Huset i skoven


Ngôi nhà trong rừng


Der var engang en fattig brændehugger, som boede med sin kone og sine tre døtre i en lille hytte i udkanten af en stor skov. En morgen, da han skulle på arbejde, sagde han til sin kone: "Lad vores ældste datter bringe min mad ind i skoven til mig, ellers kan jeg ikke blive færdig. For at hun ikke skal fare vild vil jeg tage en pose korn med og strø det på vejen." Da solen stod højt på himlen, begav pigen sig på vej med en krukke suppe. Men skovspurvene og lærkerne og bogfinkerne havde for længe siden hakket kornet op, og hun kunne ikke finde vejen. Så gik hun videre på lykke og fromme, til solen sank, og natten brød frem. Det susede i de mørke træer, uglerne skreg, og hun begyndte at blive bange. Da så hun i det fjerne et lys blinke mellem træerne. "Der må vel bo mennesker, som vil give mig husly i nat," tænkte hun og gik efter lyset. Det varede ikke længe, før hun kom til et hus med oplyste vinduer. Hun bankede på, og en barsk stemme råbte: "Kom ind." Pigen gik igennem den mørke forstue og bankede på stuedøren. "Kom kun ind," råbte stemmen igen. Hun åbnede døren og gik ind i stuen. Der sad en gammel, gråhåret mand ved et bord; han støttede ansigtet i begge hænder og hans hvide skæg var så langt, at det lå helt hen over gulvet. Ved ovnen lå tre dyr, en høne, en hane og en blakket ko. Pigen fortalte den gamle mand, hvordan det var gået hende, og bad, om hun måtte blive der om natten. Manden sagde:
"Hønelil, hanelil,
hvad skal vi gøre?
Blakkede ko,
lad din mening høre."
"Duks," svarede dyrene, og det måtte vel betyde ja, for den gamle sagde: "Gå så ud i køkkenet og sørg for aftensmaden." Pigen gik derud, der var fuldt op af alt. Hun kogte så en dejlig suppe og satte skålen ind på bordet foran den gamle mand, satte sig ved siden af ham og spiste og drak. Da hun var mæt sagde hun: "Nu er jeg træt. Hvor er der en seng, jeg kan sove i?" Dyrene svarede:
"Kun for dig selv du sørget har,
og ej en bid til os du bar.
Sov, som du kan og hvor du vil,
vi ser til."
Men den gamle mand sagde: "Gå op ad trappen, så kommer du til et værelse med to senge. Dem skal du rede og lægge rene lagener på, så kommer jeg derop og lægger mig også til at sove." Pigen gik derop, og da hun havde redt sengene, lagde hun sig i den ene uden at vente på den gamle. Nogen tid efter kom den gamle mand derop, holdt lyset hen over sengen, så på hende og rystede på hovedet. Da han så, at hun sov fast, åbnede han en lem i gulvet og lod hende falde ned i kælderen.
Brændehuggeren kom hjem sent om aftenen og skændte på sin kone, fordi hun havde ladet ham sulte den lange dag. "Det er ikke min skyld," svarede hun, "pigen er gået af sted med middagsmaden, hun må være faret vild. I morgen kommer hun nok hjem igen." Før daggry stod brændehuggeren op og ville ud i skoven. Den dag skulle den næstældste datter bringe ham maden. "Jeg tager en pose linser med," sagde han, "de er større end hampefrø, dem kan hun bedre se, så kan hun da ikke tage fejl af vejen." Ved middagstid gik pigen af sted med maden, men linserne var forsvundet. Skovfuglene havde hakket dem op hver eneste en. Pigen gik så på må og få om i skoven til det blev nat, så kom også hun til den gamle mands hus, bankede på og bad om mad og husly. Manden med det hvide skæg spurgte igen dyrene:
"Hønelil, hanelil,
hvad skal vi gøre?
blakkede ko,
lad din mening os høre."
Dyrene svarede atter duks, og det gik ligesom dagen før. Pigen lavede dejlig mad, spiste og drak sammen med den gamle og tænkte ikke på dyrene. Da hun bad om at komme i seng svarede de:
"Kun for dig selv du sørget har,
og ej en bid til os du bar.
Sov, som du kan og hvor du vil,
vi ser til."
Da hun var faldet i søvn, kom den gamle mand, så på hende, rystede på hovedet og lod hende falde ned i kælderen.
Den tredie morgen sagde brændehuggeren til sin kone: "Send i dag vores yngste barn ud med maden. Hun har altid været god og lydig; hun vil blive på den rette vej og ikke strejfe rundt som de andre vildkatte." Moderen ville ikke have det og sagde: "Skal jeg også miste mit kæreste barn?" - "Du skal ikke være bange," svarede han, "den pige farer ikke vild, det er hun alt for klog og forstandig til. Jeg skal ovenikøbet tage ærter med og strø på vejen, de er endnu større end linser, de skal nok vise hende vej." Men da pigen kom ud i skoven med kurven på armen havde skovduerne allerede slugt ærterne og hun vidste ikke, hvad vej hun skulle gå. Hun var meget bedrøvet og tænkte hele tiden på, at hendes stakkels far ingen mad fik, og at hendes mor ville græde, hvis hun ikke kom hjem. Da det var blevet mørkt, så hun et lys skinne og kom også til huset i skoven. Hun bad beskedent om hun måtte blive der om natten, og manden med det hvide skæg spurgte igen sine dyr:
"Hønelil, hanelil,
hvad skal vi gøre?
blakkede ko,
lad din mening os høre."
"Duks," sagde de. Så gik pigen hen til ovnen, hvor dyrene lå, klappede hanen og hønen og kildede den blakkede ko mellem hornene. Og da hun på den gamles befaling havde lavet suppe og sat den ind på bordet, sagde hun: "Jeg vil først sørge for dyrene, der er mad nok til dem derude. De skal da ikke sulte, mens jeg sidder her og spiser mig mæt." Hun gik ud og hentede byg og strøede det for hønen og hanen og bragte koen en knippe dejlig, frisk hø. "Lad det nu smage jer," sagde hun, "nu skal I også få noget at drikke." Hun hentede en spand vand, hønen og hanen sprang op på kanten, stak næbbet ned i vandet og strakte hovedet i vejret, sådan som fuglene bærer sig ad når de drikker, og den blakkede ko tog sig også en ordentlig slurk. Da dyrene var fodrede, satte pigen sig hen til den gamle ved bordet og spiste, hvad han havde levnet. Lidt efter stak hanen og hønen hovedet under vingen og den blakkede ko begyndte at glippe med øjnene. Pigen spurgte da: "Skal vi gå i seng?"
"Hønelil, hanelil,
hvad skal vi gøre?
blakkede ko,
lad din mening os høre."
Og dyrene svarede:
"Du lille pige, mild og god,
som gav os af din overflod,
dit leje venter, hvidt og blødt,
sov sødt."
Pigen gik op ad trappen, redte sengene og lagde rene lagener på, og da hun var færdig kom den gamle mand derop og lagde sig i den ene seng og hans hvide skæg nåede ham lige til fødderne. Pigen lagde sig i den anden, bad sin aftenbøn og sov ind.
Hun sov roligt til midnat, da blev der sådan en uro i huset, at hun vågnede. Det knagede og puslede i alle hjørner, døren sprang op og knaldede mod væggen, bjælkerne drønede, som om de blev revet ud af alle fuger, det lød, som om trappen styrtede sammen, og endelig bragede det, som om hele taget faldt ned. Så blev der atter stille, og da der ikke var sket hende noget ondt, blev hun roligt liggende og faldt snart i søvn igen. Men hvad tror I, hun så, da hun vågnede næste morgen, og solen skinnede ind til hende? Hun lå i en stor sal og rundt om hende strålede alt i kongelig pragt. Væggene var betrukket med grøn silke, indvævet med store guldblomster. Sengen var af elfenben og purpurrød fløjlshimmel og på en stol ved siden af stod de lækreste små, guldbroderede tøfler. Pigen troede, det var en drøm, men da trådte tre rigtklædte tjenere ind og spurgte, hvad hun havde at befale. "I kan godt gå," sagde pigen, "nu står jeg op og koger suppe til den gamle mand og fodrer hønen, hanen og den blakkede ko." Hun vendte sig om for at se, om den gamle var stået op, men da så hun, at der lå en ung, smuk mand i hans seng. I det samme vågnede han, rejste sig op og sagde: "Jeg er en kongesøn og var af en ond heks forvandlet til en gammel mand og skulle leve ude i skoven. Ingen andre end mine tre tjenere måtte være hos mig i skikkelse af en høne, en hane og en blakket ko. Fortryllelsen kunne ikke hæves, før der kom en ung pige, som havde så godt et hjerte, at hun ikke alene elskede menneskene, men også dyrene. Du har frelst os, og det gamle hus i skoven er nu atter forvandlet til mit kongelige slot." Kongen befalede nu tjenerne at hente pigens far og mor til brylluppet. "Hvor er mine to søstre?" spurgte hun. "De er spærret inde i kælderen," svarede han, "i morgen skal de føres ud i skoven til en kulsvier og tjene hos ham, til de har lært at være gode imod dyrene."
Có một bác tiều phu nghèo sống với vợ và ba cô con gái trong một túp lều nhỏ ở ven một khu rừng hẻo lánh. Một buổi sớm, lúc sắp đi làm, bác dặn vợ:
- Hôm nay mình sai đứa con cả mang cơm trưa vào rừng cho tôi nhé, về giữa buổi sợ làm không xong việc.
Bác còn nói thêm:
- Để con khỏi lạc đường, tôi đem theo một túi kê, rải dọc lối đi.
Khi mặt trời lên tới đỉnh đầu thì cô con gái lớn mang một nồi xúp lên đường. Nhưng sẻ đồng, sẻ rừng, chim sơn ca và hoa mai, sáo sậu và phù dung đã mổ nhặt ăn hết kê từ lâu rồi, vì thế cô bé không tìm thấy dấu đường nào cả.
Cô cứ đi liều, đi mãi cho tới khi mặt trời đã lặn, bóng đêm trùm xuống. Trong bóng đêm mờ tối ấy cô nghe thấy tiếng cây rì rào, tiếng cú kêu, cô bắt đầu sợ. Chợt cô nhìn thấy phía xa có ánh đèn lấp ló sau hàng cây. Cô nghĩ bụng chắc là ở đó có người, họ có thể cho mình ngủ nhờ qua đêm nay. Rồi cô nhắm hướng có ánh đèn mà đi. Chỉ một lát sau, cô đã tới một ngôi nhà, cửa sổ chiếu hắt ánh đèn ra. Cô gõ cửa. Một giọng khàn khàn từ trong nhà nói vọng ra:
- Cứ vào!
Cô bước lên nền nhà tối mò và gõ cửa buồng thì lại có tiếng người nói:
- Cứ vào đi!
Cô mở cửa. Ngồi bên bàn là một ông già tóc đã hoa râm, đầu gục trên hai bàn tay, chòm râu bạc phơ dài chấm gần đến đất. Nằm bên lò sưởi là ba con vật: một con gà mái, một con gà trống, và một con bò lông đốm sặc sỡ. Cô bé kể cho ông nghe chuyện mình, xin ông cho ngủ qua đêm. Ông hỏi mấy con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Mấy con vật đồng thanh trả lời:
- Đ… u… ú… c!
Như thế có nghĩa là: "Chúng tôi bằng lòng."
Rồi ông cụ nói tiếp:
- Ở đây thứ gì cũng sẵn và nhiều, con hãy xuống bếp nấu bữa ăn tối cho chúng ta đi!
Cô bé xuống bếp, thấy quả thật là thức gì cũng thừa thãi, cô nấu một bữa ăn thật ngon, song cô không nghĩ tới việc nấu cho mấy con vật. Cô mang lên một thẫu đầy, đặt lên bàn, ngồi vào cùng ăn với ông cụ cho nguôi cơn đói. Khi đã ăn xong, cô hỏi:
- Giờ con đã mệt, xin cụ chỉ giùm giường ở đây, Con chỉ muốn đặt mình xuống là ngủ ngay.
Mấy con vật đồng thanh đáp:
Cô đã ăn với cụ ấy,
Cô đã uống với cụ ấy,
Chúng tôi, cô chẳng đoái hoài.
Giờ cô còn hỏi, nơi nào ngả lưng?
Ônh cụ bảo:
- Con cứ đi lên thang gác, con sẽ thấy một cái phòng có hai giường, nhớ giũ giường và trải giường bằng khăn trắng, rồi ta sẽ lên ngay, ta cũng muốn ngả lưng đi ngủ rồi.
Cô bé trèo lên, vừa mới giũ giường trải khăn xong là cô lăn ngay ra ngủ, không hề nhớ tới việc đợi ông vụ già.
Một lát sau, ông cụ tóc hoa râm lên, soi đèn thấy cô đã ngủ say rồi, ông cụ lắc đầu, mở một cái cửa hầm cho cô bé rơi xuống đó.
Mãi tới khuya, bác tiều phu mới về tới nhà. Bác trách bác gái đã để bác phải nhịn đói cả ngày.
Bác gái phân trần:
- Tôi đâu có lỗi? Con bé lớn nó đem bữa trưa cho mình. Chắc hẳn nó lạc trong rừng, mai nó sẽ về.
Trời vừa hừng sáng, bác tiều phu đã dậy để đi rừng, lần này bác bắt cô con gái thứ hai phải mang cơm trưa cho mình. Bác nói:
- Tôi đem theo một túi đậu. Hạt đậu to hơn hạt kê nên con gái dễ nhận ra hơn, nó không thể lạc đường được.
Đúng giữa trưa thì cô gái thứ hai mang đồ ăn cho cha. Nhưng cũng như ngày hôm trước, đậu đã bị chim rừng nhặt sạch không còn sót lấy một hạt. Cô bé lạc, đi loanh quanh trong rừng. Tới khi trời xẩm tối thì cô cũng tới căn nhà của ông cụ. Cô cùng vào xin ăn và xin trọ. Ông già có chòm râu bạc phơ quay lại hỏi ba con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Lần này cũng vậy, ba con vật đồng thanh đáp:
- Đ… u… ú… c!
Mọi việc xảy ra y hệt đêm hôm trước. Cô bé nấu một bữa cơm rất ngon, cùng ngồi ăn uống với ông cụ và cũng chẳng đoái hoài gì đến mấy con vật. Đến lúc cô hỏi chỗ ngủ, ba con vật đồng thanh đáp:
Cô đã ăn với cụ ấy,
Cô đã uống với cụ ấy,
Chúng tôi, cô chẳng đoái hoài.
Giờ cô còn hỏi, nơi nào ngả lưng?
Khi cô ngủ say, ông cụ lên, nhìn cô lắc đầu. Rồi ông cũng cho cô tụt xuống hầm.
Sáng ngày thứ ba, bác tiều phu dặn vợ:
- Bữa nay mình để con bé út mang đồ ăn cho tôi nhé. Con bé vốn tính hiền lành, nết na, đi đến nơi về đến chốn chứ không như các chị nó. Hai đứa ấy chẳng khác gì mấy con ong rừng, suốt ngày chỉ nhởn nhơ chạy quanh.
Người vợ không muốn vậy nên nói:
- Lại muốn tôi mất nốt đứa con gái tôi cưng nhất hay sao?
Chồng đáp:
- Khỏi phải lo! Con bé ấy thông minh và rất khôn, nó không lạc đâu. Hôm nay tôi đem theo đậu Hòa Lan để rắc dọc đường. Hạt đậu Hòa Lan to hơn nên con nó dễ nhận ra đường đi hơn.
Nhưng đến lúc cô bé xách làn ra đi thì lũ chim gáy đã nhặt hết đậu. Cô chẳng còn biết đường đi lối lại ra sao nữa. Cô lo lắm, lúc nào cũng nghĩ sợ cha bị bỏ đói, lo mẹ buồn phiền một khi cô không về.
Rồi tới khi trời tối, cô chợt thấy có ánh đèn. Cô đi theo hướng ấy thì tới ngôi nhà trong rừng. Cô nói rất lễ phép rằng cô muốn xin ngủ trọ qua đêm. Ông cụ già có chòm râu bạc phơ lại hỏi mấy con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
- Đ… u… ú… c!
Chúng đồng thanh trả lời. Lúc ấy, cô bé bước tới bên lò sưởi, chỗ mấy con vật đang nằm, lấy tay vuốt nhẹ bộ lông óng mượt của gà mái và gà trống, rồi lại xoa đầu bò đốm hoa. Theo lời ông cụ dặn, cô đi nấu một bữa ăn ngon lành. Nấu xong, cô bưng thức ăn, bày lên bàn, rồi cô tự hỏi:
- Mình ăn cho no chán, để mấy con vật hiền lành tốt bụng rỗng có đành lòng không? Ở bếp thức ăn bày la liệt, mình phải cho chúng ăn nó cái đã.
Cô đi lấy lúa mạch vung cho gà mái, gà trống ăn, lấy cho bò một ôm rơm còn thơm mùi lúa. Cô thì thầm với mấy con vật:
- Mấy bạn thân mến của tôi. Chúc các bạn ăn ngon. Nếu khát, tôi sẽ kiếm nước mát để các bạn uống.
Rồi cô xách một thùng nước đầy mang vào cho chúng uống. Gà trống, gà mái nhảy ngay lên mép thùng, nhúng mỏ xuống nước rồi lại vươn cổ lên nom y hệt như chim uống nước, còn bò đốm hoa làm luôn một hơi dài thoải mái. Cho mấy con vật ăn uống xong xuôi, cô bé mới lại ngồi vào bàn ăn, ăn những thức ăn ông cụ để dành phần cô. Một lát sau, gà trống, gà mái bắt đầu rúc đầu dưới cánh và bò đốm hoa chớp mắt liên hồi. Đúng lúc đó, cô bé hỏi:
- Liệu giờ chúng ta đi nghỉ được chưa?
- Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Mấy con vật đồng thanh đáp:
- Đ… u… ú… c!
Cô ăn với chúng tôi,
Cô uống với chúng tôi,
Cô nghĩ tới chúng tôi,
Chúc cô ngủ ngon giấc!
Cô đi lên thang gác, giũ gối, trải khăn mới xong xuôi đâu đấy thì ông cụ cũng đi lên, ngả lưng lên một chiếc giường, râu ông cụ dài chấm gót chân. Cô bé lên chiếc giường kia để ngủ.
Cô ngủ được một giấc ngon lành. Đến nửa đêm, bỗng nhà cửa rung chuyển làm cô thức giấc. Cả bốn góc nhà đều rung chuyển, kêu răng rắc, cánh cửa lớn cứ sập vào rồi lại mở ra, đập vàp tường rầm rầm. Xà nhà đung đưa như muốn rời khỏi mộng, gác như muốn sụp xuống. Rồi có tiếng ngói xô vào nhau như cả mái nhà muốn sập. Nhưng rồi tất cả lại yên tĩnh, cô bé thấy mình chẳng việc gì nên cứ nằm yên trên giường, nhắm mắt ngủ tiếp.
Sáng hôm sau, trong ánh nắng chói chang, cô tỉnh dậy, thấy mắt mình như hoa lên. Kỳ lạ chưa? Cô thấy mình đang nằm trong một căn phòng lớn, mọi cảnh vật xung quanh trang hoàng vô cùng lộng lẫy như trong cung vua. Những cụm hoa bằng vàng nhô lên từ bức tường bọc toàn bằng lụa màu lá cây. Giường trạm trổ bằng ngà voi, chăn bọc nhung đỏ. Trên chiếc ghế kê bên giường là một đôi hài thêu điểm trân châu. Trong lúc cô còn đang ngỡ là mình nằm mơ thì có ba người hầu ăn mặc sang trọng bước vào, hỏi cô có sai bảo gì không.
Cô bảo họ:
- Các bác cứ ra đi, tôi dậy ngay bây giờ để nấu xúp cho ông cụ ăn, rồi còn cho chị gà mái tơ, anh gà trống, chị bò đốm hoa ăn nữa.
Cô nghĩ chắc ông cụ đã dậy rồi. Cô ngoảnh sang giường bên xem sao, nhưng nằm ở trên giường không phải là một ông cụ mà lại là một chàng trai nom rất lạ. Trong lúc cô còn đương mải ngắm nhìn người lạ mặt, trẻ đẹp kia thì người ấy bật dậy và nói với cô:
- Tôi chính là một hoàng tử bị một phù thủy độc ác phù phép biến ra thành một ông cụ già tóc bạc sống giữa rừng sâu với ba người hầu, cả ba đều bị mụ phù phép biến thành gà mái, gà trống và bò đốm hoa. Phép yêu ấy chỉ được giải khi nào có một người con gái tốt bụng tới đây, không những biết thương người mà biết thương cả các loài vật nữa. Và người con gái đó chính là nàng. Nửa đêm hôm qua chính nàng đã giải thoát cho chúng tôi, ngôi nhà cổ giữa rừng cũng đã trở lại nguyên hình là cung điện nguy nga ngày xưa.
Khi cả hai đã đứng dậy, hoàng tử bảo ba người hầu đi mời bố mẹ cô đến để làm lễ cưới.
Cô nói:
- Nhưng còn hai chị của thiếp giờ này ở đâu?
- Ta giam hai người đó ở dưới hầm nhà. Ngày mai hai người sẽ được dẫn vào trong rừng. Họ phải làm lụng cho một người đốt than cho tới khi nào họ sửa được lỗi, biết thương yêu các loài vật, không để chúng phải đói bụng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng