Sự tích mặt trăng


La lune


Đất nước này có từ hồi mới khai thiên lập địa, ở đây ban đêm trời tối đen như mực, vì chẳng có trăng, sao chiếu sáng, bầu trời như một tấm thảm đen bao trùm khắp đất nước.
Một ngày kia có bốn chàng trai ở đất nước này rủ nhau đi chu du thiên hạ, họ tới một vương quốc khác, ở đây, sau khi mặt trời khuất núi thì thấy xuất hiện một quả cầu sáng dịu treo trên một cây sồi cổ đại. Ánh sáng tỏa chiếu khắp đất nước. Tuy không chói chang như ánh sáng mặt trời, nhưng dưới ánh sáng dịu ấy người ta cũng có thể nom rõ và phân biệt mọi vật.
Mấy khách bộ hành dừng chân đứng ngắm, họ hỏi một người nông dân đánh xe ngựa đi ngang, vật sáng đó là cái gì. Người kia đáp:
- Đó là mặt trăng. Ông trưởng thôn của chúng tôi mua ba Thalơ và đem treo ở đó. Hàng ngày ông ta phải đổ dầu và lau cho sạch để nó cháy đều và phát ra ánh sáng dịu. Ông ta nhận tiền công mỗi tuần một Thalơ.
Khi người nông dân đã đi khuất, một người trong bọn khách bộ hành nói:
- Loại đèn như thế này chắc chúng ta cũng cần, ở quê hương chúng ta cũng có một cây sồi cổ đại, chúng ta có thể treo nó lên cây. Vui sướng biết bao khi chúng ta không còn phải mò mẫm đi trong đêm.
Người thứ hai nói:
- Các anh có biết không, những người ở đây có thể đi mua cái khác về treo, chúng ta hãy mau mau lấy xe và ngựa chở ngay mặt trăng này đi.
Người thứ ba nói:
- Tôi trèo cây giỏi, để tôi trèo lên lấy nó xuống.
Người thứ tư dẫn xe và ngựa tới. Người thứ ba trèo lên cây, khoan một lỗ xuyên qua mặt trăng, lấy dây thừng xỏ buộc lại rồi thả nó xuống.
Khi quả cầu lóng lánh kia đã nằm gọn trên xe, họ lấy khăn phủ lên để cho không ai biết chuyện, họ lấy mặt trăng đem đi.
Họ đem được mặt trăng về nước mình một cách yên ổn và treo nó lên trên ngọn cây sồi cao. Ánh trăng chiếu sáng khắp cánh đồng, trong nhà ngoài ngõ tràn ngập ánh trăng, già trẻ lớn bé đều vui mừng. Những người tí hon đua nhau ra khỏi hang động để thưởng thức trăng, và trên thảo nguyên các thổ công xúng xính trong bộ quần áo đó cùng nhau dung dăng dung dẻ nhảy múa vòng tròn.
Bốn người hàng ngày lo đổ dầu, lau bồ hóng hàng tuần được lãnh tiền công.
Nhưng rồi cùng với năm tháng, họ trở nên già nua. Khi người thứ nhất ốm, biết mình không qua khỏi nên căn dặn mọi người mình muốn lấy một phần tư mặt trăng đem theo xuống chín suối. Sau khi người này chết, trưởng thôn trèo lên cây, lấy chiếc kéo tỉa cây cắt lấy một phần tư mặt trăng, đặt nó vào trong quan tài của người quá cố. Ánh trăng tuy không sáng như trước nhưng ít người nhận thấy điều đó. Khi người thứ hai qua đời, một phần tư khác cũng được cắt chia cho người đó. Ánh trăng không còn sáng tỏ nữa. Nhưng khi người thứ ba chết, một phần tư nữa lại bị cắt chôn theo cùng, giờ đây ánh trăng mờ ảo. Đến khi người thứ tư xuống mồ thì phần tư cuối cùng cũng được lấy xuống chôn cùng người quá cố. Giờ đây ban đêm lại tối đen như mực như khi trước kia. Mỗi khi đi đêm mọi người lại phải mang theo đèn nếu không thì lại cụng đầu vào nhau.
Ở dưới địa ngục lúc nào cũng tối tăm, bốn mảnh trăng kia được ghép lại thành một quả cầu sáng. Ánh trăng không chói chang như mặt trời, mà là ánh sáng dịu nên rất hợp với những cặp mắt của những người ở dưới địa ngục, họ động đậy, rồi thức tỉnh khỏi cơn ngủ triền miên. Họ vươn vai đứng dậy, trở nên vui tính và lại tiếp tục những nhịp điệu sống cũ của mình. Một số lại đi cờ bạc, nhảy múa, số khác lại đến các quán rượu vòi rượu uống, khi đã ngà ngà say thì bắt đầu cãi lộn làm huyên náo cả vùng, tiếp đến là rút gậy ăn mày ra đánh nhau. Tiếng huyên náo bởi cãi nhau và đánh lộn ngày càng to và vang xa, nó vang lên đến tận thiên đình.
Thánh Pétrus có nhiệm vụ canh giữ cổng trời nghe thấy huyên náo nghĩ rằng dưới địa ngục có nổi loạn. Thánh thổi tù và báo động tập hợp quân lính phòng khi quân ô hợp dưới địa ngục kéo lên thì đánh đuổi chúng xuống. Đợi mãi nhưng không thấy chúng kéo lên. Thánh Pétrus lên ngựa và phóng qua cửa trời xuống dưới địa ngục. Thánh dẹp yên và ra lệnh ai về mộ người ấy. Dẹp xong, thánh lấy mặt trăng đem theo về trời. Vì vậy mặt trăng treo trên trời như ngày nay chúng ta thấy.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Il était autrefois un pays où les nuits étaient sombres, et le ciel couvrait cette contrée comme un drap noir. La lune n'y sortait jamais, pas une seule étoile ne scintillait dans l'obscurité. Les ténèbres y régnaient comme à la création du monde.
Quatre jeunes hommes de ce pays partirent un jour en voyage et arrivèrent dans un autre royaume où tous les soirs, lorsque le soleil se couchait derrière la montagne, s'allumait dans les cimes d'un chêne un disque étincelant qui répandait au loin une douce lumière. Cela permettait aux gens de tout bien voir et distinguer, même si la lumière n'était pas aussi forte et éclatante que celle du soleil.
Les voyageurs s'arrêtèrent et, abasourdis, demandèrent au paysan qui passait par là avec son chariot quelle était cette lumière.
- C'est la lune, répondit le paysan. Notre maire l'a achetée pour trois écus et l'a attachée au sommet du chêne. Tous les jours il doit y rajouter de l'huile et bien la nettoyer pour qu'elle brille comme il faut. Nous lui payons ce service un écu chacun.
Le paysan partit en cahotant, et l'un des jeunes hommes siffla:
- Une telle lampe nous serait bien utile chez nous! Nous avons un chêne aussi grand que celui-ci, nous pourrions l'y accrocher. Quel plaisir de ne plus marcher en tâtonnant!
- Savez vous ce que nous allons faire? lança le deuxième. Nous irons chercher un cheval et une charrette et nous emporterons la lune avec nous. Ils n'auront qu'à s'en acheter une autre.
- Je sais bien grimper, dit le troisième, je la décrocherai.
Le quatrième trouva un cheval et une charrette et le troisième grimpa sur l'arbre. Il fit un trou dans le disque lumineux, passa une corde à travers le trou et fit descendre la lune. Dès que la lune étincelante fut dans la charrette, ils lui passèrent une couverture pour que personne ne s'aperçoive du vol. Ils transportèrent la lune sans encombre jusque dans leur pays et l'accrochèrent sur le haut chêne. Et tout le monde se réjouit, les jeunes et les vieux, de cette nouvelle lampe dont la lumière pâle se répandait dans les champs et dans les prés, et jusque dans les cuisines et les chambrettes. Des grottes dans la montagne sortirent des lutins et des petits génies en petits manteaux rouges et ils se mirent à danser la ronde dans les prés.
Notre quatuor de voyageurs prit la lune en charge. Ils ajoutaient de l'huile, nettoyaient la mèche et percevaient pour leur travail un écu par semaine. Mais le temps passa et ils devinrent vieux et grisonnants, et lorsque l'un d'eux tomba malade et sentit que ses jours étaient comptés, il exigea qu'on mit dans son cercueil un quart de la lune en tant que sa propriété. Après sa mort, le maire grimpa sur l'arbre, découpa un quart de la lune avec des ciseaux de jardinier et on le mit dans le cercueil du défunt. La lune perdit un peu de son éclat, mais pour le moment cela ne se voyait pas trop.
Quelque temps après, le deuxième décéda on l'enterra avec le deuxième quart de la lune, et la lumière baissa un peu plus. Et elle faiblit encore lorsque le troisième mourut et emporta, lui aussi, son quart de lune avec lui. Et dès qu'ils enterrèrent le quatrième, l'obscurité totale d'autrefois envahit à nouveau tout le pays. Et chaque fois que les gens sortaient de chez eux sans leur lanterne, ils se cognaient les uns aux autres.
Or, les quatre quarts de la lune se rejoignirent sous la terre, là, où depuis toujours l'obscurité régnait. Les morts, très étonnés d'y voir de nouveau, se réveillaient. La lumière de la lune était suffisante car leurs yeux avaient perdu l'habitude et n'auraient pu supporter l'éclat du soleil. Ils se levèrent, les uns après les autres, et tous se mirent à faire la fête de nouveau, comme ils en avaient l'habitude autrefois. Les uns jouèrent aux cartes, d'autres allèrent danser et d'autres encore partirent à l'auberge, commandèrent du vin, se saoulèrent, se donnèrent du bon temps, puis se disputèrent et finirent par attraper des bâtons. Et ce fut la bagarre. Et quelle bagarre et quel tapage! Le vacarme était tel qu'il parvint jusqu'au ciel.
Saint Pierre, qui surveille la porte d'entrée du paradis, pensa qu'une révolte avait éclaté aux enfers. Il appela l'armée céleste pour repousser l'odieux ennemi et ses complices pour le cas où ils voudraient attaquer la demeure des défunts. Personne ne s'étant présenté, saint Pierre lui-même monta à cheval et, passant par la porte céleste, descendit tout droit aux enfers. Il ramena le calme parmi les défunts décharnés, leur fit regagner leurs tombes, il emporta la lune avec lui et l'accrocha dans le ciel.