì xảy ra với hai em cả, nếu hai em có mải chơi trong rừng mà trời đã tối thì hai em nằm sát bên nhau trên rêu và ngủ luôn cho đến sáng. Bà mẹ biết vậy nên cũng chẳng bận tâm lo lắng gì.
Có lần hai chị em ngủ lại trong rừng. Khi trời rạng đông hai em tỉnh giấc thì nhìn thấy một cậu bé xinh đẹp mặc quần áo trắng toát ngồi bên cạnh chỗ mình nằm. Cậu bé thấy hai cô thức giấc liền đứng dậy nhìn hai cô trìu mến và đi vào trong rừng. Hai chị em nhìn quanh thì thấy mình nằm ngủ ngay bên cạnh một vực thẳm mà đêm qua cả hai không nhìn thấy, chỉ cần bước thêm vài bước chắc chắn hai cô đã rơi xuống đấy. Nghe chuyện, mẹ bảo hai cô, chắc đó là thiên thần xuống canh cho những trẻ ngoan ngủ được yên lành.
Bạch Tuyết và Hồng Hoa chăm nom, quét tước nhà cửa sạch sẽ trông đến vui mắt. Việc thu dọn, nội trợ trong mùa hè do Hồng Hoa đảm nhận. Sáng nào cũng vậy, trước khi mẹ thức giấc, cô đã đi ra vườn hái hoa và đặt trước giường mẹ một lọ hoa có một bông hồng trắng và một bông hồng đỏ. Mùa đông thì Bạch Tuyết đốt lò sưởi, treo nồi lên bếp lửa, chiếc nồi bằng đồng thau cô đánh kỹ nên bóng nhoáng như vàng. Tối tối, khi hoa tuyết rơi, mẹ bảo:
- Bạch Tuyết, con hãy ra cài cửa lại.
Rồi ba mẹ con ngồi bên bếp lửa. Mẹ đeo kính, lấy quyển sách to đọc chuyện cho cả nhà nghe. Hai con gái vừa ngồi kéo sợi vừa nghe. Nằm cạnh đó là một con cừu con, đằng sau có một con chim bồ câu trắng đang rúc đầu vào cánh mà ngủ.
Một buổi tối, khi thấy mẹ con đang quây quần bên nhau nghe chuyện thì có tiếng gõ cửa, tiếng gõ dồn dập như người nào đó cần được vào nhà ngay. Mẹ bảo:
- Hồng Hoa, con chạy mau ra mở cửa, chắc đó là khách bộ hành tìm chỗ trú đêm đấy.
Hồng Hoa chạy ra, kéo then cài cửa, nghĩ bụng: chắc lại là một người nghèo khổ nào đó. Ai ngờ đó lại là một con gấu thò cái đầu to tướng và đen sì vào trong nhà. Hồng Hoa thét lên và lùi lại. Dê kêu be be, chim bồ câu vỗ cánh và Bạch Tuyết trốn sau giường mẹ.
Nhưng gấu lại biết nói, gấu nói:
- Các em đừng sợ, tôi không làm gì các em đâu, tôi rét cóng cả người, tôi chỉ muốn sưởi nhờ ở đây một lát.
Bà mẹ bảo gấu:
- Tội nghiệp gấu quá, lại gần lửa mà sưởi, cẩn thận kẻo cháy lông đấy.
Rồi bà gọi con:
- Bach Tuyết, Hồng Hoa, ra đi con, gấu không làm gì các con đâu, gấu rất hiền đấy.
Rồi hai em chạy lại, dần dần cừu và chim bồ câu cũng tới gần, không còn sợ gấu nữa.
Gấu nói:
- Các em hãy rũ tuyết bám ở lông xuống hộ tôi nhé.
Hai em lấy chổi, rồi quét sạch tuyết bám trên lông gấu. Gấu nằm duỗi người ra cho gần lửa, kêu gừ gừ tỏ vẻ sung sướng, dễ chịu. Chẳng mấy chốc hai em đã làm quen với gấu, đùa giỡn với người khách ngờ nghệch vụng về. Hai em lấy tay véo lông gấu, để chân lên lưng gấu, vờn gấu sang trái rồi sang phải, hoặc còn nghịch hơn là lấy cành dẻ làm roi quật gấu, và hễ gấu gừ gừ là các em cười khoái chí.
Gấu cũng thích để hai em nghịch như vậy, nhưng khi hai em nghịch quá thì gấu nói:
Bạch Tuyết, Hồng Hoa!
Đùa chơi thì được các em,
Giết người yêu quý xem chừng không nên.
Đã đến giờ ngủ, khi các em đã đi ngủ, bà mẹ bảo gấu:
- Con có thể nằm lại bên bếp lửa sưởi, tránh được giá lạnh và thời tiết xấu.
Trời vừa hửng sáng, các em mở cửa cho gấu ra, gấu đạp tuyết đi vào trong rừng.
Từ đó trở đi, tối nào cũng vậy, cứ đúng giờ ấy gấu lại tới nằm bên bếp lửa và để cho hai cô bé tha hồ đùa giỡn. Lâu dần thành thói quen, cả nhà đợi lúc nào anh chàng lông đen tới mới cài then cửa.
Mùa xuân đã đến, khắp mọi nơi cây lại xanh tươi, vào một buổi sáng, gấu nói với Bạch Tuyết:
- Bây giờ anh phải ra đi. Suốt mùa hè anh không thể lại đây được.
Bạch Tuyết hỏi:
- Thế anh đi đâu, anh gấu thân yêu?
- Anh phải vào rừng để trông coi của cải của anh kẻo những thằng lùn gian ác lấy trộm mất. Mùa đông đất rắn lại do băng giá, thì bọn lùn đành phải ở lại dưới lòng đất, không sao chui lên được. Nhưng nay mặt trời mùa xuân làm tan băng giá, đất mềm ra, chúng sẽ chui lên được và sẽ lùng sục, tìm cách ăn trộm. Cái gì đã vào tay chúng và đã nằm trong sào huyệt của chúng thì khó lòng mà lấy lại được.
Bạch Tuyết rất buồn vì phải chia tay gấu. Lúc em kéo then cài cửa và lúc gấu né người để ra cổng vì mắc chốt cửa nên trầy một miếng da, Bạch Tuyết thấy hình như có vàng lấp lánh dưới da gấu, nhưng em đâu có biết chuyện riêng của gấu. Gấu rảo bước rồi khuất bóng sau cây rừng.
Ít lâu sau mẹ sai hai em vào rừng nhặt cành cây về làm củi. Trong rừng hai em nhìn thấy một cây cổ thụ đổ nằm trên mặt đất, ở đám cỏ gần gốc cây có vật gì đó đang nhảy lên nhảy xuống. Hai em không biết là cái gì. Khi hai em lại gần thì thấy một người lùn, khuôn mặt già nua, có bộ râu dài trắng như tuyết. Râu bị mắc kẹt vào một kẽ thân cây, người lùn nhảy lung tung nhưng càng nhảy càng vướng vít, không biết cách gỡ ra sao. Hắn quắc đôi mắt đỏ ngầu nhìn hai em trừng trừng và quát:
- Tụi bây đứng đó làm gì? Sao không tới đây giúp tao một tay?
Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm gì mà đến nông nỗi vậy, bác người lùn?
Người lùn đáp:
- Cái con ngỗng ngu si, tò mò kia, tao muốn bổ cây để có củi nhỏ đun bếp, đun củi to thì cháy mất thức ăn. Chúng tao chỉ ăn có chút xíu chứ đâu phải nuốt chửng ngốn ngấu như tụi tham ăn, tham uống tụi bây. Tao đã chêm vào một cách chắc chắn, tưởng chừng mọi chuyện sẽ êm xuôi, ai ngờ cái gỗ chết tiệt kia trơn quá, chêm bị văng ra, nhanh như chớp khe gỗ khép kín lại làm cho chòm râu bạc đẹp đẽ của tao mắc kẹt lại không lôi ra được. Có thế mà tụi bây lại cười, lũ nhãi ranh ngu ngốc còn hôi sữa kia, tụi bây không biết xấu hổ hay sao?
Hai em cố hết sức, nhưng không làm sao kéo được chòm râu ra, vì nó bị kẹp chặt quá.
Hồng Hoa nói:
- Để tôi chạy đi gọi người đến giúp.
Thằng lùn khàn giọng quát:
- Đồ cừu điên dại, ai lại đi gọi người tới giúp, tụi bây hai người là thừa sức giúp rồi còn gì, tụi bây không nghĩ ra kế gì hay hơn à?
Bạch Tuyết nói:
- Bác đừng sốt ruột, tôi đã có cách.
Rồi em lấy kéo nhỏ trong túi ra và cất sát chỗ râu bị kẹt.
Thấy mình đã thoát nạn, thằng lùn nhấc chiếc bị đựng đầy vàng nằm trong đám rễ cây và càu nhàu:
- Đồ mất dạy, tụi bây cắt mất một đoạn của bộ râu kiêu hãnh của ông! Quỷ sẽ hành hạ tụi bây.
Nói rồi hắn quẩy bị lên vai đi thẳng không thèm quay lại chào hai em lấy một câu.
Sau đó ít lâu, Bạch Tuyết và Hồng Hoa muốn đi câu cá. Khi hai em tới gần bờ suối thì thấy có cái gì như con châu chấu to muốn nhảy xuống uống nước. Hai em chạy lại thì nhận ra ngay thằng lùn hôm nọ. Hồng Hoa hỏi:
- Bác làm chi vậy, chắc bác không muốn nhảy xuống uống nước chứ?
Thằng lùn thét lên:
- Tao đâu có điên dại như vậy, tụi bây không mở mắt ra mà trông, con cá khốn khiếp nó tính kéo tao xuống.
Thì ra thằng lùn ngồi ăn ở đó, rồi ngồi câu cá. Nhưng không may, gió thổi cuộn luôn râu nó vào cước câu, ngay lúc đó có một con cá to cắn câu, thằng lùn không đủ sức kéo cá lên, cá khỏe hơn cứ thế kéo giật thằng lùn xuống nước. Thằng lùn đã bám lấy cỏ, sậy nhưng cũng chẳng giúp ích bao nhiêu, nó vẫn bị cá kéo và đúng lúc nó sắp bị cá kéo xuống nước, thì hai em đi tới. Hai cô bé giữ chặt dây câu nhưng không được, vì hai thứ đã rối chặt vào nhau, chả còn cách nào khác là phải dùng tới kéo, và tất nhiên một đoạn râu nữa lại bị cắt. Thằng lùn thấy vậy kêu lên:
- Đồ ranh con, có phải đó là cách chơi không, ai lại đi làm méo mó mặt mày người ta thế? Chơi thế chưa đủ hay sao, ở đằng kia tụi bây cắt đoạn dưới, giờ cắt tiếp đoạn râu đẹp nhất của tao, làm cho tao không dám để đồng bọn nhìn thấy mặt nữa. Tao cầu cho tụi bây phải chạy tới bật gót giày thì thôi.
Rồi lấy túi ngọc trai để trong đám sậy và không thèm nói thêm nửa lời, nó vác túi lên vai đi thẳng và lẩn sau một hòn đá lớn.
Một hôm khác, mẹ sai hai chị em ra tỉnh mua kim, chỉ và dây băng. Con đường qua một vùng toàn những bụi cây con thấp lè tè, nhưng đây đó thỉnh thoảng có những tảng đá lớn. Hai cô bé nhìn thấy một con chim to bay liệng mãi trên đầu mình, rồi sà xuống một phiến đá. Tức thì hai cô nghe thấy tiếng kêu cứu thảm thiết. Hai cô chạy tới và rất sợ hãi khi nhận ra đại bàng đã quặp lấy thằng lùn mà hai cô đã quen mặt. Đại bàng định tha nó đi. Hai cô gái vốn thương người vội níu chặt lấy thằng lùn, giằng co mãi cho tới khi chim phải buông mồi ra. Nhưng khi đã hoàn hồn, thằng lùn lại quay ra quát mắng:
- Chúng bay đồ hư hỏng! Đồ vụng về thô kệch! Có đời thuở nhà ai lại cứ thế mà cắm cổ kéo làm cho chiếc áo mỏng của người ta rách bươm ra thế này.
Rồi nó cắp túi ngọc, len lỏi qua các kê đá chui vào hang.
Hai cô đã quen với tính bạc bẽo của nó, cứ thế đi thẳng ra tỉnh làm cho xong phần việc mẹ giao.
Khi về hai cô cũng qua vùng đồng hoang ấy. Thằng lùn ngạc nhiên không ngờ muộn rồi mà vẫn có người đi qua. Nó đang đổ những viên ngọc ra một chỗ đất sạch. Dưới ánh nắng chiều hôm, ngọc lóng lánh tỏa muôn màu sắc làm hai cô tò mò đứng lại xem.
Thằng lùn quát:
- Chúng bay đứng đó làm gì, lũ khỉ kia.
Mặt nó vốn trông ềnh ệch nay đỏ lên vì tức giận.
Hắn toan chửi tiếp thì bỗng có tiếng gừ gừ nghe kinh hồn, một con gấu đen từ trong rừng bước ra. Thằng lùn hoảng hồn nhảy chồm dậy, tính chạy về hang nhưng không kịp, gấu đã đứng ngay bên cạnh. Thằng lùn sợ hãi, van xin:
- Ông gấu kính mến, ông tha cho tôi, tôi xin biếu tất cả châu báu, ông thấy những viên ngọc đẹp chưa. Xin ông để cho tôi sống, cái thằng nhỏ bé, gầy gò ăn không bõ nhét răng. Ông xơi hai con ranh gian xảo kia, thịt chúng mềm và béo như thịt chó đồng ấy, xin ông cứ xơi.
Gấu không thèm để ý tới những lời van xin của nó, thẳng cánh tát ho tên gian ác một cái khiến nó chết thẳng cẳng.
Hai cô gái chạy trốn, nhưng gấu gọi theo họ:
- Bạch Tuyết, Hồng Hoa ơi, đừng sợ, đợi anh đi cùng với các em.
Hai cô nhận ra tiếng gấu bèn đứng lại. Khi gấu tới gần hai cô, bỗng nhiên bộ lông gấu rơi xuống, gấu đã biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, quần áo mặc toàn bằng vàng.
Chàng trai nói:
- Anh là hoàng tử. Thằng lùn độc ác kia đã ăn trộm những của quý của anh, rồi phù phép biến anh hóa ra gấu chạy trong rừng tới khi nó chết mới được giải thoát. Giờ thì nó đã được nhận sự trừng phạt đáng với tội của nó.
Bạch Tuyết kết hôn với hoàng tử, Hồng Hoa với em hoàng tử, rồi bốn người chia nhau số của cải mà thằng lùn tha về cất giấu trong hang của nó.
Bà mẹ già còn sống nhiều năm yên vui cùng với các con gái mình. Hai cây hồng bà đem theo trồng ngay trước cửa sổ, năm nào hai cây cũng trổ những bông hoa hồng trắng và đỏ nom thật đẹp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Fakir bir dul kadın tek başına bir kulübede yaşıyordu. Evinin önündeki bahçede iki tane gül fidanı bulunuyordu; biri beyaz, öbürü kırmızı gül veriyordu. Kadının iki kızı vardı ki, onlar da bu gül fidanlarına benziyordu. Hatta birinin adı Karbeyazı, öbürünün adı Gülkırmızısı'ydı. İkisi de o kadar dürüst, çalışkan ve iyi kızlardı ki! Yalnız Kar- beyazı Gülkırmızısı'na göre daha sakin ve uysaldı. Gülkırmızısı hep kırlara çıkar, çiçek toplar ve ötücü kuşlar yakalardı. Karbeyazı'ysa evde, annesinin yanında oturur, ev işlerinde yardım eder, hiç işi olmazsa ona kitap okurdu.
İki kardeş birbirini çok seviyordu. Sokağa çıktıkları zaman hep el ele tutuşup yürürlerdi. Karbeyazı ne zaman, "Biz hiç ayrılmayacağız" dese Gülkırmızısı hemen "Yaşadığımız sürece" diye eklerdi. Anneleri de "Her şeyiniz ortak olsun" derdi. Sık sık ormana gidip çilek toplarlardı; hiçbir hayvan onlara zarar vermezdi. Tam tersine, tavşan lahana yaprağını onların elinden yerdi, ceylan hep yanlarında otlar, geyik de o arada neşeli sıçrayışlar yapar, kuşlar da ağaç dallarına tüneyerek bildikleri şarkıları söylerlerdi. Ormanda geç vakit kalsalar bile başlarına hiç kötü bir şey gelmezdi. Karanlık basınca birbirlerine sokularak yosunların üstünde sabaha kadar yatıp uyurlardı. Anneleri hiç merak etmezdi.
Bir keresinde geceyi yine ormanda geçirdiler. Sabah uyandıklarında karşılarında parlak ve beyaz giysiler giymiş bir çocuk gördüler. Çocuk ayakta durdu, onlara dostça baktı, ama sonra hiçbir şey söylemeden ormana daldı. Etrafa bakındıklarında kendilerinin büyük bir uçurumun hemen kenarında olduklarını gördüler; yani birkaç adım daha atsalar, aşağı düşmeleri işten değildi! Anneleri onun, iyi kalpli çocukları koruyan bir melek olduğunu söyledi.
İki kardeş annelerinin evini o kadar temiz tutuyorlardı ki, içeri girip bakmak insana zevk veriyordu.
Yazları eve Gülkırmızısı bakıyordu ve her sabah annesinin yatağına, o kalkmadan önce, bir demet çiçek getiriyordu; demette her fidandan koparılmış birer gül oluyordu.
Kışın da Karbeyazı sobayı yakıyor, sonra da su dolu kazanı üzerine yerleştiriyordu. Bu kazan pirinçtendi, onu parlatmak ve altın gibi pırıl pırıl yapmak da Karbeyazı'nın işiydi. Sonra ocak başına geçip otururlar, anneleri de gözlüğünü takarak koca bir kitaptan öyküler okurdu. Kızlar da bunu dinlerken iplik eğirirlerdi. Hemen yanlarında, yerde bir kuzu yatardı; duvara yanlamasına sokulmuş bir sopada tünemiş beyaz bir güvercin başını kanatlarına sokardı hep.
Bir akşam böyle hep birlikte otururlarken kapı çalındı. Biri içeri girmek ister gibiydi.
Anneleri, "Gülkırmızısı, git hemen kapıyı aç. Tanrı misafiri olmalı, herhalde yolunu şaşırdı" dedi.
Kız gidip kapının sürgüsünü yana sürerken, herhalde fakir bir adamdır diye aklından geçirdi. Ama gelen bir ayıydı, siyah tüylü kocaman kafasını kapıdan içeri soktu.
Gülkırmızısı haykırarak geri çekildi; kuzu meledi, güvercin kanat çırptı ve Karbeyazı annesinin yatağının arkasına saklandı.
Ama ayı konuşmaya başladı. "Korkmayın, size bir şey yapacak değilim; soğuktan donuyorum, yanınızda biraz ısınmak istiyorum" dedi.
"Zavallı ayı, gel şöyle ateşin yanına. Ama dikkat et, postun yanmasın" diyen anneleri her iki kıza şöyle seslendi: "Karbeyazı, Gülkırmızısı, gelin buraya, ayı size bir şey yapmayacak; iyi niyetliymiş!"
İki kız ağır ağır ona yaklaştı; kuzu da, güvercin de korkularını yendi. Ayı şöyle dedi: "Çocuklar, şu üzerimdeki karları silkelesenize?"
Çocuklar ellerine geçirdikleri süpürgelerle ayının postunu kardan temizlediler; o da ocak başına geçip keyif çıkarırken zevkle homurdandı.
Çok geçmeden kaynaştılar ve bu çaresiz misafiri ehlileştirdiler. Elleriyle postunu çekiştirdiler, ayaklarını sırtına dayadılar, onu yerde yuvarladılar; homurdandığı zaman sopa attılar.
Ayı bunlara seve seve katlandı. Ama kendisini çok kızdırdıkları zaman şöyle seslendi:
Bırakın beni, çocuklar,
Karbeyazı, Gülkırmızısı!
Canımı yakıyor bazısı.
Yatma vakti geldiğinde kızlar yataklarına yattı; kadın ayıya, "Sen ocak başında yat, dışarıda hava berbat; burada ısınırsın" dedi.
Ertesi sabah çocuklar onu dışarı bıraktı ve ayı karlar üzerinden pat pat yürüyerek ormana daldı.
O günden sonra ayı her akşam belli bir saatte geldi, ocak başına geçti, arada bir çocuklarla oynadı. Çocuklar ona o kadar alıştı ki! Bu koca adam gelinceye kadar sokak kapısını hep açık tuttular.
İlkbahar gelip de her yer yeşillenince ayı bir sabah Karbeyazı'ma, "Artık gitmem gerek, bütün bir yaz burada olmayacağım" dedi.
"Nereye gideceksin, sevgili ayı?" diye sordu kız.
"Ormana gidip hazinemi oradaki cücelerden korumam gerekiyor. Kışları, toprak soğuk olduğu sürece o cüceler hep toprak altındadır, kazıp dışarı çıkamazlar. Ama güneş çıkıp da toprağı ısıtmaya başlayınca hemen ortaya çıkarlar; herkesin işine burunlarını sokarlar, hırsızlık yaparlar; çaldıkları şeyleri toprak altındaki mağaralarına götürdüler mi onları bir daha göremezsin" dedi ayı.
Vedalaşırken kız çok üzüldü. Kapının sürgüsünü yana çekti, ayı oradan geçerken kapıya sürtündü ve derisinin bir parçası soyuldu. Karbeyazı sanki altın görmüş gibi oldu, ama pek emin olamadı. Ayı hemen oradan uzaklaştı ve çok geçmeden ağaçlar arasında kayboldu.
Bir süre sonra anneleri her iki kızı çalı çırpı toplamaları için ormana gönderdi. Kızlar orada büyük bir ağaç gördüler; bu ağaç yere kadar eğilmişti ve gövdesinin yakınında bir oraya bir buraya zıplayan bir şey vardı. Bunun ne olduğunu anlamadılar, ama yanına yaklaştıklarında buruşuk suratlı, çok uzun ve bembeyaz sakallı bir cüce gördüler. Sakalının ucu ağacın yarıklarından birine sıkışmıştı ve cüce ipe bağlı köpek yavrusu gibi, oraya buraya sıçrıyor ve ne yapacağını bilemiyordu.
Kızları görünce kan çanağına dönmüş patlak gözlerini onlara çevirerek haykırdı: "Ne duruyorsunuz orda öyle! Gelip bana yardım etsenize!"
"Ne yaptın ki sen, ufaklık?" diye sordu Gülkırmızısı.
"Aptal, kaz kafalı, sen de" diye cevap verdi cüce: "Yemek pişirmek için ufak bir parça odun kesecektim sadece. Evde biri var, pek yemek yemiyor; sizler gibi arsız değil o. Kamayı tam yerine sokup yerleştirdim, ama uğursuz ağaç birden devriliverdi, o güzel ve bembeyaz sakalımı kurtaramadım; oraya sıkıştı kaldı, ben de bir yere gidemiyorum işte! Sizler de utanmadan gülüyorsunuz bana! Çok ayıp! Çok çirkin!"
Her iki çocuk, cücenin sakalını kurtarmak için ne kadar uğraştılarsa da başaramadılar; öyle bir sıkışmıştı ki!
"Ben gidip yardım getireyim" dedi Gülkırmızısı.
"Ne koyun kafalıymışsınız be" diye homurdandı cüce: "Ne diye adam getireceksiniz? Siz ikiniz yetersiniz; aklınıza hiç mi başka bir şey gelmiyor?"
"Dur bakalım, sabırlı ol" dedi Karbeyazı. "Ben bir çare buldum!"
Böyle diyerek cebinden çıkardığı makasıyla cücenin sakalının ucunu kesti.
Cüce serbest kalır kalmaz ağacın köküne sıkışıp kalan bir zembili çekip aldı; bunun içi altın doluydu! Onu sırtladıktan sonra kendi kendine şöyle homurdandı: "Küstahlar! O güzelim sakalımı nasıl da kestiler! Lanet olsun!"
Ve çocukların yüzüne bile bakmadan çekip gitti.
Daha sonra Karbeyazı ile Gülkırmızısı balık avına çıktılar. Dere kenarına vardıklarında suya sıçramaya çalışan koskoca bir çekirge gördüler. Yanına yaklaştılar ve cüceyi tanıdılar.
"Nereye böyle?" diye sordu Gülkırmızısı, "Yoksa suya mı atlayacaksın?"
"Enayi miyim ben?" diye haykırdı cüce. "Görmüyor musunuz, şu lanet olası balık beni suya çekmek istiyor!"
Daha önce cüce orada oltasıyla balık avlarken birden rüzgâr çıkmış ve sakalını oltasına dolamıştı. Derken koskoca bir balık çıkagelmiş ve onu sakalından yakalamıştı. Bizim yaratık gitgide güçsüzleşmiş ve balık kumandayı ele almıştı. Cüce çimenlere ve sazlıklara ne kadar sarıldıysa da yararı olmadı. Balık ne yaptıysa ona uymak zorunda kaldı. Bu arada sakalı iyice oltaya dolandı. Kızın başka çaresi kalmadı. Cebinden çıkardığı makasıyla cücenin sakalını kesti; bu arada kendi saçından da biraz kesiverdi.
Cüce haykırdı: "Küstahlar, güzel yüzümü mahvettiniz. Önce sakalımın ucunu daha sonra da en güzel kısmını kestiniz! Ben şimdi nasıl hanımın yüzüne bakacağım? Hadi, tabanları yağlayın şimdi!"
Ve sazların arasındaki içi inci dolu zembilini sırtladığı gibi oradan uzaklaştı ve bir kayanın arkasında kayboldu.
Derken günün birinde anneleri iki kızı iğne, iplik, sicim ve şerit satın almak üzere şehre gönderdi. Yolları bir otlaktan geçti, ama burada her yere taş atılmıştı. Derken havada uçmakta olan kocaman bir kuş gördüler. Bu kuş ağır ağır tepelerinde uçtu, sonra gittikçe alçaldı ve kayalıklardan birine iniverdi. Ardından korkunç bir çığlık duyuldu. Hemen oraya koştular ve bir kartalın bizim cüceyi yakalayıp havaya kaldırmaya çalıştığını gördüler.
Her iki kız cüceye acıdıkları için kartalla mücadele ettiler, sonunda kuş avını bırakıp cırtlak sesle bağırarak kaçtı.
Cüce, "Biraz dikkat etsenize be! İnce ceketimi delik deşik ettiniz! Ne sakar yaratıklarsınız siz" diye bağırdı.
Sonra içi kıymetli taşlarla dolu zembilini sırtlayarak kayalıklar arasında kayboldu, mağarasına gitti.
Kızlar onun nankörlüğüne alışıktılar zaten. Yollarına devam ettiler, şehirde alacaklarını aldılar. Eve dönerken yine o otlağa vardıklarında cüceyi gördüler. Temiz bir zemine zembilindeki tüm kıymetli taşları boşaltmıştı; günün bu geç saatinde kimsenin oraya gelmeyeceğini ummuştu.
Akşam güneşi kıymetli taşların üstüne vurmuştu; hepsi çeşitli renklerde pırıl pırıl parlamaktaydı. Çocuklar durup bunu seyretti.
Cüce, "Ne duruyorsunuz orda, aval aval bakıyorsunuz be?" diye haykırdı. Kül rengi suratı kızgınlıktan kıpkırmızı kesilmişti. Tam küfür etmeye hazırlanıyordu ki, arkasında bir homurtu işitti; ormandan siyah bir ayı çıkmıştı!
Cüce o kadar korktu ki, yuvasına kaçamadı, çünkü ayı o tarafta duruyordu.
Cücenin ödü koptu ve "Sevgili Ayı Bey, nolur acı bana. Sana bütün servetimi vereyim. Bak, şurda yatan taşlara bak! Bunlar dünyanın en güzel ve en kıymetli taşları. Benim hayatımı bağışla, zaten ufacık biriyim; dişinin kovuğunu bile doldurmam. Bak şurda iki tane kız var, tam senin dişine göre; onları ye sen" dedi.
Ayı onun lafına aldırmadı ve bu kötü kalpli yaratığa bir pençe attı; cüce bir daha kıpırdamadı.
Kızlar kaçmaya kalkışınca ayı arkalarından seslendi: "Karbeyazı, Gülkırmızısı, korkmayın, durun. Ben de sizinle gelmek istiyorum."
Kızlar o zaman onun sesini tanıyıp durdular.
Ayı onların yanına yaklaşınca birden postu yere düştü altın giysiler içinde yakışıklı bir delikanlı çıktı karşılarına.
"Ben bir prensim" dedi oğlan. "Benim hazinemi çalan şu imansız cüce beni ormanda dolaşan bir ayıya dönüştürdü. Bu büyüden kurtulabilmem için onun ölmesi gerekiyordu. Şimdi cezasını buldu işte!"
Karbeyazı onunla evlendi, Gülkırmızısı da onun erkek kardeşiyle evlendi. Cücenin mağarasında sakladığı hazineyi paylaştılar.
Yaşlı anaları çocuklarının yanında daha uzun yıllar mutlu yaşadı.
Kadın bahçedeki gül fidanını penceresinin önüne dikti ve onlardan her yıl yeni güller aldı: Beyaz ve kırmızı.