Гриф-птица


Chim ưng thần


Жил-был когда-то король, а где он правил и как его звали, о том не знает никто. У короля сыновей не было, а была одна только дочь, но она все болела, и ни один из докторов не мог ее вылечить. Но королю было предсказано, что дочь его выздоровеет, если съест яблочко.
Тогда объявил король по всей земле, что кто принесет ей такое яблоко, от которого она выздоровеет, тот на ней и женится и королевство унаследует. Прослышал об этом один крестьянин; было у него трое сыновей, и говорит он старшему:
- Ступай в сад, набери полную корзину красивых яблок с красными крапинками и отнеси их к королевскому двору. Может, королевна и выздоровеет, когда их отведает, и женишься ты на ней, и королем сделаешься.
Парень на это согласился, и вот двинулся он в путь-дорогу пешком. Прошел он некоторое время, и повстречался ему по дороге маленький человечек и спросил у него, что несет он в корзине. А Улэ - так звали парня - ответил:
- Несу лягушат.
И говорит ему человечек на это:
- Ну, пускай оно так и будет! - и пошел себе дальше.
Подошел Улэ к королевскому замку и велел о себе доложить, что принес он такие, мол, яблоки, что королевна, поев их, враз выздоровеет. Король сильно этому обрадовался, велел парня позвать к себе, но - о, ужас! - только открыли корзину, - и вместо яблок стали из нее выскакивать лягушата. Очень король разозлился и велел за это прогнать парня. Воротился старший сын назад к своему отцу и рассказал все, как было.
Посылает тогда старик среднего сына, которого звали Земэ, - но и с этим случилось то же, что и со старшим. Повстречался и ему по дороге тот самый человечек и спросил его тоже, что несет он в корзине; и говорит Земэ:
- Свиную щетину.
И сказал человечек:
- Пускай оно так и будет!
Подошел парень к королевскому замку и объявил, что у него такие, мол, яблоки, что только отведает их королевна, то враз и выздоровеет; но у замка ему сказали, что им больше яблок не надо, приходил-де какой-то уже с яблоками, но тот дураком оказался. Но парень настаивал, что у него и вправду яблоки настоящие, какие надо. Ему, наконец, поверили и привели к королю. Открыли корзину, глядь - а там всего лишь свиная щетина. Страшно разгневался король и велел прогнать парня плетью из замка. Пришел он к отцу и все рассказал, что с ним было. Услыхал о том младший сын - его звали всегда глупым Гансом - и начал просить у отца дозволить и ему тоже отнести яблоки в замок.
- Нет, - говорит отец, - умные уже ходили и не справились с делом, куда уж тебе, дураку, идти?
Но мальчик все просил:
- Уж дозвольте мне, батюшка, тоже сходить.
- Что ж, ступай, дурень, посмотрим, что из этого выйдет, - ответил старик и начал его попрекать и бранить.
Но Ганс на ругань и попреки внимания не обращал:
- Нет, уж дозвольте, батюшка, и мне тоже в замок сходить!
- Ну, мне что, ступай, - говорит старик, - все равно вернешься ни с чем.
Обрадовался Ганс, так от радости и запрыгал.
- Да ты, вижу, что ни день, то глупее становишься, - молвил опять отец.
Но Ганс внимания на это не обратил и продолжал себе радоваться. Но уже подходила ночь, и Ганс решил обождать до утра, а потом и идти пораньше в королевский замок. Ночью он все не мог никак уснуть, а когда начинал дремать, ему снились красавицы-девушки, разные замки; золото и серебро и тому подобные вещи. Чуть свет он двинулся в путь и вскоре повстречался с маленьким человечком в той же старенькой курточке, и спросил человечек у него, что он несет в корзине. Ганс ответил ему, что несет, мол, королевне яблоки, - если она их съест, то выздоровеет.
- Ну, - сказал человечек, - пусть так и будет!
Но в королевский замок его пускать никак не хотели, ему рассказали, что двое, мол, каких-то уже приходило, они говорили, что с яблоками, а оказалось, что у одного в корзине были лягушата, а у другого свиная щетина. Но Ганс все настаивал на том, что у него вовсе не лягушата, а самые наипрекрасные яблоки, какие только есть во всем королевстве. Когда он все это объяснил, то привратник подумал, что этот, пожалуй, не врет, и пропустил его; и вот принес Ганс королю свою корзину; тот открыл ее, видит, что в ней золотистые яблоки. Король так обрадовался, что велел немедля отнести их своей дочери и стал в нетерпенье и страхе ждать, как они на нее подействуют. Прошло немного времени, и вот сообщают ему радостную весть. Но кто же приносит ее королю? - сама королевна! Только отведала она этих яблок, как вмиг выздоровела и спрыгнула с постели.
Невозможно и описать, как велика была радость короля. И вот надо было отдавать королю свою дочку за Ганса замуж, но королю никак этого не хотелось, и он сказал:
- Ты сделай сначала мне девять таких лодочек, что ходили б и по воде и по суше.
Ганс согласился на это условие, возвратился домой и рассказал отцу все, что случилось. Послал тогда старик старшего сына в лес, велел ему сделать такие лодочки, как сказано. Работал Улэ старательно, к тому же и насвистывал. И вот в полдень, когда солнце стояло над самой головой, вдруг явился тот маленький человечек и спросил у него, что он мастерит.
Улэ ответил:
- Деревянную посуду.
И молвил маленький человечек:
- Что ж, пускай так и будет!
И вот, когда наступил вечер, подумал Улэ, что лодочки, пожалуй, готовы, и хотел в одну из них сесть, но оказались все они деревянной посудой.
На другой день пошел в лес средний, Земэ, но и с ним случилось то же, что вышло и с Улэ.
На третий день пошел глупый Ганс. Работал он прилежно, по всему лесу раздавались сильные удары его топора, он тоже, работая, напевал и весело насвистывал. И явился в полдень тот же самый человечек и спросил у него, что он мастерит.
- Лодочки делаю, что могли бы ходить по воде и по суше. А вот как закончу работу, то выдадут за меня замуж королевну.
- Ну, что ж, - сказал человечек, - пусть так и будет!
Вечером, когда стало солнце садиться, Ганс тоже закончил свою работу над лодочками, кораблями и судами. Сел он в одну из них и поплыл себе прямо к королевскому замку. И летела его лодочка быстро, как ветер. Король увидел его еще издали, но все никак не соглашался выдать свою дочку за Ганса замуж и сказал:
- Ты должен сначала от зари до зари выпасти сотню зайцев, и если хоть один из них от тебя убежит, то замуж я дочку за тебя не выдам.
Ганс согласился на это и тотчас, на другое же утро, чуть стало светать, погнал свое стадо в поле и так внимательно пас, что не убежал от него ни один заяц. Через несколько часов приходит из замка служанка и говорит Гансу, чтоб он дал одного зайца, - ей велено, дескать, зажарить его для гостей. Но Ганс быстро смекнул, к чему дело клонится, и сказал служанке, что не даст ей ни одного, ведь ему-то за каждого зайца перед королем отвечать придется. Явилась служанка еще раз под вечер с такою же просьбой, но Ганс ей сказал, что вот если сама королевна, мол, явится, то он даст ей зайца. Доложила служанка об этом в замке, и вот пошла сама королевна к Гансу. И подошел в это время к Гансу тот маленький человечек и спросил, что он делает.
- Эх, вот должен выпасти я целую сотню зайцев, да так, чтоб ни один не убежал из стада, а за это женюсь я на королевне и королем сделаюсь.
- Хорошо, - сказал человечек, - вот тебе рожок, как только какой-нибудь из зайцев убежит, заиграй в него, и заяц вернется обратно.
И вот, когда явилась королевна, положил ей Ганс зайца в передник.
Но не прошла она и сотню шагов, как заиграл Ганс в свой рожок, и заяц - прыг из передника! - и вернулся в стадо.
Наступил вечер, заиграл Ганс в свой рожок, собрал все стадо вокруг себя, пересчитал всех зайцев и погнал их к замку. Был король сильно удивлен, что сумел Ганс целую сотню зайцев выпасти и что ни один не убежал; а все-таки не хотел выдать дочку за Ганса и сказал:
- Ты сначала добудь мне перо из крыла птицы-Грифа!
Не раздумывая долго, пустился Ганс тотчас в путь и смело двинулся вперед.
Вечером подошел он к какому-то замку, попросился на ночлег; и принял его владелец замка весьма радушно и спросил, куда он идет.
Говорит Ганс в ответ:
- Я иду к птице-Грифу.
- О-о, к птице-Грифу? Эта птица все знает, а я вот как раз потерял ключ от сундучка с деньгами и никак найти его не могу. Попроси-ка ты птицу-Грифа сказать, где ключ мне найти.
- Хорошо, - сказал Ганс, - непременно спрошу.
Рано утром вышел Ганс, шел-шел и пришел он к другому замку и в нем тоже остался ночевать. Когда люди узнали, что идет он к Грифу-птице, ему сказали, что у хозяев замка больна дочь; уж все лекарства перепробовали, ничто ей не помогает, - и вот нельзя ли, мол, будет поспросить Грифа-птицу, чем вылечить дочку.
Ганс ответил, что сделает это охотно, и двинулся дальше в путь-дорогу. Подходит к реке, видит, что на ней вместо парома большой-пребольшой человек на себе людей переносит.
Спросил человек Ганса, куда держит он путь.
- Иду к птице-Грифу, - ответил Ганс.
- Ну, так если придешь к птице-Грифу, то поспроси у ней, долго ли мне еще всех людей на себе через реку переносить?
Ганс сказал:
- Ей-богу, уж я непременно спрошу!
И перенес его человек на плечах через реку. Наконец пришел Ганс к дому птицы-Грифа, но была только дома его жена; а Грифа-птицы не было дома. И спросила жена Грифа, что ему надо? Ганс ей все рассказал: что, мол, нужно ему перо с крыла птицы-Грифа; и хотел бы еще он задать ему вопросы людей, которых он повстречал по дороге: что потерян, мол, в замке одном ключ от сундучка с деньгами, и надо спросить у Грифа, где этот ключ найти; а в другом замке больна дочь хозяина, и никто не знает, как ее вылечить; и что есть на реке перевозчик, так почему он должен все переносить людей через реку на себе.
И говорит жена птицы-Грифа:
- Много, дружок, нельзя с птицей-Грифом беседовать крещеному человеку, а не то он тебя съест! Когда он вернется, ты залезь под кровать и лежи там; я его буду спрашивать, а ты ответы его внимательно слушай, а ночью, когда он крепко уснет, ты и вырви тогда у него перо из крыла.
Ганс так и сделал, забрался под кровать и лег там. К вечеру вернулся Гриф-птица домой и, только вошел в комнату, говорит жене:
- Жена, чую-чую крещеного человека.
- Да, - говорит, - был тут такой, да ушел.
И птица-Гриф потом замолчал, ничего не сказал на это.
А ночью, только он крепко уснул и захрапел, вылез Ганс из-под кровати и вырвал у него перо из крыла. Вдруг проснулся птица-Гриф и говорит:
- Жена, я чую крещеного человека и мне кажется, что кто-то меня по крылу царапнул.
Говорит жена:
- Это, видно, тебе приснилось, - я уж тебе сказала: был здесь крещеный, да ушел. Он рассказывал мне про всякую всячину. Будто в каком-то замке ключ утерялся от сундучка с деньгами и никак не могут его найти.
- Вот дураки! - сказал Гриф-птица. - Ведь ключ-то лежит под порогом за дверью в деревянном доме.
- И рассказывал он мне еще, что в одном замке дочка хозяев больна и не могут найти средства, чтоб ее вылечить.
- Вот дураки-то! - сказал Гриф-птица. - Ведь сидит под порогом в погребе жаба, есть у нее там гнездо, она свила его из волос той девушки. Надо волосы эти у жабы отнять, и девушка снова будет здорова.
- Да еще рассказывал он, что где-то человек вместо парома на плечах людей переносит через реку.
- Вот дурак! - сказал Гриф-птица. - Стоит ему только одного с себя сбросить, и не будет он больше никогда переносить никого.
Только стало светать, поднялся Гриф-птица и улетел. Вылез Ганс из-под кровати и взял с собой прекрасное перо и все хорошо запомнил, что говорил Гриф-птица - и о ключе, и о больной девушке в замке, и о перевозчике. А жена Грифа все это ему еще раз повторила, чтобы он чего не забыл. Потом он снова двинулся в путь. Он сначала пришел на реку к перевозчику, и когда тот спросил, что ответил Гриф-птица, Ганс сказал:
- Ты сначала меня переправь, а потом я тебе скажу.
Перенес его на другой берег перевозчик, и сказал ему Ганс, что стоит ему только одного сбросить с себя в воду, и ему никого больше переносить не придется. Сильно обрадовался этому перевозчик и предложил ему в благодарность за это перенести его еще раз. Но Ганс отказался, - пускай, мол, побережет свои силы, что он-де и этим доволен, - и пошел себе дальше.
Пришел он к тому замку, где была дочка больная; он посадил ее к себе на плечи, она ходить сама не могла, отнес ее по лестнице в погреб, вынул гнездо жабы из-под нижней ступеньки, подал его в руки больной, - и она вмиг выздоровела, спрыгнула у него с плеч и побежала по лестнице вверх совершенно здоровая. Была большая радость у отца и матери, они одарили Ганса золотыми и серебряными подарками и готовы были отдать ему все, что он пожелал бы.
Пришел Ганс к другому замку и тотчас направился в деревянный дом, - и вправду нашел он там под порогом ключ и принес его хозяину замка. И этот тоже сильно обрадовался и дал Гансу за это в награду много золота, что хранилось у него в сундуке, и еще немало всякого добра - коров, и овец, и коз.
Когда Ганс вернулся со всеми этими дарами - с деньгами, золотом, серебром, с коровами, овцами и козами, король спросил у него, откуда он все это набрал? И Ганс ему рассказал, что птица-Гриф дает каждому, что тот пожелает. И подумал король, что и он мог бы, пожалуй, получить не меньше, и отправился в путь к птице-Грифу. Но когда он подошел к перевозу, а после Ганса он явился туда первый, то перевозчик тотчас и сбросил его с себя в реку, и король утонул.
А Ганс женился на королевне и сделался королем.
Ngày xưa, có một ông vua trị vì vào thời nào, tên gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có một cô con gái duy nhất, cô lại đau ốm luôn, không thầy thuốc nào chữa khỏi được. Nghe lời tiên tri là công chúa ăn táo sẽ khỏi bệnh, nhà vua liền cho truyền báo khắp trong nước: ai dâng lên cho công chúa thứ táo ăn vào sẽ khỏi hết bệnh tật, người ấy sẽ được kết duyên cùng nàng và lên ngôi vua.
Một bác nông dân có ba người con trai cũng hay được tin ấy. Bác liền bảo người con trai cả:
- Con lên buồng kho, lấy một giỏ đầy táo ngon chín đỏ ối, rồi mang vào tiến vua. May ra công chúa ăn táo ấy mà khỏi hết bệnh tật thì con sẽ được phép kết duyên cùng nàng, rồi lên nối ngôi vua cha.
Người con trai cả làm như lời cha dặn và lên đường ra đi. Chàng đi được một thôi đường thì gặp một ông già bé tí hon, tóc hoa râm, ông hỏi chàng mang gì trong giỏ. Chàng trai - tên là Ulrich - đáp:
- Toàn là chân ếch thôi!
Nghe vậy, người Tí Hon nói:
- Ồ thì cứ coi như là vậy đi và cũng chỉ là như vậy.
Nói xong, người Tí Hon lại tiếp tục đi.
Đi hoài, đi mãi, cuối cùng Ulrich đã tới được cung vua. Chàng báo là mình có mang loại táo công chúa ăn vào sẽ khỏi hết bệnh tật. Nghe tin ấy, vua mừng lắm, cho đòi Ulrich vào. Nhưng ôi thôi, khi chàng mở giỏ ra thì chẳng thấy táo đâu mà chỉ toàn chân ếch nằm trong giỏ, chân ếch hãy còn tươi đang ngọ ngoạy. Việc ấy làm vua nổi giận, cho lính xua đuổi chàng ra khỏi cung điện. Về đến nhà, chàng kể lại cho cha nghe đầu đuôi câu chuyện.
Nghe xong câu chuyện, cha sai con thứ hai là Samuel đi. Nhưng sự việc đến với chàng ta cũng y hệt như đối với Un-rich. Chàng ta cũng gặp một người bé Tí Hon, tóc hoa râm, ông hỏi chàng mang gì trong giỏ, Samuel trả lời:
- Chỉ toàn lông lợn!
Người bé Tí Hon tóc hoa râm nói:
- Ờ thì cứ coi như là vậy đi và cũng chỉ là như vậy!
Tới cung vua, Samuel nói mình có loại táo công chúa ăn vào sẽ khỏi hết bệnh tật. Lính canh không cho vào, nói đã có một tên đến đây nói như vậy, tên ấy làm họ bị mọi người giễu cợt, coi họ như những thằng điên. Samuel kêu nài mãi, hứa quả quyết rằng mình có loại táo ấy, giờ chỉ cần họ cho vào dâng vua. Rồi lính canh cũng tin chàng, dẫn chàng vào chầu vua. Nhưng khi chàng mở giỏ ra thì chỉ toàn là lông lợn. Chuyện đó làm vua nổi trận lôi đình, sai lính đánh Samuel một trận nên thân rồi đuổi chàng ra ngoài. Về tới nhà, chàng kể lại cho cha nghe đầu đuôi câu chuyện.
Rồi đến lượt người con trai út, cả nhà vẫn gọi chàng là thằng ngốc Hans, chàng hỏi cha liệu mình mang táo đi có được không? Người cha bảo:
- Ờ, có khi trong chuyện này mày lại là người hợp nhất. Mấy đứa tinh khôn còn chẳng làm nên trò trống gì nữa là mày! Mày tính làm gì bây giờ?
Nhưng người con trai út cũng không chịu thôi:
- Ấy, đời thế đấy, cha ạ! Con cũng muốn đi.
Người cha liền bảo:
- Đi ngay cho khuất mắt tao, đồ ngu si! Mày thì phải đợi cho đến khi nào tinh khôn hơn chút nữa.
Nói rồi bác quay lưng đi. Nhưng Hans túm ngay lấy áo cha mà nói:
- Ấy cha ơi, con vẫn cứ muốn đi!
Người cha nổi cáu bảo con:
- Thôi thì mặc xác mày! Mày muốn đi đâu thì đi! Chắc lại trở về tay không thôi!
Cậu út mừng quá, nhảy lên. Người cha nói:
- Ờ, giờ thì mày giỡn như thằng điên ấy, mày thì chỉ có ngày một ngốc hơn mà thôi.
Những lời nói ấy đối với Hans chẳng có nghĩa lý gì cả, chàng ta vẫn cười đùa như thường.
Vì lúc ấy trời đã tối, chàng nghĩ bụng đợi đến mai, hôm nay có đi cũng không tới được cung vua. Đêm nằm mà không tài nào chợp mắt được, chàng vừa thiếp đi đã mơ tưởng ngay tới cô thiếu nữ xinh đẹp, tới những lâu đài, vàng bạc và nhiều thứ khác nữa. Sớm tinh mơ ngày hôm sau chàng đã lên đường. Chàng gặp ngay người bé tí hon, lẻo khoẻo, vận quần áo xám trắng, hỏi chàng có gì trong giỏ. Hans nói là mình có loại táo công chúa ăn vào sẽ khỏe mạnh, khỏi hết bệnh tật. Người Tí Hon nói:
- Ờ thì cứ coi là như vậy đi và chắc là như vậy!
Nhưng ở cung điện, lính canh khăng khăng từ chối không để cho Hans vào, vì đã có hai tên xưng là mang táo tiến vua, nhưng một đứa thì mang chân ếch tươi đến, còn tên kia thì mang lông lợn. Nhưng vì Hans van nài mãi, chàng nói chàng không mang chân ếch tới, chàng đem toàn táo ngon nhất nước tiến vua. Chàng ăn nói chân thành, lính canh cổng nghĩ chắc chàng không nói dối nên cho chàng vào. Họ đã không lầm, vì khi Hans mở giỏ trước mặt vua thì thấy toàn là táo chín vàng óng nom thật thơm ngon. Vua mừng lắm, cho quân hầu mang táo lại cho công chúa ăn, hồi hộp ngồi đợi người đến báo kết quả ra sao. Chỉ một lát sau đã có người mang tin lại. Nhưng các bạn có biết đó là ai không? Người đó chính là công chúa. Vừa mới ăn xong táo, công chúa thấy người khỏe khoắn hẳn lên, nhảy ra khỏi giường đi đến gặp vua. Không ai tả được hết nỗi vui mừng của nhà vua.
Nhưng giờ nhà vua lại không muốn gả công chúa cho Hans. Vua bảo, trước hết chàng phải đóng một chiếc thuyền đi trên cạn nhanh hơn đi dưới nước. Chàng Hans chấp thuận, về nhà kể lại sự việc xảy ra. Cha liền bảo Ulrich vào rừng lấy gỗ đóng một chiếc thuyền như vậy. Chàng làm việc cần cù, vừa làm vừa huýt sáo. Đúng giữa trưa, khi mặt trời đứng giữa đỉnh đầu, có một người bé nhỏ tóc hoa râm đến hỏi chàng làm gì. Ulrich trả lời người đó:
- Muỗng gỗ!
Người bé nhỏ tóc hoa râm bảo:
- Ờ thì cứ coi là như vậy đi và chắc là như vậy!
Đến tối, Ulrich nghĩ rằng mình đã đóng xong một chiếc thuyền, nào ngờ lúc ngồi vào thì đó chỉ toàn là muỗng gỗ.
Hôm sau Samuel vào rừng, nhưng sự việc xảy ra cũng y hệt như đối với Ulrich.
Đến ngày thứ ba chàng ngốc Hans mới vào rừng. Chàng đẽo, đóng miệt mài, cả khu rừng vang tiếng gỗ chan chát, chàng vừa làm vừa huýt sáo vui vẻ. Đến giữa trưa, lúc trời nóng bức nhất thì có người bé nhỏ tóc hoa râm đến hỏi chàng làm gì. Chàng đáp:
- Đóng một chiếc thuyền đi trên đồng khô cạn nhanh hơn là đi dưới nước.
Và chàng còn nói là khi nào làm xong thuyền, chàng sẽ được cưới công chúa làm vợ. Người bé nhỏ bảo:
- Ồ, giờ thì cứ coi như có một chiếc thuyền như vậy đi và chắc chắn là như vậy!
Chiều tối, khi mặt trời lặn, chàng Hans đã làm xong chiếc thuyền, mái chèo và các bộ phận khác.
Chàng ngồi vào thuyền, chèo thuyền vào kinh thành. Thuyền chạy nhanh như gió.
Thấy chiếc thuyền từ đằng xa, nhưng vua vẫn không muốn gả công chúa cho Hans. Vua bảo, chàng phải làm thêm một việc: chăn một trăm con thỏ từ sớm tinh mơ đến tối mịt, nếu để lạc mất một con thì cũng không lấy được công chúa. Hans cũng vui lòng nhận lời. Ngay ngày hôm sau chàng cùng đàn thỏ ra đồng cỏ, chàng luôn luôn để ý canh chừng, không để con nào trốn cả.
Một vài giờ trôi qua, một nữ tỳ ở cung điện đến bảo Hans phải đưa ngay một con thỏ vì có khách. Han-xơ nhận ra ngay mưu kế, chàng bảo chưa có thỏ, nếu vua có thể đợi đến mai hãy mời khách món thỏ hồ tiêu thì thế nào cũng có thỏ. Nữ tỳ cũng không chịu thôi, lăn ra khóc ăn vạ. Lúc đó Hans bảo, nếu công chúa thân chinh lại, thì chàng sẽ đưa cho một con thỏ. Nữ tỳ về cung và công chúa thân chinh lại thật.
Trước khi công chúa tới gặp Hans thì người bé nhỏ tới, hỏi chàng đang làm gì. Chàng đáp là chàng phải chăn một trăm con thỏ, không được để một con nào trốn mất. Nếu làm được điều đó thì sẽ được lấy công chúa và lên ngôi vua. Người bé nhỏ nói:
- Thế cũng tốt! Đây, cho anh chiếc còi này, nếu có con nào chạy trốn, chỉ cần thổi còi, thế nào nó cũng quay trở lại.
Khi công chúa đến, Hans đặt một con thỏ vào tạp dề của nàng. Nhưng khi nàng mới đi được chừng một trăm thước thì Han-xơ thổi còi. Thỏ nhảy ngay khỏi tạp dề, chạy về với bầy, vì lâu nay nó đã quen sống có bầy rồi. Tối đến, Hans chỉ việc thổi còi, đến xem đã đủ chưa, xua cả đàn về cung điện.
Nhà vua hết sức ngạc nhiên khi thấy Hans chăn nổi một trăm con thỏ, không mất mát con nào. Nhưng rồi vua vẫn nhất định không chịu gả con gái cho Hans. Vua bảo chàng phải mang đến dâng vua một cái lông đuôi chim ưng thần đã.
Hans chuẩn bị hành lý, rồi cứ thế thẳng đường mà đi. Tối thì chàng tới một tòa lâu đài, chàng xin ngủ lại, vì hồi đó chưa có quán trọ dọc đường. Ông chủ lâu đài vui vẻ nhận lời và hỏi chàng định đi đâu. Hans đáp:
- Đến chỗ chim ưng thần.
- Á, đến chỗ chim ưng thần đấy à? Người ta thường kể lại là chim ấy biết mọi chuyện trên đời. Tôi mất chiếc chìa khóa hộp tiền bằng sắt. Anh làm ơn hỏi chim ưng thần xem chiếc chìa khóa biến đi đâu nhé.
Hans đáp:
- Được, tất nhiên chuyện đó tôi có thể giúp được.
Sáng hôm sau chàng lại lên đường. Tối đến, chàng lại nghỉ chân ở một tòa lâu đài nằm ngay bên đường. Khi mọi người ở lâu đài biết chàng định đến chỗ chim ưng thần, họ nói trong gia đình họ có cô con gái ốm, đã dùng nhiều phương thuốc mà vẫn chưa thấy chuyển bệnh, nhờ chàng làm ơn hỏi chim ưng xem có cách gì chữa để cho cô gái trở lại khỏe mạnh. Hans nói là chàng sẵn lòng làm việc ấy, rồi lại ra đi.
Chàng tới một bến sông. Đáng nhẽ bến sông phải có đò ngang, nhưng lại có một người to lớn vạm vỡ chuyên chuyển mọi người qua sông. Người ấy hỏi Hans đi đâu. Hans đáp:
- Đến chỗ chim ưng thần.
Người đó dặn Hans:
- Này, nếu anh có gặp chim, nhớ hỏi chim hộ tôi, tại sao tôi cứ phải chuyển tất cả mọi người qua sông mãi như thế?
Hans đáp:
- Vâng, tôi sẽ hỏi cho.
Người kia đặt chàng lên vai, cõng đưa chàng qua sông.
Đi mãi, cuối cùng Hans tới được nhà chim ưng thần, nhưng chim đi vắng, chỉ có vợ ở nhà. Vợ chim hỏi chàng muốn gì. Hans kể cho vợ chim nghe đầu đuôi câu chuyện: chàng muốn có một chiếc lông đuôi chim ưng thần, rồi ở lâu đài nọ, người ta đánh mất chiếc chìa khóa hộp tiền mới, lại ở một lâu đài khác có cô thiếu nữ bị bệnh, chàng muốn biết cái gì có thể chữa cho nàng bình phục, rồi gần đây có một con sông, có một người đàn ông cứ phải lội đưa người qua sông, chàng cũng muốn biết tại sao người đàn ông đó lại phải cõng đưa mọi người sang sông mãi như thế…
Vợ chim ưng thần bảo:
- Chà, anh bạn thân mến của tôi nên nhớ điều này: không ai nói chuyện với chim ưng thần được đâu. Nó ăn thịt tất cả mọi người. Nhưng nếu anh muốn thì anh cứ chui vào nằm dưới gầm giường nó. Trời khuya, khi nó đã ngủ say, anh có thể vươn tay ra mà giật lấy một chiếc lông đuôi. Còn những điều anh muốn biết thì cứ để tôi hỏi hộ cho.
Hans rất thỏa mãn về chuyện đó. Chàng chui vào nằm dưới gầm giường.
Đến tối, chim ưng thần về. Vừa mới bước chân vào buồng, nó đã nói ngay với vợ:
- Mình này, ta ngửi thấy mùi thịt người.
Vợ đáp:
- Đúng đấy. Hôm nay có một người đã đến đây, nhưng hắn lại đi rồi.
Chim ưng thần không hỏi han gì nữa. Nửa đêm, lúc chim ưng thần đang ngáy o o như kéo gỗ thì Hans vươn tay lên, giật một chiếc lông đuôi của chim ưng thần. Chim ưng thần giật thót một cái và bảo:
- Mình này, ta ngửi thấy mùi thịt người. Mà hình như nó giật một chiếc lông đuôi của ta.
Vợ chim liền bảo:
- Đúng là mình mê ngủ rồi. Tôi đã bảo mình là hôm nay có một người đến đây, nhưng hắn lại đi ngay. Hắn kể tôi nghe đủ thứ chuyện. Nào là ở tòa lâu đài nọ người ta đánh mất chìa khóa hộp tiền mới, không tìm thấy nữa.
Chim ưng thần nói:
- Trời, đúng là đồ ngu! Chìa khóa nằm dưới đống củi sau cửa ra vào ở nhà kho ấy.
- Hắn lại còn bảo là ở một tòa lâu đài khác có một cô con gái bị bệnh, mọi người không biết dùng cách gì để chữa cho cô khỏi bệnh.
Chim ưng thần nói:
- Trời, đúng là đồ ngu dốt! Dưới gầm cầu thang trong hầm nhà có một con cóc lấy tóc của cô ta làm tổ. Nếu cô ấy lấy lại được tóc thì khỏi bệnh.
- Rồi hắn lại kể ở nơi kia có một con sông, có một người đàn ông cứ phải lội cõng đưa mọi người qua sông.
Chim ưng thần nói:
- Trời, đúng là thằng ngu dốt! Nó chỉ việc thả một người xuống giữa sông thì tự khắc nó không phải cõng ai sang sông nữa.
Sớm tinh mơ, chim ưng thần đã dậy đi. Hans chui ở gầm giường ra, tay cầm chiếc lông chim đẹp. Chàng lại nghe biết tất cả những điều chim ưng thần nói về chiếc chìa khóa, về cô con gái và về người đàn ông. Vợ chim ưng thần còn kể lại tất cả một lần nữa cho chàng nghe để khỏi quên. Sau đó chàng lên đường về nhà. Trước tiên chàng đến chỗ người đàn ông ở bên bờ sông, người đó hỏi ngay chàng rằng chim đã nói gì. Han-xơ nói cứ cõng mình qua sông đã rồi chàng sẽ nói cho mà nghe. Người đó cõng ngay chàng qua sông. Sang tới bên kia sông rồi, Han-xơ bảo người đó rằng chỉ việc thả một người xuống giữa dòng sông thì không phải cõng đưa ai sang sông. Người này vô cùng mừng rỡ, bảo Hans là muốn cõng chàng qua sông rồi lại cõng đưa trở về bên này sông để tỏ lòng biết ơn. Hans từ chối, nói là không muốn người kia mệt nhọc vì mình, chàng rất hài lòng về những cử chỉ ấy. Rồi chàng lại đi.
Chàng tới lâu đài nơi cô gái bị bệnh. Vì cô không đi được nên Hans cõng cô trên vai rồi đi xuống hầm nhà, lấy ở gầm cầu thang cái tổ cóc đặt vào tay cô. Cô nhảy từ vai chàng xuống, chạy lên cầu thang trước Hans, trở lại khỏe mạnh như xưa. Cha mẹ cô mừng lắm. Nhà có bao nhiêu vàng bạc đều đưa ra, Hans muốn lấy gì cha mẹ cô cũng xin biếu.
Tới lâu đài mà chàng đã trọ lại đêm đầu tiên, Han-xơ đi thẳng vào nhà kho để củi, tìm thấy ngay chiếc chìa khóa nằm dưới đống củi sau cửa ra vào và mang chìa khóa lên cho chủ lâu đài. Ông ta mừng rỡ vô cùng, liền lấy rất nhiều vàng trong hộp ra để thưởng tặng Hans, ngoài ra còn biếu đủ mọi thứ, cả bò sữa, dê, cừu.
Hans đến cung vua với tất cả những đồ biếu ấy, nào là tiền, vàng bạc, nào là bò sữa, cừu, dê. Vua hỏi chàng lấy ở đâu ra tất cả của cải ấy. Hans bảo là ai muốn lấy bao nhiêu chim ưng thần cũng cho. Lúc đó vua nghĩ bụng, mình cũng cần những thứ đó. Rồi vua lên đường để tới chỗ chim ưng thần. Nhưng khi vua đến sông thì vua đúng là người đầu tiên đến từ khi Hans đi qua. Người đàn ông kia thả vua xuống giữa dòng sông rồi đi mất. Vua bị chết đuối. Còn Hans cưới công chúa và lên ngôi vua.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng