Căsuţa din pădure


Ngôi nhà trong rừng


A fost odată un tăietor de lemne tare nevoiaş, şi tăietorul ăsta trăia cu nevasta şi cele trei fetiţe ale lor într-un bordei, la marginea unui codru unde arareori călca picior de om. Şi într-o dimineaţă, înainte de-a pleca la lucru, ca de obicei, tăietorul îi spuse nevestei:
- Când s-o face de amiaz', trimite-mi pe fata cea mare în pădure, cu merinde, că altminteri n-o să pot mântui lucrul. Şi ca nu cumva să se rătăcească, mai adăugă el, o să iau cu mine punga asta de mei şi o să presar boabele pe tot drumul.
De îndată ce văzu soarele strălucind sus pe cer, deasupra pădurii, fata cea mare porni la drum cu o oală plină cu ciorbă. Dar vrăbiile de câmp şi de pădure, ciocârliile, cintezoii, mierlele şi ereţii ciuguliseră de mult boabele de mei. Aşa că fata nu mai putu să dea de urma drumului. O porni atunci la întâmplare şi merse ea aşa, până ce amurgi şi se întunecă de-a binelea. Copacii foşneau în întunericul nopţii, bufniţele scoteau tot soiul de ţipete şi pe fată începu s-o prindă frica. Deodată zări în depărtare o rază de lumină scânteind printre pomi.
"Acolo trebuie că e vreo aşezare de oameni, gândi ea; şi-mi spune inima că nu m-or lăsa pe seama fiarelor şi s-or îndura să-mi dea adăpost peste noapte…" Şi se îndreptă, încrezătoare, spre lumina aceea. Curând se afla în faţa unei căsuţe cu ferestrele luminate. Bătu la uşă şi un glas aspru îi răspunse dinăuntru: "Intră!" Fata păşi în tinda întunecoasă şi bătu la uşa odăiţei. "Dar intră o dată!," strigă acelaşi glas aspru.
Şi când deschise uşa, fata văzu şezând la o masă un bătrân alb ca neaua, împovărat de ani. Moşneagul îşi ţinea obrazul sprijinit în mâini şi barba lui albă se revărsa peste tăblia mesei, până aproape de pământ. Lângă vatră se odihneau trei făpturi: o găinuşă, un cocoşel şi o vacă bălţată. Fata îi povesti bătrânului toate câte i se întâmplaseră şi-l rugă să-i dea adăpost peste noapte. Bătrânul se întoarse atunci către cele trei făpturi şi le zise:
Găinuşa mea bălaie,
Cocoşel cu mândre straie,
Şi tu, vaca mea bălţată,
Răspundeţi fetei pe dată!
"Ducs!," răspunseră ele şi, pesemne, în limba lor, asta înseamnă "Să-i facem pe voie!," căci bătrânul vorbi mai departe:
- La noi o să găseşti câte nu gândeşti şi toate din plin; du-te afară la vatră şi pregăteşte-ne ceva pentru cină!
În bucătărie, fata găsi atâtea, c-ar fi avut cu ce să îndestuleze o omenire întreagă. Se apucă ea de găti o mâncare să-ţi lingi degetele, nu alta, dar la cele trei făpturi nu se gândi defel. Aduse după aceea la masă o strachină plină vârf cu bucate, se aşeză lângă bătrânul cel coliliu şi mâncă până ce-şi potoli foamea. După ce se sătură de-a binelea, îl întrebă pe bătrân:
- Ei, acu' îs obosită; unde găsesc un pat să mă culc?
Cele trei făpturi răspunseră într-un glas:
Cu el ai mâncat,
Cu el ai băut,
Dar gândul la noi nu ţi-a fost.
Cată-ţi dar singură loc de-adăpost!
Atunci bătrânul grăi:
- Urcă treptele astea şi o să dai de-o odaie cu două paturi; scutură-le bine şi aşterne pe el cearşafuri curate, că viu şi eu îndată să mă culc.
Fata urcă treptele şi după ce scutură paturile şi le primeni se întinse într-unul, fără să-l mai aştepte pe bătrân. După puţin veni şi bătrânul cel alb ca neaua. Şi când văzu că fata e cufundată într-un somn adânc, deschise o uşiţă în podea şi-i dădu drumul în pivniţă.
Seara, târziu, tăietorul de lemne se întoarse acasă şi-o luă la rost pe nevastă-sa că l-a lăsat să flămânzească toată ziua.
- Nu-s vinovată cu nimica, răspunse femeia. Fata a plecat cu prânzul, aşa cum ne-am înţeles, dar pesemne că s-o fi rătăcit; mâine o să se înapoieze acasă, n-ai grijă!
A doua zi, tăietorul se sculă înainte de revărsatul zorilor şi când fu să plece îi spuse nevesti-sii să-i trimită mâncarea cu fata cea mijlocie.
- O să iau cu mine o pungă cu linte, o linişti el; boabele de linte sunt mai mari decât cele de mei, aşa că fata o să le poată vedea mai uşor şi n-o să mai rătăcească drumul, ca soru-sa.
Când veni vremea prânzului, fata cea mijlocie porni şi ea cu mâncarea în pădure, dar nu găsi pe drum nici urmă de linte. Ca şi-n ajun, o ciuguliseră păsările codrului, de nu mai rămăsese măcar un bob. Fata rătăci în pădure, până se înnoptă, şi nimeri şi ea la căsuţa bătrânului. Acesta o pofti să intre înăuntru şi, de cum păşi pragul, fata îl rugă pe unchiaş să-i dea ceva de mâncare şi s-o adăpostească peste noapte.
Bătrânul cu barba albă se adresă din nou celor trei făpturi:
Găinuşa mea bălaie,
Cocoşel cu mândre straie,
Şi tu, vaca mea bălţată,
Răspundeţi fetei pe dată!
Cele trei făpturi răspunseră iarăşi "Ducs!" şi toate se petrecură ca şi cu o seară înainte: fata găti nişte bucate să-ţi lingi degetele, nu alta; mâncă şi bău cu bătrânul, după pofta inimii, dar nu se îngriji câtuşi de puţin de animale. Când întrebă unde ar putea să-şi găsească un culcuş pentru noapte, ele îi strigară drept răspuns:
Cu el ai mâncat,
Cu el ai băut,
Dar gândul la noi nu ţi-a fost.
Cată-ţi dar singură loc de-adăpost!
De îndată ce fata adormi, intră şi bătrânul în odaie; o privi cu luare-aminte, clătină din cap şi, deschizând uşiţa cea tainică, o lăsă şi pe ea să cadă în pivniţă.
A treia zi dimineaţa, tăietorul de lemne îi spuse nevesti-sii:
- Astăzi să-mi trimiţi mâncarea cu fata cea mică; ascultătoare şi cuminte cum o ştiu, sunt sigur c-o s-o ţină numai pe drumul drept, nu ca surorile ei, care nu pot să stea o clipă locului, de parc-ar fi nişte zvăpăiaţi de bondari!
Dar nevastă-sa nici nu voi să audă:
- Vrei să-mi pierd şi copilul cel mai drag?
- Fii fără grijă, îi răspunse el; fata n-o să se rătăcească, căci e cuminte şi deşteaptă. Dar vorba ceea: "Paza bună trece primejdia rea," aşa că tot am să iau nişte mazăre, s-o presar pe drum; boabele de mazăre sunt mai mari decât cele de linte şi-i vor arăta calea adevărată.
Dar când mezina ajunse în pădure, nu găsi nici măcar un bob de mazăre, căci porumbeii îşi umpluseră de mult guşile cu ele, aşa că nici ea nu mai ştiu încotro s-o apuce. Rătăcea de colo-colo şi nu-şi găsea o clipă de linişte, gândindu-se că bietul taică-său o să flămânzească din pricina ei şi că maica-sa o să se tânguie amarnic dacă s-o întâmpla ca nici ea să nu se mai întoarcă acasă.
Când se înnopta de-a binelea, numai ce zări şi ea luminiţa scânteind printre pomi şi, luându-se după ea, ajunse la căsuţa din pădure. Se rugă frumos de bătrân să-i dea adăpost peste noapte şi omul cu barba albă se adresă şi de astă dată celor trei făpturi:
Găinuşa mea bălaie,
Cocoşel cu mândre straie,
Şi tu, vaca mea bălţată,
Răspundeţi fetei pe dată!
"Ducs!," răspunseră ele. Atunci fata se apropie de vatra lângă care stăteau animalele şi le dezmierdă drăgăstos; mângâie găinuşa şi cocoşelul, netezindu-le penele lucioase, iar pe vaca cea bălţată o scărpină între coarne.
Şi după ce, ascultând de îndemnul bătrânului, găti o ciorbă straşnică şi aduse castronul pe masă, îşi zise: "Oare se cade ca eu să mă îndestulez cu de toate, iar bietele animale să nu capete nimic? Că doar în casa asta găseşti câte nu gândeşti, şi toate din plin. Nu s-ar cuveni ca mai întâi să mă îngrijesc de animale?" Ieşi afară, după orz, şi-l presără pe dinaintea găinuşei şi a cocoşelului, iar pentru vacă aduse un braţ bun de fân aromat.
- Mâncaţi cu plăcere, dragele mele animale, le îmbie fata, şi dacă vi-e sete, o să vă aduc şi apă proaspătă.
Aduse apoi o găleată plină cu apă şi găinuşa şi cocoşelul se cocoţară îndată pe marginea găleţii; îşi afundară ciocurile în apă şi cât ai clipi îşi ridicară capul drept în sus, aşa cum beau păsările, iar vaca cea bălţată trase şi ea o înghiţitură zdravănă. După ce animalele se săturară, fata se aşeză la masă lângă bătrân şi mâncă ceea ce-i lăsase el. După puţină vreme, găinuşa şi cocoşelul îşi vârâră căpşorul sub aripi şi vaca cea bălţată începu să clipească din ochi, semn că-i era somn. Atunci fetiţa întrebă:
- N-ar fi timpul să mergem la culcare?
Omul cu barba albă se adresă şi de astă dată celor trei făpturi:
Găinuşa mea bălaie,
Cocoşel cu mândre straie,
Şi tu, vaca mea bălţată,
Răspundeţi fetei pe dată!
Şi ele răspunseră "Ducs!." Apoi, către fetiţă:
Cu noi ai mâncat,
Setea ne-ai astâmpărat
Şi te-ai îngrijit cu drag de fiecare,
Somn uşor! E timpul de culcare...
Fata urcă treptele, scutură bine pernele şi abia isprăvi de întins aşternutul proaspăt, că şi veni bătrânul; se lungi în pat şi barba lui cea albă îi ajungea până la călcâie. Fata se urcă în patul celălalt şi adormi pe dată.
Dormi ea liniştită, până pe la miezul nopţii, când se iscă în casă o asemenea hărmălaie, că fata se trezi deodată din somn. Pârâia şi scârţâia prin toate ungherele; uşa se deschidea cu zgomot şi se izbea de perete, grinzile trosneau ca şi cum ar fi fost smulse din încheieturi, iar treptele păreau că sunt gata-gata să se prăbuşească. În cele din urmă se auzi o bubuitură asurzitoare ca şi când s-ar fi năruit întreg acoperişul. După ce zgomotele se potoliră, şi cum nu i se întâmplase nimic, fata continuă să stea liniştită în patul ei şi adormi din nou.
Dar când se trezi a doua zi, soarele răsărise de mult şi ce-i văzură ochii? Se afla într-o sală mare şi-n jurul ei toate se scăldau într-o strălucire nemaivăzută; pereţii erau zugrăviţi cu flori de aur, pe un câmp de mătase verde, iar patul era de fildeş şi plapuma de catifea purpurie. Foarte aproape de ea, pe un scaun, se afla o pereche de pantofi brodaţi cu mărgăritare. Fetei i se păru că totul e un vis, dar trei servitori îmbrăcaţi în straie bogate intrară în iatac şi o întrebară ce le porunceşte.
- Căutaţi-vă de treabă, răspunse fata. Mă scol îndată, să-i gătesc bătrânului o ciorbă şi, după aia, o să-mi satur găinuşa cea frumoasă, cocoşelul cel frumuşel şi frumoasa vacă bălţată.
Fata gândea că bătrânul trebuie să se fi sculat de mult, dar când aruncă o privire spre patul lui moşneagul dispăruse şi-n locul moşneagului în pat se afla un străin. Îl privi mai cu luare-aminte şi-şi dădu seama că e tânăr şi frumos. Tocmai atunci se trezi şi flăcăul şi, ridicându-se în capul oaselor, zise:
- Sunt fecior de împărat şi am fost blestemat de-o vrăjitoare afurisită să trăiesc în pădurea asta, sub chipul unui om bătrân, albit de ani. Nimănui nu i s-a îngăduit să mă însoţească, în afară de cei trei servitori, care au luat unul înfăţişare de găinuşă, altul de cocoşel şi altul de vacă bălţată. Şi-mi era dat să zac sub puterea blestemului până ce s-ar fi ivit o fată cu inimă atât de bună, încât bunătatea ei să se reverse nu numai asupra oamenilor, ci şi asupra animalelor… Ţie ţi-a fost hărăzit aceasta şi-n miez de noapte ne-ai izbăvit de cruntul blestem. Şi casa cea veche din pădure s-a prefăcut iarăşi în palatul meu împărătesc…
După ce se sculară, feciorul de împărat porunci celor trei servitori să se gătească de drum, pentru a da de urma tăietorului de lemne şi a nevestei sale şi să-i poftească la nuntă.
- Dar unde sunt cele două surori ale mele? întrebă fata.
- Le-am încuiat în pivniţă şi mâine dimineaţă vor fi duse în adâncul pădurii, la un cărbunar, ca să-l slujească până ce s-or face mai bune şi nu vor mai lăsa să flămânzească bietele animale.
Có một bác tiều phu nghèo sống với vợ và ba cô con gái trong một túp lều nhỏ ở ven một khu rừng hẻo lánh. Một buổi sớm, lúc sắp đi làm, bác dặn vợ:
- Hôm nay mình sai đứa con cả mang cơm trưa vào rừng cho tôi nhé, về giữa buổi sợ làm không xong việc.
Bác còn nói thêm:
- Để con khỏi lạc đường, tôi đem theo một túi kê, rải dọc lối đi.
Khi mặt trời lên tới đỉnh đầu thì cô con gái lớn mang một nồi xúp lên đường. Nhưng sẻ đồng, sẻ rừng, chim sơn ca và hoa mai, sáo sậu và phù dung đã mổ nhặt ăn hết kê từ lâu rồi, vì thế cô bé không tìm thấy dấu đường nào cả.
Cô cứ đi liều, đi mãi cho tới khi mặt trời đã lặn, bóng đêm trùm xuống. Trong bóng đêm mờ tối ấy cô nghe thấy tiếng cây rì rào, tiếng cú kêu, cô bắt đầu sợ. Chợt cô nhìn thấy phía xa có ánh đèn lấp ló sau hàng cây. Cô nghĩ bụng chắc là ở đó có người, họ có thể cho mình ngủ nhờ qua đêm nay. Rồi cô nhắm hướng có ánh đèn mà đi. Chỉ một lát sau, cô đã tới một ngôi nhà, cửa sổ chiếu hắt ánh đèn ra. Cô gõ cửa. Một giọng khàn khàn từ trong nhà nói vọng ra:
- Cứ vào!
Cô bước lên nền nhà tối mò và gõ cửa buồng thì lại có tiếng người nói:
- Cứ vào đi!
Cô mở cửa. Ngồi bên bàn là một ông già tóc đã hoa râm, đầu gục trên hai bàn tay, chòm râu bạc phơ dài chấm gần đến đất. Nằm bên lò sưởi là ba con vật: một con gà mái, một con gà trống, và một con bò lông đốm sặc sỡ. Cô bé kể cho ông nghe chuyện mình, xin ông cho ngủ qua đêm. Ông hỏi mấy con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Mấy con vật đồng thanh trả lời:
- Đ… u… ú… c!
Như thế có nghĩa là: "Chúng tôi bằng lòng."
Rồi ông cụ nói tiếp:
- Ở đây thứ gì cũng sẵn và nhiều, con hãy xuống bếp nấu bữa ăn tối cho chúng ta đi!
Cô bé xuống bếp, thấy quả thật là thức gì cũng thừa thãi, cô nấu một bữa ăn thật ngon, song cô không nghĩ tới việc nấu cho mấy con vật. Cô mang lên một thẫu đầy, đặt lên bàn, ngồi vào cùng ăn với ông cụ cho nguôi cơn đói. Khi đã ăn xong, cô hỏi:
- Giờ con đã mệt, xin cụ chỉ giùm giường ở đây, Con chỉ muốn đặt mình xuống là ngủ ngay.
Mấy con vật đồng thanh đáp:
Cô đã ăn với cụ ấy,
Cô đã uống với cụ ấy,
Chúng tôi, cô chẳng đoái hoài.
Giờ cô còn hỏi, nơi nào ngả lưng?
Ônh cụ bảo:
- Con cứ đi lên thang gác, con sẽ thấy một cái phòng có hai giường, nhớ giũ giường và trải giường bằng khăn trắng, rồi ta sẽ lên ngay, ta cũng muốn ngả lưng đi ngủ rồi.
Cô bé trèo lên, vừa mới giũ giường trải khăn xong là cô lăn ngay ra ngủ, không hề nhớ tới việc đợi ông vụ già.
Một lát sau, ông cụ tóc hoa râm lên, soi đèn thấy cô đã ngủ say rồi, ông cụ lắc đầu, mở một cái cửa hầm cho cô bé rơi xuống đó.
Mãi tới khuya, bác tiều phu mới về tới nhà. Bác trách bác gái đã để bác phải nhịn đói cả ngày.
Bác gái phân trần:
- Tôi đâu có lỗi? Con bé lớn nó đem bữa trưa cho mình. Chắc hẳn nó lạc trong rừng, mai nó sẽ về.
Trời vừa hừng sáng, bác tiều phu đã dậy để đi rừng, lần này bác bắt cô con gái thứ hai phải mang cơm trưa cho mình. Bác nói:
- Tôi đem theo một túi đậu. Hạt đậu to hơn hạt kê nên con gái dễ nhận ra hơn, nó không thể lạc đường được.
Đúng giữa trưa thì cô gái thứ hai mang đồ ăn cho cha. Nhưng cũng như ngày hôm trước, đậu đã bị chim rừng nhặt sạch không còn sót lấy một hạt. Cô bé lạc, đi loanh quanh trong rừng. Tới khi trời xẩm tối thì cô cũng tới căn nhà của ông cụ. Cô cùng vào xin ăn và xin trọ. Ông già có chòm râu bạc phơ quay lại hỏi ba con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Lần này cũng vậy, ba con vật đồng thanh đáp:
- Đ… u… ú… c!
Mọi việc xảy ra y hệt đêm hôm trước. Cô bé nấu một bữa cơm rất ngon, cùng ngồi ăn uống với ông cụ và cũng chẳng đoái hoài gì đến mấy con vật. Đến lúc cô hỏi chỗ ngủ, ba con vật đồng thanh đáp:
Cô đã ăn với cụ ấy,
Cô đã uống với cụ ấy,
Chúng tôi, cô chẳng đoái hoài.
Giờ cô còn hỏi, nơi nào ngả lưng?
Khi cô ngủ say, ông cụ lên, nhìn cô lắc đầu. Rồi ông cũng cho cô tụt xuống hầm.
Sáng ngày thứ ba, bác tiều phu dặn vợ:
- Bữa nay mình để con bé út mang đồ ăn cho tôi nhé. Con bé vốn tính hiền lành, nết na, đi đến nơi về đến chốn chứ không như các chị nó. Hai đứa ấy chẳng khác gì mấy con ong rừng, suốt ngày chỉ nhởn nhơ chạy quanh.
Người vợ không muốn vậy nên nói:
- Lại muốn tôi mất nốt đứa con gái tôi cưng nhất hay sao?
Chồng đáp:
- Khỏi phải lo! Con bé ấy thông minh và rất khôn, nó không lạc đâu. Hôm nay tôi đem theo đậu Hòa Lan để rắc dọc đường. Hạt đậu Hòa Lan to hơn nên con nó dễ nhận ra đường đi hơn.
Nhưng đến lúc cô bé xách làn ra đi thì lũ chim gáy đã nhặt hết đậu. Cô chẳng còn biết đường đi lối lại ra sao nữa. Cô lo lắm, lúc nào cũng nghĩ sợ cha bị bỏ đói, lo mẹ buồn phiền một khi cô không về.
Rồi tới khi trời tối, cô chợt thấy có ánh đèn. Cô đi theo hướng ấy thì tới ngôi nhà trong rừng. Cô nói rất lễ phép rằng cô muốn xin ngủ trọ qua đêm. Ông cụ già có chòm râu bạc phơ lại hỏi mấy con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
- Đ… u… ú… c!
Chúng đồng thanh trả lời. Lúc ấy, cô bé bước tới bên lò sưởi, chỗ mấy con vật đang nằm, lấy tay vuốt nhẹ bộ lông óng mượt của gà mái và gà trống, rồi lại xoa đầu bò đốm hoa. Theo lời ông cụ dặn, cô đi nấu một bữa ăn ngon lành. Nấu xong, cô bưng thức ăn, bày lên bàn, rồi cô tự hỏi:
- Mình ăn cho no chán, để mấy con vật hiền lành tốt bụng rỗng có đành lòng không? Ở bếp thức ăn bày la liệt, mình phải cho chúng ăn nó cái đã.
Cô đi lấy lúa mạch vung cho gà mái, gà trống ăn, lấy cho bò một ôm rơm còn thơm mùi lúa. Cô thì thầm với mấy con vật:
- Mấy bạn thân mến của tôi. Chúc các bạn ăn ngon. Nếu khát, tôi sẽ kiếm nước mát để các bạn uống.
Rồi cô xách một thùng nước đầy mang vào cho chúng uống. Gà trống, gà mái nhảy ngay lên mép thùng, nhúng mỏ xuống nước rồi lại vươn cổ lên nom y hệt như chim uống nước, còn bò đốm hoa làm luôn một hơi dài thoải mái. Cho mấy con vật ăn uống xong xuôi, cô bé mới lại ngồi vào bàn ăn, ăn những thức ăn ông cụ để dành phần cô. Một lát sau, gà trống, gà mái bắt đầu rúc đầu dưới cánh và bò đốm hoa chớp mắt liên hồi. Đúng lúc đó, cô bé hỏi:
- Liệu giờ chúng ta đi nghỉ được chưa?
- Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Mấy con vật đồng thanh đáp:
- Đ… u… ú… c!
Cô ăn với chúng tôi,
Cô uống với chúng tôi,
Cô nghĩ tới chúng tôi,
Chúc cô ngủ ngon giấc!
Cô đi lên thang gác, giũ gối, trải khăn mới xong xuôi đâu đấy thì ông cụ cũng đi lên, ngả lưng lên một chiếc giường, râu ông cụ dài chấm gót chân. Cô bé lên chiếc giường kia để ngủ.
Cô ngủ được một giấc ngon lành. Đến nửa đêm, bỗng nhà cửa rung chuyển làm cô thức giấc. Cả bốn góc nhà đều rung chuyển, kêu răng rắc, cánh cửa lớn cứ sập vào rồi lại mở ra, đập vàp tường rầm rầm. Xà nhà đung đưa như muốn rời khỏi mộng, gác như muốn sụp xuống. Rồi có tiếng ngói xô vào nhau như cả mái nhà muốn sập. Nhưng rồi tất cả lại yên tĩnh, cô bé thấy mình chẳng việc gì nên cứ nằm yên trên giường, nhắm mắt ngủ tiếp.
Sáng hôm sau, trong ánh nắng chói chang, cô tỉnh dậy, thấy mắt mình như hoa lên. Kỳ lạ chưa? Cô thấy mình đang nằm trong một căn phòng lớn, mọi cảnh vật xung quanh trang hoàng vô cùng lộng lẫy như trong cung vua. Những cụm hoa bằng vàng nhô lên từ bức tường bọc toàn bằng lụa màu lá cây. Giường trạm trổ bằng ngà voi, chăn bọc nhung đỏ. Trên chiếc ghế kê bên giường là một đôi hài thêu điểm trân châu. Trong lúc cô còn đang ngỡ là mình nằm mơ thì có ba người hầu ăn mặc sang trọng bước vào, hỏi cô có sai bảo gì không.
Cô bảo họ:
- Các bác cứ ra đi, tôi dậy ngay bây giờ để nấu xúp cho ông cụ ăn, rồi còn cho chị gà mái tơ, anh gà trống, chị bò đốm hoa ăn nữa.
Cô nghĩ chắc ông cụ đã dậy rồi. Cô ngoảnh sang giường bên xem sao, nhưng nằm ở trên giường không phải là một ông cụ mà lại là một chàng trai nom rất lạ. Trong lúc cô còn đương mải ngắm nhìn người lạ mặt, trẻ đẹp kia thì người ấy bật dậy và nói với cô:
- Tôi chính là một hoàng tử bị một phù thủy độc ác phù phép biến ra thành một ông cụ già tóc bạc sống giữa rừng sâu với ba người hầu, cả ba đều bị mụ phù phép biến thành gà mái, gà trống và bò đốm hoa. Phép yêu ấy chỉ được giải khi nào có một người con gái tốt bụng tới đây, không những biết thương người mà biết thương cả các loài vật nữa. Và người con gái đó chính là nàng. Nửa đêm hôm qua chính nàng đã giải thoát cho chúng tôi, ngôi nhà cổ giữa rừng cũng đã trở lại nguyên hình là cung điện nguy nga ngày xưa.
Khi cả hai đã đứng dậy, hoàng tử bảo ba người hầu đi mời bố mẹ cô đến để làm lễ cưới.
Cô nói:
- Nhưng còn hai chị của thiếp giờ này ở đâu?
- Ta giam hai người đó ở dưới hầm nhà. Ngày mai hai người sẽ được dẫn vào trong rừng. Họ phải làm lụng cho một người đốt than cho tới khi nào họ sửa được lỗi, biết thương yêu các loài vật, không để chúng phải đói bụng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng