Chim ưng thần


El Grifo


Ngày xưa, có một ông vua trị vì vào thời nào, tên gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có một cô con gái duy nhất, cô lại đau ốm luôn, không thầy thuốc nào chữa khỏi được. Nghe lời tiên tri là công chúa ăn táo sẽ khỏi bệnh, nhà vua liền cho truyền báo khắp trong nước: ai dâng lên cho công chúa thứ táo ăn vào sẽ khỏi hết bệnh tật, người ấy sẽ được kết duyên cùng nàng và lên ngôi vua.
Một bác nông dân có ba người con trai cũng hay được tin ấy. Bác liền bảo người con trai cả:
- Con lên buồng kho, lấy một giỏ đầy táo ngon chín đỏ ối, rồi mang vào tiến vua. May ra công chúa ăn táo ấy mà khỏi hết bệnh tật thì con sẽ được phép kết duyên cùng nàng, rồi lên nối ngôi vua cha.
Người con trai cả làm như lời cha dặn và lên đường ra đi. Chàng đi được một thôi đường thì gặp một ông già bé tí hon, tóc hoa râm, ông hỏi chàng mang gì trong giỏ. Chàng trai - tên là Ulrich - đáp:
- Toàn là chân ếch thôi!
Nghe vậy, người Tí Hon nói:
- Ồ thì cứ coi như là vậy đi và cũng chỉ là như vậy.
Nói xong, người Tí Hon lại tiếp tục đi.
Đi hoài, đi mãi, cuối cùng Ulrich đã tới được cung vua. Chàng báo là mình có mang loại táo công chúa ăn vào sẽ khỏi hết bệnh tật. Nghe tin ấy, vua mừng lắm, cho đòi Ulrich vào. Nhưng ôi thôi, khi chàng mở giỏ ra thì chẳng thấy táo đâu mà chỉ toàn chân ếch nằm trong giỏ, chân ếch hãy còn tươi đang ngọ ngoạy. Việc ấy làm vua nổi giận, cho lính xua đuổi chàng ra khỏi cung điện. Về đến nhà, chàng kể lại cho cha nghe đầu đuôi câu chuyện.
Nghe xong câu chuyện, cha sai con thứ hai là Samuel đi. Nhưng sự việc đến với chàng ta cũng y hệt như đối với Un-rich. Chàng ta cũng gặp một người bé Tí Hon, tóc hoa râm, ông hỏi chàng mang gì trong giỏ, Samuel trả lời:
- Chỉ toàn lông lợn!
Người bé Tí Hon tóc hoa râm nói:
- Ờ thì cứ coi như là vậy đi và cũng chỉ là như vậy!
Tới cung vua, Samuel nói mình có loại táo công chúa ăn vào sẽ khỏi hết bệnh tật. Lính canh không cho vào, nói đã có một tên đến đây nói như vậy, tên ấy làm họ bị mọi người giễu cợt, coi họ như những thằng điên. Samuel kêu nài mãi, hứa quả quyết rằng mình có loại táo ấy, giờ chỉ cần họ cho vào dâng vua. Rồi lính canh cũng tin chàng, dẫn chàng vào chầu vua. Nhưng khi chàng mở giỏ ra thì chỉ toàn là lông lợn. Chuyện đó làm vua nổi trận lôi đình, sai lính đánh Samuel một trận nên thân rồi đuổi chàng ra ngoài. Về tới nhà, chàng kể lại cho cha nghe đầu đuôi câu chuyện.
Rồi đến lượt người con trai út, cả nhà vẫn gọi chàng là thằng ngốc Hans, chàng hỏi cha liệu mình mang táo đi có được không? Người cha bảo:
- Ờ, có khi trong chuyện này mày lại là người hợp nhất. Mấy đứa tinh khôn còn chẳng làm nên trò trống gì nữa là mày! Mày tính làm gì bây giờ?
Nhưng người con trai út cũng không chịu thôi:
- Ấy, đời thế đấy, cha ạ! Con cũng muốn đi.
Người cha liền bảo:
- Đi ngay cho khuất mắt tao, đồ ngu si! Mày thì phải đợi cho đến khi nào tinh khôn hơn chút nữa.
Nói rồi bác quay lưng đi. Nhưng Hans túm ngay lấy áo cha mà nói:
- Ấy cha ơi, con vẫn cứ muốn đi!
Người cha nổi cáu bảo con:
- Thôi thì mặc xác mày! Mày muốn đi đâu thì đi! Chắc lại trở về tay không thôi!
Cậu út mừng quá, nhảy lên. Người cha nói:
- Ờ, giờ thì mày giỡn như thằng điên ấy, mày thì chỉ có ngày một ngốc hơn mà thôi.
Những lời nói ấy đối với Hans chẳng có nghĩa lý gì cả, chàng ta vẫn cười đùa như thường.
Vì lúc ấy trời đã tối, chàng nghĩ bụng đợi đến mai, hôm nay có đi cũng không tới được cung vua. Đêm nằm mà không tài nào chợp mắt được, chàng vừa thiếp đi đã mơ tưởng ngay tới cô thiếu nữ xinh đẹp, tới những lâu đài, vàng bạc và nhiều thứ khác nữa. Sớm tinh mơ ngày hôm sau chàng đã lên đường. Chàng gặp ngay người bé tí hon, lẻo khoẻo, vận quần áo xám trắng, hỏi chàng có gì trong giỏ. Hans nói là mình có loại táo công chúa ăn vào sẽ khỏe mạnh, khỏi hết bệnh tật. Người Tí Hon nói:
- Ờ thì cứ coi là như vậy đi và chắc là như vậy!
Nhưng ở cung điện, lính canh khăng khăng từ chối không để cho Hans vào, vì đã có hai tên xưng là mang táo tiến vua, nhưng một đứa thì mang chân ếch tươi đến, còn tên kia thì mang lông lợn. Nhưng vì Hans van nài mãi, chàng nói chàng không mang chân ếch tới, chàng đem toàn táo ngon nhất nước tiến vua. Chàng ăn nói chân thành, lính canh cổng nghĩ chắc chàng không nói dối nên cho chàng vào. Họ đã không lầm, vì khi Hans mở giỏ trước mặt vua thì thấy toàn là táo chín vàng óng nom thật thơm ngon. Vua mừng lắm, cho quân hầu mang táo lại cho công chúa ăn, hồi hộp ngồi đợi người đến báo kết quả ra sao. Chỉ một lát sau đã có người mang tin lại. Nhưng các bạn có biết đó là ai không? Người đó chính là công chúa. Vừa mới ăn xong táo, công chúa thấy người khỏe khoắn hẳn lên, nhảy ra khỏi giường đi đến gặp vua. Không ai tả được hết nỗi vui mừng của nhà vua.
Nhưng giờ nhà vua lại không muốn gả công chúa cho Hans. Vua bảo, trước hết chàng phải đóng một chiếc thuyền đi trên cạn nhanh hơn đi dưới nước. Chàng Hans chấp thuận, về nhà kể lại sự việc xảy ra. Cha liền bảo Ulrich vào rừng lấy gỗ đóng một chiếc thuyền như vậy. Chàng làm việc cần cù, vừa làm vừa huýt sáo. Đúng giữa trưa, khi mặt trời đứng giữa đỉnh đầu, có một người bé nhỏ tóc hoa râm đến hỏi chàng làm gì. Ulrich trả lời người đó:
- Muỗng gỗ!
Người bé nhỏ tóc hoa râm bảo:
- Ờ thì cứ coi là như vậy đi và chắc là như vậy!
Đến tối, Ulrich nghĩ rằng mình đã đóng xong một chiếc thuyền, nào ngờ lúc ngồi vào thì đó chỉ toàn là muỗng gỗ.
Hôm sau Samuel vào rừng, nhưng sự việc xảy ra cũng y hệt như đối với Ulrich.
Đến ngày thứ ba chàng ngốc Hans mới vào rừng. Chàng đẽo, đóng miệt mài, cả khu rừng vang tiếng gỗ chan chát, chàng vừa làm vừa huýt sáo vui vẻ. Đến giữa trưa, lúc trời nóng bức nhất thì có người bé nhỏ tóc hoa râm đến hỏi chàng làm gì. Chàng đáp:
- Đóng một chiếc thuyền đi trên đồng khô cạn nhanh hơn là đi dưới nước.
Và chàng còn nói là khi nào làm xong thuyền, chàng sẽ được cưới công chúa làm vợ. Người bé nhỏ bảo:
- Ồ, giờ thì cứ coi như có một chiếc thuyền như vậy đi và chắc chắn là như vậy!
Chiều tối, khi mặt trời lặn, chàng Hans đã làm xong chiếc thuyền, mái chèo và các bộ phận khác.
Chàng ngồi vào thuyền, chèo thuyền vào kinh thành. Thuyền chạy nhanh như gió.
Thấy chiếc thuyền từ đằng xa, nhưng vua vẫn không muốn gả công chúa cho Hans. Vua bảo, chàng phải làm thêm một việc: chăn một trăm con thỏ từ sớm tinh mơ đến tối mịt, nếu để lạc mất một con thì cũng không lấy được công chúa. Hans cũng vui lòng nhận lời. Ngay ngày hôm sau chàng cùng đàn thỏ ra đồng cỏ, chàng luôn luôn để ý canh chừng, không để con nào trốn cả.
Một vài giờ trôi qua, một nữ tỳ ở cung điện đến bảo Hans phải đưa ngay một con thỏ vì có khách. Han-xơ nhận ra ngay mưu kế, chàng bảo chưa có thỏ, nếu vua có thể đợi đến mai hãy mời khách món thỏ hồ tiêu thì thế nào cũng có thỏ. Nữ tỳ cũng không chịu thôi, lăn ra khóc ăn vạ. Lúc đó Hans bảo, nếu công chúa thân chinh lại, thì chàng sẽ đưa cho một con thỏ. Nữ tỳ về cung và công chúa thân chinh lại thật.
Trước khi công chúa tới gặp Hans thì người bé nhỏ tới, hỏi chàng đang làm gì. Chàng đáp là chàng phải chăn một trăm con thỏ, không được để một con nào trốn mất. Nếu làm được điều đó thì sẽ được lấy công chúa và lên ngôi vua. Người bé nhỏ nói:
- Thế cũng tốt! Đây, cho anh chiếc còi này, nếu có con nào chạy trốn, chỉ cần thổi còi, thế nào nó cũng quay trở lại.
Khi công chúa đến, Hans đặt một con thỏ vào tạp dề của nàng. Nhưng khi nàng mới đi được chừng một trăm thước thì Han-xơ thổi còi. Thỏ nhảy ngay khỏi tạp dề, chạy về với bầy, vì lâu nay nó đã quen sống có bầy rồi. Tối đến, Hans chỉ việc thổi còi, đến xem đã đủ chưa, xua cả đàn về cung điện.
Nhà vua hết sức ngạc nhiên khi thấy Hans chăn nổi một trăm con thỏ, không mất mát con nào. Nhưng rồi vua vẫn nhất định không chịu gả con gái cho Hans. Vua bảo chàng phải mang đến dâng vua một cái lông đuôi chim ưng thần đã.
Hans chuẩn bị hành lý, rồi cứ thế thẳng đường mà đi. Tối thì chàng tới một tòa lâu đài, chàng xin ngủ lại, vì hồi đó chưa có quán trọ dọc đường. Ông chủ lâu đài vui vẻ nhận lời và hỏi chàng định đi đâu. Hans đáp:
- Đến chỗ chim ưng thần.
- Á, đến chỗ chim ưng thần đấy à? Người ta thường kể lại là chim ấy biết mọi chuyện trên đời. Tôi mất chiếc chìa khóa hộp tiền bằng sắt. Anh làm ơn hỏi chim ưng thần xem chiếc chìa khóa biến đi đâu nhé.
Hans đáp:
- Được, tất nhiên chuyện đó tôi có thể giúp được.
Sáng hôm sau chàng lại lên đường. Tối đến, chàng lại nghỉ chân ở một tòa lâu đài nằm ngay bên đường. Khi mọi người ở lâu đài biết chàng định đến chỗ chim ưng thần, họ nói trong gia đình họ có cô con gái ốm, đã dùng nhiều phương thuốc mà vẫn chưa thấy chuyển bệnh, nhờ chàng làm ơn hỏi chim ưng xem có cách gì chữa để cho cô gái trở lại khỏe mạnh. Hans nói là chàng sẵn lòng làm việc ấy, rồi lại ra đi.
Chàng tới một bến sông. Đáng nhẽ bến sông phải có đò ngang, nhưng lại có một người to lớn vạm vỡ chuyên chuyển mọi người qua sông. Người ấy hỏi Hans đi đâu. Hans đáp:
- Đến chỗ chim ưng thần.
Người đó dặn Hans:
- Này, nếu anh có gặp chim, nhớ hỏi chim hộ tôi, tại sao tôi cứ phải chuyển tất cả mọi người qua sông mãi như thế?
Hans đáp:
- Vâng, tôi sẽ hỏi cho.
Người kia đặt chàng lên vai, cõng đưa chàng qua sông.
Đi mãi, cuối cùng Hans tới được nhà chim ưng thần, nhưng chim đi vắng, chỉ có vợ ở nhà. Vợ chim hỏi chàng muốn gì. Hans kể cho vợ chim nghe đầu đuôi câu chuyện: chàng muốn có một chiếc lông đuôi chim ưng thần, rồi ở lâu đài nọ, người ta đánh mất chiếc chìa khóa hộp tiền mới, lại ở một lâu đài khác có cô thiếu nữ bị bệnh, chàng muốn biết cái gì có thể chữa cho nàng bình phục, rồi gần đây có một con sông, có một người đàn ông cứ phải lội đưa người qua sông, chàng cũng muốn biết tại sao người đàn ông đó lại phải cõng đưa mọi người sang sông mãi như thế…
Vợ chim ưng thần bảo:
- Chà, anh bạn thân mến của tôi nên nhớ điều này: không ai nói chuyện với chim ưng thần được đâu. Nó ăn thịt tất cả mọi người. Nhưng nếu anh muốn thì anh cứ chui vào nằm dưới gầm giường nó. Trời khuya, khi nó đã ngủ say, anh có thể vươn tay ra mà giật lấy một chiếc lông đuôi. Còn những điều anh muốn biết thì cứ để tôi hỏi hộ cho.
Hans rất thỏa mãn về chuyện đó. Chàng chui vào nằm dưới gầm giường.
Đến tối, chim ưng thần về. Vừa mới bước chân vào buồng, nó đã nói ngay với vợ:
- Mình này, ta ngửi thấy mùi thịt người.
Vợ đáp:
- Đúng đấy. Hôm nay có một người đã đến đây, nhưng hắn lại đi rồi.
Chim ưng thần không hỏi han gì nữa. Nửa đêm, lúc chim ưng thần đang ngáy o o như kéo gỗ thì Hans vươn tay lên, giật một chiếc lông đuôi của chim ưng thần. Chim ưng thần giật thót một cái và bảo:
- Mình này, ta ngửi thấy mùi thịt người. Mà hình như nó giật một chiếc lông đuôi của ta.
Vợ chim liền bảo:
- Đúng là mình mê ngủ rồi. Tôi đã bảo mình là hôm nay có một người đến đây, nhưng hắn lại đi ngay. Hắn kể tôi nghe đủ thứ chuyện. Nào là ở tòa lâu đài nọ người ta đánh mất chìa khóa hộp tiền mới, không tìm thấy nữa.
Chim ưng thần nói:
- Trời, đúng là đồ ngu! Chìa khóa nằm dưới đống củi sau cửa ra vào ở nhà kho ấy.
- Hắn lại còn bảo là ở một tòa lâu đài khác có một cô con gái bị bệnh, mọi người không biết dùng cách gì để chữa cho cô khỏi bệnh.
Chim ưng thần nói:
- Trời, đúng là đồ ngu dốt! Dưới gầm cầu thang trong hầm nhà có một con cóc lấy tóc của cô ta làm tổ. Nếu cô ấy lấy lại được tóc thì khỏi bệnh.
- Rồi hắn lại kể ở nơi kia có một con sông, có một người đàn ông cứ phải lội cõng đưa mọi người qua sông.
Chim ưng thần nói:
- Trời, đúng là thằng ngu dốt! Nó chỉ việc thả một người xuống giữa sông thì tự khắc nó không phải cõng ai sang sông nữa.
Sớm tinh mơ, chim ưng thần đã dậy đi. Hans chui ở gầm giường ra, tay cầm chiếc lông chim đẹp. Chàng lại nghe biết tất cả những điều chim ưng thần nói về chiếc chìa khóa, về cô con gái và về người đàn ông. Vợ chim ưng thần còn kể lại tất cả một lần nữa cho chàng nghe để khỏi quên. Sau đó chàng lên đường về nhà. Trước tiên chàng đến chỗ người đàn ông ở bên bờ sông, người đó hỏi ngay chàng rằng chim đã nói gì. Han-xơ nói cứ cõng mình qua sông đã rồi chàng sẽ nói cho mà nghe. Người đó cõng ngay chàng qua sông. Sang tới bên kia sông rồi, Han-xơ bảo người đó rằng chỉ việc thả một người xuống giữa dòng sông thì không phải cõng đưa ai sang sông. Người này vô cùng mừng rỡ, bảo Hans là muốn cõng chàng qua sông rồi lại cõng đưa trở về bên này sông để tỏ lòng biết ơn. Hans từ chối, nói là không muốn người kia mệt nhọc vì mình, chàng rất hài lòng về những cử chỉ ấy. Rồi chàng lại đi.
Chàng tới lâu đài nơi cô gái bị bệnh. Vì cô không đi được nên Hans cõng cô trên vai rồi đi xuống hầm nhà, lấy ở gầm cầu thang cái tổ cóc đặt vào tay cô. Cô nhảy từ vai chàng xuống, chạy lên cầu thang trước Hans, trở lại khỏe mạnh như xưa. Cha mẹ cô mừng lắm. Nhà có bao nhiêu vàng bạc đều đưa ra, Hans muốn lấy gì cha mẹ cô cũng xin biếu.
Tới lâu đài mà chàng đã trọ lại đêm đầu tiên, Han-xơ đi thẳng vào nhà kho để củi, tìm thấy ngay chiếc chìa khóa nằm dưới đống củi sau cửa ra vào và mang chìa khóa lên cho chủ lâu đài. Ông ta mừng rỡ vô cùng, liền lấy rất nhiều vàng trong hộp ra để thưởng tặng Hans, ngoài ra còn biếu đủ mọi thứ, cả bò sữa, dê, cừu.
Hans đến cung vua với tất cả những đồ biếu ấy, nào là tiền, vàng bạc, nào là bò sữa, cừu, dê. Vua hỏi chàng lấy ở đâu ra tất cả của cải ấy. Hans bảo là ai muốn lấy bao nhiêu chim ưng thần cũng cho. Lúc đó vua nghĩ bụng, mình cũng cần những thứ đó. Rồi vua lên đường để tới chỗ chim ưng thần. Nhưng khi vua đến sông thì vua đúng là người đầu tiên đến từ khi Hans đi qua. Người đàn ông kia thả vua xuống giữa dòng sông rồi đi mất. Vua bị chết đuối. Còn Hans cưới công chúa và lên ngôi vua.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Érase una vez un Rey - jamás he sabido dónde reinó ni cómo se llamaba - que no tenía hijos varones, y su única hija estaba siempre enferma, sin que ningún doctor acertara a curarla. Profetizaron al Rey que la princesa sanaría comiendo manzanas, por lo que el Monarca mandó pregonar por todo el reino que quien le proporcionase manzanas que la curasen, la recibiría por esposa y sería rey a su vez. Oyó el pregón un campesino que tenía tres hijos, y dijo al mayor:
- Sube al granero, llena un cesto de las manzanas más hermosas, de piel bien colorada, y llévalas a la Corte; tal vez la princesa se cure comiéndolas, y así te casarás con ella y serás rey.
Obedeció el muchacho y púsose en camino. Había andado un trecho cuando se encontró con un hombrecillo canoso, el cual le preguntó qué llevaba en el cesto. Respondióle Ulrico (tal era el nombre del mozo):
- Patas de rana,
A lo cual le replicó el enano:
- Pues patas de rana son y serán - y se alejó.
Al llegar Ulrico al palacio, anunció que llevaba manzanas para curar a la princesa. Alegróse el Rey y mandó que llevasen a Ulrico a su presencia. Pero, ¡oh, sorpresa!, al abrir el cesto se vio que en vez de manzanas contenía patas de rana, que aún se movían. Indignóse el Rey y mandó que lo arrojasen de palacio. Ya en casa, contó a su padre lo que le había sucedido, y entonces el hombre envió al hijo segundo, el cual se llamaba Samuel. Pero a éste le ocurrió lo que a su hermano mayor. Topóse también con el mismo hombrecillo y, a su pregunta de qué contenía el cesto, respondió: - Cerdas.
- Pues cerdas son y cerdas serán - replicó el enano.
Cuando se presentó en palacio afirmando que llevaba manzanas para curar a la princesa, no querían admitirlo, diciendo que ya se había hecho anunciar otro necio con el mismo cuento.
Pero Samuel insistió en que traía manzanas y en que le permitiesen entrar. Lo creyeron, al fin, y lo condujeron ante el Rey. Pero cuando abrió el cesto, aparecieron cerdas. Fue tanto el enojo del Soberano, que ordenó arrojar a Samuel a latigazos. Al llegar el mozo a casa, relató su percance y mala ventura. Adelantóse el hijo menor, a quien llamaban siempre el tonto, y preguntó a su padre si le permitiría ir, a su vez, con las manzanas.
- ¡Ésa es buena! - replicó el hombre -. ¡Fijaos en quién pide hacer el recadito! Los listos salen mal parados, y tú pretendes salir airoso.
Pero el pequeño no cejó:
- De todos modos, dejadme ir, padre.
- ¡Márchate de aquí, estúpido! Tendrás que aguardar a ser más listo - replicó el padre, volviéndole la espalda.
Pero Juanillo, tirándole de la chaqueta, porfió:
- ¡Dejadme que vaya, padre!
- ¡Por mí. puedes ir! ¡Ya veremos cómo vuelves! - gritó, al fin, el hombre. Pero el chico pegó un salto de alegría -. Sí, tú siempre haciendo tonterías. Cada día te vuelves más bobo ­ repitió el padre. Pero Juanillo no se inmutó ni perdió por ello su contento.
Como ya anochecía, pensó que sería mejor aguardar a la mañana siguiente. "Hoy no llegaría a la Corte", se dijo. Pasó la noche desvelado, y los pocos momentos en que estuvo amodorrado, soñó con hermosas doncellas, palacios, oro y plata y otras cosas por el estilo. De madrugada púsose en camino, y al poco rato se encontró con un enano gruñón vestido de gris, que le preguntó qué llevaba en el cesto. Respondióle Juanillo que llevaba manzanas para la hija del Rey. Esperaba que comiéndolas se curaría.
- Bien - respondió el hombrecillo, manzanas son y manzanas serán.
En la Corte le negaron rotundamente la entrada, alegando que ya habían venido otros dos pretendiendo llevar manzanas, y luego había resultado que uno traía patas de rana, y el otro, cerdas. Pero Juanillo rogó y porfió, asegurando que no llevaba patas de rana ni mucho menos, sino las manzanas más hermosas que se producían en todo el reino. Y como se expresaba con tanta ingenuidad, pensó el portero que no debía mentir, y le dejaron paso libre. Con lo cual demostró ser muy cuerdo, pues cuando Juanillo abrió su cesto ante el Rey, salieron a relucir unas magníficas manzanas doradas. Alegróse el Soberano y dispuso que se sirvieran inmediatamente algunas a su hija, quedando él en impaciente espera hasta que se le diese cuenta del resultado obtenido. Y, en efecto, al cabo de muy poco rato vinieron a informarlo. Pero, ¿quién pensáis que vino? Pues la princesa en persona, la cual, no bien hubo probado la fruta, saltó de la cama, milagrosamente curada y repuesta. Es imposible pintar con palabras la alegría del Rey. Sin embargo, se resistía a dar a su hija por esposa a Juanillo, y, así, puso por condición al mozo la de que antes le construyese una barca capaz de navegar mejor por tierra que por agua. Juanillo aceptó, regresó a su casa y contó a los suyos su aventura. Entonces el padre envió a Ulrico a cortar madera para fabricar la embarcación, y el muchacho se puso al trabajo con brío y silbando. A mediodía, cuando el sol se hallaba en lo más alto, presentósele un enanillo canoso y le preguntó qué hacía:
- Cucharones - respondió Ulrico.
- Pues bien - replicó el otro -, cucharones serán.
Al anochecer, creyendo el mozo terminada la barca, quiso subirse a ella, pero resultó que eran cucharones y no otra cosa.
Al día siguiente salió al bosque Samuel y le ocurrió lo que a Ulrico. El tercero fue Juanillo, el cual púsose a trabajar con tanto ardor, que en todo el bosque resonaban sus vigorosos hachazos; y, además, silbaba y cantaba alegremente. Volvió a mediodía el hombrecillo, cuando el calor era achicharrante, y le preguntó qué hacía:
- Una barca que navegue mejor por tierra que por agua ­ y, añadió, que cuando la tuviese terminada le concederían la mano de la hija del Rey.
- Pues bien - dijo el enano -: una barca será.
Al declinar el día, cuando el sol se puso entre resplandores de oro, Juanillo había terminado la construcción de la barca y de todos sus accesorios e, instalándose en ella, dirigióse a remo hacia la ciudad-residencia del Rey; y la barca corría como el viento. El Rey lo vio desde lejos, pero siguió negándose a otorgarle la mano de su hija, diciéndole que antes debía guardar cien liebres desde la madrugada hasta el anochecer; y si se escapaba una sola, no se casaría con la princesa. Conformóse Juanillo, y al siguiente día salió al prado con su rebaño, vigilando que ninguna liebre huyese. Al poco rato compareció una de las criadas de palacio a pedirle una de las piezas, pues había llegado un forastero. Pero el mozo, dándose perfecta cuenta de su perfidia, negóse a entregársela, diciendo que el Rey tendría que aguardar al día siguiente para su asado de liebre. La muchacha, sin embargo, no cejó, enfadándose, al final, y dirigiendo improperios al pastor. Entonces le dijo Juanillo que entregaría una liebre, con la condición de que fuese a buscarla la princesa en persona. Volvió la criada con el recado a palacio, y la hija del Rey bajó al prado. Entretanto se había presentado a Juanillo el enano de la víspera, preguntándole qué estaba haciendo. ¡Casi nada! Tenía que guardar cien liebres, procurando que no escapase ni una sola; si lo conseguía, se casaría con la princesa y sería rey.
- Bien - respondióle el enano -; aquí tienes este silbato; si escapa una, no tienes más que silbar y volverá enseguida.
Vino la princesa, y Juanillo le puso una liebre en el delantal; pero cuando se había alejado cosa de cien pasos, el muchacho hizo sonar el pito, y la liebre, saltando del delantal de la princesa, en un abrir y cerrar de ojos estuvo otra vez con el rebaño. Al anochecer volvió a silbar el pastor, y, después de comprobar que no faltaba ninguna liebre, condujo la manada a palacio. Admiróse el Rey al ver que Juanillo había logrado guardar cien liebres sin que se le escapase una sola. A pesar de ello, siguió negándose a entregarle a su hija: antes debía traerle una pluma de la cola del ave Grifo.
Juanillo se puso inmediatamente en camino, andando briosamente en la dirección que marcaba su nariz. Ya oscurecido llegó a un palacio, donde pidió albergue, pues en aquellos tiempos no se estilaban aún las hospederías. Acogiólo alegremente el señor del castillo y le preguntó adónde se dirigía. A lo que respondió Juanillo:
- A la casa del Grifo.
- Conque a la casa del Grifo, ¿eh? Pues me harás un favor, si es cierto que el Grifo lo sabe todo, como dicen. He perdido la llave de un arca de hierro, y quisiera que le preguntases
dónde está.
- Con mucho gusto - respondió Juanillo -. Así lo haré.
A la mañana siguiente, de madrugada, partió de nuevo, y llegó a otro palacio, en el que pasó también la noche. Cuando sus moradores se enteraron de que se dirigía en busca del Grifo, dijéronle que una hija de la casa estaba enferma, y, a pesar de haber acudido a todos los remedios imaginables, no había manera de curarla. ¿Podría él preguntar al Grifo la manera de sanar a la muchacha? Brindóse Juanillo a hacerlo y reemprendió la ruta. Llegó entonces a un río en el que, en vez de una barca, había un hombre altísimo y fornido que conducía a los Viajeros de una a otra orilla. Preguntó también a Juanillo por el objetivo de su viaje.
- A la casa del Grifo - díjole el mozo.
- En ese caso - añadió el gigante -, si consigues encontrarlo, pregúntale por qué se me obliga a llevar a los viandantes a través del río.
- Así lo haré - prometió Juanillo. El hombre se lo echó a cuestas y lo condujo a la orilla opuesta.
Poco después llegaba Juanillo a la mansión del Grifo. Sólo encontró a la mujer; el monstruo estaba ausente. La mujer le preguntó qué buscaba allí, y el muchacho se lo contó todo: Que necesitaba una pluma de la cola del Grifo; que en un palacio habían perdido la llave de una caja de caudales y debía preguntar al Grifo por su paradero; que en otro palacio había una muchacha enferma y deseaban que el Grifo les indicase un remedio, y, finalmente, que a poca distancia de allí, al borde del río, había un hombre encargado de pasar a los viandantes y quería saber por qué se le forzaba a ello.
- Tened presente, amigo - dijo la mujer -, que ningún cristiano puede hablar con el Grifo, pues los devora a todos. Pero si os escondéis debajo de su cama, cuando duerma por la noche os acercáis a él y le arrancáis una pluma de la cola. En cuanto a las cosas que deseáis saber, yo se las preguntaré.
Juanillo se avino a ello y se ocultó bajo la cama. Al cerrar la noche, llegó el ave. En cuanto entró en la habitación, dijo husmeando:
- Mujer, aquí huele a cristiano.
- Sí - respondió ella -, vino hoy uno, pero ya se marchó ­ y el Grifo no insistió.
A media noche, mientras dormía, roncando ruidosamente, acercósele Juanillo, y, de un tirón, le arrancó una pluma del rabo. El monstruo despertóse sobresaltado y exclamó
- Mujer, huele a cristiano, y, además, diría que alguien me ha tirado de la cola.
- Estarías soñando - lo tranquilizó su mujer -, y ya te dije que había venido un cristiano, pero que se marchó. Contóme un sinfín de cosas. En un castillo han perdido la llave de un arca y no la encuentran en ninguna parte.
- ¡Los muy tontos! - dijo el Grifo -. La llave está en la casa de madera, detrás de la puerta, bajo un montón de leña.
- Luego me dijo también que en otro palacio había una muchacha enferma y no encontraban el medio de curarla.
- ¡Los muy tontos! - repitió el ave -. Al pie de la escalera de la bodega, un sapo ha hecho un nido con sus cabellos; si la muchacha recupera los cabellos, sanará.
- Finalmente, me contó que en un río hay un hombre condenado a pasar a los viandantes.
- ¡El muy estúpido! - exclamó el Grifo -. Si dejase a uno de ellos en el centro del cauce, no necesitaría seguir transportando gente.
De madrugada levantóse el Grifo y se marchó. Entonces Juanillo salió de debajo de la cama provisto de su hermosa pluma; además, había oído lo que la prodigiosa ave dijera acerca de la llave, la muchacha y el hombre. La mujer se lo repitió todo de nuevo para que no se le olvidase, y el mozo emprendió el regreso. Llegó, en primer lugar, hasta el hombre del río, el cual le preguntó enseguida qué le había dicho el Grifo. Juanillo le prometió que se lo diría una vez lo hubiese llevado a la otra orilla. Pasólo el hombre, y entonces el muchacho le dijo que en cuanto dejase en medio de la corriente a uno de los que transportaba, quedaría libre de su forzada ocupación. Alegre el gigante en extremo, brindóse, en prueba de agradecimiento, a pasar de nuevo a Juanillo, pero éste le dijo que ya tenía bastante y no quería molestarlo más. Y prosiguió su ruta. Llegó luego al palacio en que residía la doncella enferma. Cargándosela en hombros, puesto que ella no podía valerse, llevóla al pie de la escalera de la bodega y, cogiendo el nido del sapo que había en el peldaño inferior, púsolo en la mano de la muchacha. En el acto saltó ésta al suelo, subiendo la escalera por su propio pie, completamente curada. Sus padres sintieron una gran alegría y obsequiaron a Juanillo con oro, plata y cuanto quiso llevarse. En el segundo palacio, el muchacho fue directamente a la casa de madera, y, en efecto, detrás de la puerta, y bajo un montón de leña, apareció la llave perdida. Llevóla al dueño, el cual contentísimo, recompensó a Juanillo, dándole buena parte del oro que encerraba el arca, además de otras muchas cosas, como vacas, ovejas y cabras.
Al presentarse Juanillo al Rey con todas aquellas riquezas: dinero, oro, plata, vacas, ovejas y cabras, preguntóle el Monarca de dónde había sacado todo aquello, y el muchacho le respondió que el Grifo lo daba a manos llenas a todo aquel que se lo pedía. Pensó el Rey que podía aprovecharse de la ocasión y, ni corto ni perezoso, emprendió el camino de la mansión del ave. Pero al llegar al río, resultó ser el primero en presentarse allí después de Juanillo, y el hombre, al pasarlo, le dejó en medio del cauce, donde se ahogó. Juanillo se casó con la princesa y fue proclamado Rey.