Yırtıcı Kuş


Chim ưng thần


Bir zamanlar bir kral vardı, adı neydi, hangi ülkeyi yönetiyordu bilmiyorum; bu kralın hiç erkek çocuğu olmadı, ama bir kızı vardı. Bu kızcağız devamlı hastaydı; ancak hiçbir doktor onu iyileştiremiyordu. Bilge kişiler krala, kızının elma yediği takdirde sağlığına kavuşacağını söylediler. Bunun üzerine kral tüm ülkeye şu bildiride bulundu: Kim ki, getireceği elmayla kızını iyileştirirse, onunla evlenmeye hak kazanarak kral olacaktı! Bunu bir köylü duydu, kendisinin üç oğlu vardı. En büyüğüne: "Tavan arasına çık, en güzel kırmızı elmalardan bir sepet doldurup saraya götür; o zaman kızla evlenir, kral olursun!" dedi.
Oğlan söyleneni yaparak yola çıktı. Bir süre gittikten sonra yaşlı bir cüceyle karşılaştı. Cüce ona sepette ne taşıdığını sordu.
Ulrich - oğlanın adı buydu:
"Kurbağa bacağı" diye cevap verdi.
"O zaman öyle kalsın!" diyen cüce oradan uzaklaştı. Ulrich saraya varınca kapısını çaldı ve elma getirdiğini, kralın kızı bunu yerse iyileşeceğini söyledi.
Kral buna çok sevindi ve Ulrich'i yanına çağırdı. Vay canına! Sepetin ağzını açınca elma yerine zıp zıp zıplayan kurbağa bacağı görmez mi! Kral fena halde bozuldu ve oğlanı kapı dışarı etti. Ulrich eve dönünce olan biteni babasına anlattı.
Bu kez adam Samuel adındaki ortanca oğlunu gönderdi; ama onun da başına gelen Ulrich'inkinden farksız olmadı.
O da yaşlı cüceyle karşılaştı. Cüce ona da, sepette ne var diye sorduğunda Samuel:
"Domuz kılı" diye dalga geçti.
Cüce, "Madem ki öyle, öyle kalsın!" dedi.
Oğlan saraya varıp da kralın kızı için elma getirdiğini bildirdiğinde onu içeri almak istemediler.
Daha önce de birinin çıkagelip kendilerini aptal yerine koyduğunu söylediler. Ama Samuel kesinlikle elma getirdiğini söyleyerek içeri alınmasını istedi. Sonunda inandılar ve onu kralın huzuruna çıkardılar. Ancak sepetin ağzını açtığında içinden sadece domuz kılı çıktı. Kral öfkeden küplere binerek onu dışarı attırdı ve kırbaçlattı. Oğlan eve dönünce olan biteni anlattı.
Bunun üzerine hep Aptal Hans dedikleri en küçük çocuk babasına:
"İzin ver de elmayı ben götüreyim!" dedi.
Babası, "Sen ha! Sanki başka adam yokmuş! Akıllı oğullarım bu işin üstesinden gelemedikten sonra, sen mi başaracaksın yani?" diye dalga geçti.
Ama oğlan diretti. "Olsun baba, ben de gitmek istiyorum!" dedi.
"Çekil yolumdan, aptal! Akıllanıncaya kadar daha bekle bakalım" diyen babası ona sırtını döndü.
Ama Hans onu önlüğünden çekerek: "Olsun baba, ben gitmek istiyorum" diye diretti.
"Hadi git bakalım; nasılsa eli boş döneceksin" diye ters ters söylendi babası.
Oğlan sevincinden havaya sıçradı.
Babası, "Daha şimdiden fıttırdın, günden güne aptallaşıyorsun sen" dedi.
Ama Hans buna aldırış etmedi ve moralini bozmak istemedi.
Ne var ki, akşam yaklaşıyordu. Aynı gün saraya varamayacağını bildiği için sabaha kadar beklemeyi yeğledi.
Yatakta uyku tutmadı; bir ara daldıysa da hep güzel kadınları, sarayları, altın ve gümüş eşyaları ya da ona benzer şeyleri gördü rüyasında.
Ertesi sabah erkenden yola çıktı.
Çok geçmeden eski püskü bir pelerine bürünmüş ufacık ve somurtkan bir cüceyle karşılaştı.
Cüce ona sepette ne var diye sordu. Hans ona sepette elma bulunduğunu, iyileşmesi için bunları kralın kızma götürdüğünü söyledi.
Cüce de: "Madem ki öyle, öyle olsun!" dedi.
Saraya vardığında Hans'ı hiçbir şekilde içeri almadılar; ondan önce gelen iki kişinin sözüm ona elma getirdiğini, ama birinin sepetinden elma yerine kurbağa bacağı, öbürününkinden de domuz kılı çıktığını söylediler.
Ama Hans ricasını sürdürerek kurbağa bacağı falan getirmediğini, sepetinde ülkenin en güzel elmalarının bulunduğunu vurguladı.
Onun inandırıcı konuşması üzerine nöbetçi, herhalde yalan söylemiyordur diye düşündü. Oğlanı içeri aldılar; aldıklarına da iyi ettiler.
Nitekim Hans kralın önünde sepetin ağzını açınca içindeki sarılı kırmızılı elmalar meydana çıktı.
Kral çok sevindi, hemen onları kızına gönderdi ve elmaların etkisini gösterip göstermediği haberini merakla bekledi.
Aradan çok geçmedi, birisi bu haberi getirdi.
Kim mi dersiniz? Kızın bizzat kendisi!
Elmaları yer yemez iyileşmiş ve hemen yataktan fırlamıştı! Kralın ne kadar sevindiğini anlatacak sözcükleri bulmak kolay değil!
Ama kral kızını Hans'a vermek istemedi; daha önce Hans ona karada, denizdekinden daha hızlı giden bir kayık yapıp getirecekti!
Hans bu koşulu kabul etti ve eve dönerek olanları anlattı.
Bunun üzerine babası böyle bir kayık yapması için Ulrich'i ormana gönderdi.
Oğlan harıl harıl ve ustaca çalıştı. Öğle vakti, güneş tam tepedeyken, yaşlı bir cüce çıkagelerek ona ne yaptığını sordu. Ulrich, "Kepçe yapıyorum!" diye dalga geçti. "Madem ki öyle, öyle kalsın!" dedi cüce. Akşam olunca Ulrich eve döndü. Kayığı bitirdiğini söyledi. Ama onu tam yerleştireceği sırada etrafa bir sürü kepçe yayıldı. Ertesi gün Samuel gitti ormana. Ancak Ulrich'in başına gelenler onun da başına geldi.
Üçüncü gün sıra Aptal Hans'a geldi. O da çok çalıştı; öyle ki, balta sesleri tüm ormanı kapladı; ama o şarkı tutturarak, ıslık çalarak, neşeyle çalıştı. Tam öğlen sıcağında cüce yine çıkageldi ve ona ne yaptığını sordu.
"Karada sudakinden daha hızlı giden bir kayık" diye cevap verdi oğlan. Ve bunu tamamladığı takdirde kralın kızıyla evlenebileceğini anlattı.
"Madem ki öyle, öyle olsun!" dedi cüce.
Akşam güneşi tüm kızıllığıyla batarken Hans kayığı tüm akşamıyla tamamlamıştı.
Ona binerek saraya doğru kürek çekmeye başladı. Kayık rüzgârdan bile hızlıydı.
Kral bunu ta uzaktan gördü, ama yine de kızını vermek niyetinde değildi.
Bu kez Hans'ın sabahtan akşama kadar yüz tane tavşanı güderek bir yerde toplaması gerekiyordu; tek bir tavşan eksilirse kızı alamayacaktı.
Hans sevindi; hemen ertesi gün tavşan sürüsünü çayırlığa güttü ve hiçbir hayvanın sürüden ayrılmamasına dikkat etti.
Aradan çok zaman geçmedi, saraydan bir hizmetçi kız çıkageldi ve Hans'a hemen bir tavşan vermesini, çünkü misafir beklediklerini söyledi.
Oğlan bu işin nereye varacağını kestirdiği için hayvanı vermedi.
"Kral misafirine tavşan yerine başka bir şey versin" dedi.
Ama kız çok dayattı, hatta sonunda küfür etmeye başladı.
O zaman Hans kralın kızı kendi gelip isterse tavşanı verebileceğini söyledi. Hizmetçi kız bunu saraya iletince kralın kızı bizzat yola çıktı.
Ama bu arada cüce Hans'ın yanına vararak ona ne yaptığını sordu.
O da, yüz tane tavşanı gütmekte olduğunu ve onlardan hiçbirinin eksilmemesi gerektiğini, ancak o zaman kralın kızıyla evlenebileceğini anlattı.
"Tamam" dedi cüce, "Sen al şu düdüğü; sürüden ayrılan tavşan olursa öttürürsün, o zaman geri gelir."
Kralın kızı gelince Hans onun önlüğüne bir tavşan yerleştirdi.
Ama kız yüz adım gitmişti ki, Hans düdüğünü öttürünce tavşan kızın önlüğünden sıçrayıverdi ve - görmedin mi? - yine sürüye katıldı.
Akşam olunca tavşangüden bir düdük daha çalarak hayvanların hepsi orada mı diye etrafına bakındıktan sonra onları saraya güttü.
Kral, Hans'ın hiçbirini kaybetmeden yüz tavşanı nasıl güttüğünü görünce şaşırdı. Buna rağmen kızını yine vermek istemedi. Bu kez Hans'ın, Yırtıcı Kuş'un kuyruğundan bir tüy koparıp getirmesi gerekiyordu.
Hans hemen yola çıktı ve çevik adımlarla yürümeye başladı. Akşama doğru bir şatoya vardı; yatacak bir yer sordu, çünkü o zamanlar lokanta, han falan yoktu.
Şatonun efendisi ona bir yer göstererek nereye gittiğini bilmek istedi.
Hans, "Yırtıcı Kuş'a" diye cevap verdi.
"Yaa, Yırtıcı Kuş'a demek! Onun her şeyi bildiğini söylüyorlar. Ben demirden bir para kasasının anahtarını kaybettim. Sana zahmet olmazsa, ona bir sor bakalım, bu anahtar neredeymiş?"
"Sorarım elbette" dedi Hans. "Neden olmasın!"
Ertesi sabah oradan yola çıktı ve yine akşama doğru bir başka şatoya vardı; bir geceyi de orada geçirdi. Şato sahibi onun Yırtıcı Kuş'a gideceğini öğrenince, kızının hastalandığını, şimdiye kadar hangi ilacı denedilerse biç birinin onu iyileştiremediğini, bu yüzden Yırtıcı Kuş'a, kızın iyileşmesi için ne gerektiğini sormasını söyledi.
Hans bunu yapacağını vurgulayarak yoluna devam etti.
Derken büyük bir nehre geldi; karşıdan karşıya geçecek sal ya da sandal falan yoktu; ama orada koskoca bir adam vardı ve herkesi nehrin öbür ucuna taşıyordu.
Adam Hans'a nereye gittiğini sordu.
Hans, "Yırtıcı Kuş'a" dedi.
Adam, "Onun yanına varırsan sor bakalım, niye ben herkesi bu nehrin bir yakasından öbür yakasına taşımak zorundayım?" dedi.
Hans, "Sorarım elbette; neden olmasın!" diye cevap verdi.
Sonra adam onu koltuk altlarından tuttuğu gibi nehrin öbür yakasına taşıdı.
Sonunda Hans Yırtıcı Kuş'un evine vardı; ama orada sadece karısı vardı; Yırtıcı Kuş'un kendisi yoktu.
Kadın ona ne istediğini sordu. Hans her şeyi anlattı; yani Yırtıcı Kuş'un kuyruğundan bir tüy koparması gerektiğini, bir şatoda para kasasının kaybolan anahtarının nerede olduğunu Yırtıcı Kuş'a soracağını, bir başka şatoda da hasta bir kızın neyle şifa bulacağını ve de yakındaki bir nehrin başında bekleyen bir adamın neden herkesi karşıdan karşıya taşımak zorunda kaldığını bilmek istediğini falan...
Bunun üzerine kadın, "Bak dostum!" dedi, "Hiç bir insan Yırtıcı Kuş'la konuşamaz! O şimdiye kadar tüm insanları yedi. Ama istersen onun yatağının altına saklan; o uyur uymaz kalkar kuyruğundan bir tüy koparırsın. Bilmek istediğin öbür şeyler için soruları ona ben sorarım."
Hans çok sevinerek hemen yatağın altına saklandı.
Akşam olunca Yırtıcı Kuş eve geldi ve içeri girer girmez: "Hanım, burası insan kokuyor!" dedi.
"Evet" dedi karısı. "Bugün biri geldi, ama yine gitti." Bunun üzerine Yırtıcı Kuş fazla laf etmedi.
Gece yarısı horlamaya başlayınca Hans yatağın altından çıkarak onun kuyruğundan bir tüy kopardı.
Yırtıcı Kuş birden irkildi ve ayağa kalkarak, "Burası insan kokuyor hanım! Sanki birisi kuyruğumu çekti!" dedi.
Bunun üzerine karısı, "Rüya görmüş olmalısın; sana söyledim ya, bugün bir insan geldi sonra da gitti diye... Kendisi bana çok şeyler anlattı. Bir şatoda demir kasanın anahtarı kaybolmuş, bir türlü bulamıyorlarmış."
"Ahh, aptallar! Anahtar kapının arkasındaki dolabın raflarından birinde."
"Bir başka şatoda da bir kız hastaymış; onu iyileştirecek ilacın ne olduğunu bilen yokmuş!"
"Aptallar!" dedi Yırtıcı Kuş, "Bodruma inen merdivenin en alt basamağında bir kurbağa değiştirdiği derilerle bir yuva yaptı; kıza bu derileri verirlerse iyileşir."
"Bir şey daha söyledi. Bir yerde bir nehir varmış, onun başında bekleyen bir adam herkesi karşıdan karşıya geçirmek zorundaymış; neden?"
"Ahh, aptal! Onlardan birini nehrin ortasında bırakıversin; bak bir daha kimse gelir mi!"
Ertesi sabah erkenden kalkan Yırtıcı Kuş çıkıp gitti. O zaman Hans yatağın altından çıktı; elinde güzel bir tüy vardı; ayrıca anahtar, ilaç ve adam taşıma konusundaki konuşmaları da işitmişti.
Yine de unutmaması için Yırtıcı Kuş'un karısı hepsini ona bir kez daha anlattı.
Hans evine yollandı. Önce nehirdeki adamla karşılaştı. Adam ona Yırtıcı Kuş'un ne dediğini sordu. Hans önce kendisini karşıya geçirmesini, öbür yakaya varınca açıklayacağını söyledi.
Adam onu öbür yakaya taşıdı.
O zaman Hans ona, birini karşıya geçirirken suyun ortasında bırakırsa bir daha kimsenin karşıya geçmek istemeyeceğini anlattı.
Adam çok teşekkür ederek bunun karşılığında Hans'ı iki kez karşıdan karşıya geçirebileceğini bildirdi.
Ama Hans ona zahmet etmemesini, zaten yeterince iyilikte bulunduğunu söyledikten sonra yoluna devam etti.
Derken hasta kızın bulunduğu şatoya geldi; zavallıcık yürüyemiyordu; onu sırtlayarak bodruma inen merdivene taşıdı; kurbağa yuvasını buldu; onu alıp kızın eline verdi. Kız aynı anda omzundan yere sıçrayıverdi; tamamen iyileşmişti!
Ailesi bu duruma çok, ama çok sevindi. Hans'ı bol bol altın ve gümüş hediyelerle ödüllendirdiler. Ona istediği her şeyi verdiler.
Hans öbür şatoya vardığında hemen kapı arkasındaki dolabın raflarından birinde anahtarı bularak derebeyine verdi. O da çok sevindi ve Hans'a bir ufak sandık dolusu altın verdi. Ve de bunun yanısıra bir sürü hediyeler, inekler, koyunlar ve keçiler...
Hans hepsiyle, yani para, altın, gümüş, inek, koyun ve keçilerle kralın huzuruna vardığında, tüm bunları nereden bulduğunu sordu. O da ona, Yırtıcı Kuş'un isteyene istediği kadar hediye verdiğini anlattı.
Bunun üzerine kral kendisinin de böyle bir şeye ihtiyacı olduğunu düşünerek Yırtıcı Kuş'un yanma varmak üzere yola çıktı. Ancak nehrin başında bekleyen adamla karşılaşınca, adam onu sırtında suyun ortasına kadar taşıdıktan sonra orada bıraktı ve çekip gitti.
Ve kral boğuldu.
Hans kızla evlendi ve kral oldu.
Ngày xưa, có một ông vua trị vì vào thời nào, tên gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có một cô con gái duy nhất, cô lại đau ốm luôn, không thầy thuốc nào chữa khỏi được. Nghe lời tiên tri là công chúa ăn táo sẽ khỏi bệnh, nhà vua liền cho truyền báo khắp trong nước: ai dâng lên cho công chúa thứ táo ăn vào sẽ khỏi hết bệnh tật, người ấy sẽ được kết duyên cùng nàng và lên ngôi vua.
Một bác nông dân có ba người con trai cũng hay được tin ấy. Bác liền bảo người con trai cả:
- Con lên buồng kho, lấy một giỏ đầy táo ngon chín đỏ ối, rồi mang vào tiến vua. May ra công chúa ăn táo ấy mà khỏi hết bệnh tật thì con sẽ được phép kết duyên cùng nàng, rồi lên nối ngôi vua cha.
Người con trai cả làm như lời cha dặn và lên đường ra đi. Chàng đi được một thôi đường thì gặp một ông già bé tí hon, tóc hoa râm, ông hỏi chàng mang gì trong giỏ. Chàng trai - tên là Ulrich - đáp:
- Toàn là chân ếch thôi!
Nghe vậy, người Tí Hon nói:
- Ồ thì cứ coi như là vậy đi và cũng chỉ là như vậy.
Nói xong, người Tí Hon lại tiếp tục đi.
Đi hoài, đi mãi, cuối cùng Ulrich đã tới được cung vua. Chàng báo là mình có mang loại táo công chúa ăn vào sẽ khỏi hết bệnh tật. Nghe tin ấy, vua mừng lắm, cho đòi Ulrich vào. Nhưng ôi thôi, khi chàng mở giỏ ra thì chẳng thấy táo đâu mà chỉ toàn chân ếch nằm trong giỏ, chân ếch hãy còn tươi đang ngọ ngoạy. Việc ấy làm vua nổi giận, cho lính xua đuổi chàng ra khỏi cung điện. Về đến nhà, chàng kể lại cho cha nghe đầu đuôi câu chuyện.
Nghe xong câu chuyện, cha sai con thứ hai là Samuel đi. Nhưng sự việc đến với chàng ta cũng y hệt như đối với Un-rich. Chàng ta cũng gặp một người bé Tí Hon, tóc hoa râm, ông hỏi chàng mang gì trong giỏ, Samuel trả lời:
- Chỉ toàn lông lợn!
Người bé Tí Hon tóc hoa râm nói:
- Ờ thì cứ coi như là vậy đi và cũng chỉ là như vậy!
Tới cung vua, Samuel nói mình có loại táo công chúa ăn vào sẽ khỏi hết bệnh tật. Lính canh không cho vào, nói đã có một tên đến đây nói như vậy, tên ấy làm họ bị mọi người giễu cợt, coi họ như những thằng điên. Samuel kêu nài mãi, hứa quả quyết rằng mình có loại táo ấy, giờ chỉ cần họ cho vào dâng vua. Rồi lính canh cũng tin chàng, dẫn chàng vào chầu vua. Nhưng khi chàng mở giỏ ra thì chỉ toàn là lông lợn. Chuyện đó làm vua nổi trận lôi đình, sai lính đánh Samuel một trận nên thân rồi đuổi chàng ra ngoài. Về tới nhà, chàng kể lại cho cha nghe đầu đuôi câu chuyện.
Rồi đến lượt người con trai út, cả nhà vẫn gọi chàng là thằng ngốc Hans, chàng hỏi cha liệu mình mang táo đi có được không? Người cha bảo:
- Ờ, có khi trong chuyện này mày lại là người hợp nhất. Mấy đứa tinh khôn còn chẳng làm nên trò trống gì nữa là mày! Mày tính làm gì bây giờ?
Nhưng người con trai út cũng không chịu thôi:
- Ấy, đời thế đấy, cha ạ! Con cũng muốn đi.
Người cha liền bảo:
- Đi ngay cho khuất mắt tao, đồ ngu si! Mày thì phải đợi cho đến khi nào tinh khôn hơn chút nữa.
Nói rồi bác quay lưng đi. Nhưng Hans túm ngay lấy áo cha mà nói:
- Ấy cha ơi, con vẫn cứ muốn đi!
Người cha nổi cáu bảo con:
- Thôi thì mặc xác mày! Mày muốn đi đâu thì đi! Chắc lại trở về tay không thôi!
Cậu út mừng quá, nhảy lên. Người cha nói:
- Ờ, giờ thì mày giỡn như thằng điên ấy, mày thì chỉ có ngày một ngốc hơn mà thôi.
Những lời nói ấy đối với Hans chẳng có nghĩa lý gì cả, chàng ta vẫn cười đùa như thường.
Vì lúc ấy trời đã tối, chàng nghĩ bụng đợi đến mai, hôm nay có đi cũng không tới được cung vua. Đêm nằm mà không tài nào chợp mắt được, chàng vừa thiếp đi đã mơ tưởng ngay tới cô thiếu nữ xinh đẹp, tới những lâu đài, vàng bạc và nhiều thứ khác nữa. Sớm tinh mơ ngày hôm sau chàng đã lên đường. Chàng gặp ngay người bé tí hon, lẻo khoẻo, vận quần áo xám trắng, hỏi chàng có gì trong giỏ. Hans nói là mình có loại táo công chúa ăn vào sẽ khỏe mạnh, khỏi hết bệnh tật. Người Tí Hon nói:
- Ờ thì cứ coi là như vậy đi và chắc là như vậy!
Nhưng ở cung điện, lính canh khăng khăng từ chối không để cho Hans vào, vì đã có hai tên xưng là mang táo tiến vua, nhưng một đứa thì mang chân ếch tươi đến, còn tên kia thì mang lông lợn. Nhưng vì Hans van nài mãi, chàng nói chàng không mang chân ếch tới, chàng đem toàn táo ngon nhất nước tiến vua. Chàng ăn nói chân thành, lính canh cổng nghĩ chắc chàng không nói dối nên cho chàng vào. Họ đã không lầm, vì khi Hans mở giỏ trước mặt vua thì thấy toàn là táo chín vàng óng nom thật thơm ngon. Vua mừng lắm, cho quân hầu mang táo lại cho công chúa ăn, hồi hộp ngồi đợi người đến báo kết quả ra sao. Chỉ một lát sau đã có người mang tin lại. Nhưng các bạn có biết đó là ai không? Người đó chính là công chúa. Vừa mới ăn xong táo, công chúa thấy người khỏe khoắn hẳn lên, nhảy ra khỏi giường đi đến gặp vua. Không ai tả được hết nỗi vui mừng của nhà vua.
Nhưng giờ nhà vua lại không muốn gả công chúa cho Hans. Vua bảo, trước hết chàng phải đóng một chiếc thuyền đi trên cạn nhanh hơn đi dưới nước. Chàng Hans chấp thuận, về nhà kể lại sự việc xảy ra. Cha liền bảo Ulrich vào rừng lấy gỗ đóng một chiếc thuyền như vậy. Chàng làm việc cần cù, vừa làm vừa huýt sáo. Đúng giữa trưa, khi mặt trời đứng giữa đỉnh đầu, có một người bé nhỏ tóc hoa râm đến hỏi chàng làm gì. Ulrich trả lời người đó:
- Muỗng gỗ!
Người bé nhỏ tóc hoa râm bảo:
- Ờ thì cứ coi là như vậy đi và chắc là như vậy!
Đến tối, Ulrich nghĩ rằng mình đã đóng xong một chiếc thuyền, nào ngờ lúc ngồi vào thì đó chỉ toàn là muỗng gỗ.
Hôm sau Samuel vào rừng, nhưng sự việc xảy ra cũng y hệt như đối với Ulrich.
Đến ngày thứ ba chàng ngốc Hans mới vào rừng. Chàng đẽo, đóng miệt mài, cả khu rừng vang tiếng gỗ chan chát, chàng vừa làm vừa huýt sáo vui vẻ. Đến giữa trưa, lúc trời nóng bức nhất thì có người bé nhỏ tóc hoa râm đến hỏi chàng làm gì. Chàng đáp:
- Đóng một chiếc thuyền đi trên đồng khô cạn nhanh hơn là đi dưới nước.
Và chàng còn nói là khi nào làm xong thuyền, chàng sẽ được cưới công chúa làm vợ. Người bé nhỏ bảo:
- Ồ, giờ thì cứ coi như có một chiếc thuyền như vậy đi và chắc chắn là như vậy!
Chiều tối, khi mặt trời lặn, chàng Hans đã làm xong chiếc thuyền, mái chèo và các bộ phận khác.
Chàng ngồi vào thuyền, chèo thuyền vào kinh thành. Thuyền chạy nhanh như gió.
Thấy chiếc thuyền từ đằng xa, nhưng vua vẫn không muốn gả công chúa cho Hans. Vua bảo, chàng phải làm thêm một việc: chăn một trăm con thỏ từ sớm tinh mơ đến tối mịt, nếu để lạc mất một con thì cũng không lấy được công chúa. Hans cũng vui lòng nhận lời. Ngay ngày hôm sau chàng cùng đàn thỏ ra đồng cỏ, chàng luôn luôn để ý canh chừng, không để con nào trốn cả.
Một vài giờ trôi qua, một nữ tỳ ở cung điện đến bảo Hans phải đưa ngay một con thỏ vì có khách. Han-xơ nhận ra ngay mưu kế, chàng bảo chưa có thỏ, nếu vua có thể đợi đến mai hãy mời khách món thỏ hồ tiêu thì thế nào cũng có thỏ. Nữ tỳ cũng không chịu thôi, lăn ra khóc ăn vạ. Lúc đó Hans bảo, nếu công chúa thân chinh lại, thì chàng sẽ đưa cho một con thỏ. Nữ tỳ về cung và công chúa thân chinh lại thật.
Trước khi công chúa tới gặp Hans thì người bé nhỏ tới, hỏi chàng đang làm gì. Chàng đáp là chàng phải chăn một trăm con thỏ, không được để một con nào trốn mất. Nếu làm được điều đó thì sẽ được lấy công chúa và lên ngôi vua. Người bé nhỏ nói:
- Thế cũng tốt! Đây, cho anh chiếc còi này, nếu có con nào chạy trốn, chỉ cần thổi còi, thế nào nó cũng quay trở lại.
Khi công chúa đến, Hans đặt một con thỏ vào tạp dề của nàng. Nhưng khi nàng mới đi được chừng một trăm thước thì Han-xơ thổi còi. Thỏ nhảy ngay khỏi tạp dề, chạy về với bầy, vì lâu nay nó đã quen sống có bầy rồi. Tối đến, Hans chỉ việc thổi còi, đến xem đã đủ chưa, xua cả đàn về cung điện.
Nhà vua hết sức ngạc nhiên khi thấy Hans chăn nổi một trăm con thỏ, không mất mát con nào. Nhưng rồi vua vẫn nhất định không chịu gả con gái cho Hans. Vua bảo chàng phải mang đến dâng vua một cái lông đuôi chim ưng thần đã.
Hans chuẩn bị hành lý, rồi cứ thế thẳng đường mà đi. Tối thì chàng tới một tòa lâu đài, chàng xin ngủ lại, vì hồi đó chưa có quán trọ dọc đường. Ông chủ lâu đài vui vẻ nhận lời và hỏi chàng định đi đâu. Hans đáp:
- Đến chỗ chim ưng thần.
- Á, đến chỗ chim ưng thần đấy à? Người ta thường kể lại là chim ấy biết mọi chuyện trên đời. Tôi mất chiếc chìa khóa hộp tiền bằng sắt. Anh làm ơn hỏi chim ưng thần xem chiếc chìa khóa biến đi đâu nhé.
Hans đáp:
- Được, tất nhiên chuyện đó tôi có thể giúp được.
Sáng hôm sau chàng lại lên đường. Tối đến, chàng lại nghỉ chân ở một tòa lâu đài nằm ngay bên đường. Khi mọi người ở lâu đài biết chàng định đến chỗ chim ưng thần, họ nói trong gia đình họ có cô con gái ốm, đã dùng nhiều phương thuốc mà vẫn chưa thấy chuyển bệnh, nhờ chàng làm ơn hỏi chim ưng xem có cách gì chữa để cho cô gái trở lại khỏe mạnh. Hans nói là chàng sẵn lòng làm việc ấy, rồi lại ra đi.
Chàng tới một bến sông. Đáng nhẽ bến sông phải có đò ngang, nhưng lại có một người to lớn vạm vỡ chuyên chuyển mọi người qua sông. Người ấy hỏi Hans đi đâu. Hans đáp:
- Đến chỗ chim ưng thần.
Người đó dặn Hans:
- Này, nếu anh có gặp chim, nhớ hỏi chim hộ tôi, tại sao tôi cứ phải chuyển tất cả mọi người qua sông mãi như thế?
Hans đáp:
- Vâng, tôi sẽ hỏi cho.
Người kia đặt chàng lên vai, cõng đưa chàng qua sông.
Đi mãi, cuối cùng Hans tới được nhà chim ưng thần, nhưng chim đi vắng, chỉ có vợ ở nhà. Vợ chim hỏi chàng muốn gì. Hans kể cho vợ chim nghe đầu đuôi câu chuyện: chàng muốn có một chiếc lông đuôi chim ưng thần, rồi ở lâu đài nọ, người ta đánh mất chiếc chìa khóa hộp tiền mới, lại ở một lâu đài khác có cô thiếu nữ bị bệnh, chàng muốn biết cái gì có thể chữa cho nàng bình phục, rồi gần đây có một con sông, có một người đàn ông cứ phải lội đưa người qua sông, chàng cũng muốn biết tại sao người đàn ông đó lại phải cõng đưa mọi người sang sông mãi như thế…
Vợ chim ưng thần bảo:
- Chà, anh bạn thân mến của tôi nên nhớ điều này: không ai nói chuyện với chim ưng thần được đâu. Nó ăn thịt tất cả mọi người. Nhưng nếu anh muốn thì anh cứ chui vào nằm dưới gầm giường nó. Trời khuya, khi nó đã ngủ say, anh có thể vươn tay ra mà giật lấy một chiếc lông đuôi. Còn những điều anh muốn biết thì cứ để tôi hỏi hộ cho.
Hans rất thỏa mãn về chuyện đó. Chàng chui vào nằm dưới gầm giường.
Đến tối, chim ưng thần về. Vừa mới bước chân vào buồng, nó đã nói ngay với vợ:
- Mình này, ta ngửi thấy mùi thịt người.
Vợ đáp:
- Đúng đấy. Hôm nay có một người đã đến đây, nhưng hắn lại đi rồi.
Chim ưng thần không hỏi han gì nữa. Nửa đêm, lúc chim ưng thần đang ngáy o o như kéo gỗ thì Hans vươn tay lên, giật một chiếc lông đuôi của chim ưng thần. Chim ưng thần giật thót một cái và bảo:
- Mình này, ta ngửi thấy mùi thịt người. Mà hình như nó giật một chiếc lông đuôi của ta.
Vợ chim liền bảo:
- Đúng là mình mê ngủ rồi. Tôi đã bảo mình là hôm nay có một người đến đây, nhưng hắn lại đi ngay. Hắn kể tôi nghe đủ thứ chuyện. Nào là ở tòa lâu đài nọ người ta đánh mất chìa khóa hộp tiền mới, không tìm thấy nữa.
Chim ưng thần nói:
- Trời, đúng là đồ ngu! Chìa khóa nằm dưới đống củi sau cửa ra vào ở nhà kho ấy.
- Hắn lại còn bảo là ở một tòa lâu đài khác có một cô con gái bị bệnh, mọi người không biết dùng cách gì để chữa cho cô khỏi bệnh.
Chim ưng thần nói:
- Trời, đúng là đồ ngu dốt! Dưới gầm cầu thang trong hầm nhà có một con cóc lấy tóc của cô ta làm tổ. Nếu cô ấy lấy lại được tóc thì khỏi bệnh.
- Rồi hắn lại kể ở nơi kia có một con sông, có một người đàn ông cứ phải lội cõng đưa mọi người qua sông.
Chim ưng thần nói:
- Trời, đúng là thằng ngu dốt! Nó chỉ việc thả một người xuống giữa sông thì tự khắc nó không phải cõng ai sang sông nữa.
Sớm tinh mơ, chim ưng thần đã dậy đi. Hans chui ở gầm giường ra, tay cầm chiếc lông chim đẹp. Chàng lại nghe biết tất cả những điều chim ưng thần nói về chiếc chìa khóa, về cô con gái và về người đàn ông. Vợ chim ưng thần còn kể lại tất cả một lần nữa cho chàng nghe để khỏi quên. Sau đó chàng lên đường về nhà. Trước tiên chàng đến chỗ người đàn ông ở bên bờ sông, người đó hỏi ngay chàng rằng chim đã nói gì. Han-xơ nói cứ cõng mình qua sông đã rồi chàng sẽ nói cho mà nghe. Người đó cõng ngay chàng qua sông. Sang tới bên kia sông rồi, Han-xơ bảo người đó rằng chỉ việc thả một người xuống giữa dòng sông thì không phải cõng đưa ai sang sông. Người này vô cùng mừng rỡ, bảo Hans là muốn cõng chàng qua sông rồi lại cõng đưa trở về bên này sông để tỏ lòng biết ơn. Hans từ chối, nói là không muốn người kia mệt nhọc vì mình, chàng rất hài lòng về những cử chỉ ấy. Rồi chàng lại đi.
Chàng tới lâu đài nơi cô gái bị bệnh. Vì cô không đi được nên Hans cõng cô trên vai rồi đi xuống hầm nhà, lấy ở gầm cầu thang cái tổ cóc đặt vào tay cô. Cô nhảy từ vai chàng xuống, chạy lên cầu thang trước Hans, trở lại khỏe mạnh như xưa. Cha mẹ cô mừng lắm. Nhà có bao nhiêu vàng bạc đều đưa ra, Hans muốn lấy gì cha mẹ cô cũng xin biếu.
Tới lâu đài mà chàng đã trọ lại đêm đầu tiên, Han-xơ đi thẳng vào nhà kho để củi, tìm thấy ngay chiếc chìa khóa nằm dưới đống củi sau cửa ra vào và mang chìa khóa lên cho chủ lâu đài. Ông ta mừng rỡ vô cùng, liền lấy rất nhiều vàng trong hộp ra để thưởng tặng Hans, ngoài ra còn biếu đủ mọi thứ, cả bò sữa, dê, cừu.
Hans đến cung vua với tất cả những đồ biếu ấy, nào là tiền, vàng bạc, nào là bò sữa, cừu, dê. Vua hỏi chàng lấy ở đâu ra tất cả của cải ấy. Hans bảo là ai muốn lấy bao nhiêu chim ưng thần cũng cho. Lúc đó vua nghĩ bụng, mình cũng cần những thứ đó. Rồi vua lên đường để tới chỗ chim ưng thần. Nhưng khi vua đến sông thì vua đúng là người đầu tiên đến từ khi Hans đi qua. Người đàn ông kia thả vua xuống giữa dòng sông rồi đi mất. Vua bị chết đuối. Còn Hans cưới công chúa và lên ngôi vua.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng