Любовь и горе поровну


Chia vui sẻ buồn


Жил-был когда-то на свете портной, был он человек сварливый; а жена была у него добрая, работящая и скромная, но никак не могла она ему угодить. Что бы она ни делала, он был всем всегда недоволен, ворчал, бранился, трепал ее за волосы и бил. Доведалось о том начальство, вызвали его в суд и посадили в тюрьму, чтоб он исправился. Просидел он там некоторое время на хлебе и воде, а потом его выпустили; но взяли с него слово, что он больше бить свою жену не станет, будет жить с ней в мире и согласии и делить с нею любовь и горе, как подобает мужу и жене. Некоторое время все шло хорошо, а потом он опять принялся за прежнее, стал сварлив и начал браниться снова. А так как ему бить жену было недозволено, то порешил он хватать ее за косы и вырывать у ней волосы. Жена от него убегала, выскакивала во двор, а он бросался за ней с аршином и ножницами или с тем, что ему под руку попадалось. Если он, бывало, ее поймает, то начнет смеяться, а если ему догнать ее не удавалось, он приходил в ярость, гремел и кричал. И так продолжалось до тех пор, пока не прибегали к ней на помощь соседи. Опять начальство призвало портного и напомнило ему про его обещание.
- Милостивые господа судьи, - ответил он, - я свою клятву сдержал, я ее не бил, а делил с нею любовь и горе.
- Как же это так? - спросили судьи. - Ведь она опять на вас жалуется.
- Да я ее вовсе не бил, я только хотел причесать ей рукой волосы, у нее вид был такой странный, а она от меня убежала и хотела меня в дураках оставить. Я кинулся за ней, чтоб она вернулась и принялась за свою работу, и я держал в руке, чтобы напомнить ей об этом, то, что мне под руку попалось. Я ведь делил с нею вместе и любовь и горе поровну, только я, бывало, ее поймаю - мне от этого любо, а ей горе: не поймаю ее - ей любо, а мне горе.
Судьи таким ответом не удовлетворились и определили портному заслуженное им наказанье.
Ngày xửa ngày xưa có một bác phó may ưa cãi lộn với mọi người. Bà vợ thì chăm làm, hiền lành và tốt bụng, nhưng bà cũng chưa bao giờ được người chồng ưng ý. Bác phó may chẳng hài lòng một việc gì với vợ cả, cái gì bác cũng dúng mũi vào, vợ làm, chồng càu nhàu, chửi bới, túm tóc đánh vợ.
Cuối cùng thì quan trên cũng biết chuyện, cho đòi bác đến cửa quan, rồi bỏ tù để bác tự sửa mình. Sau một thời gian ăn bánh mì đen với uống nước lã, bác được thả ra. Bác hứa rằng sẽ không đánh vợ nữa, vợ chồng hòa thuận cùng nhau chia sẻ vui buồn, ăn ở sao cho phải nghĩa vợ chồng.
Sống hòa thuận với nhau được một thời gian, nhưng rồi bác lại tính nào tật ấy, hay càu nhàu, ưa cãi lộn. Vì không được phép đánh vợ nên bác bèn nắm tóc vợ giật. Người vợ gỡ được và chạy ra ngoài sân. Bác phó may cầm cả thước lẫn kéo đuổi theo, đuổi vợ chạy quanh, rồi ném cả thước lẫn kéo, vớ được gì ném nấy. Nếu ném trúng thì bác cười hô hố, ném trượt thì đuổi vợ càng hung hơn và còn la lối om xòm. Bác chạy đuổi vợ tới khi hàng xóm xô lại can mới chịu thôi. Quan trên lại cho đòi bác đến trình diện, nhắc hỏi bác lời hứa khi xưa. Bác thưa:
- Thưa quan tòa, tôi vẫn giữ lời hứa, tôi không đánh đập vợ tôi, tôi chỉ chia vui sẻ buồn với nhà tôi thôi.
Quan tòa hỏi:
- Thế nghĩa là thế nào? Vì sao mà vợ anh lại phải kêu kiện về anh?
- Thưa tôi không có đánh vợ, mà chỉ muốn lấy tay vuốt mái tóc, vì cô ấy có mái tóc đẹp tuyệt vời, chỉ có thế mà cô ta tránh né tôi, rồi còn bực dọc bỏ tôi mà đi, thế nên tôi mới chạy theo cô ấy, tiện tay vớ được gì ném theo nấy, cốt cho cô ấy một kỷ niệm thấy được ý tốt của tôi và đồng thời cũng nhằm nhắc nhở cô ấy làm nhiệm vụ của mình. Tôi chia vui sẻ buồn với cô ấy, nếu ném trúng cô ấy thì tôi vui mà cô ấy buồn, ném trượt thì cô ấy vui mà tôi buồn.
Quan tòa không thể hài lòng với câu trả lời ấy, bắt bác phải nộp tiền phạt xứng đáng với tội của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng