Hans lực lưỡng cường tráng


João o destemido


Ngày xửa ngày xưa, hai vợ chồng nhà kia chỉ có một người con. Họ sống một mình trong thung lũng hoang vắng. Có lần người mẹ vào rừng kiếm củi mang theo cậu bé Hans hai tuổi. Mùa xuân trăm hoa đia nở khoe sắc, hai mẹ con vui bước, đi hoài đi mãi vào tận trong rừng sâu lúc nào không hay. Bỗng có hai tên cướp nhảy ra từ bụi rậm bên đường, chúng túm lấy hai mẹ con và dẫn vào nơi hoang vu nhất trong rừng, nơi chưa từng có ai đặt chân tới.
Người mẹ đáng thương van nài bọn cướp thả hai mẹ con. Trái tim bọn cướp đã hóa đá, chúng đâu có thèm nghe lời van xin khẩn nài của người mẹ, chúng đẩy hai người đi tiếp. Sau hai tiếng đồng hồ đạp cây và gai trên đường, hai mẹ con bị đẩy tới bên cánh cửa nằm ở ngay vách núi. Bọn cướp gõ vào vách núi, cánh cửa từ từ mở.
Hai mẹ con đi dọc theo con đường hầm dài tối om, rồi tới cái động lớn có ánh lửa chập chờn tỏa sáng từ bếp lò đang đỏ rực. Treo ở trên tường nào là cung kiếm cùng những đồ giết người khác, chúng lấp lánh theo ánh lửa chập chờn. Một cái bàn màu đen đặt ở giữa động, bốn tên đang ngồi chơi, tên cầm đầu toán cướp ngồi gần đó.
Khi hai mẹ con bước vào động, tên cầm đầu tới nói, cứ yên tâm, đừng có sợ, công việc hàng ngày là lo cơm nước, dọn dẹp mọi cái cho ngăn nắp. Sau đó toán cướp đưa thức ăn cho hai mẹ con, chỉ cho chỗ ngủ của hai mẹ con.
Hai mẹ con sống nhiều năm ở chỗ bọn cướp. Hanxơ giờ đã khôn lớn. Người mẹ thường kể cho Hans nghe những chuyện về hiệp sĩ ở trong một quyển sách. Quyển sách đó bà tìm thấy ở trong động. Bà cũng thường dạy Hans đọc viết. Khi được chín tuổi, Hans lấy một cành bách bện thành thừng lớn và dấu nó ở dưới gầm giường. Hans tới bên mẹ và nói:
- Mẹ kính yêu, mẹ nói cho con biết, ai là cha con.
Người mẹ nín lặng, không muốn nói cho con biết điều đó để nó lại nhớ nhà. Người mẹ cũng biết rất rõ, lũ cướp chẳng đời nào để cho Hans rời khỏi nơi này. Bà cũng rất đau lòng, khi Hans không được về thăm cha. Đêm khuya, khi bọn cướp trở về. Hans lấy thừng cầm tay và bước tới chỗ tên cầm đầu bọn cướp và nói:
- Ta muốn biết chỗ ở của cha ta. Nói ngay, không ta vụt cho lăn quay ra bây giờ!
Tên cầm đầu cười lớn và cho Hans một cái bạt tai làm Hanxơ lộn mấy vòng lăn vào trong gầm bàn. Hans gượng dậy, bụng nghĩ:
- Mình phải đợi năm tới, khi đó ta lại tìm cách, có lẽ mọi chuyện sẽ tốt hơn.
Lại một năm qua đi, Hans cầm chiếc gậy, phủi sạch bụi, nhìn kỹ nó rồi nói:
- Chiếc gậy này chắc chắn đấy chứ!
Đêm khuya, lũ cướo trở về, chúng uống rưọu hết bình này tới bình khác cho tới khi say mới thôi. Hans lại lấy chiếc gậy ra, đứng trước mặt tên thủ lĩnh và hỏi hắn cha của nó là ai. Tên thủ lĩnh tát cho một cái bạt tai, Hans ngã dúi lăn xuống gầm bàn, nhưng ngay sau đó, Hans đứng dậy, giơ gậy lên nhằm thẳng đầu tên đầu sỏ và các tên cướp khác mà nện. Chúng bị đánh đau đến mức chân tay chẳng động đậy nổi.
Bà mẹ đứng ở một góc, nhìn thấy Hans dũng mãnh như thế thì rất kinh ngạc. Trừng trị lũ cướo xong, Hans bước tới trước mặt mẹ nói:
- Giờ đến chuyện của con. Bây giờ con muốn biết cha của con là ai?
Bà mẹ trả lời:
- Con yêu dấu, giờ thì mẹ con chúng ta đi tìm cha con, tìm cho tới khi gặp mặt cha con.
Bà lấy chìa khóa của tên thủ lĩnh để mở cửa hang, Hans lấy một cái bao rất to để chứa vàng, bạc châu báu, khi bao đầy căng, Hans vác lên vai. Rồi hai mẹ con đi ra khỏi hang. Từ trong bóng tối đi ra ngoài trời sáng, bất giác Hans mở to mắt nhìn rừng xanh, hoa và chim dưới ánh nắng chói chang. Nó đứng ngây người ngắm nhìn cảnh tượng đó.
Hai mẹ con tìm đường về nhà. Đi được mấy tiếng đồng hồ thì cả hai tới một thung lũng hoang vắng, nơi có một căn nhà nhỏ.
Một người đàn ông đang ngồi trước cửa nhà. Khi nhận ra vợ mình và nghe nói Hans là con trai của mình, ông mừng đến phát khóc. Ông vẫn nghĩ rằng họ đã chết lâu rồi!
Hans tuy mới mười hai tuổi nhưng cao hơn cha một cái đầu. Họ cùng vào nhà. Khi Hans đặt chiếc túi xuống chiếc ghế dài bên lò sưởi, thì cả căn nhà rung lên răng rắc: chiếc ghế dài bị gãy, đất lún làm cho chiếc túi nặng rơi xuống hầm nhà. Người cha thốt lên:
- Cầu Chúa phù hộ chúng ta. Thế này là thế nào. Con làm xập nhà rồi còn gì!
Hans trả lời:
- Cha yêu quý, cha không phải lo cho bạc tóc. Vàng bạc trong bao này đủ để xây căn nhà mới!
Hai cha con lập tức bắt tay vào làm nhà mới, mua súc vật, tậu ruộng để lập kế sinh nhai. Hans nhẹ nhàng đẩy chiếc cày lật đất nên bò không kéo nặng.
Mùa xuân năm thứ hai, Hans nói:
- Cha ơi, cha giữ lấy số tiền này, chỉ xin cha làm cho con một chiếc gậy nặng một trăm cân để con mang theo khi đi chu du thiên hạ.
Sau khi chiếc gậy được làm xong, chàng trai lên đường.
Hans tới một khu rừng âm u, bỗng nghe thấy răng rắc răng rắc. Anh ngó nhìn quanh thì thấy một sợi dây thừng quấn quanh cây thông từ trên một ngọn cây cao xuống. Anh nhìn lên thì thấy một chàng trai to cao đang túm chắc lấy cây mà co kéo, làm như vặn một cây liễu vậy. Hanxơ hỏi:
- Này, anh làm gì ở đó?
- Hôm qua tôi kiếm được mấy đống củi, nay dùng dây bó nó lại.
Hans nghĩ: "Người này được đấy. Anh ta rất khỏe." Rồi Hans gọi anh chàng đó:
- Cứ để nó ở đấy, hãy cùng đi với tôi nhé!
Chàng trai tụt xuống. Anh ta cao hơn Hans một cái đầu, tuy Hans đâu có thấp nhỏ. Hans nói:
- Bây giờ gọi anh là "Chàng vặn cây thông" nhé!
Họ cùng nhau lên đường. Bỗng họ nghe tiếng đập và tiếng gõ vang lên rất to, nó làm mặt đất rung lên. Không lâu sau họ tới trước một vách đá lớn, có một người khổng lồ đứng trước vách núi giơ nắm tay đập vỡ từng mảng đá lớn. Hans hỏi người khổng lồ làm thế để làm gì, anh ta đáp:
- Ban đêm tôi muốn ngủ mà lũ gấu, sói và các loài súc vật khác cứ lượn lờ, ngửi hít bên người làm tôi chẳng sao ngủ được. Do đó tôi muốn làm một căn phòng để nằm cho được yên thân!
Hans nghĩ: "Ồ, người này mình cũng cần đây!" và nói với anh chàng đó:
- Anh gác chuyện đó lại, giờ đi với tôi đi! Tên anh sẽ là "Chàng đập vách núi" nhé!
Người khổng lồ ưng thuận. Ba người đi qua một cánh rừng. Chỗ nào họ qua, thú dữ đều hốt hoảng, chạy trốn. Tối họ tới một lâu đài cổ bỏ hoang, họ bước vào một gian phòng lớn và ngủ ở đó.
Sáng sớm hôm sau, Hans ra vườn hoa bị bỏ hoang vu cây cỏ mọc um tùm. Anh đang đi đi lại lại trong vườn hoa thì môt con lợn hoang xồ tới. Anh giơ chiếc gậy phang một cái khiến con lợn quay lơ ra. Anh vác con lợn lên vao, đưa vào trong gian phòng lớn. Ba người xẻ thịt lợn ra, nướng trên xiên sắt, chén một bữa ngon lành. Họ hẹn nhau cứ mỗi ngày hai người luân phiên đi săn, còn một người ở nhà nấu nướng, vì mỗi người cần ăn tới 4,5kg thịt.
Ngày thứ nhất, anh chàng vặn cây thông ở nhà, Hans và anh chàng đập vách núi đi săn. Anh chàng vặn cây thông đang nướng thịt thì một người lùn mặt đầy vết nhăn đi vào trong lâu đài, xin anh ta ít thịt để ăn.
Chàng vặn cây thông từ chối nói:
- Con quỷ nhát gan cút đi. Mi không đáng ăn thịt!
Thoắt một cái, gã người lùn xấu xí ấy đã ở trên lưng chàng vặn cây thông, và đấm liên tiếp khiến anh chàng ngã lăn ra đất mà thở. Hết cơn bực tức người lùn bỏ đi.
Khi hai người kia đi săn về, người vặn cây thông chẳng hé răng nói một lời nào về việc người lùn và việc mình bị đánh, mà nghĩ bụng: "Nếu bọn họ ở nhà thì cũng sẽ biết tính khí của gã người lùn!" Nghĩ vậy, anh ta mừng thầm.
Ngày hôm sau, chàng đập vách núi ở nhà và cũng gặp phải chuyện y như chàng vặn cây thông, vì không cho gã người lùn ăn thịt nên cũng bị nện một trận ra trò.
Buổi tối, khi hai người đi săn về nhà, chàng vặn cây thông vừa nhìn chàng đập vách núi, biết ngay đã xảy ra chuyện gì, nhưng cả hai đều im lặng, vì nghĩ: "Để Hans cũng nếm mùi đó!"
Ngày thứ ba tới lượt Hans ở nhà làm việc bếp núc. Khi chàng trai đang đứng với bọt trong nồi trên bếp lò thì gã người lùn bước tới xin một miếng thịt để ăn. Hans nghĩ: "Người lùn này thật đáng thương, hãy cho phần thịt của mình để anh ta ăn thì người khác cũng chẳng mất phần của họ!" Thế là anh cho gã người lùn tảng thịt.
Gã người lùn ăn xong một tảng, lại xin thêm một tảng nữa. Hans tốt bụng lại cho anh ta thêm một tảng thịt, đồng thời nói là tảng cuối cùng. Ăn xong, gã người lùn lại đòi miếng thịt thứ ba.
- Quân vô hại! - Hans nói và không cho gì nữa.
Gã người lùn hung bạo định nhảy xổ lên lưng Hans như với anh chàng vặn cây thông và anh chàng đập vách núi, mà đấm đá. Nhưng lần này thì gã đã lầm. Hans phang cho gã ta mấy cái khiến gã văng ra bậc thang đá của lâu đài. Hans rượt đuổi theo, chạy một mạch tới khu rừng thì nhìn thấy gã lùn chui vào trong một hang đá. Hans đành về nhà, nhưng chàng nhớ nơi đó.
Khi hai người bạn kia trở về, nhìn thấy Hans vẫn hăng hái thì lạ lắm. Hanxơ kể lại chuyện mới xảy ra cho họ nghe và họ cũng kể lại những việc họ gặp phải. Nghe xong, Hans cười nói:
- Đúng là đáng đời cho thói bủn xỉn của các anh! Các bạn cao lớn thế mà lại để người lùn nện cho mặt trận, thật xấu hổ! Một lúc sau, ba người bọn họ mang theo chiếc sọt và dây rợ, cùng đi tới chỗ hang đá mà người lùn đã chui xuống. Hans cầm gậy ngồi vào chiếc sọt để hai người kia dùng giây thả xuống.
Khi xuống tới đáy hang, Hans thấy một cánh cửa, chàng mở cửa nhìn vào thì thấy một thiếu nữ đẹp như người trong tranh đang ngồi ở bên gã người lùn, hắn cười khẩy nhìn Hans. Thiếu nữ bị quấn chặt bằng dây xích, nàng nhìn Hans bằng ánh mắt tội nghiệp khiến chàng rất thương cảm và nghĩ: "Phải cứu nàng thoát khỏi bàn tay hung bạo của gã người lùn đó!" Chàng vung gậy phang một cái khiến gã người lùn ngã lăn ra đất, chết luôn.
Gã người lùn vừa chết thì xiềng xích trên người thiếu nữ lập tức rơi xuống, Hans ngây ngất trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng.
Thiếu nữ kể cho Hans nghe rằng nàng vốn là một công chúa bị một tên bá tước phóng đãng bắt đi khỏi quê hương, bị giam cầm trong hang đá, vì nàng không thuận theo ý muốn của hắn, hắn giao cho người lùn canh giữ. Gã lùn đã tìm mọi cách quấy rầy nàng, hành hạ nàng.
Hans để thiếu nữ ngồi vào chiếc sọt để nàng lên trước. Chiếc sọt lên rồi lại hạ xuống. Giờ đây, Hans đã không còn tin tưởng hai người bạn nữa, chàng nghĩ bụng: "Trước đây bọn họ đã giả dối, việc xảy ra với người lùn mà họ chẳng chịu nói với mình, thì bây giờ ai mà biết họ còn giở trò gì để hãm hại mình đây?"
Nghĩ thế chàng bèn đặt chiếc gậy vào trong sọt. Đó cũng là may cho chàng, bởi chiếc sọt kéo lên lưng chừng thì hai tên kia cho nó rơi xuống. Nếu Hans ngồi trong sọt đó thì chắc đã toi mạng!
Nhưng bây giờ thì Hans không biết làm thế nào để ra khỏi đáy hang. Chàng nghĩ mãi mà chẳng tìm ra cách nào. Chàng lẩm bẩm:
- Nhìn mình loay hoay khổ sở ở dưới đáy hang khiến cho người ta cũng phải thương thay!
Chàng đi đi lại lại, rồi đến căn phòng mà thiếu nữ đã ngồi đó, nhìn thấy người lùn có đeo một chiếc nhẫn sáng lấp lánh ở ngón tay. Chàng tháo chiếc nhẫn đó ra, đeo vào tay mình, quay một vòng trên ngón tay thì đột nhiên nghe thấy trên đầu mình có tiếng gì lao xao. Chàng ngước lên nhìn thì hóa ra có mấy con quỷ bay trong không trung. Chúng nói Hans là chủ nhân của chúng, và hỏi chàng có yêu cầu gì.
Thoạt đầu Hans chẳng biết nói gì, nhưng lát sau mới bảo là chúng phải đưa chàng lên khỏi hang. Vừa lên tới mặt đất, chàng nhìn quanh chẳng thấy một người nào. Chàng vào trong lâu đài cổ thì cũng chẳng thấy ai. Chàng vặn cây thông và chàng đập vách núi đều đã chạy trốn, đem theo nàng thiếu nữ xinh đẹp.
Hans liền xoay chiếc nhẫn, lũ quỷ bay tới, báo cho chàng biết là hai tên đó đang ở trên biển. Hans chạy nhanh ra bờ biển, nhìn thấy một con thuyền nhỏ ở ngoài khơi, ngồi trên thuyền là hai kẻ bất lương ấy. Không suy nghĩ gì nữa, Hans cầm chiếc gậy trong tay, nhảy ngay xuống nước, và bơi. Nhưng chiếc gậy nặng đã kéo chàng xuống sâu, khiến chàng suýt nữa chết đuối.
Khi đó Hans chợt nhớ ra, bèn quay chiếc nhẫn. Trong nháy mắt, lũ quỷ lại bay tới, đưa chàng tới chiếc thuyền nhỏ. Chàng vung gậy trừng trị hai tên vô lại, và quẳng chúng xuống biển. Lại một lần nữa Hans cứu nàng thiếu nữ. Chàng quay thuyền lại, chở nàng thiếu nữ xinh đẹp đang hoảng sợ về nhà cha mẹ của nàng, và chàng cùng nàng kết hôn, mọi người hết sức vui mừng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Era uma vez um homem e uma mulher que tinham um filho único, chamado João, e viviam solitários, num vale afastado, a cultivar pequeno campo.
Um belo dia, a mulher foi à floresta para apanhar uns poucos gravetos e levou consigo Joãozinho, que tinha apenas dois anos de idade. Como era justamente um belo dia de primavera, o menino corria alegremente de um lado para outro, colhendo as lindas flores multicores; e assim foram penetrando cada vez mais pela floresta.
De repente, dois ladrões, saídos de trás de uma árvore, apoderaram-se da mãe e do menino e os levaram para dentro da escura floresta, onde havia anos ninguém penetrava. A pobre mulher lançou-se-lhes aos pés, suplicando que os deixassem voltar para casa; mas os ladrões tinham coração de pedra; não se sensibilizaram com as suas lágrimas e a obrigaram a segui-los.
Depois de terem andado muito entre moitas e espinhos, chegaram ao pé de um rochedo, onde, meio oculta, havia uma porta; os ladrões bateram e logo vieram abrir. Entraram e percorreram um longo corredor escuro; finalmente chegaram a uma grande caverna, que estava iluminada por forte fogo que ardia na lareira.
Nas paredes estavam dependuradas espadas, lâminas e outras armas que reluziam à luz das chamas; no meio estava uma mesa, onde mais quatro ladrões, com o chefe, se entretinham a jogar. Ao ver a mulher trêmula e assustada, o chefe aproximou-se dela procurando tranquilizá-la. Disse-lhe que não tivesse receio, pois não lhe fariam mal algum; ela aí teria de cuidar da casa e, se tivesse tudo em ordem, seria bem tratada e comeria do bom e do melhor. Em seguida, deram-lhe comida, depois indicaram-lhe outra caverna menor onde havia um leito para que ela e o filho pudessem dormir sossegados.
A mulher teve de se resignar e passou longos anos entre os ladrões; João crescia e tornava-se de força extraordinária.
A mãe contava-lhe velhas histórias e ensinava-lhe a ler em antigo livro de aventuras cavalheirescas que encontrara num armário da caverna.
Quando o menino completou nove anos, talhou grande ramo de carvalho um forte cajado e escondeu-o debaixo da cama; depois disse à mãe:
- Agora, querida mãozinha, diga-me quem é meu pai; quero na verdade sabê-lo.
A pobre mulher não quis responder, para que ele não sentisse saudades; pois bem sabia que os cruéis ladrões nunca os deixariam partir.
Mas tinha o coração prestes a arrebentar, pensando que seu querido Joãozinho jamais conheceria o pai. À noite, quando regressaram os ladrões de suas rapinagens, João, armado com o terrível cajado, postou-se diante do chefe e disse:
- Agora quero saber quem é meu pai; se não mo dizes imediatamente, dou cabo de ti com este pau.
O chefe caiu na gargalhada e deu uma bofetada em João, que rolou debaixo da mesa. Sem dizer nada levantou-se, pensando lá consigo mesmo: Esperarei mais um ano, depois tentarei novamente; talvez tenha mais sorte.
Transcorrido o ano, retirou o cajado do esconderijo onde o havia guardado, limpou-lhe o pó e observou-o bem, dizendo:
- E' um cajado bem forte!
- A noite, chegaram os ladrões e, depois de beberem muito vinho, um jarro atrás do outro, começaram a cochilar e por fim dormiram. João aproveitou a oportunidade, agarrou no pau e, despertando o chefe, tomou a perguntar-lhe quem era seu pai. Como da outra vez, o ladrão aplicou-lhe uma forte bofetada, fazendo-o rolar pelo chão; mas levantou-se logo e fez chover, sobre o chefe e os demais ladrões, uma tal saraivada de pancadas que os deixou moídos, sem poderem mexer sequer um dedo.
A mãe, de um canto, admirava-lhe estupefata a força e o valor. Tendo acabado aquele bonito serviço, João aproximou-se dela e lhe disse:
- Agora levo a coisa a sério, e quero na verdade saber quem é meu pai.
- Meu querido João, - respondeu ela, - temos de sair daqui e depois iremos à sua procura até o encontrar.
Tirou do bolso do chefe, sem grandes dificuldades, a chave da porta da caverna; enquanto isso, João foi buscar um grande saco e encheu-o de ouro, pedrarias e mais objetos de valor, produto das rapinas dos ladrões, carregou o saco às costas, e seguiu a mãe pelo corredor até à porta de saída. Quando se viram ao ar livre, em plena luz do dia, João ficou como que petrificado ao ver pela primeira vez o sol, as árvores, as flores, os pássaros cantando e saltitando por entre os galhos.
Quedava-se boquiaberto, maravilhando-se de tudo o que via. A mãe procurou o caminho certo; encontrou finalmente o atalho que ia dar à sua casinha e em poucas horas lá chegaram.
Quando já estavam bem perto, viu o marido sentado na soleira da porta, de cabeça baixa e muito tristonho. Ao reconhecer a mulher, que se aproximava, qual não foi o contentamento do pobre homem! Chorou de alegria por vê-los e por saber que aquele rapagão era seu querido Joãozinho, pois de há muito os vinha chorando como mortos.
Entraram todos em casa e o pai não cessava de admirar o rapaz que, apesar de só ter doze anos, era mais alto do que ele uma cabeça. Quando João pousou o saco sobre um banco perto da lareira, toda a casa começou a ranger, o banco aprofundou-se no assoalho arrombando-o e foi rolar até à adega.
- Deus nos guarde! - exclamou o pai; que aconteceu? Estás a espatifar a nossa casinha!
- Não precisas ficar de cabelos brancos, meu pai, - disse João; - nesse saco há muito mais do que o necessário para construir uma casa nova.
E, com efeito, abrindo o saco, o pai viu o rico tesouro que ele continha.
João e o pai, imediatamente, puseram mãos à obra; foram comprar o necessário e começaram a construir uma bela casa; depois compraram numeroso gado e muitas outras propriedades. João pôs-se a cultivar as terras, e, quando puxava a charrua, os bois quase que não tinham de fazer força, por tal modo manejava o instrumento com vigor.
Viveram assim, algum tempo, no meio de tranquila felicidade. Mas certo dia, era já primavera, João disse:
- Meu pai, fique com todo o dinheiro nosso e tudo o mais que compramos; mande-me apenas fazer, com um tronco de carvalho, um bom cajado que pese uns vinte quilos. Depois irei pelo mundo afora a fim de conhecer alguma coisa.
Quando obteve o cajado pedido, deixou a casa paterna, pôs-se a caminho e foi ter a uma vasta e sombria floresta. Ouviu um ruído singular, de qualquer coisa estalando; olhou em volta de si e avistou um homenzarrão que estava torcendo um pinheiro para fazer uma corda grossa e o torcia com tanta facilidade como se fosse uma simples vara de vime.
- Olá, - gritou João, - que estás fazendo?
- Arranquei ontem grandes carvalhos e estou fazendo uma corda para amarrá-los, - respondeu o outro.
- Ainda bem! - murmurou João. - Este tem força realmente.
- Deixa esse ofício e vem comigo, - gritou para o homenzarrão.
- Com muito prazer, - respondeu ele; - aborreço- me muito aqui nesta solidão.
Aproximou-se de João e este viu que ele era muito mais alto, apesar de não ser de estatura pequena o rapaz.
- De agora em diante te chamarás Torce-pinheiros, - disse-lhe João.
Meteram-se a andar e daí a pouco ouviram bater e martelar tão fortemente, que a cada golpe a terra tremia toda. Aproximaram-se e viram um gigante que dava murros num enorme rochedo para arrancar pedaços de pedra. João perguntou-lhe o que ia fazer, e o gigante respondeu:
- À noite, quando estou para dormir, chegam ursos, lobos e outra canalha semelhante, que se põem a farejar-me e, bufando terrivelmente, não me deixam dormir. Por isso, quero construir uma casa para me abrigar e poder dormir sossegado.
"Apre! - pensou João - este também pode ser-nos bastante útil!" - E disse-lhe:
- Deixa a construção e vem conosco. De hoje em diante de chamarás Quebra-pedras.
O gigante concordou. E os três juntos penetraram através da floresta. Ao vê-los, os animais ferozes fugiam assustados. Pela noitinha chegaram a um velho castelo abandonado e meio em ruínas; entraram nele e acomodaram-se a fim de passar a noite. Na manhã seguinte, João desceu ao jardim, que estava completamente invadido de sarças, pedras e espinhos. De repente um enorme javali precipitou-se contra ele; mas João, com uma só cajadada, matou-o logo; e carregando nas costas o pesado animal, levou-o para o castelo. Com a ajuda dos companheiros, esfolou-o e enfiou-o no espeto para assar, em seguida comeram o suculento assado.
Então decidiram que cada qual por sua vez ficaria no castelo a cozinhar nove quilos de carne por cabeça, enquanto os outros dois iam caçar. No primeiro dia ficou o Torce-pinheiros encarregado de preparar o jantar; João e o Quebra-pedras foram à caça. Enquanto o Torce-pinheiros estava entretido a vigiar o assado, chegou um velhinho todo encarquilhado, e pediu-lhe um pedaço de carne.
- Sai daqui! - respondeu o outro. - Um aborto como tu não precisa de carne.
Mas, qual não foi o seu espanto quando aquele homúnculo encarquilhado lhe saltou em cima e o encheu de socos, tanto que não podendo defender-se, caiu no chão sem fôlego! O homúnculo não se foi até que não despejou completamente toda a ira no rosto dele.
Quando os outros dois voltaram da caça, o Torce- -pinheiros não contou nada a respeito do anão e muito menos da surra que levara, "mais vale que não saibam a força que ele tem, e que experimentem também alguns murros daquela coisinha" pensou. E regozijava-se ante- gozando a cena.
No dia seguinte, ficou em casa o Quebra-pedras o sucedeu-lhe o mesmo que ao companheiro; foi cruelmente maltratado pelo anão, porque não quisera dar-lhe a carne que ele exigia. A noitinha, quando chegaram os outros dois, Torce-pinheiros logo percebeu pela cara dele, que também tivera a sua parte; mas ficaram calados e pensaram: "Também João tem que experimentar dessa sopa."
No dia seguinte, era a vez de João ficar em casa. Fez todo o trabalho na cozinha da melhor maneira e, enquanto estava entretido a tirar a espuma do caldeirão, chegou o encarquilhado anão exigindo um pedaço de carne. João disse de si para si: "E' um pobre diabo, vou dar-lhe um pouco do meu quinhão para não prejudicar os outros." E cortou-lhe uma bela fatia de carne; o anão, depois de a ter devorado pediu mais outra e o bom João deu-lhe outro bocado maior ainda, achando que era bastante e que com isso devia ficar satisfeito. Mas o anão voltou pela terceira vez à carga.
- Agora basta, - disse João; - és muito descarado.
Então o perverso anão tentou atirar-se a ele e maltratá-lo como fizera aos outros; mas, dessa vez, errou o golpe. Sem se descompor, João aplicou-lhe um par de bofetadas bem dadas, que o fez rolar pela escada abaixo. Quis ainda correr-lhe atrás para completar o castigo, mas tropeçou e caiu de comprido sobre ele. Quando se levantou, o anão já tinha tomado dianteira. João foi em perseguição dele até à floresta e viu-o desaparecer subitamente por uma abertura na rocha. Então voltou para casa, mas fitou bem o lugar.
Os outros dois companheiros, quando voltaram à noite, admiraram-se de encontrá-lo bem disposto como de costume. Ele contou-lhes a aventura e os dois, então não se calaram mais e revelaram o que a eles próprios havia acontecido.
- E' muito bem feito, - disse João rindo a valer. - Por quê não lhe destes uma pequena porção do vosso jantar? E' uma vergonha, assim tão grandes e fortes, deixaram-se espancar por um simples anão.
No dia seguinte, munidos de cestos e cordas, foram os três até à fenda do rochedo, por onde desaparecera o anão, e João, pondo-se dentro do cesto, foi descido pelos companheiros até ao fundo do poço. Chegando ao fundo, ele encontrou uma porta solidamente fechada; com grande esforço conseguiu abri-la e viu numa sala, uma jovem linda como o sol, tão linda que é impossível descrever. E perto dela estava acocorado o perverso anão, que, ao ver o rapaz, fez uma careta medonha de porco-espinho. A jovem estava acorrentada e fitou João de maneira tão triste que ele se compadeceu e disse de si para si: "Hei de libertá-la das garras desse horrível anão!" E, sem mais, deu no anão algumas pauladas deixando-o morto no chão. Imediatamente caíram as correntes que prendiam a jovem e João ficou como que subjugado pela sua beleza.
Disse-lhe, então, que era filha de um poderoso rei; mas que tendo recusado casar com um conde perverso, este raptara-a do palácio, trancando-a depois na caverna sob o rochedo, confiada à guarda do mau anão, o qual não cessara de atormentá-la e insultá-la durante o tempo todo.
Quando a princesa terminou de narrar tantas desventuras, João fê-la entrar no cesto; fazendo um sinal aos dois companheiros, estes a içaram para cima e logo depois fizeram descer outra vez o cesto para apanhar João. Mas, quanto este ia subir, lembrou-se que não podia confiar neles, porque já se lhe haviam demonstrado desleais, não lhe contando as peripécias ocorridas com o anão. "Quem sabe lá - pensou ele, - o que estarão tramando contra ti!." Então, ele colocou o pesado bordão dentro e foi sua sorte, pois, quando o cesto chegou ao meio da ascensão, os companheiros deixaram-no cair de repente; e se João, realmente, se encontrasse dentro dele, teria morrido miseravelmente.
Agora, porém, tendo felizmente escapado de morte certa, não sabia como sair daquelas profundezas e, por mais que matutasse, não encontrava nenhuma saída.
- E' bem triste, - murmurava ele, - ter que morrer de fome aqui dentro!
Andando de um lado para outro, foi novamente à sala onde encontrara a princesa e viu que o anão trazia no dedo um anel com uma pedra rutilante. Retirou-lho do dedo e colocou-o no seu; mas, pondo-se a girar o anel, inconscientemente, percebeu um súbito farfalhar sobre a cabeça. Ergueu os olhos e viu aparecer muitos espíritos aéreos que lhe disseram ter-se ele tornado seu amo, em virtude daquele anel, e perguntavam o que desejava.
Assim de início, João quedava-se emudecido; refazendo-se porém do espanto, ordenou-lhes que o fizessem subir à superfície. Eles obedeceram prontamente e João sentiu-se levado para cima como se tivesse asas. Ao chegar à luz do dia, não encontrou ninguém perto da rocha; correu até ao castelo, mas também lá não havia ninguém. O Torce-pinheiros e o Quebra-pedras haviam fugido, levando consigo a princesa.
João voltou outra vez o anel e logo se apresentaram os espíritos aéreos, anunciando-lhe que os dois companheiros tinham fugido pelo mar afora.
João largou a correr com a maior velocidade possível e, em breve, chegou à praia; e longe, muito longe, avistou vogando rapidamente um barco que ia levando os perversos companheiros.
Cego de raiva, atirou-se à água para os perseguir, sem refletir que o cajado demasiadamente pesado o arrastava para o fundo; quase se ia afogando quando teve a presença de espírito de voltar muito depressa o anel. Imediatamente ocorreram os espíritos, tiraram-no da água e transportaram-no para o barco.
Então, brandindo o cajado, fez um terrível sarilho, mimoseando os perversos companheiros com o merecido castigo; em seguida atirou-os dentro do mar. Depois pôs-se a remar vigorosamente, reconduzindo a linda princesa, que tanto havia sofrido, para a casa de seus pais. Tendo-a salvo pela segunda vez, via-a agora muito contente, cercada pelos pais e todas as pessoas da corte, muito felizes pela sua volta.
Em recompensa de tamanha bravura, João veio a desposar a linda princesa e mais tarde, tornou-se o rei daquele país, onde viveram longamente, na mais completa felicidade.