La luna


Sự tích mặt trăng


En tiempos muy lejanos hubo un país en que por la noche estaba siempre oscuro, y el cielo se extendía como una sábana negra, pues jamás salía la luna ni brillaban estrellas en el firmamento.
De aquel país salieron un día cuatro mozos a correr mundo, y llegaron a unas tierras en que al anochecer, en cuanto el sol se ocultaba detrás de las montañas, aparecía sobre un roble una esfera luminosa que esparcía a gran distancia una luz clara y suave; aun cuando no era brillante como la del sol, permitía ver y distinguir muy bien los objetos. Los forasteros se detuvieron a contemplarla y preguntaron a un campesino, que acertaba a pasar por allí en su carro, qué clase de luz era aquella.
- Es la luna -, respondió el hombre -. Nuestro alcalde la compró por tres escudos y la sujetó en la copa del roble. Hay que ponerle aceite todos los días y mantenerla limpia para que arda claramente. Para ello le pagamos un escudo a la semana.
Cuando el campesino se hubo marchado, dijo uno de los mozos:
- Esta lámpara nos prestaría un gran servicio; en nuestra tierra tenemos un roble tan alto como éste; podríamos colgarla de él. ¡Qué ventaja, no tener que andar a tientas por la noche!
- ¿Sabéis qué? - dijo el segundo -. Iremos a buscar un carro y un caballo, y nos llevaremos la luna. Aquí podrán comprar otra.
- Yo sé subirme a los árboles - intervino el tercero -. Subiré a descolgarla.
El cuarto fue a buscar el carro y el caballo, y el tercero trepó a la copa del roble, abrió un agujero en la luna, pasó una cuerda a su través y la bajó. Cuando ya tuvieron en el carro la brillante bola, la cubrieron con una manta para que nadie se diese cuenta del robo, y de este modo la transportaron, sin contratiempo, a su tierra, donde la colgaron de un alto roble. Viejos y jóvenes sintieron gran contento cuando vieron la nueva luminaria esparcir su luz por los campos y llenar sus habitaciones y aposentos. Los enanos salieron de sus cuevas, y los duendecillos, en su rojas chaquetitas, bailaron en corro por los prados.
Los cuatro se encargaron de poner aceite en la luna y de mantener limpio el pabilo, y por ello les pagaban un escudo semanal. Pero envejecieron, y cuando uno de ellos enfermó y previó la proximidad de la muerte, dispuso que depositasen en su tumba, al enterrarlo, la cuarta parte de la luna, de la que era propietario. Cuando hubo muerto, subió el alcalde al roble y, con las tijeras de jardinero, cortó un cuadrante, que fue colocado en el féretro. La luz del astro quedó debilitada, aunque poco. Pero a la muerte del segundo hubo de cortar otro cuarto, con la consiguiente mengua de la luz. Más tenue quedó aún después del fallecimiento del tercero, que se llevó también su parte; y cuando llegó la última hora del cuarto, las tinieblas volvieron a reinar en el país. La gente que salía por la noche sin linterna, se daba de cabezadas, y todo eran choques y trompazos.
Pero al unirse, en el mundo subterráneo, los cuatro cuadrantes de la luna e iluminar el reino de las eternas tinieblas, los muertos comenzaron a agitarse y a despertar del último sueño. Extrañáronse al sentir que veían de nuevo: la luz de la luna les bastaba, pues sus ojos se habían debilitado tanto que no habrían podido resistir el resplandor del sol. Levantáronse de sus tumbas y, alegres, reanudaron su antiguo modo de vida: los unos se fueron al juego o al baile; los otros corrieron a las tabernas, donde se emborracharon, alborotaron y riñeron, acabando por sacar las estacas y zurrarse de lo lindo mutuamente. El ruido era cada vez más estruendoso, y acabó dejándose oír en el cielo.
San Pedro, celador de la puerta del Paraíso, creyó que el mundo de abajo se había sublevado, y corrió a concentrar a las celestiales huestes para rechazar al enemigo, caso de que el demonio, al frente de los suyos, intentara invadir la mansión de los justos. Pero viendo que no llegaban, montó en su caballo y se dirigió al mundo subterráneo. Allí aquietó a los muertos y los hizo volver a sus sepulturas: luego se llevó la luna y la colgó en lo alto del firmamento.
Đất nước này có từ hồi mới khai thiên lập địa, ở đây ban đêm trời tối đen như mực, vì chẳng có trăng, sao chiếu sáng, bầu trời như một tấm thảm đen bao trùm khắp đất nước.
Một ngày kia có bốn chàng trai ở đất nước này rủ nhau đi chu du thiên hạ, họ tới một vương quốc khác, ở đây, sau khi mặt trời khuất núi thì thấy xuất hiện một quả cầu sáng dịu treo trên một cây sồi cổ đại. Ánh sáng tỏa chiếu khắp đất nước. Tuy không chói chang như ánh sáng mặt trời, nhưng dưới ánh sáng dịu ấy người ta cũng có thể nom rõ và phân biệt mọi vật.
Mấy khách bộ hành dừng chân đứng ngắm, họ hỏi một người nông dân đánh xe ngựa đi ngang, vật sáng đó là cái gì. Người kia đáp:
- Đó là mặt trăng. Ông trưởng thôn của chúng tôi mua ba Thalơ và đem treo ở đó. Hàng ngày ông ta phải đổ dầu và lau cho sạch để nó cháy đều và phát ra ánh sáng dịu. Ông ta nhận tiền công mỗi tuần một Thalơ.
Khi người nông dân đã đi khuất, một người trong bọn khách bộ hành nói:
- Loại đèn như thế này chắc chúng ta cũng cần, ở quê hương chúng ta cũng có một cây sồi cổ đại, chúng ta có thể treo nó lên cây. Vui sướng biết bao khi chúng ta không còn phải mò mẫm đi trong đêm.
Người thứ hai nói:
- Các anh có biết không, những người ở đây có thể đi mua cái khác về treo, chúng ta hãy mau mau lấy xe và ngựa chở ngay mặt trăng này đi.
Người thứ ba nói:
- Tôi trèo cây giỏi, để tôi trèo lên lấy nó xuống.
Người thứ tư dẫn xe và ngựa tới. Người thứ ba trèo lên cây, khoan một lỗ xuyên qua mặt trăng, lấy dây thừng xỏ buộc lại rồi thả nó xuống.
Khi quả cầu lóng lánh kia đã nằm gọn trên xe, họ lấy khăn phủ lên để cho không ai biết chuyện, họ lấy mặt trăng đem đi.
Họ đem được mặt trăng về nước mình một cách yên ổn và treo nó lên trên ngọn cây sồi cao. Ánh trăng chiếu sáng khắp cánh đồng, trong nhà ngoài ngõ tràn ngập ánh trăng, già trẻ lớn bé đều vui mừng. Những người tí hon đua nhau ra khỏi hang động để thưởng thức trăng, và trên thảo nguyên các thổ công xúng xính trong bộ quần áo đó cùng nhau dung dăng dung dẻ nhảy múa vòng tròn.
Bốn người hàng ngày lo đổ dầu, lau bồ hóng hàng tuần được lãnh tiền công.
Nhưng rồi cùng với năm tháng, họ trở nên già nua. Khi người thứ nhất ốm, biết mình không qua khỏi nên căn dặn mọi người mình muốn lấy một phần tư mặt trăng đem theo xuống chín suối. Sau khi người này chết, trưởng thôn trèo lên cây, lấy chiếc kéo tỉa cây cắt lấy một phần tư mặt trăng, đặt nó vào trong quan tài của người quá cố. Ánh trăng tuy không sáng như trước nhưng ít người nhận thấy điều đó. Khi người thứ hai qua đời, một phần tư khác cũng được cắt chia cho người đó. Ánh trăng không còn sáng tỏ nữa. Nhưng khi người thứ ba chết, một phần tư nữa lại bị cắt chôn theo cùng, giờ đây ánh trăng mờ ảo. Đến khi người thứ tư xuống mồ thì phần tư cuối cùng cũng được lấy xuống chôn cùng người quá cố. Giờ đây ban đêm lại tối đen như mực như khi trước kia. Mỗi khi đi đêm mọi người lại phải mang theo đèn nếu không thì lại cụng đầu vào nhau.
Ở dưới địa ngục lúc nào cũng tối tăm, bốn mảnh trăng kia được ghép lại thành một quả cầu sáng. Ánh trăng không chói chang như mặt trời, mà là ánh sáng dịu nên rất hợp với những cặp mắt của những người ở dưới địa ngục, họ động đậy, rồi thức tỉnh khỏi cơn ngủ triền miên. Họ vươn vai đứng dậy, trở nên vui tính và lại tiếp tục những nhịp điệu sống cũ của mình. Một số lại đi cờ bạc, nhảy múa, số khác lại đến các quán rượu vòi rượu uống, khi đã ngà ngà say thì bắt đầu cãi lộn làm huyên náo cả vùng, tiếp đến là rút gậy ăn mày ra đánh nhau. Tiếng huyên náo bởi cãi nhau và đánh lộn ngày càng to và vang xa, nó vang lên đến tận thiên đình.
Thánh Pétrus có nhiệm vụ canh giữ cổng trời nghe thấy huyên náo nghĩ rằng dưới địa ngục có nổi loạn. Thánh thổi tù và báo động tập hợp quân lính phòng khi quân ô hợp dưới địa ngục kéo lên thì đánh đuổi chúng xuống. Đợi mãi nhưng không thấy chúng kéo lên. Thánh Pétrus lên ngựa và phóng qua cửa trời xuống dưới địa ngục. Thánh dẹp yên và ra lệnh ai về mộ người ấy. Dẹp xong, thánh lấy mặt trăng đem theo về trời. Vì vậy mặt trăng treo trên trời như ngày nay chúng ta thấy.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng