Ngôi nhà trong rừng


La casa nel bosco


Có một bác tiều phu nghèo sống với vợ và ba cô con gái trong một túp lều nhỏ ở ven một khu rừng hẻo lánh. Một buổi sớm, lúc sắp đi làm, bác dặn vợ:
- Hôm nay mình sai đứa con cả mang cơm trưa vào rừng cho tôi nhé, về giữa buổi sợ làm không xong việc.
Bác còn nói thêm:
- Để con khỏi lạc đường, tôi đem theo một túi kê, rải dọc lối đi.
Khi mặt trời lên tới đỉnh đầu thì cô con gái lớn mang một nồi xúp lên đường. Nhưng sẻ đồng, sẻ rừng, chim sơn ca và hoa mai, sáo sậu và phù dung đã mổ nhặt ăn hết kê từ lâu rồi, vì thế cô bé không tìm thấy dấu đường nào cả.
Cô cứ đi liều, đi mãi cho tới khi mặt trời đã lặn, bóng đêm trùm xuống. Trong bóng đêm mờ tối ấy cô nghe thấy tiếng cây rì rào, tiếng cú kêu, cô bắt đầu sợ. Chợt cô nhìn thấy phía xa có ánh đèn lấp ló sau hàng cây. Cô nghĩ bụng chắc là ở đó có người, họ có thể cho mình ngủ nhờ qua đêm nay. Rồi cô nhắm hướng có ánh đèn mà đi. Chỉ một lát sau, cô đã tới một ngôi nhà, cửa sổ chiếu hắt ánh đèn ra. Cô gõ cửa. Một giọng khàn khàn từ trong nhà nói vọng ra:
- Cứ vào!
Cô bước lên nền nhà tối mò và gõ cửa buồng thì lại có tiếng người nói:
- Cứ vào đi!
Cô mở cửa. Ngồi bên bàn là một ông già tóc đã hoa râm, đầu gục trên hai bàn tay, chòm râu bạc phơ dài chấm gần đến đất. Nằm bên lò sưởi là ba con vật: một con gà mái, một con gà trống, và một con bò lông đốm sặc sỡ. Cô bé kể cho ông nghe chuyện mình, xin ông cho ngủ qua đêm. Ông hỏi mấy con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Mấy con vật đồng thanh trả lời:
- Đ… u… ú… c!
Như thế có nghĩa là: "Chúng tôi bằng lòng."
Rồi ông cụ nói tiếp:
- Ở đây thứ gì cũng sẵn và nhiều, con hãy xuống bếp nấu bữa ăn tối cho chúng ta đi!
Cô bé xuống bếp, thấy quả thật là thức gì cũng thừa thãi, cô nấu một bữa ăn thật ngon, song cô không nghĩ tới việc nấu cho mấy con vật. Cô mang lên một thẫu đầy, đặt lên bàn, ngồi vào cùng ăn với ông cụ cho nguôi cơn đói. Khi đã ăn xong, cô hỏi:
- Giờ con đã mệt, xin cụ chỉ giùm giường ở đây, Con chỉ muốn đặt mình xuống là ngủ ngay.
Mấy con vật đồng thanh đáp:
Cô đã ăn với cụ ấy,
Cô đã uống với cụ ấy,
Chúng tôi, cô chẳng đoái hoài.
Giờ cô còn hỏi, nơi nào ngả lưng?
Ônh cụ bảo:
- Con cứ đi lên thang gác, con sẽ thấy một cái phòng có hai giường, nhớ giũ giường và trải giường bằng khăn trắng, rồi ta sẽ lên ngay, ta cũng muốn ngả lưng đi ngủ rồi.
Cô bé trèo lên, vừa mới giũ giường trải khăn xong là cô lăn ngay ra ngủ, không hề nhớ tới việc đợi ông vụ già.
Một lát sau, ông cụ tóc hoa râm lên, soi đèn thấy cô đã ngủ say rồi, ông cụ lắc đầu, mở một cái cửa hầm cho cô bé rơi xuống đó.
Mãi tới khuya, bác tiều phu mới về tới nhà. Bác trách bác gái đã để bác phải nhịn đói cả ngày.
Bác gái phân trần:
- Tôi đâu có lỗi? Con bé lớn nó đem bữa trưa cho mình. Chắc hẳn nó lạc trong rừng, mai nó sẽ về.
Trời vừa hừng sáng, bác tiều phu đã dậy để đi rừng, lần này bác bắt cô con gái thứ hai phải mang cơm trưa cho mình. Bác nói:
- Tôi đem theo một túi đậu. Hạt đậu to hơn hạt kê nên con gái dễ nhận ra hơn, nó không thể lạc đường được.
Đúng giữa trưa thì cô gái thứ hai mang đồ ăn cho cha. Nhưng cũng như ngày hôm trước, đậu đã bị chim rừng nhặt sạch không còn sót lấy một hạt. Cô bé lạc, đi loanh quanh trong rừng. Tới khi trời xẩm tối thì cô cũng tới căn nhà của ông cụ. Cô cùng vào xin ăn và xin trọ. Ông già có chòm râu bạc phơ quay lại hỏi ba con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Lần này cũng vậy, ba con vật đồng thanh đáp:
- Đ… u… ú… c!
Mọi việc xảy ra y hệt đêm hôm trước. Cô bé nấu một bữa cơm rất ngon, cùng ngồi ăn uống với ông cụ và cũng chẳng đoái hoài gì đến mấy con vật. Đến lúc cô hỏi chỗ ngủ, ba con vật đồng thanh đáp:
Cô đã ăn với cụ ấy,
Cô đã uống với cụ ấy,
Chúng tôi, cô chẳng đoái hoài.
Giờ cô còn hỏi, nơi nào ngả lưng?
Khi cô ngủ say, ông cụ lên, nhìn cô lắc đầu. Rồi ông cũng cho cô tụt xuống hầm.
Sáng ngày thứ ba, bác tiều phu dặn vợ:
- Bữa nay mình để con bé út mang đồ ăn cho tôi nhé. Con bé vốn tính hiền lành, nết na, đi đến nơi về đến chốn chứ không như các chị nó. Hai đứa ấy chẳng khác gì mấy con ong rừng, suốt ngày chỉ nhởn nhơ chạy quanh.
Người vợ không muốn vậy nên nói:
- Lại muốn tôi mất nốt đứa con gái tôi cưng nhất hay sao?
Chồng đáp:
- Khỏi phải lo! Con bé ấy thông minh và rất khôn, nó không lạc đâu. Hôm nay tôi đem theo đậu Hòa Lan để rắc dọc đường. Hạt đậu Hòa Lan to hơn nên con nó dễ nhận ra đường đi hơn.
Nhưng đến lúc cô bé xách làn ra đi thì lũ chim gáy đã nhặt hết đậu. Cô chẳng còn biết đường đi lối lại ra sao nữa. Cô lo lắm, lúc nào cũng nghĩ sợ cha bị bỏ đói, lo mẹ buồn phiền một khi cô không về.
Rồi tới khi trời tối, cô chợt thấy có ánh đèn. Cô đi theo hướng ấy thì tới ngôi nhà trong rừng. Cô nói rất lễ phép rằng cô muốn xin ngủ trọ qua đêm. Ông cụ già có chòm râu bạc phơ lại hỏi mấy con vật:
Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
- Đ… u… ú… c!
Chúng đồng thanh trả lời. Lúc ấy, cô bé bước tới bên lò sưởi, chỗ mấy con vật đang nằm, lấy tay vuốt nhẹ bộ lông óng mượt của gà mái và gà trống, rồi lại xoa đầu bò đốm hoa. Theo lời ông cụ dặn, cô đi nấu một bữa ăn ngon lành. Nấu xong, cô bưng thức ăn, bày lên bàn, rồi cô tự hỏi:
- Mình ăn cho no chán, để mấy con vật hiền lành tốt bụng rỗng có đành lòng không? Ở bếp thức ăn bày la liệt, mình phải cho chúng ăn nó cái đã.
Cô đi lấy lúa mạch vung cho gà mái, gà trống ăn, lấy cho bò một ôm rơm còn thơm mùi lúa. Cô thì thầm với mấy con vật:
- Mấy bạn thân mến của tôi. Chúc các bạn ăn ngon. Nếu khát, tôi sẽ kiếm nước mát để các bạn uống.
Rồi cô xách một thùng nước đầy mang vào cho chúng uống. Gà trống, gà mái nhảy ngay lên mép thùng, nhúng mỏ xuống nước rồi lại vươn cổ lên nom y hệt như chim uống nước, còn bò đốm hoa làm luôn một hơi dài thoải mái. Cho mấy con vật ăn uống xong xuôi, cô bé mới lại ngồi vào bàn ăn, ăn những thức ăn ông cụ để dành phần cô. Một lát sau, gà trống, gà mái bắt đầu rúc đầu dưới cánh và bò đốm hoa chớp mắt liên hồi. Đúng lúc đó, cô bé hỏi:
- Liệu giờ chúng ta đi nghỉ được chưa?
- Này chị mái tơ,
Này anh gà trống
Chị bò đốm hoa
Cả ba suy tính thế nào?
Mấy con vật đồng thanh đáp:
- Đ… u… ú… c!
Cô ăn với chúng tôi,
Cô uống với chúng tôi,
Cô nghĩ tới chúng tôi,
Chúc cô ngủ ngon giấc!
Cô đi lên thang gác, giũ gối, trải khăn mới xong xuôi đâu đấy thì ông cụ cũng đi lên, ngả lưng lên một chiếc giường, râu ông cụ dài chấm gót chân. Cô bé lên chiếc giường kia để ngủ.
Cô ngủ được một giấc ngon lành. Đến nửa đêm, bỗng nhà cửa rung chuyển làm cô thức giấc. Cả bốn góc nhà đều rung chuyển, kêu răng rắc, cánh cửa lớn cứ sập vào rồi lại mở ra, đập vàp tường rầm rầm. Xà nhà đung đưa như muốn rời khỏi mộng, gác như muốn sụp xuống. Rồi có tiếng ngói xô vào nhau như cả mái nhà muốn sập. Nhưng rồi tất cả lại yên tĩnh, cô bé thấy mình chẳng việc gì nên cứ nằm yên trên giường, nhắm mắt ngủ tiếp.
Sáng hôm sau, trong ánh nắng chói chang, cô tỉnh dậy, thấy mắt mình như hoa lên. Kỳ lạ chưa? Cô thấy mình đang nằm trong một căn phòng lớn, mọi cảnh vật xung quanh trang hoàng vô cùng lộng lẫy như trong cung vua. Những cụm hoa bằng vàng nhô lên từ bức tường bọc toàn bằng lụa màu lá cây. Giường trạm trổ bằng ngà voi, chăn bọc nhung đỏ. Trên chiếc ghế kê bên giường là một đôi hài thêu điểm trân châu. Trong lúc cô còn đang ngỡ là mình nằm mơ thì có ba người hầu ăn mặc sang trọng bước vào, hỏi cô có sai bảo gì không.
Cô bảo họ:
- Các bác cứ ra đi, tôi dậy ngay bây giờ để nấu xúp cho ông cụ ăn, rồi còn cho chị gà mái tơ, anh gà trống, chị bò đốm hoa ăn nữa.
Cô nghĩ chắc ông cụ đã dậy rồi. Cô ngoảnh sang giường bên xem sao, nhưng nằm ở trên giường không phải là một ông cụ mà lại là một chàng trai nom rất lạ. Trong lúc cô còn đương mải ngắm nhìn người lạ mặt, trẻ đẹp kia thì người ấy bật dậy và nói với cô:
- Tôi chính là một hoàng tử bị một phù thủy độc ác phù phép biến ra thành một ông cụ già tóc bạc sống giữa rừng sâu với ba người hầu, cả ba đều bị mụ phù phép biến thành gà mái, gà trống và bò đốm hoa. Phép yêu ấy chỉ được giải khi nào có một người con gái tốt bụng tới đây, không những biết thương người mà biết thương cả các loài vật nữa. Và người con gái đó chính là nàng. Nửa đêm hôm qua chính nàng đã giải thoát cho chúng tôi, ngôi nhà cổ giữa rừng cũng đã trở lại nguyên hình là cung điện nguy nga ngày xưa.
Khi cả hai đã đứng dậy, hoàng tử bảo ba người hầu đi mời bố mẹ cô đến để làm lễ cưới.
Cô nói:
- Nhưng còn hai chị của thiếp giờ này ở đâu?
- Ta giam hai người đó ở dưới hầm nhà. Ngày mai hai người sẽ được dẫn vào trong rừng. Họ phải làm lụng cho một người đốt than cho tới khi nào họ sửa được lỗi, biết thương yêu các loài vật, không để chúng phải đói bụng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Un povero taglialegna viveva con la moglie e tre figlie in una piccola capanna ai margini di un bosco solitario. Una mattina, mentre stava per andare al suo lavoro, disse a sua moglie: "Che il mio cena essere portato nella foresta a me da mia figlia maggiore, o sarò mai ottenere il mio lavoro fatto, e in modo che non possa perdere la sua strada ," ha aggiunto," Io prenderò un sacchetto di miglio con me e spargere i semi sulla strada. "Quando, dunque, il sole era appena sopra il centro della foresta, la ragazza di cui per la sua strada con un piatto di minestra, ma il campo-passeri e legno-passeri, allodole e fringuelli, merli e lucherini aveva raccolto l'MILLET molto prima, e la ragazza non riusciva a trovare la pista. Poi confidando al caso, andò su e su, fino a quando il sole tramontò e la notte ha cominciato a cadere. Gli alberi frusciavano nel buio, i gufi stridevano, e lei cominciò ad avere paura. Poi, in lontananza, ha percepito una luce che brillava tra gli alberi. "Ci dovrebbe essere alcune persone che vivono lì, che mi può prendere per la notte," pensò, e andò verso la luce. Non passò molto tempo prima che lei è venuto a una casa le cui finestre erano tutti illuminato. Bussò, e una voce ruvida da dentro gridò: "Vieni dentro." La ragazza fece un passo verso l'entrata buia, e bussò alla porta della stanza. "Basta entrare," gridò la voce, e quando aprì la porta, un vecchio dai capelli grigi era seduto al tavolo, sostenendo il viso con entrambe le mani, e la sua barba bianca cadde sul tavolo quasi fino alla terra. Con la stufa laici tre animali, una gallina, un gallo, e una mucca pezzata. La ragazza ha raccontato la sua storia al vecchio, e pregò per un riparo per la notte. L'uomo ha detto,
e tu, mia gallinella,
e tu mio galletto,
pezzata vaccherella,
che dite voi di questo?
"Tuc!" rispose gli animali, e che deve aver significato, "Siamo disposti," per il vecchio detto, "Qui avrete riparo e cibo, andare al fuoco, e ci cucinare la nostra cena." La ragazza trovata in abbondanza cucina di tutto, e cucinato una buona cena, ma non aveva il pensiero degli animali. Portava i piatti pieni a tavola, si sedette da uomo dai capelli grigi, mangiò e soddisfatto la sua fame. Quando lei aveva avuto abbastanza, ha detto, "ma ora sono stanco, dove c'è un letto in cui posso sdraiarmi e dormire?" Gli animali hanno risposto,
Con lui solo hai mangiato,
con lui solo hai bevuto,
a noi non hai pensato:
ci dirai come la notte hai passato.
Allora disse il vecchio, "Basta andare al piano di sopra, e tu troverai una stanza con due letti, scuoterli, e mettere lino bianco su di loro, e poi anch'io, verrà e sdraiarsi a dormire." La ragazza si avvicinò, e quando lei aveva scosso i letti e mettere lenzuola pulite, lei si sdraiò in una di esse, senza attendere oltre per il vecchio. Dopo qualche tempo, però, l'uomo dai capelli grigi è venuto, ha preso la sua candela, guardò la ragazza e scosse la testa. Quando vide che era caduta in un sonno profondo, aprì una botola, e la lasciò giù in cantina.
A tarda notte il taglialegna tornò a casa, e la rimproverò la moglie per lui lasciando alla fame per tutto il giorno. "Non è colpa mia," rispose, "la ragazza uscì con la vostra cena, e doveva essersi perso, ma lei è sicuro di tornare domani." Il taglialegna, tuttavia, è nata prima dell'alba per andare nel bosco, e ha chiesto che la seconda figlia di lui la sua cena quel giorno dovrebbe prendere. "Io prenderò un sacchetto con lenticchie," lo ha detto; "i semi sono più grandi di miglio, la ragazza si vede meglio, e non può perdere la sua strada." A cena-tempo, quindi, la ragazza tirò fuori il cibo, ma le lenticchie era scomparso. Gli uccelli della foresta li avevano raccolto come avevano fatto il giorno prima, e avevano lasciato nessuno. La ragazza aggirava nella foresta fino a notte, e poi anche lei ha raggiunto la casa del vecchio, è stato detto di andare in, e pregò per il cibo e un letto. L'uomo con la barba bianca di nuovo chiesto gli animali:
e tu, mia gallinella,
e tu mio galletto,
pezzata vaccherella,
che dite voi di questo?
Gli animali risposero di nuovo: "Tuc" e andò tutto come il giorno prima. La fanciulla preparò una buona cena, mangiò e bevve col vecchio e non si curò delle bestie. E quando chiese dov'era il suo letto, quelle risposero:
Con lui solo hai mangiato,
con lui solo hai bevuto,
a noi non hai pensato:
ci dirai come la notte hai passato.
Quando fu addormentata, arrivò il vecchio, l'osservò scuotendo la testa e la lasciò cadere in cantina. Il terzo giorno il taglialegna disse a sua moglie: "Oggi a portarmi il pranzo manda la più piccola; è sempre stata buona e obbediente, terrà la strada giusta e non andrà a zonzo come quelle sventate delle sue sorelle." La madre non voleva e disse: "Devo perdere anche la mia prediletta?." - "Non temere!," rispose il marito, "La ragazza non perde la strada, è troppo saggia e giudiziosa; per di più, prenderò dei ceci e li spargerò qua e là: sono ancor più grossi delle lenticchie e le mostreranno il sentiero." Ma quando la fanciulla uscì col suo paniere appeso al braccio, le tortore selvatiche avevano i ceci nel gozzo, ed ella non sapeva da che parte andare. Era molto inquieta e continuava a pensare al suo babbo che, poveretto, doveva ormai aver fame; e alla disperazione della sua buona mamma, se lei non fosse tornata. Alla fine, quando si fece buio, vide il lumicino e arrivò alla casa del bosco. Pregò gentilmente che volessero darle ricovero per quella notte, e l'uomo dalla barba bianca tornò a chiedere alle sue bestie:
e tu, mia gallinella,
e tu mio galletto,
pezzata vaccherella,
che dite voi di questo?
"Tuc!," dissero quelle. Allora la fanciulla si avvicinò alla stufa dov'erano le bestie, accarezzò il galletto e la gallinella passando con la mano su quelle piume liscie, e solleticò fra le corna la vacca pezzata. Poi, per ordine del vecchio, preparò una buona minestra, e, quando la terrina fu in tavola, disse: "Io mi caverò la fame e queste buone bestie non avranno nulla? Fuori c'è tanta roba: prima penserò a loro." Uscì, andò a prender dell'orzo e lo sparse davanti a galletto e alla gallinella, e alla vacca portò una bracciata di fieno odoroso. "Buon appetito, care bestie," disse, "e, se avete sete, eccovi anche l'acqua fresca." Portò dentro un secchio pieno d'acqua e il galletto e la gallinella saltarono sull'orlo, tuffarono il becco, e poi tennero su la testa, come fanno gli uccelli per bere; e anche la vacca pezzata bevve un bel sorso. Quando le bestie furono sazie, la fanciulla sedette a tavola accanto al vecchio, e mangiò quel che era avanzato. Non andò molto che il galletto e la gallinella presero a nasconder la testina sotto l'ala, e la vacca pezzata sbatteva le palpebre. Allora disse la fanciulla: "Non andiamo a riposare?."
e tu, mia gallinella,
e tu mio galletto,
pezzata vaccherella,
che dite voi di questo?
Le bestie risposero: "Tuc!."
Con noi tutti hai mangiato,
con noi tutti hai bevuto,
a noi tutti hai provveduto,
buon riposo hai meritato.
La fanciulla andò di sopra, sprimacciò i piumini e mise lenzuola di bucato; e quand'ebbe finito, arrivò il vecchio e si coricò, e la sua barba bianca gli arrivava ai piedi. La fanciulla si coricò nell'altro letto, disse le sue preghiere e s'addormentò.
Dormì tranquillamente fino a mezzanotte, quando in casa cominciò un rumore che la risvegliò. Si sentiva scricciolare e strepitare in tutti gli angoli, la porta si spalancò e sbattè contro il muro, le travi traballarono come se fossero lì lì per sfasciarsi, pareva che la scala precipitasse, e alla fine ci fu uno schianto come se crollasse il tetto. Poi tornò la quiete, e siccome niente le era successo, la fanciulla restò tranquillamente a letto e si riaddormentò. Ma al mattino, quando la chiara luce del sole la risvegliò cosa videro i suoi occhi? Ella giaceva in una gran sala e intorno a lei tutto sfolgorava con fasto regale: alle pareti crescevano fiori d'oro su un fondo di seta verde, il letto era d'avorio e la coperta di velluto rosso, e su una sedia lì vicino c'erano un paio di pantofole trapunte di perle. La fanciulla credeva di sognare, ma entrarono tre servitori sfarzosamente vestiti e le chiesero quali fossero i suoi ordini. "Andate pure!," rispose la fanciulla, "mi alzero subito, preparerò una minestra per il vecchio, e poi darò anche da mangiare al galletto, alla gallinella e alla vacca pezzata." Pensava che il vecchio si fosse già alzato e guardò verso il suo letto; ma al suo posto c'era uno sconosciuto. E mentre la fanciulla lo guardava, e vedeva che era giovane e bello, egli si svegliò, si rizzò a sedere e disse: "Sono un principe, e una cattiva strega mi ha trasformato in un vecchio canuto, costretto a vivere nel bosco; nessuno poteva star con me, tranne i miei tre servi, tramutati in gallinella, galletto e vacca pezzata. E l'incanto non sarebbe cessato, finché non fosse venuta una fanciulla così buona da mostrarsi amorevole non soltanto con gli uomini, ma anche con le bestie. E tu sei quella: a mezzanotte, grazie a te, siamo stati liberati e la vecchia casa del bosco, si è di nuovo trasformata nel mio palazzo reale." E quando si furono alzati, il principe disse ai tre servi d'andar a prendere con la carrozza i genitori della fanciulla, che dovevano assistere alla festa nuziale. "Ma dove sono le mie due sorelle?," domandò la fanciulla. "Le ho chiuse in cantina. Domani saranno condotte nel bosco, e faranno le serve da un carbonaio, finché non diventeranno più buone e non prometteranno di non fare più patir la fame alle povere bestie."