Hans lực lưỡng cường tráng


El fornido Juan


Ngày xửa ngày xưa, hai vợ chồng nhà kia chỉ có một người con. Họ sống một mình trong thung lũng hoang vắng. Có lần người mẹ vào rừng kiếm củi mang theo cậu bé Hans hai tuổi. Mùa xuân trăm hoa đia nở khoe sắc, hai mẹ con vui bước, đi hoài đi mãi vào tận trong rừng sâu lúc nào không hay. Bỗng có hai tên cướp nhảy ra từ bụi rậm bên đường, chúng túm lấy hai mẹ con và dẫn vào nơi hoang vu nhất trong rừng, nơi chưa từng có ai đặt chân tới.
Người mẹ đáng thương van nài bọn cướp thả hai mẹ con. Trái tim bọn cướp đã hóa đá, chúng đâu có thèm nghe lời van xin khẩn nài của người mẹ, chúng đẩy hai người đi tiếp. Sau hai tiếng đồng hồ đạp cây và gai trên đường, hai mẹ con bị đẩy tới bên cánh cửa nằm ở ngay vách núi. Bọn cướp gõ vào vách núi, cánh cửa từ từ mở.
Hai mẹ con đi dọc theo con đường hầm dài tối om, rồi tới cái động lớn có ánh lửa chập chờn tỏa sáng từ bếp lò đang đỏ rực. Treo ở trên tường nào là cung kiếm cùng những đồ giết người khác, chúng lấp lánh theo ánh lửa chập chờn. Một cái bàn màu đen đặt ở giữa động, bốn tên đang ngồi chơi, tên cầm đầu toán cướp ngồi gần đó.
Khi hai mẹ con bước vào động, tên cầm đầu tới nói, cứ yên tâm, đừng có sợ, công việc hàng ngày là lo cơm nước, dọn dẹp mọi cái cho ngăn nắp. Sau đó toán cướp đưa thức ăn cho hai mẹ con, chỉ cho chỗ ngủ của hai mẹ con.
Hai mẹ con sống nhiều năm ở chỗ bọn cướp. Hanxơ giờ đã khôn lớn. Người mẹ thường kể cho Hans nghe những chuyện về hiệp sĩ ở trong một quyển sách. Quyển sách đó bà tìm thấy ở trong động. Bà cũng thường dạy Hans đọc viết. Khi được chín tuổi, Hans lấy một cành bách bện thành thừng lớn và dấu nó ở dưới gầm giường. Hans tới bên mẹ và nói:
- Mẹ kính yêu, mẹ nói cho con biết, ai là cha con.
Người mẹ nín lặng, không muốn nói cho con biết điều đó để nó lại nhớ nhà. Người mẹ cũng biết rất rõ, lũ cướp chẳng đời nào để cho Hans rời khỏi nơi này. Bà cũng rất đau lòng, khi Hans không được về thăm cha. Đêm khuya, khi bọn cướp trở về. Hans lấy thừng cầm tay và bước tới chỗ tên cầm đầu bọn cướp và nói:
- Ta muốn biết chỗ ở của cha ta. Nói ngay, không ta vụt cho lăn quay ra bây giờ!
Tên cầm đầu cười lớn và cho Hans một cái bạt tai làm Hanxơ lộn mấy vòng lăn vào trong gầm bàn. Hans gượng dậy, bụng nghĩ:
- Mình phải đợi năm tới, khi đó ta lại tìm cách, có lẽ mọi chuyện sẽ tốt hơn.
Lại một năm qua đi, Hans cầm chiếc gậy, phủi sạch bụi, nhìn kỹ nó rồi nói:
- Chiếc gậy này chắc chắn đấy chứ!
Đêm khuya, lũ cướo trở về, chúng uống rưọu hết bình này tới bình khác cho tới khi say mới thôi. Hans lại lấy chiếc gậy ra, đứng trước mặt tên thủ lĩnh và hỏi hắn cha của nó là ai. Tên thủ lĩnh tát cho một cái bạt tai, Hans ngã dúi lăn xuống gầm bàn, nhưng ngay sau đó, Hans đứng dậy, giơ gậy lên nhằm thẳng đầu tên đầu sỏ và các tên cướp khác mà nện. Chúng bị đánh đau đến mức chân tay chẳng động đậy nổi.
Bà mẹ đứng ở một góc, nhìn thấy Hans dũng mãnh như thế thì rất kinh ngạc. Trừng trị lũ cướo xong, Hans bước tới trước mặt mẹ nói:
- Giờ đến chuyện của con. Bây giờ con muốn biết cha của con là ai?
Bà mẹ trả lời:
- Con yêu dấu, giờ thì mẹ con chúng ta đi tìm cha con, tìm cho tới khi gặp mặt cha con.
Bà lấy chìa khóa của tên thủ lĩnh để mở cửa hang, Hans lấy một cái bao rất to để chứa vàng, bạc châu báu, khi bao đầy căng, Hans vác lên vai. Rồi hai mẹ con đi ra khỏi hang. Từ trong bóng tối đi ra ngoài trời sáng, bất giác Hans mở to mắt nhìn rừng xanh, hoa và chim dưới ánh nắng chói chang. Nó đứng ngây người ngắm nhìn cảnh tượng đó.
Hai mẹ con tìm đường về nhà. Đi được mấy tiếng đồng hồ thì cả hai tới một thung lũng hoang vắng, nơi có một căn nhà nhỏ.
Một người đàn ông đang ngồi trước cửa nhà. Khi nhận ra vợ mình và nghe nói Hans là con trai của mình, ông mừng đến phát khóc. Ông vẫn nghĩ rằng họ đã chết lâu rồi!
Hans tuy mới mười hai tuổi nhưng cao hơn cha một cái đầu. Họ cùng vào nhà. Khi Hans đặt chiếc túi xuống chiếc ghế dài bên lò sưởi, thì cả căn nhà rung lên răng rắc: chiếc ghế dài bị gãy, đất lún làm cho chiếc túi nặng rơi xuống hầm nhà. Người cha thốt lên:
- Cầu Chúa phù hộ chúng ta. Thế này là thế nào. Con làm xập nhà rồi còn gì!
Hans trả lời:
- Cha yêu quý, cha không phải lo cho bạc tóc. Vàng bạc trong bao này đủ để xây căn nhà mới!
Hai cha con lập tức bắt tay vào làm nhà mới, mua súc vật, tậu ruộng để lập kế sinh nhai. Hans nhẹ nhàng đẩy chiếc cày lật đất nên bò không kéo nặng.
Mùa xuân năm thứ hai, Hans nói:
- Cha ơi, cha giữ lấy số tiền này, chỉ xin cha làm cho con một chiếc gậy nặng một trăm cân để con mang theo khi đi chu du thiên hạ.
Sau khi chiếc gậy được làm xong, chàng trai lên đường.
Hans tới một khu rừng âm u, bỗng nghe thấy răng rắc răng rắc. Anh ngó nhìn quanh thì thấy một sợi dây thừng quấn quanh cây thông từ trên một ngọn cây cao xuống. Anh nhìn lên thì thấy một chàng trai to cao đang túm chắc lấy cây mà co kéo, làm như vặn một cây liễu vậy. Hanxơ hỏi:
- Này, anh làm gì ở đó?
- Hôm qua tôi kiếm được mấy đống củi, nay dùng dây bó nó lại.
Hans nghĩ: "Người này được đấy. Anh ta rất khỏe." Rồi Hans gọi anh chàng đó:
- Cứ để nó ở đấy, hãy cùng đi với tôi nhé!
Chàng trai tụt xuống. Anh ta cao hơn Hans một cái đầu, tuy Hans đâu có thấp nhỏ. Hans nói:
- Bây giờ gọi anh là "Chàng vặn cây thông" nhé!
Họ cùng nhau lên đường. Bỗng họ nghe tiếng đập và tiếng gõ vang lên rất to, nó làm mặt đất rung lên. Không lâu sau họ tới trước một vách đá lớn, có một người khổng lồ đứng trước vách núi giơ nắm tay đập vỡ từng mảng đá lớn. Hans hỏi người khổng lồ làm thế để làm gì, anh ta đáp:
- Ban đêm tôi muốn ngủ mà lũ gấu, sói và các loài súc vật khác cứ lượn lờ, ngửi hít bên người làm tôi chẳng sao ngủ được. Do đó tôi muốn làm một căn phòng để nằm cho được yên thân!
Hans nghĩ: "Ồ, người này mình cũng cần đây!" và nói với anh chàng đó:
- Anh gác chuyện đó lại, giờ đi với tôi đi! Tên anh sẽ là "Chàng đập vách núi" nhé!
Người khổng lồ ưng thuận. Ba người đi qua một cánh rừng. Chỗ nào họ qua, thú dữ đều hốt hoảng, chạy trốn. Tối họ tới một lâu đài cổ bỏ hoang, họ bước vào một gian phòng lớn và ngủ ở đó.
Sáng sớm hôm sau, Hans ra vườn hoa bị bỏ hoang vu cây cỏ mọc um tùm. Anh đang đi đi lại lại trong vườn hoa thì môt con lợn hoang xồ tới. Anh giơ chiếc gậy phang một cái khiến con lợn quay lơ ra. Anh vác con lợn lên vao, đưa vào trong gian phòng lớn. Ba người xẻ thịt lợn ra, nướng trên xiên sắt, chén một bữa ngon lành. Họ hẹn nhau cứ mỗi ngày hai người luân phiên đi săn, còn một người ở nhà nấu nướng, vì mỗi người cần ăn tới 4,5kg thịt.
Ngày thứ nhất, anh chàng vặn cây thông ở nhà, Hans và anh chàng đập vách núi đi săn. Anh chàng vặn cây thông đang nướng thịt thì một người lùn mặt đầy vết nhăn đi vào trong lâu đài, xin anh ta ít thịt để ăn.
Chàng vặn cây thông từ chối nói:
- Con quỷ nhát gan cút đi. Mi không đáng ăn thịt!
Thoắt một cái, gã người lùn xấu xí ấy đã ở trên lưng chàng vặn cây thông, và đấm liên tiếp khiến anh chàng ngã lăn ra đất mà thở. Hết cơn bực tức người lùn bỏ đi.
Khi hai người kia đi săn về, người vặn cây thông chẳng hé răng nói một lời nào về việc người lùn và việc mình bị đánh, mà nghĩ bụng: "Nếu bọn họ ở nhà thì cũng sẽ biết tính khí của gã người lùn!" Nghĩ vậy, anh ta mừng thầm.
Ngày hôm sau, chàng đập vách núi ở nhà và cũng gặp phải chuyện y như chàng vặn cây thông, vì không cho gã người lùn ăn thịt nên cũng bị nện một trận ra trò.
Buổi tối, khi hai người đi săn về nhà, chàng vặn cây thông vừa nhìn chàng đập vách núi, biết ngay đã xảy ra chuyện gì, nhưng cả hai đều im lặng, vì nghĩ: "Để Hans cũng nếm mùi đó!"
Ngày thứ ba tới lượt Hans ở nhà làm việc bếp núc. Khi chàng trai đang đứng với bọt trong nồi trên bếp lò thì gã người lùn bước tới xin một miếng thịt để ăn. Hans nghĩ: "Người lùn này thật đáng thương, hãy cho phần thịt của mình để anh ta ăn thì người khác cũng chẳng mất phần của họ!" Thế là anh cho gã người lùn tảng thịt.
Gã người lùn ăn xong một tảng, lại xin thêm một tảng nữa. Hans tốt bụng lại cho anh ta thêm một tảng thịt, đồng thời nói là tảng cuối cùng. Ăn xong, gã người lùn lại đòi miếng thịt thứ ba.
- Quân vô hại! - Hans nói và không cho gì nữa.
Gã người lùn hung bạo định nhảy xổ lên lưng Hans như với anh chàng vặn cây thông và anh chàng đập vách núi, mà đấm đá. Nhưng lần này thì gã đã lầm. Hans phang cho gã ta mấy cái khiến gã văng ra bậc thang đá của lâu đài. Hans rượt đuổi theo, chạy một mạch tới khu rừng thì nhìn thấy gã lùn chui vào trong một hang đá. Hans đành về nhà, nhưng chàng nhớ nơi đó.
Khi hai người bạn kia trở về, nhìn thấy Hans vẫn hăng hái thì lạ lắm. Hanxơ kể lại chuyện mới xảy ra cho họ nghe và họ cũng kể lại những việc họ gặp phải. Nghe xong, Hans cười nói:
- Đúng là đáng đời cho thói bủn xỉn của các anh! Các bạn cao lớn thế mà lại để người lùn nện cho mặt trận, thật xấu hổ! Một lúc sau, ba người bọn họ mang theo chiếc sọt và dây rợ, cùng đi tới chỗ hang đá mà người lùn đã chui xuống. Hans cầm gậy ngồi vào chiếc sọt để hai người kia dùng giây thả xuống.
Khi xuống tới đáy hang, Hans thấy một cánh cửa, chàng mở cửa nhìn vào thì thấy một thiếu nữ đẹp như người trong tranh đang ngồi ở bên gã người lùn, hắn cười khẩy nhìn Hans. Thiếu nữ bị quấn chặt bằng dây xích, nàng nhìn Hans bằng ánh mắt tội nghiệp khiến chàng rất thương cảm và nghĩ: "Phải cứu nàng thoát khỏi bàn tay hung bạo của gã người lùn đó!" Chàng vung gậy phang một cái khiến gã người lùn ngã lăn ra đất, chết luôn.
Gã người lùn vừa chết thì xiềng xích trên người thiếu nữ lập tức rơi xuống, Hans ngây ngất trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng.
Thiếu nữ kể cho Hans nghe rằng nàng vốn là một công chúa bị một tên bá tước phóng đãng bắt đi khỏi quê hương, bị giam cầm trong hang đá, vì nàng không thuận theo ý muốn của hắn, hắn giao cho người lùn canh giữ. Gã lùn đã tìm mọi cách quấy rầy nàng, hành hạ nàng.
Hans để thiếu nữ ngồi vào chiếc sọt để nàng lên trước. Chiếc sọt lên rồi lại hạ xuống. Giờ đây, Hans đã không còn tin tưởng hai người bạn nữa, chàng nghĩ bụng: "Trước đây bọn họ đã giả dối, việc xảy ra với người lùn mà họ chẳng chịu nói với mình, thì bây giờ ai mà biết họ còn giở trò gì để hãm hại mình đây?"
Nghĩ thế chàng bèn đặt chiếc gậy vào trong sọt. Đó cũng là may cho chàng, bởi chiếc sọt kéo lên lưng chừng thì hai tên kia cho nó rơi xuống. Nếu Hans ngồi trong sọt đó thì chắc đã toi mạng!
Nhưng bây giờ thì Hans không biết làm thế nào để ra khỏi đáy hang. Chàng nghĩ mãi mà chẳng tìm ra cách nào. Chàng lẩm bẩm:
- Nhìn mình loay hoay khổ sở ở dưới đáy hang khiến cho người ta cũng phải thương thay!
Chàng đi đi lại lại, rồi đến căn phòng mà thiếu nữ đã ngồi đó, nhìn thấy người lùn có đeo một chiếc nhẫn sáng lấp lánh ở ngón tay. Chàng tháo chiếc nhẫn đó ra, đeo vào tay mình, quay một vòng trên ngón tay thì đột nhiên nghe thấy trên đầu mình có tiếng gì lao xao. Chàng ngước lên nhìn thì hóa ra có mấy con quỷ bay trong không trung. Chúng nói Hans là chủ nhân của chúng, và hỏi chàng có yêu cầu gì.
Thoạt đầu Hans chẳng biết nói gì, nhưng lát sau mới bảo là chúng phải đưa chàng lên khỏi hang. Vừa lên tới mặt đất, chàng nhìn quanh chẳng thấy một người nào. Chàng vào trong lâu đài cổ thì cũng chẳng thấy ai. Chàng vặn cây thông và chàng đập vách núi đều đã chạy trốn, đem theo nàng thiếu nữ xinh đẹp.
Hans liền xoay chiếc nhẫn, lũ quỷ bay tới, báo cho chàng biết là hai tên đó đang ở trên biển. Hans chạy nhanh ra bờ biển, nhìn thấy một con thuyền nhỏ ở ngoài khơi, ngồi trên thuyền là hai kẻ bất lương ấy. Không suy nghĩ gì nữa, Hans cầm chiếc gậy trong tay, nhảy ngay xuống nước, và bơi. Nhưng chiếc gậy nặng đã kéo chàng xuống sâu, khiến chàng suýt nữa chết đuối.
Khi đó Hans chợt nhớ ra, bèn quay chiếc nhẫn. Trong nháy mắt, lũ quỷ lại bay tới, đưa chàng tới chiếc thuyền nhỏ. Chàng vung gậy trừng trị hai tên vô lại, và quẳng chúng xuống biển. Lại một lần nữa Hans cứu nàng thiếu nữ. Chàng quay thuyền lại, chở nàng thiếu nữ xinh đẹp đang hoảng sợ về nhà cha mẹ của nàng, và chàng cùng nàng kết hôn, mọi người hết sức vui mừng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Éranse un hombre y una mujer que tenían un hijo y vivían completamente solos en un valle muy apartado. Ocurrió que un día la madre se fue por leña y a recoger ramillas de pino, y se llevó consigo al pequeño Juan, que no tendría entonces más de dos años. Como estaban en primavera y el niño se entretenía mucho buscando florecillas, la madre se adentró cada vez más en el bosque. De pronto salieron dos bandidos de la maleza, apresaron a la madre y al hijo y se los llevaron a lo más tenebroso y profundo de la selva, a un lugar donde raramente se aventuraba nadie. La pobre mujer rogó y suplicó a los bandoleros que la dejasen en libertad con su hijito; pero aquellos hombres tenían el corazón de roca y, desoyendo las súplicas y lamentaciones de la pobre campesina, se la llevaron por la fuerza. Después de dos horas de penosa marcha entre matas y espinos llegaron a una roca, en la que había una puerta, la cual se abrió al llamar los bandidos. Después de seguir un largo y tenebroso corredor, entraron, finalmente, en una espaciosa cueva, iluminada por un fuego que ardía en el hogar. De sus paredes colgaban espadas, sables y otras armas, que brillaban a la luz de la hoguera. En el centro, alrededor de una mesa negra, otros bandoleros estaban jugando; en el lugar más elevado de la cueva se hallaba el capitán. Éste, al ver a la mujer, se dirigió a ella y le dijo que no se preocupase ni temiese nada; no se le causaría ningún daño, y únicamente tendría que cuidar del gobierno doméstico; y si mantenía las cosas en orden, no lo pasaría mal. Diéronle luego de comer y le indicaron una cama, en la que se acostó con su hijo.
La mujer vivió muchos años con los ladrones. Juan creció y se hizo fuerte y robusto. Su madre le contaba historias, y le enseñó a leer sirviéndose de un libro de caballerías que encontró en la cueva. Cuando Juan cumplió los nueve años, armóse de un recio garrote, que hizo con una rama de abeto, y lo escondió detrás de su cama. Luego fue a su madre y le dijo:
- Madre, dime de una vez quién es mi padre, pues quiero y debo saberlo.
Pero la mujer guardó silencio; no quería decírselo, para que el pequeño no lo echara de menos, pues sabía muy bien que los bandidos no lo dejarían marcharse. Pero se le partía el corazón al pensar que Juan no podía volver al lado de su padre. Cuando los ladrones llegaron aquella noche de sus rapiñas, Juan sacó su garrote y, encarándose con el capitán, le dijo:
- Ahora quiero saber quién es mi padre, y si no me lo dices enseguida, te derribo de un garrotazo.
Echóse a reir el capitán y largó a Juan tal bofetón que lo tiró debajo de la mesa. Levantóse el niño sin chistar y pensó:
"Esperaré otro año, y entonces volveré a probar; tal vez me salga mejor".
Transcurrido el año, volvió el chiquillo a sacar su garrote, le quitó el polvo y, contemplándolo, se dijo: "Es un buen garrote y muy recio".
Al anochecer regresaron los bandidos y se pusieron a beber, vaciando jarro tras jarro, hasta que empezaron a dar cabezadas. Sacó entonces Juanito su estaca y, volviendo a encararse con el capitán, le preguntó quién era su padre. El hombre le respondió con otra bofetada tan fuerte, que el chiquillo fue a parar nuevamente bajo la mesa. Pero se levantó enseguida y se puso a arrear estacazos sobre el capitán y los bandoleros, dejándolos a todos incapaces de mover brazos y piernas. La madre, desde un rincón, contemplaba, admirada, la valentía y el vigor de su hijo, el cual, cuando hubo terminado su tarea, se fue a ella y le dijo:
- Esta vez ha sido en serio; pero ahora debo saber quién es mi padre.
- Mi querido Juan - respondió la madre -, ven, marchémonos a buscarlo, hasta que lo encontremos.
Quitó al capitán la llave de la puerta, y el niño cogió un saco harinero y lo llenó de oro, plata y otros objetos de valor; luego se lo cargó a la espalda y los dos abandonaron la caverna. ¡Qué ojos abrió el niño al pasar de las tinieblas a la luz del día y contemplar el verde bosque con sus flores y pájaros, y el sol matutino en el cielo! Se quedó inmóvil de asombro, como si no estuviese en sus cabales. La madre buscó el camino de su casa, y al cabo de un par de horas de andar, llegaron, felizmente, a su solitario valle y a su casita. El padre, que estaba sentado a la puerta, lloró de alegría al reconocer a su esposa y saber que Juan era su hijo, pues los había dado por muertos a ambos desde hacía muchos años. El niño, a pesar de que no tenía más que doce, le llevaba a su padre toda la cabeza.
Entraron los tres juntos en la casita, y al dejar Juan el saco en el suelo, todo el edificio empezó a crujir; el banco se partió y se hundió en el suelo, y el pesado saco cayó a la bodega.
- ¡Dios nos ampare! - exclamó el padre -. ¿Qué es esto? Has derruido nuestra casa.
- No te preocupes por eso, padre - respondióle Juan -. Este saco contiene más dinero del que se necesita para construir una casa nueva.
Padre e hijo se pusieron enseguida a levantar una nueva Vivienda, y luego compraron ganado y tierras y las explotaron. Juan araba los campos, y cuando guiaba el arado e introducía la reja en el suelo, los bueyes casi no habían de tirar ni hacer fuerza alguna. Al llegar la primavera, dijo el muchacho:
- Padre, guardaos todo el dinero y procuradme un bastón que pese un quintal, pues quiero salir a correr mundo.
Cuando tuvo el bastón, abandonó la casa de su padre y se puso en camino. Al llegar a un espeso y tenebroso bosque, oyó de pronto unos crujidos y chasquidos; paseó la mirada en torno suyo y vio un abeto que, desde el pie a la copa, aparecía retorcido como una cuerda; y, al levantar los ojos, vio un tipo altísimo que, abrazado al árbol, lo estaba torciendo como si fuese un mimbre.
- ¡Eh! - gritó Juan -. ¿Qué estás haciendo ahí arriba?
- Ayer recogí un haz de leña - contestó el otro -, y hago una cuerda para atarlo.
"Me gusta ese individuo - pensó Juanito -; es forzudo", y le dijo:
- Deja eso y vente conmigo.
Cuando hubo bajado aquel hombre, resultó que le llevaba a Juan toda la cabeza, y eso que nuestro amigo no tenía nada de bajo.
- Desde ahora te llamarás Tuercepinos - le dijo el muchacho.
Prosiguieron ambos, y al cabo de un trecho oyeron como unos golpes y martillazos, tan fuertes, que a cada uno retemblaba el suelo. No tardaron en llegar ante una poderosa roca, que un gigante desmoronaba a puñetazos, arrancando grandes pedazos a cada golpe. Al preguntarle Juan qué se proponía, respondió él:
- Cuando me echo a dormir por la noche, vienen osos, lobos y otras alimañas, que merodean a mi alrededor y no me dejan descansar; por eso quiero construirme una casa en la que pueda refugiarme y estar tranquilo.
"Éste también puede servirme", pensó Juan, y le dijo:
- Deja la casa y vente conmigo; te llamarás Desmoronarrocas.
Aceptó el gigante, y los tres continuaron bosque a través, y por dondequiera que pasaban, los animales salvajes huían asustados. Al anochecer llegaron a un viejo castillo abandonado; entraron en él y durmieron en un salón. Por la mañana salió Juan al jardín, el cual aparecía también abandonado, invadido de espinos y matorrales. De repente le acometió un jabalí, pero él lo derribó de un estacazo, se lo cargó a la espalda y lo llevó al palacio. Allí lo espetaron en un asador y prepararon una sabrosa comida, que puso a los tres de muy buen humor. Concertaron entonces que cada día, por turno, dos saldrían de caza, y el tercero se quedaría en casa a guisar, a razón de nueve libras de carne por cabeza. El primer día le tocó quedarse a Tuercepinos, mientras Juan y Desmoronarrocas salían a cazar.
Hallándose Tuercepinos ocupado en la preparación de la comida, presentóse un enanillo viejo y arrugado y le pidió carne.
- ¡Fuera de aquí, bribón! - respondió el cocinero -; tú no necesitas carne.
Pero cual no sería la sorpresa de Tuercepinos al ver que aquel enano minúsculo e insignificante se le echó encima y la emprendió a puñetazos con tanta fuerza que lo tumbó en el suelo sin darle tiempo a defenderse. El enanillo no lo soltó hasta haber descargado todo su enojo sobre las costillas de su víctima. Cuando regresaron sus dos compañeros, Tuercepinos no les dijo nada del hombrecillo ni de la paliza que le propiné pensando: "El día que les toque quedarse en casa, ya verán lo que es bueno", y sólo de imaginarlo sentía un gran regocijo. Al día siguiente le tocó quedarse en casa a Desmoronarrocas, y le sucedió lo mismo que a Tuercepinos: el hombrecillo lo dejó mal parado por haberse negado a darle carne. Al llegar los otros dos al atardecer, Tuercepinos se dio cuenta de que el otro había llevado lo suyo; pero ambos se lo callaron, pensando:
"Que pruebe también Juan de esta sopa". El muchacho, que al día siguiente se quedó de guardia, estaba trabajando en la cocina, como le correspondía, y cuando se preparaba a espumar el caldero se presentó el enano y pidió un pedazo de carne. Pensó Juan: "Es un infelizote; le daré algo de mi ración para no tener que reducir la de los otros", y le alargó un trozo. Cuando el enano se la hubo comido pidió más, y el bonachón de Juan le sirvió otro pedazo, diciéndole que iba bien servido y debía darse por satisfecho. Pero el hombrecillo le pidió por tercera vez.
- Eres un sinvergüenza - respondióle Juan, negándose a darle más. Entonces el iracundo enano quiso tratarlo como a sus dos compañeros; pero salió trasquilado. Sin el menor esfuerzo, Juan le propinó unas tortas que le hicieron saltar de dos en dos los peldaños de la escalera. Juan quiso perseguirlo, pero cayó tan largo como era y, al levantarse, vio que el enano se hallaba ya muy lejos. El muchacho lo persiguió por el bosque y pudo ver que se metía en un hueco de una roca; tomó nota del lugar y regresó a casa. Cuando los otros dos llegaron al anochecer, extrañáronse al ver a Juan tan campante. Contóles lo que le había sucedido, y entonces los otros, a su vez, le dieron cuenta de su percance. Echóse Juan a reir y dijo:
- Os estuvo bien empleado, por haberos mostrado tan avariciosos con la carne; pero es una vergüenza que dos grandullones como vosotros os hayáis dejado zurrar por un enano.
Provistos de una cesta y una cuerda, se dirigieron los tres a la cueva donde se había metido el pigmeo, y Juan, con su bastón, bajó al fondo en el cesto. Al llegar abajo encontró una puerta; al abrirla se le apareció una hermosísima doncella, de una belleza que no cabe pintar con palabras; junto a ella estaba sentado el enano, mirando a Juan con cara avinagrada. Pero la doncella estaba atada con cadenas, y en su rostro se reflejaba tanta tristeza, que Juan sintió una gran compasión y pensó: "Hay que librarla de las garras de este bicho", y asestó al enano un garrotazo tan recio, que lo mató en el acto. Enseguida desató a la doncella, cuya hermosura tenía arrobado a Juan.
Contóle la muchacha que era una princesa, hija de un rey, y que un malvado conde la había raptado de su patria y encerrado en aquella cueva, en venganza por no haber querido ella acceder a sus peticiones. El conde la había puesto bajo la vigilancia de aquel enano, el cual la había sometido a toda suerte de vejaciones y tormentos. Luego la instaló Juan en el cesto y llamó a los de arriba para que la subiesen. Volvió a bajar el cesto; pero el muchacho desconfiaba de sus dos compañeros, pensando: "Ya una vez se han mostrado falsos conmigo al callarse lo del enano. ¿Quién sabe lo que se traen entre ceja y ceja?". Con el fin de probarlos, colocó su bastón en el cesto, y suerte que lo hizo así, pues a mitad de camino soltaron los otros la carga; y de haber estado Juan en el cesto, sin duda se habría matado al caer. Pero entonces se le presentó el problema de salir de allí y, por muchas vueltas que le dio, no encontró solución. "Es bien triste - decía - tener que morir aquí de hambre y sed. Andando de un lado a otro, volvió a entrar en la cámara que había servido de prisión a la doncella y se fijó en que el enano llevaba en el dedo un anillo brillantísimo. Se lo quitó y se lo puso; al darle la vuelta en el dedo, de repente oyó un rumor sobre su cabeza. Miró hacia arriba y vio flotar unos espíritus aéreos que le saludaron como a su amo y le preguntaron qué les mandaba. De momento, Juan se quedó mudo de asombro; pero luego les ordenó que lo transportasen a la superficie. Obedeciéronle al instante, y él experimentó la sensación de estar volando.
Pero una vez arriba no vio a nadie, y al volver al castillo también lo encontró desierto. Tuercepinos y Desmoronarrocas habían huido, llevándose a la hermosa doncella. Dio la vuelta al anillo y presentáronse los etéreos espíritus, comunicándole que sus compañeros se hallaban en el mar. Corrió Juan a la orilla y descubrió a lo lejos un barquito, ocupado por sus desleales amigos. En un arranque de cólera, se arrojó al agua con su bastón y se puso a nadar; mas la pesadísima madera lo hundía, y por poco se ahoga. Tomó a dar vuelta al anillo, y al instante acudieron los espíritus y lo transportaron al barco con la rapidez del rayo. Blandiendo allí su garrote, dio su merecido a los dos malvados y los arrojó al mar. Luego, empuñando los remos, volvió a la costa con la hermosa princesa, que acababa de pasar otro gran peligro, y a quien había liberado por segunda vez. La condujo hasta donde se hallaban sus padres y luego se casó con ella, entre el general regocijo.