Lusta Henrik


Chàng Heinz lười biếng


Lusta volt Henrik, kegyetlenül lusta. Nem volt a világon semmi egyéb dolga, mint a kecskét legeltetni, mégis keserves sóhajtozással tért haza esténként a munkájából.
- Nehéz sor ez! - nyögte. - Kínos törődés egy ilyen kecskét évszámra kinn a mezőn őrizni késő őszig. Ha még leheveredhetnék, és aludhatnék egyet az ember! De nem teheti, nyitva kell tartania a szemét, nehogy a mihaszna jószág megrágja a fákat, elbitangoljon a kertekbe, vagy egyszerűen világgá szaladjon! Hej-haj, meguntam én már ezt a nyomorult életet!
Nekiült, és töprengeni kezdett, hogyan rázhatná le végre a válláról ez, az irgalmatlan nagy terhet. Sokáig emésztődött, sokáig törte a fejét. Aztán mintha hirtelen hályog esett volna le a szeméről.
"Megvan! - csapott a homlokára. - Tudom már, mit kell tennem! Elveszem a kövér Katát feleségül. Neki is van egy kecskéje, azt is legeltetni kell; igazán mindegy, egyet hajt-e ki legelni vagy kettőt. Nekem pedig nem kell tovább gyötrődnöm."
A szót nyomban tett követte; lusta Henrik föltápászkodott, nagyot nyújtózott, és szép kényelmesen átballagott az utcán. Nem kellett sokáig járnia: kövér Katáék éppen szemközt laktak. Bekopogtatott, és megkérte a szülőktől a kedves leányzójuk kezét. Adták az öregek, hogyne adták volna! Örültek, hogy végre megszabadulnak tőle.
Így hát a kövér Kata lusta Henrik felesége lett, és minden áldott nap kihajtotta a két kecskét. Henrikre szép napok virradtak; egyebet sem tett, mint a lustaságát pihente ki; ha a jobb fele elfáradt, átfordult a bal oldalára, ha meg a háta kezdett bizseregni, fogta magát, hasra feküdt. Hanem azért, hogy egészen be ne rozsdásodjanak a csontjai, néhanapján ő is kiballagott a legelőre; leült az árnyékban, onnét nézte, hogyan legelteti Kata a kecskét.
- Kell az embernek néha egy kis mozgás - mondogatta -, jobban esik utána a pihenés.
Csakhogy kövér Katának nem nagyon tetszett ez a beosztás, ő is jobban szerette a nyugalmat, mint a kecskepásztorkodást. Ezért egy szép napon odaállt az ura elé, és azt mondta:
- Édes-kedves férjem, nem árulnád el nekem, miért keserítjük meg mi ok nélkül az életünket, miért tesszük tönkre java fiatalságunkat?
- Hát ezt hogyan érted? - hüledezett Henrik.
- Hát csak úgy kedves uram, hogy ez a két hitvány kecske minden áldott reggel fölver bennünket a mekegésével! Nem volna jobb, ha elcserélnénk őket? Beszéltem már a szomszéddal, szívesen adna értük egy kaptár méhet. A méheket nem kell őrizni, nem kell napestig ide-oda terelni a legelőn; kirakjuk a kast a ház mögé, és többé semmi gondunk: a méhek ki is repülnek, haza is találnak maguktól, ráadásul meg mézet adnak, és nekünk mindezért a kisujjunkat sem kell megmozdítanunk.
Henrik csak ámult-bámult a felesége nagy eszén.
- Ez aztán az okos asszonyhoz illő beszéd! - ismerte el. - Igazad van; azonfölül a méz jobb is, táplálóbb is a kecsketejnél.
- Meg jobban el is áll! - tódította meg Kata az ura szavát, s azon nyomban elcserélték a szomszéddal a két kecskét egy kaptár méhre.
Most már pihenhettek nyugodtan! A méhek kora reggeltől késő estig szorgalmasan ki-be jártak a kasba, és úgy megrakták jóféle mézzel a lépet, hogy őszre Henrik egy egész korsóval pergetett ki belőle.
De hova tegyék a korsót, hogy szem előtt is legyen, meg kéznél is legyen? A hálókamrájuk falán volt egy deszkapolc, rövid tanakodás után elhatározták, hogy ott fogják tartani a kincsüket. De Kata még így is féltette.
- Hátha ellopják. Hátha kikezdik az egerek - aggodalmaskodott.
Nyesett magának egy mogyorófavesszőt, megfaragta, maga mellé tette az ágyába, hogy föl se kelljen kelnie érte, ha netalán úgy hozná a sors, hogy valamiféle hívatlan vendéget kell elzavarnia.
Így aztán minden áldott nap délig heverésztek.
- Akit a nap korán lát, föleszi a kamráját - mondogatta bölcsen Henrik.
- Úgy bizony! - hagyta rá Kata asszony. - Aztán koldusbotra jut a szerencsétlen!
Hanem egyszer lusta Henrik észrevette, hogy amíg ő szunyókál, kövér Kata titokban rájár a mézre. Azért hát egy szép napon, úgy déltájban, mikor éppen a tollasbál fáradalmait pihenték ki, odaszólt az asszonynak:
- Jobb lesz, ha elcseréljük azt a mézet egy lúdra meg egy kislibára, mielőtt a korsó fenekére nézel!
- Jól van - mondta Kata -, de majd csak akkor, ha lesz egy kisfiunk, aki vigyáz rájuk. Vagy talán én kínlódjam a libuskákkal, én fecséreljem ilyen haszontalanságokra az időmet meg az erőmet?
- Azt hiszed, a gyerek majd odaáll neked libát őrizni? - dünnyögte Henrik. - Hogyisne! Manapság nem engedelmeskedik ám már a fiatalság! Mind a maga feje után jár, mind azt hiszi, okosabb a szüleinél.
- No, az enyém megadja az árát, ha nem hajt a szavamra! - tüzeskedett Kata asszony. - Úgy elnáspángolom, hogy arról koldul. Ide süss, Henrik - kiáltotta, és kikapta az ágyból a mogyoróvesszőt -, így fogom elverni, ni!
Azzal egy nagyot suhintott, és puff! - éppen a mézeskorsót találta el a polcon. A korsó a falhoz koccant, egyet-kettőt billegett, aztán lepottyant a földre, és darabokra tört, a szép aranysárga méz meg mind szétfolyt a padlón.
- No, a mi libánkat se kell többet őrizni - mormogta Henrik. - Még szerencse, hogy nem a fejemre esett a korsó, legalább nem lett ragacsos a hajam!
És mert az egyik cserépdarabon még látott valamicske mézet, fölszedte, és elégedetten dünnyögte:
- Ne hagyjuk kárba veszni, ami még megmaradt, asszony! Aztán, ha megettük, aludjunk egyet az ijedelemre; elég hosszú a nap, semmi kár nem származik belőle, ha ma egy kicsit később kelünk fel.
- Jól beszélsz - mondta kövér Kata nyújtózkodva -, ami késik, az nem múlik. Az ilyesmi úgy van, mint a csigával, amikor egyszer lagziba hívták. Útnak is indult, de már csak a keresztelőre ért oda. Megijedt, hogy elkésik, hát siettében felbukott a ház előtt a kerítésen. Erre azt mondta magának: "Lassan járj, tovább érsz!" Azzal befordultak a falnak, és aludtak tovább.
Heinz lười chảy thây ra, hàng ngày chẳng làm việc gì ngoài việc chăn dê ở đồng cỏ. Nhưng cứ tối về đến nhà là chàng ta lại thở ngắn thở dài. Chàng nói:
- Chăn một con dê hết năm này sang năm khác, ở ngoài đồng từ đầu xuân đến tận cuối thu, đó đúng là một gánh nặng, một công việc vất vả. Giá như có thể tìm chỗ nào đó ngả lưng đánh một giấc thì còn đỡ, đằng này lúc nào mắt cũng phải để ý tới dê, không cho nó phá hoại cây non, phá rào chui vào vườn sau, hoặc thậm chí chạy nhảy đi đâu mất. Cứ như thế thì làm sao có lúc được rảnh rỗi, vui thú với đời.
Nghĩ mãi cũng chẳng biết tính sao, bỗng nhiên nhanh như chớp, một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu chàng: "Mình sẽ cưới luôn ả Trine béo mập. Ả cũng có một con dê, ả có thể chăn luôn cả dê của mình nữa, như vậy có phải mình đỡ vất vả hơn không?."
Heinz bèn đứng dậy, nhấc đôi chân mệt mỏi lên, đi qua đường cái. Bố mẹ ả Trine béo mập ở cách đây cũng không xa. Chàng đến xin hỏi cưới con gái của họ. Bố mẹ ả cũng chẳng phải đắn đo suy nghĩ gì lâu. Họ nghĩ bụng: "Thôi thì nồi nào úp vung nấy!" và bằng lòng cho cưới. Thế là ả Trine béo mập thành vợ của chàng Heinz, cô chăn luôn cả hai con dê. Giờ đây Hanxơ tha hồ thảnh thơi. Có việc gì làm đâu mà cần nghỉ, trừ việc lười quá đâm mệt mà phải nghỉ thôi. Hãn hữu lắm Heinz mới đi chăn dê cùng vợ và nói:
- Đi chăn dê như thế này cũng chỉ cốt để hưởng thú nghỉ ngơi cho đậm đà hơn thôi. Nếu không thì chẳng còn cảm thấy thú nghỉ ngơi nữa.
Nhưng ả Trine béo mập cũng vào hạng lười không kém. Một hôm, ả bảo chồng:
- Anh Heinz ơi, tại sao ta lại tự làm khổ mình một cách vô cớ, làm cho mòn mỏi tuổi xuân của chúng ta như thế nhỉ? Em tính như thế này có hơn không: Ta đổi quách cho bác hàng xóm đôi dê sáng nào cũng be be om sòm làm mất cả giấc ngủ ngon lúc sớm, lấy tổ ong của bác ta. Ta treo tổ ong ở sau nhà, nơi có nhiều nắng, rồi từ đó ta chẳng còn phải bận tâm lo lắng gì cả. Nuôi ong đâu có cần trông nom, mà cũng chẳng phải dẫn nó ra đồng. Ong bay đi khắp nơi, rồi tự tìm lấy đường về. Ong cho ta mật ngon mà không hề bắt ta nuôi dưỡng khó nhọc gì cả.
Heinz đáp:
- Em nói thật có lý. Chúng ta có thể thực hiện ngay ý định của em mà không cần trù trừ gì nữa. Vì mật ong ăn ngon và bổ hơn sữa dê, để cũng được lâu hơn.
Bác hàng xóm vui lòng đổi một tổ ong lấy đôi dê. Ong bay đi kiếm ăn từ sớm tinh mơ tới tối mịt mà không hề biết mệt. Ong kéo mật ong đầy tổ, mật ong nhiều đến nỗi chỉ mới đến mùa thu mà Heinz đã lấy được một vò đầy. Hai vợ chồng đặt vò lên một tấm ván đóng ở trên tường trong phòng ngủ. Đề phòng kẻ trộm lấy đi hoặc chuột leo lên, ả Trine liền kiếm một chiếc gậy lớn bằng gỗ dẻ, để gậy ngay bên giường, như vậy vừa đỡ mất công dậy, vừa thuận tay với gậy đuổi những vị khách không mời mà đến.
Chàng Heinz biếng nhác không thích rời khỏi giường trước mười hai giờ trưa. Chàng nói:
- Ai dậy sớm, người ấy phung phí của cải.
Một buổi sáng kia, khi trời đã nắng, nhưng Heinz hãy còn nằm trong chăn lông để nghỉ cho đỡ mệt vì ngủ lâu quá rồi. Chàng bảo vợ:
- Đàn bà là chúa thích của ngọt. Em cứ hay nếm mật lúc vắng người, chắc em sẽ chén hết chỗ mật này mất. Có lẽ tốt hơn hết là ta đem đi đổi chỗ mật ong này lấy một con ngỗng to và một con ngỗng con.
Ả Trine nói:
- Nhưng hãy đợi đến khi chúng ta có một đứa con cho nó chăn ngỗng đã chứ. Anh tính để em khổ sở vì mấy con ngỗng con phải không? Đừng để em tốn công mất sức một cách không cần thiết vào việc ấy.
Heinz nói:
- Em bảo để thằng con nó chăn ngỗng à? Ngày nay con cái không chịu nghe lời bố mẹ nữa. Chúng làm theo ý kiến riêng của chúng. Chúng cứ tưởng chúng khôn hơn bố mẹ, như chuyện thằng con nhà kia chẳng hạn, sai nó đi tìm bò thì nó lại đi săn bắt ba con sáo.
Trine đáp:
- Hừ, vào tay tôi ấy hả? Nếu nó không chịu làm theo lời tôi dặn thì cứ gọi là nhừ xương! Tôi lấy gậy quật cho nó liên hồi tới thâm tím mình mẩy mới tha. Heinz, anh hãy xem này!
Trong lúc hăng máu, ả vớ luôn chiếc gậy để đánh chuột, ả hét:
- Anh trông đây này, em sẽ thẳng tay cho nó một trận như thế này này!
Ả vung gậy lên, nhưng không may lại đập đúng vò mật ong ở phía trên giường. Chiếc vò va vào tường, rơi xuống đất vỡ ra từng mảnh và mật ong ngon lành chảy lai láng trên mặt đất.
Heinz nói:
- Thế là cả ngỗng cái lẫn ngỗng con nằm ra đó rồi, chẳng cần phải chăn nữa. Nhưng cũng còn may chán, vò không rơi vào đầu anh. Số chúng ta hãy còn hên chán: của đi thay người!
Bỗng Heinz nhìn thấy ở một mảnh vò hãy còn dính chút mật ong, chàng với tay ra lượm và còn lấy làm khoái chí nói:
- Em ạ, thôi thì đành lấy làm ngon miệng với chỗ mật ong sót lại này vậy, rồi nghỉ ngơi một chút cho hoàn hồn sau cơn sợ hãi kia. Nếu ta có dậy trưa hơn mọi khi thì cũng có sao đâu, ngày còn dài chán!
Ả Trine đáp:
- Vâng, đúng thế đấy! Dù có đến chậm rồi cũng cứ đúng lúc như thường. Anh có biết không, có lần người ta mời ốc sên đi ăn cưới. Khi sên tới nơi thì đang là lễ đỡ đầu cho đứa con đầu lòng của người ta. Đến cửa nhà người ta, sên còn vấp ngã ở bờ giậu, nó nói: "Vội là hỏng việc!."


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng