Chia vui sẻ buồn


Sharing joy and sorrow


Ngày xửa ngày xưa có một bác phó may ưa cãi lộn với mọi người. Bà vợ thì chăm làm, hiền lành và tốt bụng, nhưng bà cũng chưa bao giờ được người chồng ưng ý. Bác phó may chẳng hài lòng một việc gì với vợ cả, cái gì bác cũng dúng mũi vào, vợ làm, chồng càu nhàu, chửi bới, túm tóc đánh vợ.
Cuối cùng thì quan trên cũng biết chuyện, cho đòi bác đến cửa quan, rồi bỏ tù để bác tự sửa mình. Sau một thời gian ăn bánh mì đen với uống nước lã, bác được thả ra. Bác hứa rằng sẽ không đánh vợ nữa, vợ chồng hòa thuận cùng nhau chia sẻ vui buồn, ăn ở sao cho phải nghĩa vợ chồng.
Sống hòa thuận với nhau được một thời gian, nhưng rồi bác lại tính nào tật ấy, hay càu nhàu, ưa cãi lộn. Vì không được phép đánh vợ nên bác bèn nắm tóc vợ giật. Người vợ gỡ được và chạy ra ngoài sân. Bác phó may cầm cả thước lẫn kéo đuổi theo, đuổi vợ chạy quanh, rồi ném cả thước lẫn kéo, vớ được gì ném nấy. Nếu ném trúng thì bác cười hô hố, ném trượt thì đuổi vợ càng hung hơn và còn la lối om xòm. Bác chạy đuổi vợ tới khi hàng xóm xô lại can mới chịu thôi. Quan trên lại cho đòi bác đến trình diện, nhắc hỏi bác lời hứa khi xưa. Bác thưa:
- Thưa quan tòa, tôi vẫn giữ lời hứa, tôi không đánh đập vợ tôi, tôi chỉ chia vui sẻ buồn với nhà tôi thôi.
Quan tòa hỏi:
- Thế nghĩa là thế nào? Vì sao mà vợ anh lại phải kêu kiện về anh?
- Thưa tôi không có đánh vợ, mà chỉ muốn lấy tay vuốt mái tóc, vì cô ấy có mái tóc đẹp tuyệt vời, chỉ có thế mà cô ta tránh né tôi, rồi còn bực dọc bỏ tôi mà đi, thế nên tôi mới chạy theo cô ấy, tiện tay vớ được gì ném theo nấy, cốt cho cô ấy một kỷ niệm thấy được ý tốt của tôi và đồng thời cũng nhằm nhắc nhở cô ấy làm nhiệm vụ của mình. Tôi chia vui sẻ buồn với cô ấy, nếu ném trúng cô ấy thì tôi vui mà cô ấy buồn, ném trượt thì cô ấy vui mà tôi buồn.
Quan tòa không thể hài lòng với câu trả lời ấy, bắt bác phải nộp tiền phạt xứng đáng với tội của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
There was once a tailor, who was a quarrelsome fellow, and his wife, who was good, industrious, and pious, never could please him. Whatever she did, he was not satisfied, but grumbled and scolded, and knocked her about and beat her. As the authorities at last heard of it, they had him summoned, and put in prison in order to make him better. He was kept for a while on bread and water, and then set free again. He was forced, however, to promise not to beat his wife any more, but to live with her in peace, and share joy and sorrow with her, as married people ought to do. All went on well for a time, but then he fell into his old ways, and was surly and quarrelsome. And because he dared not beat her, he would seize her by the hair and tear it out. The woman escaped from him, and sprang out into the yard, but he ran after her with his yard-measure and scissors, and chased her about, and threw the yard-measure and scissors at her, and whatever else came his way. When he hit her he laughed, and when he missed her, he stormed and swore. This went on so long that the neighbors came to the wife's assistance. The tailor was again summoned before the magistrates, and reminded of his promise. "Dear gentlemen," said he, "I have kept my word, I have not beaten her, but have shared joy and sorrow with her." - "How can that be," said the judge, "when she continually brings such heavy complaints against you?" - "I have not beaten her, but just because she looked so strange I wanted to comb her hair with my hand; she, however, got away from me, and left me quite spitefully. Then I hurried after her, and in order to bring her back to her duty, I threw at her as a well-meant admonition whatever came readily to hand. I have shared joy and sorrow with her also, for whenever I hit her I was full of joy, and she of sorrow, and if I missed her, then she was joyful, and I sorry." The judges were not satisfied with this answer, but gave him the reward he deserved.